Tại sao không cài được máy in trên win 10

Máy in là một thiết bị không thể thiếu trong khối văn phòng, nó gắn liền với các hoạt động văn phòng hiện nay. Nhưng dù cho thiết bị này đã ngày một hoàn thiện hơn nhưng trong quá trình sử dụng bạn vẫn thường gặp một số sự cố. Đặc biệt khi máy tính của bạn nâng cấp hệ điều hành thì rất dễ xuất hiện lỗi máy tin không hoạt động trên windows 10. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra một số cách khắc phục lỗi máy in không hoạt động trên windows 10.

Trước khi đi vào chi tiết cách khắc phục thì chúng ta nên biết nguyên nhân trực tiếp gây ra lỗi là gì. Khi xảy ra lỗi máy tin không hoạt động trên windows 10 thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến lỗi. Có thể là do máy in của bạn ở đời cũ không hỗ trợ hệ điều hành windows 10 hay nói cách khác là không hỗ trợ driver win 10. Hoặc có thể do win 10 tự động updade làm lỗi máy in. Virus cũng có thể là một nguyên nhân. Khi bạn chọn chế độ offline cho máy in cũng dẫn đến lỗi như trên. Một nguyên nhân nữa đó là hỏng cổng kết nối máy in.

1. Do máy in không hỗ trợ cài driver win 10

Máy in đời cũ không hỗ trợ cài đặt driver win 10, do vậy bạn cố cài đặt thì kết quả vẫn là không thực hiện được. Cách kiểm tra máy in của bạn có hỗ trợ cài đặt driver win 10: 

Bước 1: Gõ thông tin cần tìm driver máy in trên thanh công cụ tìm kiếm internet.

Bước 2: Bạn nhấp vào đường link đến trang tìm driver 

Bước 3: Tiếp theo chọn đúng tên máy in của bạn sau đó chọn hệ điều hành Windows hoặc OS → Chọn phiên bản windows và số bit của bản win → Nhấn nút Change.

2. Khởi động lại thiết bị 

Trong trường hợp nếu như máy in của bạn không hoạt động và nó không phải là đời quá cũ thì trước tiên bạn nên khởi động lại máy tính và máy in của mình và chờ cho đến khi hoàn thành kết nối hai thiết bị. Nếu máy in của bạn sử dụng cáp USB thì sau khi máy in khởi động lại xong, bạn hãy thử xem máy in đã hiện trạng thái online hay chưa.

3. Lỗi máy in đang ở chế độ offline

Lỗi máy in không hoạt động trên Windows 10 nhiều khả năng có thể do bạn hay ai đó vô tình thiết lập máy in sang chế độ offline. Do đó các bạn có thể thực hiện theo các bước sau đây để kích hoạt lại trạng thái khởi động cho máy in trên windows 10.

Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lênh control panel rồi nhấn Enter hoặc OK.

Bước 2: Hộp thoại Control Panel hiện ra, các bạn nhấn vào View devies and printers.

Bước 3: Tiếp theo, nhấp đúp chuột lên máy in. Tại đây các bạn nhấn vào nút Printer rồi bỏ tích tại các tùy chọn Pause Printing và Use Printer Offline.

4. Sử Dụng Trình Xử Lý Sự Cố Máy In Trên Windows

Hệ điều hành của windows 10 xảy ra lỗi nó cũng là nguyên nhân dẫn đến lỗi máy tính không hoạt động. Khi đó chúng ta sẽ cần sử dụng đến công cụ xử lý lỗi troubleshooter của Windows.

Bước 1: Truy cập vào Control Panel bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập lênh control panel rồi nhấn Enter hoặc OK

Bước 2: Tại đây các bạn nhấn vào View devies and printers

Bước 3: Tiếp theo các bạn nhấn chuột phải lên máy in và chọn Troubleshoot để kiểm tra dịch vụ, thiết lập mạng,..

Kết luận: Qua bài viết này, mong rằng bạn sẽ dễ dàng khắc phục được lỗi máy in không hoạt động trên windows 10. Nếu có vấn đề gì cần giải đáp, bạn hãy comment ở phía dưới, chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn nhanh chóng nhất có thể. Chúc bạn thành công!

