Tại sao chè được trồng nhiều ở Lâm Đồng

Hà Nội , ngày 30 tháng 09 năm 2019

  Ông Huỳnh Văn Tâm, nông dân xã Lộc Sơn [TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng chia sẻ: “Gia đình tôi có 3 ha chè toàn giống mới, chè đã được 5 năm đang khai thác, từ khi trồng đến nay hoàn toàn sử dụng phân bón Văn Điển. Ông Tâm chỉ là một trong rất nhiều nông dân trồng chè có lựa chọn tương tự.

Thu hoạch chè ở Bảo Lộc, Lâm Đồng. Ảnh minh hoạ: Tư liệu.

  Lâm Đồng là một trong những tỉnh có diện tích chè lớn của cả nước. Theo số liệu thống kê năm 2018 diện tích trồng chè ở đây khoảng 12.700 ha, sản lượng 145.000 tấn, năng suất bình quân 11,8 tấn/ha. Các vùng chè tập trung là các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc, các huyện Bảo Lâm, Bảo Linh và Di Linh.

Đất nghèo do dinh dưỡng bị “lấy đi” nhiều hơn bù lại

  Cây chè ở Lâm Đồng được trồng chủ yếu trên đất đỏ bazan, đỏ nâu, đỏ vàng tại các vùng đồi thoải, đồi dốc, với nền nhiệt độ ôn hòa quanh năm trung bình từ 220C – 300C, có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa, mùa mưa ở Lâm Đồng thường xuất hiện sớm hơn so với các tỉnh Tây Nguyên.

  Kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy: Đạm tổng số [%], trong đất hầu hết trung bình [0,15 – 0,17%], độ chua của đất cao pH < 4,2 [cây chè ưa pH từ 4,5 -5,5]. Hàm lượng lân, kali dễ tiêu rất nghèo, hàm lượng magie [MgO], silic [SiO2] rất thấp, đặc biệt thiếu trầm trọng các nguyên tố vi lượng như: Bo [Bo], kẽm [Zn], đồng [Cu], mangan [Mn]…

  Nhiều vùng độc canh cây chè thời gian dài làm cho đất thoái hóa bạc màu do rửa trôi, do bón phân mất cân đối, do bón quá nhiều loại phân có gốc chua, phân hữu cơ để tạo chất mùn thì giảm sút, nhiều nhà vườn chỉ lấy phân đơn, phân NPK thông thường để bón các loại phân trên chỉ cung cấp cho cây từ 1 – 3 chất dinh dưỡng N, P, K, thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung lượng như vôi, magie, silic, cùng các chất vi lượng bo, kẽm, đồng, mangan, coban…

  Các nghiên cứu về nông học cây chè cho thấy: Để thu được 100kg chè nguyên liệu loại tốt cây đã lấy đi từ đất: 7,2 kg N; 3kg P2O5; 3,1kg K2O; 2kg CaO; 1,2kg MgO; 2kg SiO2;  90g B, 15g Zn, 15g Mn. Như vậy chè không phải chỉ cần đạm, lân, kali mà còn cần đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng khác đó là canxi, magie, silic, bo, kẽm, mangan… thì cây mới khỏe, cho năng suất và chất lượng cao. Thực tế cũng đã chứng minh, khi được bón phân cho cây chè đầy đủ tất cả các loại dinh dưỡng theo nhu cầu thì cây khỏe, ít sâu bệnh, cho năng suất, chất lượng vượt trội.

Phân bón Văn Điển có gì độc đáo cho cây chè?

  Từ năm 2000, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển đã có mặt tại vùng chè Lâm Đồng, thời gian đầu thực hiện trên các vườn mẫu tại thành phố Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, sau đó mở rộng đến các huyện Bảo Linh, Di Linh. Phân bón đa yếu tố [ĐYT] NPK Văn Điển khác biệt các loại NPK thông thường ở các đặc điểm sau đây:

Dòng sản phẩm chuyên dùng bón cho cây chè:

-ĐYT NPK 16.8.8 có các thành phân dinh dưỡng: 16% N; 8% P2O5; 8% K2O; 10% CaO; 7% MgO; 9% SiO2; 2%S; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây chè: 60%.

–ĐYT NPK 22.5.11 có thành phần dinh dưỡng: 22% N; 5% P2O5; 11% K2O; 6% CaO; 7% MgO; 9% SiO2; 2%S; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây chè: 62%.

