Tại sao google lại dùng schema markup

Thay đổi hình ảnh hiển thị của website trên Serp để thu hút nhiều lượt click đồng thời giúp các trình thu thập thông tin dễ dàng truy cập và hiểu rõ các trang nội dung. Tôi đang đề cập tới Schema markup, một hình thức mới và ít được sử dụng nhất trong SEO.

Vậy Schema markup là gì?

Sử dụng Schema Markup như thế nào tốt nhất cho SEO?

Hãy cùng tôi tìm hiều tất cả những gì về Schema Markup trong bài viết này nhé!

Schema Markup là gì? Đó là một đoạn mã được đặt trên website giúp trình thu thập thông tin có thể dễ dàng truy cập và hiểu rõ hơn trang nội dung, đồng thời giúp các công cụ tìm kiếm trả lại kết quả nhiều thông tin hơn cho người dùng.

Dưới đây là kết quả hiện thị sau khi tôi cài đặt Schema vào website:

Tại sao google lại dùng schema markup

Bạn thấy đấy, trong 10 kết quả trả lợi của Google, nếu có một điều gì đó nổi bật thì rất dễ nhận được các click từ người dùng. Đấy chính là sự khác biệt giữa việc cài đặt và không cài đặt Schema

Hiểu như thế này, thường thì Google sẽ hiển thị những kết quả rất bình thường bao gồm URL, title, meta description. Tuy nhiên với việc bạn cài đặt một loại Schema nào đó, Google sẽ trả về kết quả theo một cách khác, những kết quả rất nổi bật gây chú ý cho người dùng.

Tại sao Schema Markup lại quan trọng?

Tác dụng lớn nhất khi cài đặt các đoạn mã chi tiết của Schema Markup là thu hút ánh mắt của người dùng. Khi họ thấy các phản hồi nổi bật thì sẽ click vào tiêu đề hiển thị trang nội dung của bạn, đó là lý do vì sao cài đặt Schema Markup thường có tỷ lệ nhấp cao hơn kết quả tìm kiếm thông thường.

Nhưng thực tế Schema Markup sinh ra không phải để làm điều đó. Schema Markup giúp các công cụ tìm kiếm hiểu rõ hơn về nội dung của bạn.

Có hàng triệu trang web đang bỏ lỡ một nguồn tiềm năng SEO khổng lồ. Nếu bạn sử dụng Schema Markup, bạn sẽ tự động vượt lên trên phần lớn các đối thủ cạnh tranh của mình.

Cách tiếp cận với Schema Markup

Trước khi tiếp xúc với các đoạn mã Schema Markup bạn nên lưu ý một vài điều.

Khi các trang nội dung lọt vào trong top 10 thì bạn sẽ thấy các kết quả trả về từ việc cài Schema sẽ trở nên rõ ràng hơn. Theo tôi các bạn đừng vội cài đặt Schema trước cho các website mới.

Điều bạn cần làm là tối ưu website, xây dựng nội dung, cải thiện trải nghiệm người dùng, nội dung đáp ứng truy vấn, … Khi mọi thứ đã ổn và các từ khóa lọt vào top 10 nhiều thì chính là lúc bạn cài Schema vào website.

Google sẽ quét lại trang của bạn và xem đây là các thay đổi trong nội dung, họ sẽ trả lại kết quả hấp dẫn hơn trên Serp. Người dùng thấy hấp dẫn và họ sẽ click vào, nội dung tốt và đáp ứng người dùng, thứ hạng từ khóa sẽ càng thêm vững chắc.

Ok, bây giờ là lúc bạn tiếp xúc với Schema Markup!

Kho tài liệu Schema lớn nhất schema.org

Các bạn muốn hiểu về Schema thì có thể tham khảo schema.org nhưng nếu muốn cài đặt nhanh một mã Schema vào website thì đây không phải là nơi dành cho bạn. Nó quá phức tạp, phực tạp tới nỗi ngồi cả ngày xem cũng chẳng hiểu gì.

Dù vậy đây vẫn là kho tàng đối sánh các mẫu Schema mà bạn muốn cài vào website.

Mỗi loại Schema sẽ có một phần để diễn giải và định nghĩa các thuộc tính bên trong của loại Schema đó, phần còn lại là những ví dụ mẫu để bạn có thể tạo một Schema thích hợp.

