Tìm trường từ vựng trong bài ôn dịch, thuốc lá

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 1 [Đề thi học kì 1] - Ngữ văn 8

Đề bài

Câu 1 [ 1.0 điểm]

Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời yêu cầu dưới đây:

...Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc? Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu  phả ra lúc đó thơm tho lạ thường”.

[Trong lòng mẹ – Nguyên Hồng, Ngữ văn 8, T1, NXB GD Việt Nam, 2011, tr.18]

a. Tìm các từ cùng thuộc một trường từ vựng và gọi tên trường từ vựng đó.

b. Tác dụng của các trường từ vựng đó.

Câu 2 [ 1.0 điểm]: 

Những thay đổi trong nhận thức và hành động của em sau khi học xong các văn bản nhật dụng ở lớp 8.

Câu 3 [ 3.0 điểm]: 

Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu cảm nhận của em về cuộc đời, số phận của lão Hạc, trong đó có sử dụng: các loại dấu câu đã học, một câu ghép, trợ từ, thán từ và trình bày theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh vô cùng”.

Câu 4 [ 5.0 điểm]:

Giới thiệu về mái trường em đang học.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

a.

+ Các từ: “mặt”, “mắt”, “da”, “gò má”, “đùi”, “đầu”, “cánh tay”, “miệng”  cùng một trường chỉ bộ phận cơ thể người.

+ Các từ: “trông nhìn”, “ôm ấp”, “ngồi”, “áp”, “ngả”, “thấy”, “thở”, “nhai” cùng một trường chỉ hoạt động của con người.

+ Các từ: “sung sướng”, “ấm áp” cùng một trường chỉ trạng thái của con người.

b. Tác dụng:

Tác giả sử dụng các từ thuộc các trường từ vựng đó nhằm diễn tả những cảm nhận, hành động và niềm sung sướng, hạnh phúc tột cùng của bé Hồng khi được ngồi trong lòng mẹ và cảm nhận sự ấm áp của tình mẫu tử.  

Câu 2: 

- Văn bản: “Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000”: đã cho em hiểu về tác hại ghê gớm của bao bì ni lông và vai trò của môi trường đối với con người. Từ đó, thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông; tuyên truyền cho người thân và bạn bè nhận thức về tác hại của bao bì ni lông...

- Văn bản: “Ôn dịch, thuốc lá” đã giúp em nhận ra những tác hại cũng như những nguy cơ của thuốc lá đối với người hút và những người xung quanh. Từ đó, khuyên bảo, vận động mọi người tránh xa thuốc lá.

- Văn bản: “Bài toán dân số” giúp em nhận ra nguy cơ của việc bùng nổ dân số và vấn đề dân số đối với tương lai của dân tộc cũng như toàn nhân loại....

Câu 3:

     Cuộc đời của lão Hạc đầy nước mắt, nhiều đau khổ và bất hạnh. Khi còn sống thì  lão sống âm thầm, nghèo đói, cô đơn và đến khi lão chết thì lão quằn quại, đau đớn vô cùng đáng thương. Tuy thế, lão Hạc lại có bao phẩm chất tốt đẹp như hiền lành, chất phác, nhân hậu, trong sạch và tự trọng... Lão Hạc là một điển hình về người nông dân Việt Nam trong xã hội cũ được Nam Cao miêu tả chân thực, với bao trân trọng, xót thương, thấm đượm một tinh thần nhân đạo thống thiết. [ Câu in đậm là câu ghép].

Câu 4: 

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát về ngôi trường: Tên trường, địa điểm......

2. Thân bài:

- Nguồn gốc của ngôi trường, tên trường có từ bao giờ, mang ý nghĩa gì?

- Vị trí:

+ Phong cảnh ngôi trường có gì đặc biệt, gây ấn tượng.

+ Kiến trúc, quy mô, bề thế của ngôi trường: [Số lượng phòng học, phòng chức năng, phòng thực hành, phòng hành chính, số lượng học sinh, số lớp…

- Hoạt động dạy và học như thế nào? Bề dày thành tích trong những năm qua: về hoạt động dạy và học, hoạt động Đội, hoạt động thể dục thể thao, các câu lạc bộ [nếu có]...

- Cảm nhận của em về ngôi trường, thầy cô, bè bạn:

3. Kết bài: Khẳng định vị trí vai trò của mái trường THCS đối với việc học tập của em; là nơi ươm mầm, chắp cánh cho em biến ước mơ thành hiện thực trong tương lai; là sự nghiệp giáo của địa phương nói riêng và ngành giáo dục huyện Triệu Phong nói chung.

