Tại sao lòng trắng mắt bị vàng

Lòng trắng mắt bị vàng ở trẻ em và người lớn là do những nguyên nhân nào? Có phải đây là hiện tượng bình thường? Hay cơ thể đang gửi một tín hiệu báo động đến cho chúng ta? 

Thế nào là lòng trắng mắt bị vàng?

Đôi mắt tuy nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Mắt giúp ta thấy và nhận biết được mọi sự vật, sự việc xung quanh, là “cửa sổ tâm hồn” của mỗi người.

Nhìn từ bên ngoài, ta có thể thấy đôi mắt được cấu thành bởi các bộ phận:

  • Lông mi và mi mắt
  • Củng mạc
  • Giác mạc
  • Kết mạc [hay còn được biết đến là lòng trắng mắt]
  • Mống mắt
  • Đồng tử [hay còn được gọi là tròng đen]

Ở mô mắt khoẻ, phần kết mạc sẽ có màu trắng. Và khi phần lòng trắng mắt bị vàng, nó có thể nói lên sức khoẻ đang gặp một vấn đề nào đó.

Lòng trắng mắt bị vàng khi cơ thể có quá nhiều một chất hóa học có tên là bilirubin. Bilirubin vốn là thành phần bình thường của cơ thể, được hình thành sau khi tế bào hồng cầu bị phá hủy.

Bình thường nếu chỉ số ổn định thì sẽ không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu nồng độ bilirubin tăng lên trong máu quá nhiều, hoặc vì lí do nào đó đáp ứng chuyển hóa của gan không đủ thì nó sẽ tích lũy lại và gây ra hoàng đản, khiến mắt chuyển sang màu vàng.

Vì sao xảy ra hiện tượng lòng trắng mắt bị vàng ở người lớn?

Viêm gan

Chắc chắn bạn đã từng nghe qua về viêm gan A, B và C; và chúng là các loại virus gây viêm gan phổ biến. Viêm gan do virus có thể xảy ra ở tình trạng cấp tính hay mạn tính [kéo dài ít nhất 6 tháng].

Khi bị viêm gan thì lá gan của chúng ta sẽ bị tổn thương. Từ đó ảnh hưởng tới hoạt động của gan đối với bilirubin, cuối cùng dẫn đến tình trãng lòng trắng mắt bị vàng. Ngoài nguyên nhân do virus, gan cũng có thể bị viêm do một số thuốc điều trị hoặc do các bệnh lý tự miễn.

Sỏi mật

Mắt bị vàng là triệu chứng của bệnh gì? Có thể là bạn đã bị sỏi mật. Đây là nguyên nhân gây tắc mật phổ biến nhất. Khi xuất hiện ở trong các ống dẫn mật, sỏi mật có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn đường lưu thông của mật từ gan xuống túi mật cũng như xuống tá tràng. Và trong trường hợp đó, nồng độ bilirubin trong máu sẽ tăng lên và gây hoàng đản, khiến lòng trắng mắt bị vàng.

Ngoài ra, cũng có một số nguyên nhân khác khá hiếm gặp liên quan đến ống mật chủ cũng gây nên lòng trắng mắt bị vàng như:

  • Teo đường mật bẩm sinh
  • Viêm đường mật nguyên phát 
  • Viêm đường mật xơ hóa nguyên phát 

Uống quá nhiều rượu

Nếu bạn hay người thân gặp tình trạng lòng trắng mắt bị vàng, có thể là bạn đã và đang nghiện rượu tối thiểu từ 8-10 năm, và lúc này lá gan bạn đang “biểu tình”. Khi tiêu thụ quá nhiều rượu trong thời gian dài, có thể xuất hiện tình trạng viêm và phá hủy tế bào gan, gây ảnh hưởng nặng nề tới hoạt động chức năng của gan.

Nhiễm trùng gan cũng là nguyên nhân khiến lòng trắng mắt bị vàng

Lá gan ngoài nhiễm virus hay bị bệnh lý thì củng có thể bị nhiễm trùng như sán lá gan - một loại ký sinh trùng tại gan. Việc nhiễm trùng sán có thể bị qua đường ăn uống như không ăn chín uống sôi một số loại thịt cá; hay ăn phải các loại thực vật bị nhiễm.

Phản ứng khi truyền máu

Nghe thì có vẻ lạ lẫm nhưng thực tế đôi khi mắt bị vàng có thể là do nhóm máu không thích hợp trong quá trình truyền máu. Khi truyền máu nhưng không tương thích thì có thể dẫn tới việc xảy ra các phản ứng miễn dịch để phá hủy các hồng cầu mới truyền vào, giải phóng ra bilirubin. Tuy nhiên, với trình độ chuyên môn cao thì hiện nay thì việc truyền nhóm máu không thích hợp hiện nay rất hiếm gặp.

Còn trẻ sơ sinh mắt bị vàng là triệu chứng của bệnh gì?

Gan trẻ sơ sinh vẫn chưa hoàn thiện và đang trong giai đoạn phát triển nên có thể chưa xử lý tốt để loại bỏ bilirubin. Và từ đó gây nên tình trạng ứ đọng ở mật và trẻ sơ sinh có thể bị vàng mắt.

