Tác hại của thuốc giảm đau Panadol

Panadol Extra là thuốc gì? Thuốc Panadol Extra được chỉ định trong các trường hợp bệnh lý như thế nào? Cách dùng ra sao và những điều gì cần phải lưu ý xuyên suốt quá trình dùng thuốc? Hãy cùng YouMed tìm hiểu và phân tích Panadol Extra là thuốc gì qua bài viết dưới đây!

Thành phần hoạt chất của thuốc Panadol Extra: Paracetamol 500 mg; Caffeine 65mg.

Thuốc có cùng hoạt chất: ParaExtra.

Thuốc Panadol Extra chứa paracetamol là một chất hạ sốt, giảm đau và caffeine là một chất tăng cường tác dụng giảm đau của paracetamol.

Thuốc Panadol Extra

Panadol Extra có hiệu quả trong việc điều trị đau nhẹ đến vừa và hạ sốt bao gồm:

  • Đau đầu.
  • Đau nửa đầu.
  • Đau cơ.
  • Đau bụng kinh.
  • Đau họng.
  • Đau cơ xương.
  • Sốt và đau sau khi tiêm vacxin.
  • Đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa.
  • Đau răng.
  • Đau do viêm xương khớp.

Thuốc Panadol Extra giá bao nhiêu?

Panadol Extra đỏ:

  • Quy cách đóng gói: Hộp 15 vỉ, mỗi vỉ 12 viên.
  • Thành phần: Cafein 65mg, Paracetamol 500mg.
  • Giá thuốc Panadol Extra đỏ: 1.300 VNĐ/ viên – 225.000 VNĐ/hộp.
  • Nhà sản xuất: Sanofi [Pháp].
  • Sản xuất tại: Việt Nam.

Panadol Extra with Optizorb:

  • Quy cách đóng gói: Hộp 12 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.
  • Thành phần: Cafein 65mg, Paracetamol 500mg.
  • Giá: 1.800 VNĐ/viên – 231.000 VNĐ/hộp.
  • Nhà sản xuất: GIaxómithKline [Anh].
  • Sản xuất tại: Ireland.

Lưu ý: Mức giá chỉ mang tính chất tham khảo, có thể thay đổi tuỳ thời điểm và phụ thuộc vào nhà cung cấp.

Về liều dùng Panadol Extra cần tuân theo hướng dẫn sử dụng theo từng đối tượng.

Người lớn [kể cả người cao tuổi] và trẻ em từ 12 tuổi trở lên:

  • Chỉ dùng đường uống.
  • Nên dùng 500 mg Paracetamol/65 mg caffeine đến 1000 mg paracetamol/130 mg caffeine [1 hoặc 2 viên] mỗi 4 đến 6 giờ nếu cần.
  • Liều tối đa hàng ngày: 4000 mg/520 mg [paracetamol/caffeine].
  • Không dùng quá liều chỉ định.
  • Không dùng với các thuốc khác có chứa paracetamol.
  • Thời gian tối thiểu dùng liều lặp lại: 4 giờ.

Trẻ em dưới 12 tuổi:

Không khuyến nghị dùng thuốc này cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Chống chỉ định thuốc Panadol Extra ở các đối tượng:

Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với paracetamol, caffeine hay bất kỳ tá dược nào của thuốc.

  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson, hội chứng hoại tử da nhiễm độc [TEN] hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính [AGEP].
  • Trên các bệnh nhân đang bị các bệnh về gan, có sự gia tăng nguy cơ gây hại của paracetamol đối với gan. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc này cho các bệnh nhân được chẩn đoán là suy gan hoặc suy thận.
  • Nếu các triệu chứng còn dai dẳng, tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Tránh dùng quá nhiều caffeine [ví dụ như từ cà phê, trà và một số đồ uống đóng hộp khác] trong khi đang dùng thuốc này.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Sử dụng paracetamol hàng ngày kéo dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các loại coumarin khác dẫn đến tăng nguy cơ chảy máu; dùng thuốc không thường xuyên sẽ không có ảnh hưởng đáng kể.

Đối với phụ nữ có thai và cho con bú

Panadol Extra có thể làm ảnh hưởng đến thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. 

Phụ nữ mang thai

Các nghiên cứu trên người và động vật vẫn chưa xác định được bất kỳ nguy cơ nào của paracetamol đối với thai kỳ hoặc sự phát triển phôi thai.