Như nhiều bạn chưa biết, các máy in ngày nay có thể kết nối với nhiều máy tính một lúc thông qua mạng nội bộ LAN để chia sẻ việc sử dụng với nhiều người. Tuy vậy, có đôi lúc việc chia sẻ này trên Windows 10 không được suôn sẻ, làm cho bạn không tìm thấy hoặc không kết nối được với máy in trong mạng LAN Win 10. Vậy làm thế nào để khắc phục lỗi này? Hãy cùng GIA TÍN Computer – Công ty chuyên bán Máy in tại Đà Nẵng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Hướng dẫn cách fix lỗi không kết nối được máy in qua mạng LAN Win 10

1. Đảm bảo đã chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách

Trước khi đi vào sửa lỗi, bạn cần đảm bảo đã tiến hành việc chia sẻ máy in qua mạng LAN đúng cách, chi tiết các bước bạn có thể tham khảo bài Cách share máy in qua mạng LAN Win 10.

Nếu đã thực hiện các bước trên mà vẫn không kết nối được, ta bắt đầu thử những cách sửa lỗi khác.

2. Sử dụng trình sửa lỗi Troubleshoot

Một trong những phương pháp đơn giản nhất để sửa các lỗi liên quan tới thiết bị ngoại vi chính là trình Troubleshoot.

Bước 1: Đầu tiên bạn bấm tổ hợp phím Windows + I để mở Settings và chọn Update & Security trong cửa sổ chính.

Bước 2: Tiếp theo, bạn nhấp chọn mục Troubleshoot ở danh mục bên trái, màn hình bên phải bạn chọn Printer và bấm nút Run the troubleshoot để hệ thống quét và tự động sửa lỗi.

Ngoài ra, các bạn cũng nên thực hiện tương tự với mục Hardware and Device để kiểm tra toàn diện các thiết bị ngoại vi luôn. Sau khi sửa xong thì thử kết nối lại xem đã nhìn thấy máy in trong mạng LAN chưa nhé!

3. Kiểm tra Driver

Đôi khi, dù bạn đã thực hiện việc chia sẻ máy in qua mạng LAN, nhưng công đoạn cài driver cho thiết bị lại bị lỗi hoặc bị thiếu, do vậy dù đã nhìn thấy máy in nhưng bạn lại không thể kết nối thành công. Bởi vậy, các bạn cần kiểm tra, cần thiết thì xoá driver cũ và cài lại driver mới cho máy in.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run sau đó nhập vào lệnh “devmgmt.msc” và bấm OK để mở Device Manager.

Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, bạn mở rộng mục Print queues và thực hiện việc update, xoá và cài lại driver.

» Chi tiết: Cách kiểm tra và cài đặt Driver cho Windows 10 chuẩn nhất

4. Chạy lại trình tìm kiếm máy in trên Windows 10

Đôi khi chẳng phải vì thiết lập không đúng, cũng không phải vì thiếu driver mà lỗi nằm chính ở máy tính của bạn, cụ thể ở đây là công đoạn quét tìm máy in trong mạng LAN.

Bước 1: Đầu tiên, các bạn bấm tổ hợp phím Windows + I, cửa sổ mới hiện lên bạn nhấp chọn mục Devices.

Bước 2: Tiếp theo chọn Printers & Scanners từ danh mục bên trái và chọn Add a printer or scanner để máy tính quét các máy in có thể kết nối. Nếu bạn không tìm thấy máy in cần kết nối, tiếp tục bấm vào mục The printer that I want isn’t listed.

Bước 3: Trong cửa sổ mới, bạn tích chọn vào mục Add a Bluetooth, wireless or network discoverable printer, bấm Next và chờ máy tính quét lại các thiết bị trong mạng LAN.

Nếu không có vấn đề gì thì thiết bị máy in sẽ hiện ra, bây giờ bạn có thể thoải mái kết nối máy in qua mạng LAN Windows 10 rồi đấy.

Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Video liên quan

Chủ Đề