Tại sao gọi là sương muối

Mùa thu thường có sương mù vì không khí giải nhiệt mau lẹ hơn đất hay nước. Vào lúc sẩm tối, sương mù nhẹ thường xuất hiện gần mặt đất ở những vùng đất thấp, trũng. Ban đêm mặt đất trở nên mát hơn nên không khí tiếp giáp với mặt đất cũng trở nên lạnh hơn. Chính tại nơi này, không khí lạnh gặp không khí ẩm hơn ở phía bên trên, thế là sương mù hình thành.

Nói chung, sương mù ở thành phố dày đặc hơn sương mù ở quê. Bởi vì, không khí ở thành phố nhiều bụi và muội than hòa lẫn với các phân tử nước khiến cho sương mù “cản quang” nhiều hơn. Ngoài khơi đảo Newfoundland là nơi có nhiều sương mù nhất thế giới. Ở San Francisco thì ngược lại. Cơn gió nhẹ và mát lạnh ban mai thổi trên những đụn cát ấm, nếu đêm trước mưa làm ẩm cát thì hơi ẩm bốc lên gặp cơn gió nhẹ mát lạnh kia sẽ tạo thành sương mù dày đặc.

Lý do khiến người ta thấy sương mù có vẻ dày đặc hơn mây là vì những hạt nước trong đám mây thì lớn hơn trong đám sương mù. Số lượng những hạt nước nhỏ thì hấp thụ nhiều ánh sáng hơn số lượng nhỏ những hạt nước lớn (như trong đám mây) vì vậy mà sương mù có vẻ như “đặc hơn”.

Sương muối là gì?

Mỗi buổi sáng, hai bên vệ đường, bạn thấy cái gì long lanh trên các lá cỏ, bạn đừng vội mừng vì tưởng đó là kim cương. Quả thật nó giống kim cương lạ thường, mà lại là kim cương loại tốt nữa kìa. Nhưng không, đó chỉ là những giọt sương hay là sương muối mà thôi. Vậy thì nó lại là một hiện tượng tự nhiên quá tầm thường? Vâng, tầm thường nhưng giải thích cách cấu tạo những giọt sương ấy cho lọt lỗ tai các nhà khoa học thì lại không dễ đâu. Giọt sương long lanh ấy được nói đến nhiều rồi. Bằng chứng là đã có nhiều quyển sách bề thế đề cập đến chúng rồi. Vậy mà vẫn cứ bị hiểu lầm.

Tại sao gọi là sương muối

Kể từ thời cổ Hy Lạp cho đến cách nay gần hai trăm năm, người ta vẫn tin rằng sương muối là từ trên trời rớt xuống, giông giống như mưa. Có khác chăng là ở chỗ chúng không nhiều bằng mưa, không ồn ào bằng mưa mà thôi. Nhưng thực tế, sương muối không hề rơi rớt từ đâu xuống hết.

Để hiểu được sương muối là gì, ta phải hiểu đôi chút về bầu không khí quanh ta. Trong không khí – như ta đã biết – không nhiều thì ít, ở đâu và lúc nào cũng “ẩm”, nghĩa là chứa hơi nước, không khí ẩm lại chứa nhiều hơi nước hơn không khí lạnh. Khi không khí tiếp xúc với một diện tích lạnh, hơi nước – tức là “chất ẩm” trong không khí – tụ lại thành giọt nước nhỏ xíu đọng trên diện tích đó. Sương muối là thế đó, hình thành như thế đó.

Tuy nhiên, nhiệt độ trên diện tích đó phải hạ xuống đến một mức nào đó thì sương muối mới hình thành được. Mức nhiệt độ đó gọi là “điểm sương muối” (cũng như nhiệt độ 1000C là “điểm sôi” của nước, nhiệt độ 00C là “điểm đông đặc” của nước vậy). Chẳng hạn, thả một cục nước đá vào cái ly hay lon kim loại. Đợi cho đến khi nào thành ly, thành lon kia lạnh đến cái “điểm sương” thì sương mới bám vào thành ly, thành lon đó.

