Tại sao ăn mặn tăng huyết áp

Cao huyết áp ngày càng trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn trước, không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà ngay cả các thanh niên trẻ cũng đang mắc phải căn bệnh này. Và ăn mặn là một trong những nguyên nhân chính gây huyết áp cao. Vậy tại sao ăn mặn lại tăng huyết áp? Hãy cùng mình khám phá ngay nhé!

1. Vì sao ăn mặn lại tăng huyết áp?

Cao huyết áp còn được gọi là chứng tăng huyết áp - một bệnh lý mạn tính không lây liên quan đến dinh dưỡng và lối sống. Các tác nhân khiến huyết áp tăng gồm ăn mặn, béo phì, uống quá nhiều đồ uống có cồn và hút thuốc...

Hầu hết các món ăn mặn chiếm tỉ lệ muối khá cao. Muối, đặc biệt là natri, có mặt một cách tự nhiên trong một số thực phẩm nhất định, chẳng hạn như cần tây, củ dền và sữa. Hơn nữa, nguồn natri giấu mặt này còn có trong các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm đóng hộp...

Thức ăn làm sẵn, đóng hộp có hàm lượng natri khá cao [Nguồn ảnh: ST]

Ví dụ: Súp đóng hộp chứa nồng độ muối bằng huyết thanh của bạn [độ mặn khoảng 1%]. Và một số đồ ăn chế biến sẵn có thể chứa lượng muối tương đương với nước biển [3%]. Ngoài ra, một nguồn cung cấp muối ẩn nữa là muối nở [tức natri bicarbonate] trong các đồ ăn nướng.

Do đó, việc ăn mặn trong thời gian dài sẽ khiến lượng natri trong máu tăng cao. Kết quả là thận sẽ lọc bỏ ít nước ra khỏi máu hơn làm tăng cung lượng tim, gây ra tình trạng tăng huyết áp.

Natri có nhiều trong muối, là tác nhân gây tăng huyết áp [Nguồn ảnh: ST]

2. Tại sao huyết áp tăng lại nguy hiểm?

Phần lớn người bệnh tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ rệt. Vì vậy người bệnh cao huyết áp chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đo huyết áp thường quy hay khi đã có biến chứng. Các triệu chứng gồm nhức đầu, xây xẩm, hồi hộp, chóng mặt, toát mồ hôi...

Mặc dù không có triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu không được điều trị, dần dần tim sẽ to ra và hoạt động kém hiệu quả hơn. Một cách chậm rãi, các mạch máu, thận, mắt và các bộ phận khác của cơ thể có thể bị thương tổn.

Khi huyết áp tăng cao, thành động mạch sẽ trở nên dày và khỏe hơn, các động mạch sẽ bị hẹp lại, đe dọa, làm chậm hay thậm chí là chặn dòng chảy của máu. Điều này làm gia tăng nguy cơ đau tim, suy tim và đột quỵ...

Huyết áp cao làm tăng nguy cơ suy tim và đột quỵ [Nguồn ảnh: ST]

► Huyết áp bao nhiêu là tăng huyết áp?

Đo huyết áp khi tim đang đập sẽ cho ta các giá trị tâm thu và tâm trương. Một chỉ số huyết áp khỏe mạnh trung bình là dưới mức 120/80 [tâm thu/tâm trương]. Một người được xem là bị tăng huyết áp nếu chỉ số của họ cao hơn con số này trong một giai đoạn kéo dài.

Dùng máy đo huyết áp để xác định giá trị tâm thu và tâm trương [Nguồn ảnh: ST]

  • Huyết áp Những dấu hiệu nhận biết bệnh huyết áp đơn giản nhất

    Có rất nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa muối và bệnh cao huyết áp. Một cuộc khảo sát ở Nhật Bản cho thấy, người dân khu vực phía Bắc Nhật Bản sử dụng 25 - 30g muối mỗi ngày, tỉ lệ dân số bị cao huyết áp lên đến 40%. Trong khi đó, người dân ở khu vực phía Nam ăn 10g muối mỗi ngày thì tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao chỉ có 20%. Tỉ lệ người dân của các bộ lạc ở Châu Phi, người Eskimô bị cao huyết áp rất ít do thói quen ăn nhạt.

