Bà đẻ bao lâu được ăn rau cải

Đối với phụ nữ sau sinh, các loại rau đóng vai trò quan trọng giúp cung cấp chất xơ cho cơ thể, nhuận tràng, đẹp dáng, đẹp da và lợi sữa. Tuy nhiên cũng có một số loại thảo mộc, gia vị có thể làm giảm nguồn sữa mẹ. Vì thế, nếu bạn đang trong thời gian cho con bú hãy hạn chế các loại rau ở bài viết dưới đây.

Bạc hà vốn có vị cay, tính hàn nên thường được dùng làm rau gia vị hoặc cho vào các loại nước giải khát mùa hè như trà bạc hà. Tuy nhiên, bạc hà có thể khiến chỉ số huyết áp tăng cao, vì thế bác sĩ khuyến cáo trẻ em dưới 1 tuổi không nên dùng loại rau này.

Trong thời gian cho con bú, nếu người mẹ ăn bạc hà thì một lượng nhỏ sẽ đi vào sữa khiến mùi vị sữa thay đổi, khiến trẻ bú vào không tốt. Việc sử dụng bạc hà trong thời gian dài, hoặc với số lượng lớn có thể khiến lượng sữa giảm dần rồi mất hẳn.

Ngoài bạc hà thì rau mùi tây cũng có chứa có lượng lớn tinh dầu, vị thơm cay đặc trưng nên thường được dùng để ăn sống hoặc trang trí món ăn. Với những phụ nữ đang cho con bú, ăn rau mùi tây có thể làm sữa mẹ có mùi lạ khiến bé chán bú hoặc bỏ bú.

Bạc hà và các sản phẩm từ bạc hà có thể khiến chất lượng sữa mẹ bị giảm đi

Tỏi và hành là 2 loại củ nếu hấp thụ sẽ đi qua sữa mẹ và khiến sữa có mùi nồng không phù hợp khẩu vị của trẻ sơ sinh. Khi trẻ không chịu bú mẹ, tuyến sữa có thể nhanh chóng nhận biết và tự động điều chỉnh tiết ra lượng sữa ít hơn hẳn.

Hạt tiêu và ớt là 2 loại rau và gia vị được sử dụng rất phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Chúng đều có tính nóng, vị cay mang đến hương vị đặc sắc cho nhiều món ăn, tuy nhiên phụ nữ đang cho con bú cần tránh dùng gia vị này.

Nguyên nhân vì tính nóng của hạt tiêu và ớt có thể tác động đến nguồn sữa, khiến bé bú vào bị khó chịu, táo bón, mẩn ngứa, nóng trong, dễ đầy hơi, đau bụng... Không những vậy chúng còn ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của bầu ngực, khiến mẹ gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiết sữa.

Xem thêm: Sau sinh con ăn rau gì nhiều sữa?

Các mẹ đang cho con bú không nên ăn ớt

Nhiều mẹ lo ngại rằng ăn rau bắp cải có mất sữa không? Theo Đông Y, bắp cải vốn mang tính hàn, có tác dụng làm mát phổi, giải độc, thanh nhiệt cơ thể... Tuy nhiên cũng chính vì lý do này nên khi sử dụng nhiều người mẹ dễ bị lạnh bụng, đau bụng và gây ảnh hưởng gián tiếp đến trẻ đang bú.

Ngoài ra theo mẹo dân gian, bắp cải còn được dùng để đắp lên ngực khi bị tắc tia sữa, giúp thông tắc tuyến sữa, giảm đau và căng tức vú. Tuy nhiên, theo khuyến cáo sản phụ chỉ nên đắp lá bắp cải 1-2 lần/ngày là đủ, không nên lạm dụng nhiều hơn vì có thể làm giảm lượng sữa của mẹ.

Ăn rau đắng có bị mất sữa không? là vấn đề được rất nhiều bà mẹ cho con bú quan tâm. Tương tự như rau má, actiso, khổ qua...., rau đắng vốn có tính mát và lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc gan tốt, chữa trị nhiều bệnh lý cho cơ thể. Tuy nhiên cũng chính vì tính hàn này nên nhiều chuyên gia khuyên phụ nữ sau sinh không nên ăn nhiều rau đắng.

Phụ nữ sau sinh nếu thường xuyên ăn đồ lạnh có thể khiến hệ tiêu hóa gặp vấn đề như dễ đau bụng, đi ngoài, tiêu chảy,... gây ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho trẻ bú và cũng khiến trẻ dễ đau bụng, khó tiêu.

Ăn rau đắng không chỉ gây mất sữa mà còn khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Măng là loại thực phẩm được ưa chuộng vì hương vị đặc biệt nhưng thực tế lại không tốt cho sức khỏe, kể cả với những người bình thường hay các mẹ sau sinh. Trong măng vốn chứa một lượng độc tố HCN khá lớn có thể gây giảm tiết sữa ở những phụ nữ đang cho con bú. Do vậy nếu bạn đang có ý định dùng măng trong khẩu phần ăn hàng ngày, hãy điều chỉnh lại liều lượng nhỏ hoặc tốt nhất là đợi cho đến khi con được cai sữa.