Nguồn: Sưu tầm

HocTot.Nam.Name.Vn

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 8 - Xem ngay

Mục Lục bài viết:
1. Bài mẫu số 1
2. Bài mẫu số 2
3. Bài mẫu số 3


Câu 1 - Tác giả sử dụng dấu phẩy ở nhan đề nhằm phân cách nhấn mạnh mức độ nguy hại của thuốc lá đối với đời sống sức khỏe con người 🡪 tăng tính biểu đạt cho văn bản

- Có thể sửa nội dung nhan đề. Tuy nhiên nếu sửa thì tính chất biểu đạt của nhan đề sẽ mất đi. Người đọc sẽ không thấy được mức độ nguy hại của thuốc lá.

Câu 2 Để gây ấn tượng mạnh, tác giả đã so sánh việc thuốc lá tấn công sức khỏe con người như giặc ngoại xâm đánh phá: “Nếu giặc đánh ta như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu.”

🡪 Tác giả mượn lối so sánh rất cụ thể, giàu hình ảnh của nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn để thuyết phục một vấn đề y học.

Câu 3
Tác giả đặt giả định trước khi nêu tác hại bởi ông hiểu rõ tâm lí của những người hút thuốc. Rồi lại bằng những lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động và cả tình cảm nhiệt thành sôi nổi, tác giả đã bác bỏ luận điểm sai lầm đấy. Bản thân họ hút nhưng khói thuốc có thể gây ảnh hưởng tới những người xung quanh, cũng có nghĩa là những người xung quanh đang hút thuốc lá bị động theo

Câu 4 Tác giả đưa ra số liệu so sánh khiến người đọc không chỉ bất ngờ mà thực sự phải suy nghĩ, trăn trở hành động về tình hình hút thuốc lá ở Việt Nam với các nước Âu – Mĩ: “Ta nghèo hơn các quốc gia đó trong khi số tiền tiêu vào việc hút thuốc lá tương đương với các nước đó.”🡺 Lối so sánh khoa học, tác động mạnh, trước tiếp đến tâm lí con người. 

Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá, siêu ngắn 2

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

1. Ngay từ nhan đề của văn bản: Ôn dịch, thuốc lá , tác giả dùng dấu phẩy để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề.

2. So sánh việc chống hút thuốc lá với đánh giặc ngoại xâm, tác giả đã tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi tiến hành phân tích y học về tác hại của thuốc lá. Những kết quả nghiên cứu của y học trở thành hệ thống luận cứ rõ ràng, thuyết phục tuyệt đối
3. Như vậy bằng tình cảm nhiệt tình, sôi nổi, tác giả đã chỉ ra thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

4. Tác giả so sánh tình hình hút thuốc của nước ta với các nước Âu-Mĩ trước khi đưa ra kiến nghị là có nhiều mục đích:- Ta nghèo hơn nhưng lại "xài" thuốc lá tương đương với các nước đó. Đây là điều không thể chấp nhận.- Điều thứ hai là cho thấy các nước đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế thuốc lá quyết liệt hơn ta.

- Thứ ba, so sánh với nước họ, chúng ta còn quá nhiều bệnh dịch cần phải thanh toán.

II. LUYỆN TẬP
1.- Lứa tuổi 20 – 25 tuổi.- Vui bạn, nể bạn 30%.- Bắt chước 60%.- Vì lịch sự, xã giao 10%.

2. Bản tin với nội dung ngắn gọn về cái chết của một người trẻ tuổi, con một gia đình tỉ phú ở Mỹ, đã để lại nhiều suy nghĩ cho người đọc. Vì khối tài sản kếch xù được thừa kế từ gia đình, cậu thanh niên Ra-pha-en đã lao vào ăn chơi sa đọa. Như vậy, con người chỉ thực sự trân trọng những giá trị vật chất khi chính họ tạo dựng lên. Hãy giáo dục con cái hiểu về giá trị đồng tiền được làm ra bởi công sức lao động của chính họ. Đó là một thông điệp sâu sắc và rất ý nghĩa thông qua bản tin.