–ĐYT NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng: 5% N; 10% P2O5; 3% K2O; 15% CaO; 9% MgO; 14% SiO2; 2%S; và đủ 6 chất vi lượng B, Zn, Cu, Mn, Co, Fe. Tổng dinh dưỡng cung cấp cho cây chè: 58%.

Giảm 50% diện tích, sản lượng trong 3 năm

Gia đình bà Lê Thị Dung [ở xã Lộc Nga] lấy chè làm cây chủ lực để lập nghiệp tại Bảo Lộc và gắn bó với nó gần nửa thế kỷ. Nhưng đến nay, chè trên vườn nhà bà chỉ còn rải rác đôi cây để phục vụ nhu cầu gia đình. Phần lớn diện tích trồng chè đã chuyển sang trồng cây ăn trái.

Đó cũng là thực trạng của nhiều nông hộ tại các vùng chè Lâm Đồng. Riêng đối với gia đình ông Lê Văn Hoạt thì trên 6 sào đất, ông trồng sầu riêng cho thu nhập khoảng 500 triệu đồng/năm nhưng nếu trồng chè, nguồn thu chỉ đạt hơn 70 triệu đồng. Ông Hoạt nói: “Trồng chè chi phí thì cao, giá bán lại thấp nên chúng tôi phải chuyển đổi thôi”.

Cây chè đã gắn với mảnh đất và con người B’lao, Bảo Lộc cũng như địa danh Cầu Đất, Đà Lạt từ bao đời nay với những thương hiệu nổi tiếng. Tuy nhiên, báo cáo của ngành chức năng Lâm Đồng cho thấy, đến nay, chỉ còn khoảng 12.300ha chè, sản lượng đạt khoảng 150.000 tấn, sút giảm 50% về cả năng suất và sản lượng so với năm 2016. Nguyên nhân là cây chè phải đối mặt với tình trạng giá cả bấp bênh, sâu bệnh hại, chi phí công lao động cao và chịu sự cạnh tranh với những loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Nhiều doanh nghiệp chế biến chè đã khó về nguyên liệu, lại khó về đầu ra. Vì vậy, so với năm 2016, hiện nay, đến 30% doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè ở Lâm Đồng ngừng hoạt động.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực này ngừng hoạt động hoặc chuyển đi nơi khác đều rất ngại nói lên thực trạng của mình. Và nông dân cũng không còn mặn mà với cây trồng thế mạnh này của địa phương. Ông Lê Viết Thống - Phó Chủ tịch Hội Nông dân TP.Bảo Lộc [Lâm Đồng] - đề xuất: “Chúng tôi mong muốn có một giải pháp về giống và đầu ra để giữ ổn định diện tích chè, đồng thời người trồng chè có thu nhập. Nếu không, thương hiệu chè Blao sẽ bị mai một”.

Chú trọng chất lượng hơn số lượng

Trên cả nước, rất ít địa phương có điều kiện canh tác chè, đặc biệt là chè Olong [trà Ô Long] chất lượng cao như Lâm Đồng. Trong lúc đa số người sản xuất chè Việt Nam đều khó khăn, những doanh nghiệp sản xuất chè Olong vẫn có chỗ đứng trên thị trường với giá bán từ 300.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/1kg.

Ông Thái Tường Dân - Giám đốc Công ty Chè cà phê Trung Tín, TP.Bảo Lộc - cho biết: “Chè Olong với những giá trị dinh dưỡng nên người tiêu dùng ưa chuộng, thị trường trong nước ngày càng được mở rộng. Tuy nhiên, để có được thị trường xuất khẩu, cần nhiều chiến lược tiếp cận”.

Trước thực trạng trên, ngành chức năng Lâm Đồng đã triển khai xúc tiến các doanh nghiệp, mở rộng liên kết, từng bước hình thành vùng nguyên liệu nhằm ổn định về số lượng. Đặc biệt tập trung sản xuất chè chất lượng cao, được cấp giấy chứng nhận. Khuyến khích các doanh nghiệp chè đổi mới, áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật phù hợp. Từng bước cơ giới hóa để tạo các sản phẩm về chè phong phú đa dạng.