Nhưng ở trong thiên nhiên thì sao? Trước hết, trong không khí ẩm phải có độ ẩm cần thiết. Rồi cái không khí ấm và ẩm đó tiếp xúc với diện tích mát hơn (nghĩa là có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ không khí). Sương muối không bám đọng dưới đất hay trên lòng đường nhựa, vì đất hay lòng đường vẫn giữ nhiệt độ (do mặt trời ban ngày tỏa xuống) ở cái mức cao hơn “điểm sương muối”. Nhưng sương muối đọng bám vào cỏ, cây có nhiệt độ thấp hơn.

Nếu vậy, tại sao ta lại nói sương muối đọng trên cây, trên lá không đích thực là sương muối? Lý do là trong số những giọt long lanh trên lá cây chỉ có một số nhỏ là sương muối, còn lại là giọt nước do chính lá cây đó tạo ra. Hơi ẩm của cây thấm qua các “khí khổng” trên lá. Đó là quá trình chuyển dịch nước đo cây hút dưới đất để nuôi dưỡng cây, lá. Quá trình này diễn ra cả trong ban ngày lẫn ban đêm. Nhưng ban ngày có ánh mặt trời làm khô lượng nước do cây tiếp cho lá. Ban đêm, quá trình tiếp nước đó vẫn tiếp tục nhưng không có ánh mặt trời, là trở nên “mát, lạnh” hơn. Thế là sương muối hình thành trên lá.

Ở vài nơi trên thế giới, sương muối tụ lại mỗi đêm có thể hứng vào chỗ chứa với số lượng đủ để làm nước uống cho súc vật. Ở Việt Nam, chỉ các tỉnh vùng núi Bắc bộ và một số vùng trung du phía Bắc mới có hiện tượng sương muối. Còn những giọt nước long lanh trên lá cây mà bạn thấy vào sáng sớm chỉ là sương mà thôi.

Tham khảo:

Vì sao trời bị nồm

Mưa ngoài hành tinh – “Chìa khóa tiết lộ khí hậu cổ đại trên các hành tinh như Sao Hỏa và các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời có thể sống được”

Đoán định cách cục

NHỮNG TOÀ NHÀ CHỌC TRỜI Ở DUBAI

Banksia

Pan Da Mu

(khoahocdoisong.vn) - Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất, hay bề mặt cây cỏ, hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh.

Hỏi: Thế nào là sương muối? Có phải vì chúng có vị mặn?

Lê Kiều Anh (Hà Nội)

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia: Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất, hay bề mặt cây cỏ, hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. Sương muối không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh. Xem ra "màu trắng" của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương "muối" ở Việt Nam cũng như trong nhiều thứ tiếng trên thế giới,

Tại sao gọi là sương muối
Tại sao gọi là sương muối

Tại sao gọi là sương muối


Câu 1: Thế nào là sương mù ? Có bao nhiêu loại sương mù ?


Sường mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km. Nó giống như mây thấp, nhưng khác ở chỗ sương mù tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây thấp. Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như:

Sương mù bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trong điều kiện trời quang mây, lặng gió.

Sương mù bình lưu hình thành khi có một khối không khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh làm cho lớp không khí sát bề mặt lạnh đi và ngưng tụ lại tạo thành sương mù.

Sương mù bốc hơi hình thành khí không khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều, khi đó hơi nước bốc lên gặp nhiệt độ lạnh trong lớp không khí bên trên nhanh chóng ngưng tụ lại.

+ Ngoài ba loại sương mù chính kể trên, trong cuộc sống hàng ngày người ta còn bắt gặp sương mù do mưa, sương mù thung lũng....

                            
Câu 2: Thế nào là mù ? Về bản chất mù có khác sương mù không ?


Mù là tập hợp của các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang. Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như trong sương mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm....

