Tại sao hoa ly bị héo

Các kỹ thuật

  • Chăn nuôi [567]
  • Trồng trọt [1182]
  • Nuôi trồng thủy, hải sản [488]
  • Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác [141]
  • Môi trường nông thôn [34]
  • Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ [395]
  • Tri thức khoa học khác [118]
Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến :44
Tổng truy cập :133,641

Trồng trọt

Phòng trừ bệnh thối ngọn trên cây hoa Lily

Tìm hiểu thông tin về bệnh thối ngọn trên cây hoa Lily: nguyên nhân gây bệnh, cách nhận biết bệnh, điều kiện phát sinh phát triển bệnh, biện pháp quản lý bệnh


1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu hụt nguyên tố Canxi trong giai đoạn hình thành và phát triển nụ hoa.

Trong điều kiện che râm quá nhiều, sự thông thoáng kém, không khí quá ẩm, trời liên tục âm u, độ pH đất thấp... sẽ ảnh hưởng đến sự hòa tan của Canxi trong đất, do đó khả năng hấp thụ Canxi của hệ rễ sẽ kém đi. Điều này làm cho lượng Canxi vận chuyển đến tế bào lá non không đầy đủ làm cho tế bào chết, dẫn đến hiện tượng cháy [thối] lá ngọn.

2. Cách nhận biết bệnh

Triệu chứng đầu tiên của bệnh là mép các lá trên ngọn hơi co vào bên trong [ảnh 1], sau vài ngày triệu chứng co lá giảm đi nhưng lá non có biểu hiện mất nước, lá mềm, nhăn, sau đó xuất hiện những vết thâm nâu úng nước, đồng thời lá có những điểm bạc màu [mất diệp lục] [ảnh 2], các vết cháy khô dần xuất hiện.

Trường hợp bệnh nặng, cây không có khả năng phục hồi và các lá nõn, nụ bị thối hoặc cháy khô [ảnh 3], nụ rụng, cây không còn khả năng sinh trưởng phát triển, cho hoa bình thường [bị biến dạng hay mất 1 hoặc vài cánh hoa] [ảnh 4].

Bệnh thường phát sinh gây hại nặng ở giai đoạn cây hình thành nụ hoa, thông thường sau trồng từ 20 - 35 ngày, tùy theo giống có thời gian sinh trưởng dài hay ngắn.

3. Điều kiện phát sinh phát triển bệnh

Bệnh bắt đầu xuất hiện khi cây hình thành nụ, đây là giai đoạn cây hoa Lily thường bị Sốc sinh lý và rất mẫn cảm với sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất trung lượng và vi lượng, trong đó có Canxi.

Ở vụ Đông Xuân, điều kiện ẩm độ không khí cao, số giờ nắng thấp, kết hợp với điều kiện nhà lưới hoặc mái che không thông thoáng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng trao đổi chất ở các lá ngọn, đặc biệt là khả năng hấp thụ dinh dưỡng, nhất là việc hấp thụ Canxi bị ngừng trệ, tế bào lá non bị chết dẫn đến hiện tượng quăn mo lá, bạc lá, cuối cùng là thối ngọn.

Trường hợp cây được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là Canxi và các chất trung, vi lượng khác thì sẽ hạn chế được bệnh phát sinh, cây bị bệnh nhẹ và khả năng phục hồi phục cũng nhanh hơn.

4. Biện pháp quản lý bệnh

- Chọn giống ít bị bệnh như giống Belladona, Yelloween, Manissa, Concador, hạn chế trồng những giống bị bệnh nặng như giống Lesotho, Sorbonne

- Điều tiết ánh sáng hợp lý; cải thiện điều kiện thông gió trong vườn để tạo sự thông thoáng, tăng cường sự hấp thu các chất dinh dưỡng của cây.

- Điều chỉnh độ pH đất phù hợp với sinh trưởng phát triển của cây hoa Lily [Độ pH thích hợp cho Lily khoảng từ 5,5 - 6,5].

- Bổ sung phân bón lá để giúp cây sinh trưởng mạnh ngay ở giai đoạn đầu. Sử dụng phân bón có hàm lượng Canxi cao để bón lót và sau trồng 10, 20, 30 ngày. Với phân bón vào gốc khuyến cáo bón 2kg phân Calcium nitrate 26,5% cho 1.000 chậu [cây] hoa Lily/lần bón.

- Khi phát hiện các lá ngọn dính chùm, nên dùng tay tách các lá ra để tạo sự thông thoáng, hạn chế bệnh gây hại nặng.


9905-ntm.001926_phong-tru-benh-thoi-ngon-tren-hoa-lily.pdf

Về trang chủ
Các tin liên quan
  • Phòng trừ một số sâu bệnh hại chủ yếu cho cây bưởi giai đoạn phát triển quả [18/08]
  • Kỹ thuật trồng Xoan ta [16/08]
  • Biện pháp phòng trừ cỏ tranh [16/08]
  • Phòng trừ ruồi đục quả Bưởi theo IPM [16/08]
  • Một số biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bí xanh cho năng suất cao [16/08]
  • Chăm sóc bưởi thời kỳ ra hoa, đậu quả non [16/08]

Video liên quan

Chủ Đề