Uống thuốc giảm cân đi ngoài nhiều

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu uống thuốc giảm cân cafe nên cháu ăn rất ít vào buổi trưa và buổi tối cháu không ăn hoàn toàn. Cả tuần nay, cháu không có cảm giác buồn đi nặng và giờ cháu đang bị đau ở ức giữa. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tức ngực, không buồn đi ngoài sau uống thuốc giảm cân có sao không? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Lyly [2003]

Trả lời

Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa II Hoàng Thị Hiền - Bác sĩ Đa khoa - Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Tức ngực, không buồn đi ngoài sau uống thuốc giảm cân có sao không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Hiện nay, trên thị trường đang có rất nhiều các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng được quảng cáo là có tác dụng giảm cân hiệu quả, được bán rộng rãi trên thị trường [Nhưng lại không có đơn của bác sĩ] mà nhiều loại thuốc lại không rõ nguồn gốc. Có một số thuốc giảm cân hiệu quả là do tác dụng gây rối loạn tiêu hoá , dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải. Tuy có giảm cân nhưng thật sự rất có hại cho sức khoẻ như: Gây mệt mỏi chán ăn; Gây chóng mặt, ù tai, ảnh hưởng tới huyết áp, tim mạch. Gây đầy bụng, đầy hơn, suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe, ảnh hưởng chức năng gan, thận,...

Các triệu chứng mà bạn gặp phải chính là các tác dụng phụ của thuốc giảm cân lên đường tiêu hóa. Do vậy, bạn nên đến cơ sở y tế để gặp bác sĩ dinh dưỡng tư vấn cho bạn về chế độ giảm cân khoa học mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Nếu bạn còn thắc mắc về tức ngực, không buồn đi ngoài sau uống thuốc giảm cân, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Thuốc giảm béo khi vào cơ thể sẽ tác động trực tiếp vào hệ tiêu hoá và những bộ phận có liên quan nhằm hai mục đích chính: giảm hấp thu và gây cảm giác chán ăn. Kết quả cuối cùng là lượng dinh dưỡng trong cơ thể giảm xuống và chúng ta giảm được cân. Song việc sử dụng chúng không phải cứ thích là dùng…

Béo phì là một chứng bệnh mang bản chất của một rối loạn chuyển hoá dinh dưỡng nhiều hơn là một rối loạn của gen mặc dù người ta cũng tìm được một số gen có liên quan. Song ở đây, điều quan trọng hơn chúng ta cần hiểu béo phì là cửa ngõ của nhiều bệnh khác. Vì thế mà nhiều khi người ta phải sử dụng thuốc giảm béo.

Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc

Trong hàng ngũ họ hàng thuốc giảm béo sáng giá nhất là thuốc oristat,  bởi đây là một thuốc vừa giảm được béo lại không ngấm vào cơ thể nên ít gây ra những tác dụng không mong muốn. Nó là một este của axit pentanoic, làm ức chế men tiêu hoá mỡ lipase tại ruột nên gần như toàn bộ lượng mỡ ăn vào không được hấp thu. Khi sử dụng thuốc, người ta thấy 30% lượng chất béo trong thực phẩm [tương đương với hàm lượng chất béo trong chế độ ăn], không đựơc hấp thu. Tuy nhiên nó vẫn có những điểm đáng ngại.

Điều đáng ngại đầu tiên là gây tiêu chảy, phân lỏng, nhiều mỡ. Do mỡ ăn vào không được tiêu hoá nên đương nhiên là phân bị lỏng. Người bệnh sẽ thấy rất khó chịu vì thường xuyên sôi bụng, đau bụng, quặn bụng. Nhưng những tác dụng phụ này vẫn còn nhẹ vì chúng ít gây ra hậu quả bệnh lý. Điều quan trọng hơn khiến thuốc này không thể được dùng kéo dài đó là thuốc làm giảm hấp thu các vitamin [tan trong dầu, mỡ] như vitamin A, D, E, K. Trong khi đó nếu thiếu một trong các vitamin này sẽ gây ra những rối loạn trong cơ thể: gây loãng xương do thiếu vitamin D, rối loạn đông máu do thiếu vitamin K… Vì thế, thuốc không được khuyến cáo sử dụng kéo dài trên 2 năm.