Như vậy, sương mù và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm làm giảm tầm nhìn ngang, đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không nhỏ. Tuy nhiên sương mù và mù lại khác nhau về bản chất, mù hình thành do tập hợp của các hạt bụi, khói...còn sương mù hình thành liên quan đến độ ẩm không khí ở lớp không khí sát bề mặt đất.


Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.


Câu 3: Thế nào là sương muối ?

Tại sao gọi là sương muối

Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình lạnh đi của không khí và các vật thể. Nên nhớ rằng nó không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh của tủ lạnh.Xem ra "màu trắng" của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ tiếng trên thế giới, như tiếng Anh "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm";tiếng Trung là "bạch sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Sương muối là hiện tượng nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.

Tại sao gọi là sương muối

Câu 4: Nguyên nhân hình thành sương muối ? Ở nơi nào trên nước ta hay hình thành sương muối ?


Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc Bộ thường nằm sâu trong không khí lạnh, ban đêm trời quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh đi, nhiệt độ không khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không khí ≤ 40C (trong lều khí tượng ở độ cao 2m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở mặt đất đã có thể xấp xỉ 00C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các vùng đồng bằng nước ta chỉ có sương giá (không phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số cây trồng nếu thời gian sương giá kéo dài.


Vào mùa thu, về đêm trời thường quang đãng, gió lặng, nhưng buổi sáng ta lại thấy những giọt nước long lanh đọng trên ngọn cỏ, lá cây. Đó là những hạt sương móc. Sương móc hình thành do sự ngưng hơi nước trên các vật ở gần sát mặt đất khi nhiệt độ các vật này giảm xuống dưới điểm sương của không khí. Trời quang, gió lặng chính là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành sương móc.


Nếu nhiệt độ mặt đất giảm xuống 00C hay thấp hơn, hơi nước sẽ ngưng kết thành thể rắn, xốp, có màu trắng như muối nên gọi là sương muối. Sương muối cũng là một loại thời tiết nguy hiểm vì nhiệt độ quá lạnh của nó làm chết cây trồng. Ở nước ta, hiện tượng sương muối thường xẩy ra trong các tháng mùa đông, nhất là vào các tháng 12, tháng 1 và tháng 2. Nơi hàng năm xuất hiện sương muối nhiều nhất là các tỉnh vùng núi Bắc Bộ, một số nơi trung du Bắc Bộ cũng có hiện tượng này. Thậm chí vùng núi Thanh Hóa và Tây Nghệ An (Nghệ Tĩnh) cũng có năm xuất hiện sương muối (như tháng 12 năm 1975). Các tỉnh Trung Trung Bộ trở vào đến Nam Bộ hầu như không có hiện tượng sương muối.


Câu 5: Vì sao buổi sớm mùa thu, mùa đông hay có sương mù?

Như chúng ta đã biết vào các tháng mùa thu hay mùa đông, thời gian ban đêm thường kéo dài hơn ban ngày. Vào ban ngày, ở lớp không khí sát bề mặt đã có chứa một lượng hơi nước nhất định. Nhưng khi thời gian chuyển dần vào ban đêm, nhiệt độ giảm xuống rất nhanh, biên độ nhiệt (chênh lệch giữa nhiệt độ thấp nhất và cao nhất) giữa ngày và đêm lớn, nên một phần hơi nước gần bề mặt sẽ ngưng kết lại và lớp ngưng kết này ngày càng dày khi thời gian ban đêm kéo dài. Đặc biệt khi trời quang mây, gió nhẹ, mặt đất sẽ phát xạ nhiệt vào không khí nhanh hơn, khiến nhiệt độ ở đây giảm xuống khá đột ngột. Điều đó khiến hơi nước trong không khí sát mặt đất càng dễ dàng bão hòa hơn, hình thành sương mù từ nửa đêm đến sáng sớm. Đó là nguyên nhân khiến buổi sáng mùa thu, hay mùa đông hay có sương mù.


-Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn, mở link, bài viết nhanh hơn.

-youtube.iDiaLy.com

-tiktok.iDiaLy.com

-Group: idialy.HLT.vn

-Fanpage: dialy.HLT.vn

-iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí