Tại sao không vào được ổ d

Hãy chia sẻ trải nghiệm về một sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn đang cảm thấy tốt nhé! Thông tin nay sẽ giúp ích cho rất nhiều người "đi sau" đấy.
VIẾT NGAY, DỄ LẮM NEK! MarsURL.com: Lấy URL ảnh trong 3 giây, dung lượng đến 20MB và tồn tại trong 3 NGÀY.
TẢI ẢNH NGAY MarsReels: Tải Photo/Video/Reels/Stories/IGTV Instagram trong 3 GIÂY.
TRUY CẬP NGAY MarsPaste.com: Giải pháp nhanh nhất để chia sẻ văn bản/code online.
Xem ngay

Trong quá trình sử dụng máy tính hệ điều hành Windows 10, đôi lúc bạn sẽ gặp phải tình huống không vào được ổ C và xuất hiện thông báo lỗi. Vậy lý do vì sao dẫn đến lỗi này và cách khắc phục như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời vấn đề này.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết về cách gia tăng dung lượng ổ C trên Windows 10 mà mình vừa chia sẻ rất chi tiết trong thời gian vừa rồi.

Có hai nguyên nhân chính khiến người dùng không vào ổ C được. Thứ nhất là do bạn không có quyền truy cập vào ổ đĩa, và thứ hai có thể là do ổ C xuất hiện những bad sector. Thông thường lỗi xuất hiện kèm theo thông báo Access Denied hoặc thông báo tương tự.

Những cách khắc phục lỗi không truy cập được ổ C trên Win 10

Nếu bạn gặp phải trường hợp truy cập ổ đĩa bị từ chối thì có thể làm theo những cách bên dưới nhé.

Lý do này xuất hiện khá thường xuyên, không có quyền sở hữu phân vùng truy cập sẽ dẫn tới việc bị từ chối truy cập vào ổ C. Chúng ta khắc phục bằng cách lấy lại quyền sở hữu phân vùng này, các bước tiến hành như sau:

Bước 1. Nhấn chuột phải lên ổ C [hoặc phân vùng bạn muốn có quyền sở hữu] => và nhấn vào Properties.

Bước 2. Cửa sổ mới sẽ xuất hiện, bạn click vào tab Security => sau đó chọn Advanced để làm xuất hiện cửa sổ cài đặt Advanced Security Settings.

Bước 3. Tại đây bạn nhấp vào tùy chọn Change như hình bên dưới. Ngay sau đó cửa sổ Select User or Group sẽ hiện lên.

Bước 4. Bây giờ bạn hãy nhập vào tài khoản người dùng [User] cửa mình vào ô Enter the object name to select và nhấn OK.

Bước 5. Lúc này bạn đã có quyền sở hữu phân vùng ổ cứng, nếu muốn tài khoản có toàn quyền truy cập vào phân vùng thì hãy nhấp chuột phải vào đó => chọn Properties => sau đó chọn tab Security.

Bước 6. Tiếp theo hãy click chọn Edit => chọn tiếp vào tài khoản của bạn => chọn Full control => sau đó nhấn OK là xong.

Một cách khác mà bạn có thể thử nếu máy tính không vào được ổ C đó là chuyển profile user hiện tại sang profile user admin. Các bước tiến hành như sau:

Bước 1. Đầu tiên bạn cần truy cập vào Control Panel, có thể áp dụng cách nhấn vào phím Windows => nhập tìm kiếm với từ khóa Control Panel => sau đó click vào kết quả.

Bước 2. Nhấn vào Change account type => và nhấp vào tài khoản User của bạn.

Bước 3. Cửa sổ mới hiện ra, bạn nhấn chọn Administrator => cuối cùng nhấn vào Change account type. Bây giờ bạn hãy thử truy cập vào ổ C để kiểm tra nhé.

Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến bạn truy cập ổ C bất thành trên máy tính Windows 10. Lúc này công cụ System File Checker có thể phát huy tác dụng quét và sửa lỗi bad sector.

Bước 1. Bạn nhấn Windows + S sau đó nhập từ khóa cmd => chọn Run as administrator.

Bước 2. Tiếp theo, bạn hãy nhập vào các lệnh sau [copy và paste] và nhấn Enter sau mỗi lệnh.

sfc /scannow chkdsk c: /f /r bootrec /fixmbr bootrec /fixboot bootrec /scanos bootrec /rebuildbcd

Cách cuối cùng mà bạn có thể áp dụng nếu vẫn không vào được ổ C là phải thay thế ổ đĩa cũ sang một ổ đĩa mới. Lúc này công cụ AOMEI Partition Assistant sẽ là giải pháp tuyệt vời.

Trong trường hợp không truy cập vào ổ C được thì đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể copy ổ đĩa từ quá trình boot bình thường. Nếu không có sẵn USB boot, bạn có thể tạo USB boot bằng công cụ AOMEI Partition Assistant sau đó vào WinPE để sao chép ổ đĩa.

Để sao chép ổ đĩa bằng AOMEI Partition Assistant, các bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây.

Bước 1. Đầu tiên bạn cần tải về phần mềm AOMEI Partition Assistant sau đó mở công cụ lên. Tiếp theo bạn tạo USB boot và boot từ thiết bị này, tiếp tục vào WinPE. Sau đó giao diện chính của phần mềm AOMEI Partition Assistant sẽ xuất hiện.

Bước 2. Click chuột vào ổ đĩa bạn muốn sao chép và nhấn Disk Clone.

Bước 3. Một cửa sổ mới sẽ xuất hiện, bạn nhấn vào Clone Disk Quickly => chọn Next.

Bước 4. Chọn tiếp ổ đĩa đích để chuyển ổ đĩa nguồn sang => nhấn Next.

Bước 5. Cuối cùng nhấn vào Apply để lưu lại thay đổi.

Bây giờ bạn có thể boot từ ổ đĩa mới, dữ liệu trên ổ mới giống với ổ cũ. Tuy nhiên cách làm này tiềm ẩn vấn đề lỗi hệ thống, nếu quan trọng thì tốt nhất bạn nên nhờ tới chuyên gia hoặc không thì hãy cài đặt lại Win.

Trên đây là một số phương pháp có thể giúp bạn khắc phục vấn đề lỗi truy cập vào ổ đĩa trên Windows. Hi vọng những thông tin này hữu ích với bạn và nếu như có câu hỏi hoặc góp ý nào khác liên quan đến bài viết thì đừng quên để lại lời bình của bạn trong phần dưới đây.

Video liên quan

Chủ Đề