 Thuốc giảm cân không thể dùng tùy tiện.

Thuốc thứ hai có mặt trên thị trường là sibutramine. Bản thân sibutramine là một thuốc chống trầm cảm vì nó ức chế sự tiêu huỷ noradrenalin và serotonin ở dây thần kinh. Trong béo phì nó được sử dụng để gây ra chán ăn và làm tăng tiêu thụ năng lượng. Thuốc được coi là lý tưởng với những người mà không cưỡng nổi khi đứng trước thực phẩm.

Vì là thuốc có tác động lên trung tâm thần kinh nên nó cũng gây ra những biến cố đáng lo ngại. Biến cố lo ngại nhất là tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, rối loạn nhịp dạng dẫn truyền, ra mồ hôi trộm, thậm chí là co giật và chảy máu không kiểm soát. Cũng không khó hiểu lắm vì chúng làm tăng hàm lượng các chất trung gian dẫn truyền của hệ giao cảm như noradrenalin. Các tác dụng phụ khác là táo bón, khô miệng, mất ngủ, buồn nôn, nôn. Khuyến cáo đầu tiên là theo dõi sát huyết áp của người bệnh trong 3 tháng đầu tiên dùng thuốc. Chưa bao giờ thuốc được khuyên dùng với người bị tăng huyết áp, có vấn đề về tim mạch. Cũng không dùng cho những người có tiền sử là chán ăn do rối loạn tâm lý.

Một vài thuốc khác có mặt trên lĩnh vực này là rimonabant, fenfluramine, dexfenfluramine, phenteramine. Chúng đều là những thuốc gây no giả và chán ăn dẫn đến giảm cân. Nhìn chung chúng đều gây một số tác dụng phụ là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, thay đổi tính tình, lo âu, suy giảm trí nhớ. Điều đáng ngại nhất là chúng gây ra những biến cố nghiêm trọng trên hệ thống van tim và hệ thống động mạch phổi nên gần như không còn được sử dụng.

Và lời khuyên

Đứng trước những tác dụng phụ có thể gặp với những thuốc giảm béo tưởng như là an toàn, chúng tôi khuyên bạn chỉ sử dụng thuốc khi thật cần thiết. Đó là những trường hợp có chỉ số BMI [một chỉ số đánh giá béo phì] trên 28 trở lên. Đặc biệt hơn khi bạn đã có những hậu quả nặng nề về tim mạch như thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, đột qụy não.

Vì thuốc có thể gây tác dụng kéo dài không mong muốn nên chúng tôi không khuyên bạn sử dụng thuốc kéo dài quá 2 năm. Vì nếu sử dụng liên tục với thời gian dài như thế thì dễ gây ra nguy cơ phát sinh bệnh do thuốc. Cũng không nên sử dụng thuốc với những người có sẵn một số bệnh mà thuốc có thể gây ra như rối loạn nhịp tim, rối loạn đông máu...

 Thuốc giảm cân không thể dùng tùy tiện.

Liên quan tới hiệu quả tác dụng, bạn cần theo dõi cân nặng trước và sau khi dùng. Bởi vì thuốc chỉ cần được sử dụng sau 3 tháng là đã có tác dụng và tác dụng tiêu chuẩn là giảm cân đạt trên 5% so với khối lượng ban đầu. Nếu nhỏ hơn giá trị này, thì coi như thuốc không có tác dụng và cần chấm dứt.

Dùng thuốc giảm béo để giảm được cân nặng cần có thời gian nên mọi thuốc giảm cân nhanh, cấp tốc thực chất chỉ là những thuốc gây tiêu chảy, gây mất nước. Chúng không được gọi là những thuốc giảm béo và người sử dụng chúng có thể gặp những tai biến khó lường do sự thay đổi quá nhanh và quá đột ngột gây ra. Cần cảnh giác với những thuốc này.