Ông Nguyễn Văn Châu - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng - cho hay: “Ngành Nông nghiệp đã lường trước khó khăn ngành chè và có phương án cụ thể, trong đó chú trọng nâng cao chất lượng và xúc tiến tìm đầu ra. Chè luôn được xác định là cây trồng thế mạnh của Lâm Đồng, là loại nông sản nổi tiếng góp phần khẳng định thương hiệu nông sản địa phương. Trước những biến động của thị trường và sự cạnh tranh của các loại cây trồng có giá trị kinh tế khác, cây chè đang chịu một sức ép không nhỏ”.

Soạn văn 9 tập 1 ngắn nhất

Soạn văn 9 tập 2 ngắn nhất

Bài soạn văn lớp 9 siêu ngắn

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 1

Giải VNEN tiếng Anh 9 tập 2

Câu hỏi xoay quanh Địa lý 9

Giải môn Giáo dục công dân lớp 9

+ Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chè lớn nhất nước nhờ những điều kiện thuận lợi: - Chè là cây có nguồn gốc cận nhiệt, Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao, khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh và có nhiều diện tích đất feralit thích hợp để trồng chè. - Có vùng trung du với các đồi thấp, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh chè.

- Chè là cây trồng truyền thống, nhân dân có nhiều kinh nghiệm trồng chè.

Cây chè từ lâu gắn liền với cuộc sống người dân Lâm Đồng, trong sinh hoạt hàng ngày và trong sản xuất, giúp xóa đói giảm nghèo, cải thiện chất lượng, đời sống người dân nơi đây. Được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, Lâm Đồng trở thành địa phương có diện tích trồng chè lớn nhất cả nước. Thông qua bài viết này, Yêu Trà Việt mong muốn gửi đến quý trà hữu cái nhìn tổng quát về vùng chè Lâm Đồng – một trong những vùng trà nổi tiếng nhất cả nước.

Ngược dòng lịch sử

Cây chè có lịch sử phát triển khá lâu đời ở Lâm Đồng. Lịch sử canh nông ở địa phương ghi chép rằng, cây chè xuất hiện trên đất Lâm Đồng vào đầu năm 1927 tại Cầu Đất [Đà Lạt]. Người có công du nhập cây chè và nghề làm trà là một công dân người Pháp, tên của ông là Romoeville. Trong chương trình khai thác thuộc địa, từ năm 1925 đến 1939, Khâm sứ Trung kỳ đã ráo riết triển khai thực hiện nghị định về việc chuyển nhượng đất ruộng rẫy của đồng bào thiểu số, hợp thức hóa việc chiếm đất của người Thượng trên cao nguyên Trung phần. Cùng với việc đất đai của đồng bào bị cướp trắng là 500 ngàn héc-ta đồn điền, nông trại của các ông chủ Pháp và Nam Triều cũng ra đời từ thời điểm đó.

Người dân thu hái chè tại Bảo Lộc

Tình hình phát triển

Nằm ở độ cao 800-1.000m so với mực nước biển, được thiên nhiên ưu đãi, đất đai màu mỡ, khí hậu thích hợp cho sự phát triển của cây chè, vì thế chất lượng chè Lâm Đồng luôn được đảm bảo với hương vị thơm ngon với vị ngọt đặc trưng. Hiện nay, tổng diện tích chè trên toàn tỉnh với khoảng 23.000 ha chè. Chè Lâm Đồng từ lâu đã nổi tiếng với những thương hiệu: Tâm Châu, Lễ Ký, Quốc Thái,… cùng với những danh trà có giá trị cao như: trà ô long, trà xanh, trà đen,… Tại Lâm Đồng, cây chè được trồng tập trung chủ yếu ở Bảo Lộc, Bảo Lâm, Di Linh,…

Công tác chuyển đổi giống chè luôn được tỉnh quan tâm triển khai thực hiện đến các địa phương hàng năm thông qua việc hỗ trợ từ đề án chuyển đổi giống cây trồng, chương trình nông nghiệp công nghệ cao. Diện tích chè hạt giống cũ hàng năm được các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi sang diện tích có năng suất, chất lượng cao gắn với các doanh nghiệp thu mua, chế biến như giống chè BT14, Olong, Tứ quý, Kim Tuyên, Ngọc Thúy.

Búp chè xanh tại vùng chè Lâm Đồng

Tỉnh Lâm Đồng rất nỗ lực trong việc hướng dẫn nông dân áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là về cơ cấu giống mới, thu hái, sơ chế, tiến tới đầu tư sản xuất các sản phẩm có chứng nhận, đạt tiêu chuẩn “an toàn thực phẩm” phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu…Thu hút các dự án đầu tư xây dựng và nâng cấp các cơ sở chế biến, đóng gói, đóng hộp… theo tiêu chuẩn tiêu dùng và xuất khẩu.