    Cũng trong một cuộc nghiên cứu khác được trình bày tại Đại học Hoa Kỳ cho thấy những người bị cao huyết áp đã tiêu thụ lượng muối gấp đôi so với lượng muối cho phép. Đặc biệt là ở những người trong độ tuổi trung niên hay người già có thói quen ăn mặn trong nhiều năm.

    Muối có tính hút nước và giữ nước cho cơ thể nên khi nạp một lượng muối nhiều thì sẽ dẫn đến làm tặng lượng chất lỏng trong mạch máu, từ đó áp lực vào mạch máu tăng cao. Cụ thể, ăn quá mặn sẽ làm tăng khả năng thẩm thấu của màng tế bào đối với các khoáng chất natri. Khiến cho các ion này chuyển tiếp vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, làm tồn dư nước trong tế bào và tăng sức cản, thúc đẩy lượng máu di chuyển nhanh hơn. Từ đó gây tăng huyết áp, cao huyết áp về sau.

    Tiến sĩ Dolmatova, Trường Y khoa Rutgers, New Jersey cũng chỉ ra được mối liên kết giữa muối và ouabain nội sinh, chất này có tác dụng làm cho mạch máu bị co lại. Một nghiên cứu khác cho thấy muối còn liên quan đến angiotensin II cũng làm co mạch máu và tăng huyết áp.

    Nguy hiểm hơn, đó chính là những biến chứng của bệnh cao huyết áp như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, một số các biến chứng khác về mắt… Nghiêm trọng hơn những người ăn mặn còn có nguy cơ bị đứt mạch máu não, đột quỵ và dẫn đến tử vong. Do vậy, nếu bạn và những người thân đang có thói quen ăn mặn hay có huyết áp không ổn định thì nên hạn chế sử dụng muối để có thể kiểm soát tốt cholesterol cũng như  giữ huyết áp được ổn định.
     


    Tại sao ăn nhiều muối lại tăng huyết áp​

    Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, gần 60% người Việt đang sử dụng quá nhiều muối mỗi ngày. Những người sống trong khu vực thành thị sử dụng khoảng 9g muối/người/ngày, tỉ lệ mắc bệnh là 11%; còn ở khu vực nông thôn người dân tiêu thụ khoảng 13g muối/người/ngày, tỉ lệ mắc bệnh là 18% … Như vậy, lượng muối ăn hàng ngày của người Việt Nam đã nhiều gấp 2 - 3 lần so với khuyến cáo. Và đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

    1. Sương mù não

    Theo một nghiên cứu năm 2011 của Canada được thực hiện trên 1.200 người lớn ít vận động, những người có chế độ ăn nhiều natri tăng nguy cơ mắc chứng sương mù não, gây suy giảm nhận thức cao hơn so với những người tiêu thụ ít muối.

    Khi bạn càng nhiều tuổi, điều quan trọng là phải theo dõi lượng muối tiêu thụ hàng ngày và thay đổi nếu cần thiết.

    2. Luôn cảm thấy khát nước

    Những thực phẩm chứa nhiều natri như khoai tây chiên, nước sốt mì spaghetti và bánh pizza luôn khiến bạn cảm thấy khát nước hơn bởi muối phá vỡ sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể.

    Nếu một ngày nào đó bạn đã lỡ ăn nhiều muối, hãy cố gắng uống nhiều nước. Khi đó, cơ thể sẽ được cung cấp đủ nước và tự khôi phục lại sự cân bằng trong các tế bào.

    3. Cơ thể sưng, phù nề

    Chỉ cần sau một đêm tiêu thụ quá nhiều natri, cơ thể của bạn sẽ nặng nề hơn vào buổi sáng hôm sau. Đây được gọi là chứng phù nề, sưng của chất lỏng dư thừa trong các mô cơ thể.