Các bé có nguy cơ cao bị mắt vàng do ứ mật là:

  • Em bé sinh non [em bé sinh trước 37 tuần]
  • Bé không nhận được đủ lượng sữa mẹ cần thiết
  • Nhóm máu của trẻ sơ sinh không tương thích với nhóm máu của mẹ

Ngoài ra, cũng có các bệnh lý tiềm năng cũng có thể khiến lòng trắng mắt bị vàng ở trẻ là:

  • Nhiễm trùng
  • Vấn đề ở gan
  • Thiếu enzyme
  • Bầm tím khi sinh hoặc chảy máu nội bộ.

Ở bất cứ trường hợp nào, việc đến thăm khám với bác sĩ là vô cùng cần thiết ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Không nên ỷ y là hiện tượng này là bình thường và qua một thời gian sẽ tự hết. 

Xem thêm:

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Vàng mắt là một trong những dấu hiệu cảnh báo về tình hình sức khỏe!

Mức độ quá cao của bilirubin trong máu là nguyên nhân gây ra vàng da, vàng mắt. Đây là một chất thải màu vàng được tìm thấy trong mật, gan. Khi có quá nhiều bilirubin trong máu, nó có thể xâm nhập vào các mô xung quanh như da, mô mắt và khiến nó có màu vàng.

Nguyên nhân gây vàng mắt ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là rất phổ biến vì gan của trẻ sơ sinh vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Bilirubin thường hình thành nhanh và nhiều, gây ra vàng da. Một trong những dấu hiệu rõ ràng nhất của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh là bị vàng mắt.

Khi trẻ sơ sinh có các triệu chứng sau: Da vàng, hay cáu gắt, rối loạn ăn uống, sốt… cần đưa con đi khám bác sỹ ngay lập tức.

Hầu hết các trường hợp vàng da sơ sinh là vô hại và sẽ giải quyết được khi gan của bé trưởng thành.

Nguyên nhân gây vàng mắt ở trẻ lớn và người lớn:

Có 3 nguyên nhân có thể gây vàng mắt ở trẻ lớn và người lớn là:

- Bệnh vàng mắt do tổn thương tế bào gan:

Tế bào gan bị tổn thương làm cho mật ở các vi mật quản dễ thẩm thấu vào các vi huyết quản, cùng với đó là các vị trí mật quản cũng bị tổn thương, tiết nhiều chất nhầy làm thành các nút nhầy gây tắc các vi mật quản đó, gây ra hiện tượng vàng mắt.

-  Bệnh vàng mắt do tắc mật:

Khi mật bị tắc, không xuống được ống tiêu hóa nên ứ lại trong gan và thấm vào máu làm tăng bilirubin máu, gây ra vàng mắt.

-  Bệnh vàng mắt do tan huyết:

Khi hồng cầu bị vỡ nhiều đã giải phóng rất nhiều bilirubin và gây ra hiện tượng vàng mắt.

Ngoài ra, viêm tụy [sự nhiễm trùng của tuyến tụy gây ra nó sưng lên có thể dẫn đến bệnh vàng da, vàng mắt]; bệnh ung thư [một số ung thư có thể gây vàng da, vàng mắt, bao gồm ung thư gan và ung thư tụy.]

Trẻ em lớn và người lớn có thể nhận thấy vàng da, vàng mắt bên cạnh các triệu chứng khó chịu khác như: Ngứa da, mệt mỏi, viêm dạ dày, sốt, nước tiểu sẫm màu,…

Có một vài nguyên nhân gây hại của bệnh vàng da ở trẻ lớn và người lớn mà ít phổ biến hơn. Ví dụ, hội chứng Gilbert là một bệnh di truyền về gan, do gan không xử lý được bilirubin bình thường. Hội chứng Gilbert có thể gây ra vàng da, vàng mắt và hội chứng ruột kích thích. Tuy nhiên, tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh hoặc làm tăng nguy cơ biến chứng.

Khi bị vàng da, vàng mắt, người bệnh có thể kèm theo các dấu hiệu như ngứa toàn thân, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa, phân bạc màu, nước tiểu sậm màu… Về lâu dài, bilirubin không được đào thải có thể quay ngược trở lại “đầu độc”  gan. Do đó, để làm giảm các triệu chứng vàng da thì phải tăng cường lưu thông đường mật để hạn chế sự ứ trệ dịch mật càng sớm càng tốt. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, sử dụng 8 thảo dược truyền thống gồm Uất kim, Chi tử, Hoàng bá, Sài hồ, Diệp hạ châu, Nhân trần, Kim tiền thảo, Chỉ xác sẽ giúp tăng vận động đường mật, tăng số lượng dịch mật, nhờ đó hạn chế được sự ứ trệ dịch mật, cải thiện các triệu chứng hiệu quả cho người bệnh.

Ngọc Hoa H+ [Theo Medicalnewstoday]

Video liên quan

Chủ Đề