Có thai uống Panadol Extra có sao không? Theo các chuyên gia, không khuyến nghị dùng paracetamol-caffeine trong thời kỳ mang thai do có khả năng làm tăng nguy cơ sảy thai tự nhiên liên quan tới việc tích lũy caffeine trong cơ thể.

Phụ nữ cho con bú

Paracetamol và caffeine được bài tiết vào sữa mẹ.

Các nghiên cứu trên người với paracetamol ở liều dùng khuyến nghị không xác định được bất cứ nguy cơ nào đối với phụ nữ cho con bú hoặc trẻ bú mẹ.

Caffeine trong sữa mẹ có thể có tác dụng kích thích đối với trẻ bú mẹ nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát thấy độc tính đáng kể.

Thuốc Panadol Extra có gây buồn ngủ là một vấn đề nhiều người thường thắc mắc. Do trong thành phần của thuốc có Cafein, ngoài việc kích thích hoạt động của paracetamol còn giúp duy trì sự tỉnh táo, minh mẫn, giảm mệt mỏi do biểu hiện của bệnh gây ra. Nên dùng thuốc sẽ không gây ra tình trạng buồn ngủ. 

Tuy nhiên, chỉ nên dùng với liều lượng khuyến cáo. Đối với một số trường hợp mẫn cảm có thể gây mất ngủ tạm thời và gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: Giảm tiểu cầu.
  • Rối loạn hệ miễn dịch Phản ứng quá mẫn, phản ứng dị ứng da như: ban da, phù mạch, hội chứng Stevens Johnson.

  • Rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất: co thắt phế quản ở các bệnh
     nhân nhạy cảm với Aspirin và các NSAID khác.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Panadol Extra

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Uống nhiều thuốc Panadol Extra có sao không?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, đến gặp bác sĩ hoặc bệnh viện địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

  • Bảo quản thuốc nơi khô ráo dưới 30oC.
  • Tránh ánh nắng trực tiếp.
  • Để xa tầm tay của trẻ em.

Thuốc Panadol Extra có tác dụng xoa dịu các cơn đau, sử dụng trong các trường hợp đau đầu, đau cơ, đau họng… Tuy nhiên, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng và xử lý kịp thời nếu có các tác dụng phụ xảy ra.

Cập nhật: 07/12/2018 17:26 | Thu Hương

Panadol là một trong những cái tên quen thuộc có tác dụng làm giảm các cơn đau đầu, hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, có phải cứ đau đầu là sử dụng thuốc, việc lạm dụng thuốc hại hay không. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này.

Thuốc Panadol có tác dụng hạ sốt, giảm đau

Tác dụng của thuốc Panadol

Thuốc Panadol có chứa paracetamol, một chất giảm đau, hạ sốt. Thuốc có thể điều trị hiệu quả các triệu chứng: Đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, đau bụng kinh, đau họng, đau cơ xương, sốt và đau sau khi tiêm vacxin, đau sau khi nhổ răng hoặc sau các thủ thuật nha khoa, đau răng, đau do viêm xương khớp….

Panadol là bao gồm thành phần chính là: Paracetamol, caffeine thuộc nhóm dược lý có khả năng: giảm đau, hạ sốt, nhóm chống viêm không Steroid, thuốc điều trị Gút và các bệnh xương khớp. Tên gọi khác của thuốc panadol: Acetaminophen.

Dạng bào chế thông dụng hiện nay của thuốc Panadol trên thị trường : Viên nang, viên nén giải phóng kéo dài, viên nén bao phim, thuốc đạn, dung dịch treo, gói để pha dung dịch.

Về mặt dược động học, hợp chất Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hoá. Vì vậy, trong quá trình chúng ta ăn uống, thực phẩm có thể tác động đến viên nén giải phóng kéo dài và chất thuốc này sẽ được hấp thu chậm một phần cùng những thực phẩm giàu carbon hydrat.