Và cuối cùng, như chúng tôi đã đề cập ban đầu, bản chất của hiện tượng béo phì là đưa thực phẩm vào quá nhiều nên biện pháp cơ bản, an toàn và có tác dụng tốt nhất là giảm ăn kết hợp với thể dục thể thao. Điều này có 3 điểm lợi: vừa giảm được cân, vừa không phải gánh thêm tác dụng phụ nào, lại vừa thêm khỏe. Và quan trọng hơn, nó có tác dụng lâu dài hơn bất cứ một loại thuốc nào được bào chế.   

BS. Yên Lâm Phúc


Nhắm mắt liều giảm cân

Cao 1m60, nhưng Hương cũng nặng gần 60kg nên nhìn rất to con, phốp pháp. Sau những lời trêu đùa của cánh nhân viên cùng cơ quan, về nhà, Hương quyết tâm chạy bộ nhưng được dăm hôm thì nản vì mỏi và nhức chân. Chuyển sang lắc vòng, được 3 hôm, Hương cũng ê ẩm hết vòng hông, xương chậu. Trong khi đó, tính ăn vặt của cô không sao bỏ được nên gần hết thời gian giao ước mà Hương chẳng giảm được lấy gram nào. Cô nàng bắt đầu nghĩ đến chuyện tìm các loại thuốc giảm cân trên mạng.

Được một người bạn giới thiệu, Hương mua loại thuốc của Đài Loan, 400 ngàn được 20 viên để dùng thử với hy vọng một tuần là hiệu quả như lời quảng cáo. Dù không nắm rõ được thành phần cũng như những tác dụng khác của thuốc, Hương vẫn nhắm mắt làm liều nhưng mới uống thuốc đến ngày thứ hai, cô nàng đã bị xa xẩm mặt mày, không thể chịu được vì luôn trong tình trạng bị “xổ”, đi ngoài toàn nước. Dù cảm giác chân tay cũng không còn “múp múp” như trước nữa nhưng Hương cũng không có gan dùng tiếp vì rất mệt mỏi, bơ phờ.

Về những trường hợp tai biến do thuốc giảm béo gây ra, một thành viên trên 1 diễn đàn chia sẻ: Hiện họ cũng có hai cô em đang phải chịu những tai biến nặng nề do uống thuốc giảm béo. Một người thì đang nằm viện theo dõi vì đau dạ dày rất nặng, còn chị của cô này thì tuy không đến nỗi phải nhập viện nhưng cũng rất mệt mỏi. Không ai nghĩ tình trạng sức khoẻ của hai cô gái vốn tốt, hơi mập này lại trở nên nghiêm trọng như hiện tại. Căn nguyên cũng là do hai bạn gái này uống thuốc giảm cân.

Cách đây 2 năm, mỗi ngày hai chị em uống thuốc giảm béo, thấy rất hiệu quả. Chỉ phải cái sau khi uống thuốc thì đi tiểu, đi tiêu rất nhiều và thấy chán. Nhưng vì cân nặng giảm nhanh chóng nên hai bạn gái trẻ này rất vui sướng và dùng sản phẩm này kéo dài, kết cục là như hôm nay.

Tiền mất tật mang

TS Nguyễn Viết Lượng khẳng định: "Giảm cân bằng thuốc, nhất là các loại thuốc gây mất nước bằng cách đi tiêu, đi ngoài nhiều là hoàn toàn phản khoa học. Thực chất là giảm cân giả do làm mất nước của cơ thể, khi uống nhiều nước trở lại, trọng lượng cơ thể lại trở lại như ban đầu. Hơn nữa, tình trạng mất nước kéo dài có thể gây những hậu quả nghiêm trọng, có thể khiến người bệnh tử vong. Thực phẩm chức năng hay bất cứ loại thuốc nào gây mất nước, mệt, mất điện giải, không phải là cách giảm cân. Đi ngoài nhiều gây mất nước, mất điện giải, tụt huyết áp, thậm chí nếu nặng có thể gây suy thận, suy gan. Sau đó hình thành phản xạ chán ăn lâu dài. Nhưng vì muốn giảm cân, nhiều người vẫn nhắm mắt làm theo”.