    Theo Mayo Clinic, tình trạng phù nề có thể là triệu chứng của một căn bệnh tiềm ẩn, nhưng cũng cảnh báo có quá nhiều muối trong chế độ ăn hàng ngày.

    Giải pháp đơn giản nhất là cắt giảm lượng muối trong khẩu phần ăn. Bạn hãy cẩn thận đọc các thông tin trên bao bì sản phẩm, chọn những món ăn chứa ít muối hoặc chế biến các món ăn nhạt hơn.

    4. Sỏi thận

    Một chế độ ăn chứa hàm lượng muối cao gây trở ngại cho chức năng thận. Theo Tổ chức Hành động vì Muối Thế giới, quá nhiều muối có thể làm tăng lượng protein tích trong nước tiểu. Càng nhiều protein trong nước tiểu càng gây ra nguy cơ mắc bệnh về thận.

    Thêm vào đó, chế độ ăn mặn cũng khiến người dùng bị sỏi thận rất cao. Nếu bạn bị bệnh này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ cũng như một chuyên gia dinh dưỡng để giúp điều chỉnh chế độ ăn ít muối.
    Xem ngay >>> Tổng quan chi tiết về bệnh sỏi thận bạn nên biết

    5. Loét dạ dày

    Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Infection and Immunity, tiêu thụ quá nhiều natri có thể gây viêm loét và ung thư dạ dày.

    Mặc dù cần thêm nhiều nghiên cứu khác để khẳng định điều này nhưng kết quả trên vẫn cho thấy mọi người nên thận trọng với các thực phẩm nhiều muối vì chúng có thể kích thích niêm mạc dạ dày.

    6. Huyết áp cao

    Người Mỹ tiêu thụ 3.400 mg natri mỗi ngày. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, mỗi người chỉ nên tiêu tụ 1.500 mg natri mỗi ngày. Nhiều hơn con số này có thể làm tăng huyết áp bằng cách tích chất lỏng trong cơ thể, tăng khối lượng máu, khiến tim đập mạnh hơn, gây huyết áp cao.

    Thành phần chính của muối ăn là natri. Natri trong chế độ ăn có từ 2 nguồn: nguồn có sẵn trong thực phẩm tự nhiên và nguồn cho thêm vào thức ăn trong quá trình chế biến.

    Theo các chuyên gia: Nhu cầu muối ăn trung bình của 1 người là khoảng 16g/ngày, trong đó có tới 10g đã có sẵn trong thực phẩm tự nhiên. Vì vậy:

    - Đối với với người bình thường không bị tăng huyết áp, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 5- 6g muối / ngày.

    - Đối với những người tăng huyết áp: Nên ăn nhạt, chỉ nên ăn 2-3g muối/ ngày.

    Để giảm ăn mặn chúng ta cần thực hiện:

    - Trong bữa ăn hàng ngày không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối, như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt muối, thịt sấy khô, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại thực phẩm đóng hộp…

    - Đối với những người tăng huyết áp: Hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều muối. Nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước chấm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc.

    Mỗi cá nhân và gia đình có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau:

    - Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn

    - Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm thìa cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày.

    - Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…

    - Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn.

    - Đọc nhãn khi mua thực phẩm đã được chế biến sẵn để kiểm tra hàm lượng muối.

    - Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.
    Như vậy bài viết đã lý giải cho chúng ta về vấn đề tại sao ăn nhiều muối lại tăng huyết áp và cách sử dụng muối đúng cách để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Kính chúc bạn đọc luôn mạnh khỏe, cảm ơn các bạn đã đọc bài.

     


    _____________________________________________________
    Bài liên quan:
    >>> Thuốc ổn định huyết áp của mỹ người bệnh huyết áp nên dùng
    >>> Bệnh tăng huyết áp kiêng ăn gì? Những loại thực phẩm người tăng huyết áp không nên ăn
    >>> Người cao huyết áp muốn sống lâu thì phải nắm rõ những điều sau

    Video liên quan

Chủ Đề