Thương hiệu chè B’Lao

Nhắc đến trà Lâm Đồng, người dân sẽ nghĩ ngay đến vùng đất cao nguyên B’Lao ngày xưa, tức Bảo Lộc ngày nay. Bảo Lộc nằm trên tuyến quốc lộ 20, cách thành phố Đà Lạt khoảng 110km. Tại đây, cây chè lặng lẽ sinh sôi, len lỏi vào cuộc sống người dân, mỗi gia đình, mỗi góc phố, con hẻm. Chè bắt đầu làm quen với đất B’Lao từ các đồn điền của người Pháp như đồn điền Felit B’Lao, B’Lao Sierré…rồi sau đó là sự ra đời của các trang trại, các rẫy trà, vườn trà được trồng trong các hộ gia đình. Từ đó, ở vùng đất này đã xuất hiện một tầng lớp cư dân đông đảo chuyên sống bằng nghề trồng chè hoặc chế biến trà hương. Một thế giới riêng của những người làm nghề trà trên đất bazan đã khai mở từ gần 80 năm trước.

Đồi chè Tâm Châu, Bảo Lộc

Trà Bảo Lộc chiếm khoảng ¼ diện tích trà cả nước với nhiểu chủng loại. Trong những năm gần đây, Bảo Lộc không những chỉ tập trung vào công nghiệp phát triển trà trong nước mà còn tận dụng những lá trà ngon để xuất khẩu nước ngoài. Vì vậy mà Bảo Lộc trở thành thương hiệu sản xuất trà lớn nhất nước ta. Bên cạnh đó, ngành du lịch tại Bảo Lộc cũng phát triển hơn hẳn vì nhận được nhiều sự quan tâm và chú ý của du khách đối với các đồi chè xinh đẹp tại nơi đây.

Cao nguyên Bảo Lộc

Trà Ô long Bảo Lộc

Trà Ô long là loại trà nổi tiếng của vùng chè Lâm Đồng, được ưa chuộng ở nhiều nơi trên thế giới. Trà Ô long có nguồn gốc ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, sau đó du nhập vào Đài Loan và phát triển thịnh vượng. Nhu cầu tiêu thụ trà trên toàn thế giới đã mang giống trà ô long về Việt Nam, và vùng đất Bảo Lộc, Lâm Đồng là địa phương thích hợp nhất cho sự phát triển tuyệt vời của cây trồng này.

Tại Bảo Lộc có 3 giống trà ô long nổi tiếng: trà ô long Kim Tuyên, trà ô long Long Thuần và trà ô long Tứ Quý. Trà ô long Bảo Lộc nổi tiếng vì được sinh trưởng ở độ cao 1.000m so với mực nước biển, khí hậu quanh năm sương mờ bao phủ, đất đai màu mỡ, thích hợp cho sự phát triển cây trà. Cùng với đó là quy trình chế biến trải qua nhiều công đoạn: làm héo, quay hương, xào diệt men, vò chuông, vò định hình, sấy,… Để có được loại chè ô long ngon, người dân Bảo Lộc phải tuân thủ quy trình chế biến khắt khe từ khâu thu hái đến thành phẩm chè khô.

Trà ô long Bảo Lộc nổi tiếng của vùng chè Lâm Đồng

Trà ô long trồng tại Bảo Lộc có hương mùi rất thơm và bền, vị nồng hậu, nước xanh hoặc xanh vàng, bã xanh. Có thể nói Lâm Đồng là vùng đất phù hợp nhất với giống trà ô long này, bởi khí hậu tự nhiên và thổ nhưỡng ở đây có thể cho ra những sản phẩm ô long hảo hạng không thua kém gì trà ô long được trồng trên các vùng núi cao của Đài Loan, Trung Quốc.

Yêu Trà Việt là một diễn đàn chia sẻ các kiến thức văn hóa trà Việt, các địa danh trà quán góp phần mang đến những giá trị tốt đẹp nhất tới cộng đồng yêu trà Việt.

Hãy kết nối với chúng tôi qua:

Group Facebook: //www.facebook.com/groups/yeutraviet

Fanpage: //www.facebook.com/YeutraViet

Youtube: //www.youtube.com/c/yeutravietOfficial

Tiktok: //www.tiktok.com/@yeutraviet

Video liên quan

Chủ Đề