Trên thị trường, hiện có nhiều loại thực phẩm chức năng được quảng cáo hỗ trợ giảm cân. Về nguyên lý, các thực phẩm này thay thế một phần thức ăn tự nhiên. Nó giúp cơ thể bổ sung đầy đủ các vi chất nhưng lại ít calo, buộc cơ thể phải lấy calo từ mỡ thừa để làm năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

“Nguyên lý thì đúng, nhưng “biến tấu” ở chỗ, hiện nay trên thị trường có một số sản phẩm nói là thực phẩm chức năng giảm cân, nhưng lại gây chán ăn, gây rối loạn tiêu hoá, đi ngoài, đi lỏng, rất nguy hiểm. ”, TS Lượng cảnh báo.

Vận động, cân bằng calo để giảm cân

Lớp mỡ tích dần dưới da do lượng calo nạp vào quá nhiều nhưng lại không tiêu thụ hết. Calo đó không tự mất đi mà chuyển hoá thành mỡ, tích dưới da là chủ yếu, dưới da bụng, cằm, đùi, cổ… khiến người càng trở nên to béo, lên cân. Nguy hiểm hơn, ở một số người, lớp mỡ lại tích ở tạng, gây tăng mỡ máu, gan, thận, tuỵ nhiễm mỡ… khiến các bộ phận này ngày càng giảm chức năng. Vì thế, mỡ thừa trong cơ thể rất có hại, giảm cân là đúng.

“Cách giảm cân tốt nhất là duy trì cân bằng calo và tăng cường vận động. Khống chế lượng thức ăn ăn vào buộc cơ thể phải lấy calo từ kho dự trữ vốn là lớp mỡ thừa. Tuy vậy, không phải ai cũng kiên nhẫn đạt được”, TS Lượng nói.

Như trường hợp chị Hoa phòng 734, CT2A Văn Quán, dù “thuộc lòng” thực đơn giảm cân, đó làm ăn ít tinh bột [cơm, bánh mì], nói không với đồ ngọt, thức ăn nhanh, thay đồ chiên, rán bằng đồ luộc, ăn nhiều rau xanh trước bữa ăn để no bụng, ăn ít hơn, thế nhưng chiến dịch giảm cân của chị vẫn thất bại sau một tuần thử.

“Dù đã ăn no bụng bữa tối vì có nhiều rau xanh, hoa quả, nhưng đến tầm 10h, khi ngồi xem ti vi là mình đứng ngồi không yên vì cứ thấy thiếu thiếu gì đó, nhạt miệng nên cứ quanh ra quanh vào khu bếp, mở rồi lại đóng tủ lạnh… Sau một tuần, mình đã không thể chiến thắng nên trở về chế độ như cũ. Béo vẫn hoàn béo”, chị Hoa buồn so nói.

Theo BS Lượng, số người giảm cân thất bại như chị Hoa rất nhiều. Vì nhiều người lại hiểu sai giảm chế độ ăn là giảm triệt để. Thực ra, chỉ giảm tổng số calo nạp vào, còn vẫn phải ăn đủ nhóm dinh dưỡng để cơ thể được cung cấp đầy đủ vi chất, khoáng chất. Giảm ăn đồ mỡ, béo, ngọt và tăng cường nhiều rau, hoa quả, nước đậu nành vừa cung cấp đủ dinh dưỡng lại ít calo. Chế độ ăn hhợp lý cộng với tăng cường vận động, một thời gian sẽ giảm cân.

Muốn giảm cân phải có thời gian nhất định, 1 - 3 cân/tháng là tối đa, để cơ thể thích nghi từ từ, hơn nữa, để tránh béo trở lại, không chủ quan trong sinh hoạt, ăn uống mà phải dần hình thành thói quen trong ăn uống, vận động, chuyển hoá như khi thực hiện giảm cân.

Hồng Hải

Video liên quan

Chủ Đề