Rau răm có tính ấm, có tác dụng điều kinh, bổ huyết, chữa đau bụng, rong kinh nên phụ nữ sau sinh được khuyến nghị chỉ nên dùng khi đã hết sản dịch. Cũng giống như rau mùi, bạc hà, rau răm cũng có thể gây mất sữa nếu ăn thường xuyên hoặc ăn với lượng nhiều, do vậy các mẹ nên đặc biệt lưu ý.

Cần tây thường được dùng chủ yếu với các món xào, nhất là với thịt bò mang lại hương vị hấp dẫn cho bữa ăn. Tuy nhiên cũng như bắp cải, cần tây có thể gây giảm khả năng tiết sữa ở một số người.

Cần tây có thể gây mất sữa

Cuối cùng, lá lốt là một trong những thực phẩm hàng đầu cần tuyệt đối kiêng cữ khi đang cho con bú. Nhiều mẹ khi muốn cai sữa cho con chỉ cần uống nước lá lốt hàng ngày là sữa đã tự ngừng mà không bị đau nhức hay khó chịu. Do đó tốt nhất sau sinh các chị em nên tránh những món ăn được chế biến với lá lốt.

Theo quan điểm phương Tây việc kiêng cữ ăn uống sau sinh không quá quan trọng, miễn là đủ sức khỏe để cung cấp sữa nuôi con. Tuy nhiên, theo quan niệm truyền thống Á Đông, việc kiêng ăn một số món sẽ giữ chất lượng sữa đảm bảo và không ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ là rất cần thiết, nhất là với những mẹ có thể trạng không tốt, cơ thể mất cân bằng âm dương, hoặc quá nhiệt hoặc quá hàn.

Trong giai đoạn sau sinh - nuôi con bú, chế độ dinh dưỡng của người mẹ có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ. Cụ thể, chế độ dinh dưỡng tốt giúp bà mẹ có đủ sữa nuôi con. Vì vậy, bà mẹ sau sinh cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, kết hợp với việc vận động, nghỉ ngơi khoa học và có tâm lý thoải mái. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tránh một số loại thực phẩm làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa, tiết sữa để đảm bảo lượng sữa đủ cho bé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: webmd.com, parents.com

XEM THÊM:

Nhiều sản phụ sau khi sinh kiêng ăn các loại rau họ cải vì theo quan niệm dân gian truyền lại, loại rau này có thể khiến chị em bị tiểu són khi về già.

- Tôi mới sinh con được 10 ngày nhưng mẹ chồng thường xuyên bắt tôi ăn rau ngót nên thấy rất ngán. Trong khi đó, tôi rất thèm ăn rau cải, nhưng mọi người nói phải kiêng tuyệt đối các loại rau họ cải vì chúng có thể khiến tôi về già dễ bị tiểu són. Điều này có đúng không thưa bác sĩ?

Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít không nên ăn bắp cải sống. Ảnh: Health.

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, tư vấn:

- Hiện nay, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh ăn rau cải sau sinh là nguyên nhân gây tiểu són khi về già. Tiểu són xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi là do các cơ thắt bàng quang và cơ thắt hậu môn đều giãn yếu dần theo sinh lý thời gian.

Do cơ thắt bàng quang không còn hoạt động tốt như lúc còn trẻ nên khi về già chúng ta thường bị rối loạn tiểu tiện, điển hình là bị tiểu són. Đây là một quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, vì vậy nếu sản phụ sau sinh có kiêng ăn rau cải cũng không tránh khỏi được nguy cơ tiểu són khi về già. Ngược lại, việc kiêng không ăn rau cải sau sinh sẽ mất đi một nguồn cung cấp dinh dưỡng đặc biệt cho cơ thể.

Rau cải có chứa rất nhiều dưỡng chất quý tốt cho sức khỏe của sản phụ sau sinh như phytochemical, vitamin C, vitamin K, folate, chất xơ và flavonoid. Vitamin C có trong rau cải giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, da, xương và răng chắc khỏe…

Sản phụ gặp các vấn đề dưới đây cần kiêng ăn rau cải:

- Thai phụ có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

- Rau cải có chứa axit oxalic, với thai phụ bị sỏi thận cần hạn chế ăn. Vì khi ăn, các axit oxalic sẽ ảnh hưởng nhiều tới sự ức chế hấp thu canxi và kẽm.

- Thai phụ bị đau dạ dày hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn rau cải, dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống.

- Phụ nữ mới sinh bị bệnh táo bón và tiểu ít không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín. Cải bắp chứa một hàm lượng nhỏ Goitrin, chất này có tác dụng chống oxy hóa nhưng lại có thể gây bướu cổ. Vì vậy, những người hoặc thai phụ bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải nhiều.

Đàn ông biết gì về trầm cảm sau sinh? Qua khảo sát nhỏ của Zing.vn, không phải ông bố nào cũng biết về trầm cảm sau sinh, có người lần đầu nghe thấy tên căn bệnh này.

Ngâm Sương Đẻ xong các mom kiêng ăn rau cải bao lâu ạ ?
Em 1m14d ăn rau cải bâyh có hiện tượng tiểu són.


Ủng hộ chúng tôi bằng cách chia sẻ trang web này :]

Video liên quan

Chủ Đề