Như tôi đã nói, đây chỉ là một kho dữ trữ để đối sánh Schema, không phải là nơi để bạn sử dụng mã để chèn vào website. Google đã lựa chọn dùm cho bạn, đó có thể là thứ mà bạn cần hoặc không nhưng nó dễ hiểu hơn.

Chọn Schema Markup từ hướng dẫn Google

Google đã tổng hợp lại tất cả các loại Schema cần thiết tương ứng với những loại nội dung khác nhau. Bạn có thể truy cập vào dữ liệu cấu trúc của Google cung cấp để biết thêm chi tiết và cấu trúc phù hợp.

Đâu đó 32 loại, quá nhiều phải không?

Hãy xem nội dung của bạn là gì và áp dụng Schema cho phù hợp. Dưới đây sẽ là những dạng cấu trúc chúng ta thường sử dụng nhất:

  • Schema Article (bài viết)
  • Schema Event (sự kiện)
  • Schema Local-Business (doanh nghiệp địa phương)
  • Schema Product (sản phẩm)
  • Schema Review Snippet (Đoạn trích thông tin đánh giá)
  • Schema sitelinks-searchbox (Hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web)

Sử dụng các mã Schema Markup từ Technicalseo

Với schema.org là kho tài liệu về Schema Markup thì Technicalseo là nơi tổng hợp các mẫu Schema Markup có sẵn. Bạn chỉ cần chọn loại mình cần, điền các thông tin cần thiết thiết thì bạn sẽ có được mã Schema Markup mình cần.

Rất nhiều tool khác nhau ở đó, bạn cần di chuyển tới Schema Generator

Tại sao google lại dùng schema markup

Trong tool này nó cũng hỗ trợ cho các bạn rất nhiều loại Schema Markup khác nhau:

Tại sao google lại dùng schema markup

Cách triển khai Schema Markup

Thực sự bạn không cần quá phải hiểu về Schema đâu và cũng không cần phải tự viết nó làm gì cả! Tất cả đều có tool lo và công việc của bạn là kiếm tra xem có sai sót nào hay không thôi!

Bay giờ tôi sẽ hướng dẫn bạn cài đặt Schema Markup cho website nhé! Chỉ hai bước thôi!

Kiểm tra Schema trên Website của bạn

Bạn cần kiểm tra cấu trúc dữ liệu của bạn xem liệu có xảy ra vấn đề nào không! Đây là bước nền để bại triển khai Schema cho website của bạn để tránh nhiều lỗi xảy ra do xung đột code.

Công cụ hỗ trợ kiểm tra mã đánh dấu Schema của schema.org sẽ hỗ trợ kiểm tra cấu trúc dữ liệu website của bạn

Tại sao google lại dùng schema markup

Một bên là mã code website và một bên là nơi thông báo các lỗi đang xảy ra trong cấu trúc dữ liệu:

Tại sao google lại dùng schema markup

Tuy nhiên khi bạn mang sang công cụ kiểm tra kết quả nhiều định dạng của Google thì lại hoàn toàn khác. Các lỗi sẽ xuất hiện, khác hoàn toàn với việc không xuất hiện lỗi ở trên.

Tại sao google lại dùng schema markup

Vậy nên tốt nhất là bạn nên kiểm tra cấu trúc dữ liệu website của mình bằng 2 công cụ tôi đã đề cập ở trên. Xử lý nhanh các lỗi đó để sang bước tiếp theo.

Triển khai mã Schema trên trang web của bạn

Sau khi xác nhận không có bất kỳ lỗi cấu trúc dữ liệu trên website, đây là lúc bạn cài mã Schema vào website của bạn. Để nhanh gọn và không làm bạn mất thời gian, chúng ta nên sử dụng Technicalseo để tạo mã Schema Markup.

Cụ thể bạn cần truy cập vào website Technicalseo, di chuyển tới Schema Generator. Chọn loại Schema mà bạn muốn cài đặt và điền các thông tin cần thiết vào. Dưới đây là ví dụ về Schema Local Business:

Tại sao google lại dùng schema markup

Những thông tin bạn điền vào bên trái sẽ xuất hiện ở đoạn mã bên phải. Copy và dãn mã này vào thẻ hoặc  trong HTML của bạn. Nếu bạn không phải là quản trị viên thì hãy nói chuyển với các quản trị viên và để họ làm công việc này.