  • Sau khi uống với liều điều trị, nồng độ đỉnh huyết tương đạt trong vòng 30-60 phút, thuốc được phân bổ nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể.
  • Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt trong vòng 30 đến 60 phút sau khi uống với liều điều trị.
  • Phân bố: Paracetamol được phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể.
  • Chuyển hoá: Hợp chất Paracetamol sẽ tiến hành chuyển hoá ở cytocrom P450 ở gan tạo N – acetyl benzoquinonimin là chất trung gian. Hợp chất này tiếp tục liên hợp với nhóm sulfydryl của glutathion để tạo ra chất không có hoạt tính.
  • Thải trừ: Loại biệt dược này sẽ được đào thải chủ yếu qua đường tiết niệu, độ thanh thải là 19,3 l/h. Thời gian bán thải khoảng 2,5 giờ.
  • Paracetamol [acetaminophen hay N – acetyl – p – aminophenol] là một hợp chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là một dạng thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin [ trừ điều trị viêm].
  • Ngoài giảm đau, thuốc panadol còn có công dụng làm hạ nhiệt độ khi bị sốt, nhưng lại rất ít khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc có thể tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, toả nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
  • Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày, không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Chỉ định và chống chỉ định khi sử dụng thuốc panadol

Những trường hợp chỉ định:

  • Điều trị các chứng đau và sốt từ nhẹ đến vừa.
  • Giảm đau tạm thời trong điều trị chứng đau nhẹ và vừa: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh.
  • Có thể thay thế thuốc salicylat để giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt.
  • Thường được dùng để giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt

Những trường hợp chống chỉ định :

  • Người bị thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận, hoặc gan.
  • Người quá mẫn với paracetamol.
  • Người thiếu hụt glucose – 6 – phosphat dehydrogenase.

Hãy sử dụng thuốc đúng liều để đạt hiệu quả tốt nhất

Liều dùng của thuốc

– Đối với người lớn:

+ Sử dụng viên nén hoặc viên nén sủi bọt: bạn uống 1-2 viên mỗi 4-6 giờ, tối đa 8 viên 1 ngày.

+ Thường được dùng cho những cơn đau nặng hơn với liều 1-2 viên nén mỗi 4-6 giờ, tối đa 4000 mg/520 mg [acetaminophen/caffeine].

+ Với dạng thuốc đặt trực tràng, bạn đặt 650 mg mỗi 4 đến 6 giờ, tối đa 3900 mg trong 24 giờ,

– Đối với trẻ em:

+ Trẻ dưới 12 tuổi, bạn không nên dùng Panadol Extra.

+ Liều cho trẻ từ 12 tuổi trở lên được tính dựa vào cân nặng của trẻ. Bạn cho trẻ uống 10-15 mg/kg mỗi 4-6 giờ, tối đa 60 mg/kg/ngày.

+ Mỗi lần dùng thuốc cách nhau 4 giờ, dùng không quá 4g/ngày.

Tác dụng phụ của thuốc Panadol

  • Giảm tiểu cầu, phản ứng quá mẫn, dị ứng da, nổi ban đỏ, phình mạch;
  • Mắc phải hội chứng Stevens Johnson, co thắt phế quản, bất thường gan, viêm gan,...

Uống panadol nhiều có hại không ?

Việc sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc lạm dụng thuốc sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hại đến sức khỏe:

  • Viêm loét, xuất huyết đường tiêu hóa: Khi sử dụng liều cao Aspirine, thuốc kháng viêm không steroidal có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa trên tạo nên sự viêm loét, xuất huyết ở hệ tiêu hóa. Điều đó thường gây ói mửa, sụt cân,...trong khi sử dụng liều cao ibuprofen trong ba ngày có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa, đau dạ dày…
  • Nghiện thuốc: Những loại thuốc giảm đau liều cao như hydrocodone quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nghiện thuốc.
  • Huyết áp cao: phụ nữ sử dụng những loại thuốc giảm đau không chứa Aspirine có nguy cơ mắc phải tình trạng bị huyết áp cao gấp hai lần.
  • Gãy xương: Thuốc giảm đau opioids có thể làm tăng tần suất gãy xương ở người trên 60 tuổi, nhất là khi sử dụng nhóm thuốc này với liều lượng lớn hơn 50mg.
  • Thuốc giảm đau gây tổn thương gan:Thuốc giảm đau panadol khi sử dụng quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tổn thương gan nghiêm trọng. Triệu chứng khi gan bị tổn thương là: chán ăn, buồn nôn,... Nếu không được điều trị kịp thời có thể làm suy giảm chức năng gan và  thậm chí có thể gây tử vong.
  • Thuốc giảm đau gây tổn thương thận: Khi sử dụng những loại thuốc giảm đau chứa thành phần Paracetamol và ibuprofen quá nhiều sẽ dẫn đến tổn thương thận một cách nghiêm trọng.

Trên đây là những thông tin cụ thể về thuốc Panadol do Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp. Tất cả những kiến thức này đều chỉ mang tính tham khảo, để an toàn bạn vẫn nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ điều trị.

Video liên quan

Chủ Đề