Xem tiếp các bài soạn để học tốt môn Ngữ Văn lớp 8

- Soạn bài Câu ghép [tiếp theo]
- Soạn bài Phương pháp thuyết minh
 

Soạn bài Ôn dịch, thuốc lá, siêu ngắn 3

I. Hướng dẫn soạn bài

Tóm tắt :
Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS. Thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể. Hút thuốc lá gây ảnh hưởng đến sức khỏe cả người hút lẫn người hít phải. Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc ở nước ta rất cao và gây nhiều hệ quả như trộm cắp, phạm tội. Cần phải có chiến dịch chống thuốc lá từ sự chung tay của tất cả mọi người.

Bố cục : Phần 1 [từ đầu … còn nặng hơn cả AIDS] : thông báo về nạn dịch thuốc lá.- Phần 2 [tiếp … con đường phạm pháp] : tác hại của thuốc lá.

- Phần 3 [còn lại] : lời kêu gọi chống thuốc lá.

Câu 1 [trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:- Ý nghĩa của dấu phẩy trong nhan đề: một biện pháp tu từ khiến trọng âm rơi vào hai từ “ôn dịch” nhấn mạnh biểu thị thái độ căm tức, ghê tởm của người viết.

- Có thể sửa nhan đề thành Ôn dịch thuốc lá hoặc Thuốc lá là một loại ôn dịch. Tuy nhiên như vậy có thể sẽ làm giảm đi tính biểu cảm, hoặc quá dài dòng làm mất tính hàm súc.

Câu 2 [trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
Tác giả dẫn lời Trần Hưng Đạo trước khi phân tích tác hại của thuốc lá vì đây là một cách so sánh ngầm, tạo ra một ấn tượng mạnh trước khi phân tích. Điều đó làm cho lập luận thêm chặt chẽ, thuyết phục.

Câu 3 [trang 121 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
Tác giả đặt giả định trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá vì muốn cho thấy tác hại của thuốc lá không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn cả người hít phải khói thuốc; thể hiện thái độ phê phán nghiêm khắc.

Câu 4 [trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:
Tác giả đưa ra những số liệu so sánh tình hình hút thuốc lá nước ta với các nước Âu – Mĩ để mọi người thấy sự đối lập : Ta nghèo hơn nhưng “xài” thuốc lá tương đương với các nước phát triển. Các nước đã thực hiện các chiến dịch chống thuốc lá quyết liệt, vậy chúng ta cũng nên hành động chứ?

II. Luyện tập

Câu 1 [trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]:Phân loại nguyên nhân của tình trạng hút thuốc :- Từ tác động bên ngoài : vì lịch sự, xã giao; nể nang bạn bè; bắt chước; sự thiếu quan tâm của những người xung quanh.

- Từ bản thân : tính tò mò, không kiểm soát; không có ý thức về thuốc lá.

Câu 2 [trang 122 sgk Ngữ Văn 8 Tập 1]: Cảm nghĩ sau khi đọc bài đọc thêm số 2 :
Bản tin của báo Sài Gòn tiếp thị được trích ở bài đọc thêm cho thấy mặt trái của sự giàu có, tác hại của chất kích thích. Anh chàng trẻ tuổi giàu có nhưng lại chết sớm vì ham chơi, vì quá đà, thiếu hiểu biết, một phần cũng là vì sự thiếu quan tâm của gia đình, bố mẹ bận kiếm tiền mà quên mất tình cảm gia đình, quên cả sự chăm lo giáo dục con cái.

--------------HẾT---------------

Cô bé bán diêm là bài học nổi bật trong Bài 6 của chương trình học theo SGK Ngữ Văn 8, học sinh cần Soạn bài Cô bé bán diêm, đọc trước nội dung, trả lời câu hỏi trong SGK.

Ôn dịch thuốc lá là văn bản nhật dụng nói về tác hại của thuốc lá với đời sống con người. Các em hãy cùng tham khảo soạn bài Ôn dịch, thuốc lá để thấy được tác hại khôn lường của thuốc lá với sức khỏe, tìm hiểu về những giải pháp để hạn chế tác hại của thuốc lá mà tác giả Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra trong văn bản.

Trình bày ý nghĩa tư tưởng của văn bản ôn dịch, thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện Nghị luận xã hội Tác hại của thuốc lá Phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện Dàn ý phân tích bài Ôn dịch thuốc lá của Nguyễn Khắc Viện Thuốc lá điện tử là gì Hút thuốc lá điện tử có hại hay không Thuyết minh về tác hại của thuốc lá với con người

Video liên quan

Chủ Đề