Nếu bạn đang sử dụng wordpress, sử dụng Plugin hỗ trợ SEO cũng có thể giúp bạn cài đặt Schema Markup cho website. Cụ thể tôi sử dụng Rank Math SEO để làm điều này.

Ngay tại bước cài đặt đầu tiên, Rank Math SEO sẽ hỗ trợ bạn cài đặt mã Schema phù hợp với định dạng nội dung của bạn:

Tại sao google lại dùng schema markup

Cách theo dõi Schema Markup

Nếu các bạn đã cài đặt Google Search Consle, tất cả các loại Schema Markup sẽ được hiển thị ngay trong tính năng nâng cao.

Tại sao google lại dùng schema markup

Nhấn vào các loại Schema Markup để xem các báo cáo cụ thể. Có 3 khu vực bao gồm Lỗi – Hợp lệ nhưng có cảnh báo – Hợp lệ để bạn có thể tiện theo dõi.

Tại sao google lại dùng schema markup

Mẹo sử dụng Schema Markup tốt cho SEO

Hãy nhớ Schema không phải là một yếu tố xếp hạng của Google, nó giúp cho Google hiểu rõ nội dung của bạn hơn. Và trên hết, các kết quả trả về trên Serp tạo nên sự hấp dẫn cho người dùng.

Google hiểu rõ nội dung trang của bạn hơn khi bạn sử dụng Schema vậy tại sao chúng ta lại bỏ qua một món hời lớn này chứ

Sử dụng các mã Schema markup phổ biến nhất

Thường thì bạn sẽ sử dụng loại nội dung nào cho website?

Bài viết, sản phẩm, đánh giá, Google Business, sự kiện, câu hỏi FAQ, … Vày tất nhiên, có những loại Schema tương ứng cho những loại nội dung này

  • Schema Article (bài viết)
  • Schema Event (sự kiện)
  • Schema Local-Business (doanh nghiệp địa phương)
  • Schema Product (sản phẩm)
  • Schema Review Snippet (Đoạn trích thông tin đánh giá)
  • Schema sitelinks-searchbox (Hộp tìm kiếm cho đường liên kết trang web)
  • Schema Breadcrumb
  • Schema FAQ Page
  • Schema Organization – Logo, Contacts, Social Profile
  • Schema Person – Social Profile, Job Information
  • Schema Website – Sitelinks Searchbox

Càng nhiều Schema càng tốt

Theo các hướng dẫn về Schema từ trang Schema.Org, càng nhiều loại Schema càng tốt. Tuy nhiên bạn chỉ nên đánh dấu nội dung hiển thị cho những người truy cập trang web và không đánh dấu nội dung trong div ẩn hoặc các phần tử trang ẩn khác.

Và lẽ dĩ nhiên, bạn có loại nội dung nào thì sử dụng Schema cho loại nội dung đó.

Suy nghĩ cuối cùng về Schema Markup

Schema không phải là một thứ gì đó gây nguy hại cho website của bạn, ngược lại luôn có một lời ích to lớn khi cài đặt các mã Schema. Qua bài viết bạn đã hiểu Schema Markup là gì rồi chứ?

Schema Markup giúp Google hiểu hơn về nội dung trên website của bạn đồng thời trả lại các truy vấn hấp dẫn trên Serp thu hút con mắt người dùng. Lẽ dĩ nhiên Website của bạn sẽ nhận nhiều click hơn, cài đặt mã Schema Markup cũng là cách tăng traffic vào website đấy.

Cài đặt Schema Markup không hề khó khi có sự hỗ trợ từ Technicalseo bên cạnh là sự hỗ trợ mã từ Schema.ORG. Bạn hoàn toàn có thể triển khai Schema Markup lên website của mình.

Schema Markup là một trong những kỹ thuật SEO có thể sẽ tồn tại lâu dài với chúng ta. Tận dụng nó sẽ giúp bạn vượt mặt nhiều đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đưa từ khóa có được những thứ hạng cao hơn trên Serp