Ví dụ về nhận thức lý tính và cảm tính

Câu hỏi: Ví dụ về nhận thức cảm tính.

Lời giải:

Nhận thức cảm tính là nhận thức bề ngoài và sơ bộ của sự vật thông qua ba hình thức cảm giác, tri giác và ngoại hình có quan hệ với nhau. Nhận thức cảm tính là hình thức tiếp xúc cơ bản giữa ý thức con người với thế giới bên ngoài.

Ví dụ: khi bạn nhìn thấy một ai đó, cảm giác đầu tiên của bạn đó là, ồ người đó thật xinh đẹp. Đó chính là nhận thức cảm tính.

Cùng Top Tài Liệu tìm hiểu thêm nhận thức cảm tính nhé!

Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân. Nhận thức ở mức độ thấp là nhận thức cảm tính, ở mức độ cao hơn là nhận thức lý tính. Nhận thức lý tính và nhận thức cảm tính có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, chi phối lẫn nhau trong cùng một hoạt động thống nhất của con người.

Nhận thức cảm tính là mức độ nhận thức đầu tiên, thấp nhất của con người. Trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên ngoài, những cái đang trực tiếp tác động đến giác quan của họ. Nhận thức cảm tính bao gồm: cảm giác tri giác.

Nhận thức lý tính là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối quan hệ có tính quy luật của hiện thức khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tín bao gồm tư duy và tượng.

Giống nhau:

– Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến,kết thúc khá rõ ràng;

– Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng và phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.

– Đều tồn tại ở động vật và con người.

– Nhận thức cảm tính và ý tính đều phản ánh được trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng; theo cấu trúc nhất định, gắn liền với hoạt động của con người và là mức độ cao nhất của nhận thức cảm tính.

Khác nhau:

Tiêu chí

Nhận thức cảm tính

Nhận thức lý tính

Bản chất về giai đoạn Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.
Đặc điểm – Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

— Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

–Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Quan hệ lẫn nhau Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.

Tuy những suy nghĩ lý trí và cảm tính luôn cho thấy sự đối lập nhau nhưng trên thực tế chúng luôn song hành mà hiếm khi độc lập hoàn toàn

a] Đặc điểm của nhận thức cảm tính

– Phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng

– Phản ánh trực tiếp các sự vật hiện tượng

– Phản ánh sự vật hiện tượng một cách cá lẻ nghĩa là phản ánh từng thuộc tính hay trọn vẹn các thuộc tính của từng sự vật hiện tượng

Những đặc điểm trên đây nói lên nhận thức cảm tính là giai đoạn ban đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người.

b] Vai trò của nhận thức cảm tính

– Cảm giác là hình thức định hướng đầu tiên  của con người, là nguồn nguyên liệu để con người có nhận thức cao hơn

– Cảm giác là điều kiện quan trọng  để đảm bảo trạng thái hoạt động  của võ não, do đó đảm bảo hoạt động bình thường của con người

– Tri giác thực hiện chức năng điều chỉnh hành vi và hoạt động của con người trong thế giới chung quanh..

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động [phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác] là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng [phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc], là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.


Nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính là hai khái niệm rất được quan tâm khi nghiên cứu về tâm lý học con người. Tuy nhiên, nó vẫn còn rất mới mẻ và chưa được biết đến rộng rãi trong xã hội. Vì vậy, chúng tôi mong muốn đem đến cho Quý vị những thông tin cơ bản để Quý vị có thể hiểu rõ hơn về vấn đề trên thông qua bài viết so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.

Bạn đang xem: Ví dụ về nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính là gì?

Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động [phản ánh thuộc tính bên ngoài thông qua cảm giác và tri giác] là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy.

Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:

– Cảm giác: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố ý thức.

VD: Khi ta chạm tay vào bình nước nóng, bàn tay sẽ có cảm giác nóng và có phản ứng co lại.

– Tri giác: Hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật.

VD: Khi ta cầm một quả bóng đá, thông qua các giác quan ta sẽ nhận biết được quả bóng có hình cầu, làm bằng da, có hai màu đen và trắng.

– Biểu tượng: Là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của các sự vật.

VD: Khi nhắc đến xe đạp, chúng ta sẽ lập tức hình dung ra phương tiện có hai bánh bằng cao su, có bàn đạp, tay lái và ghi đông.

Nhận thức lý tính là gì?

Nhận thức lý tính là tư duy trừu tượng [phản ánh thực chất bên trong, bản chất của sự việc], là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận.

– Khái niệm: Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm, thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật. Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.

Ví dụ: Thời điểm nhà nước chưa ra đời, mọi vấn đề của xã hội hầu hết được điều chỉnh bằng quy phạm đạo đức hay cảm tính. Tuy nhiên, khi nhà nước ra đời đã ban hành nhiều luật lệ, mệnh lệnh buộc người dân phải tuân thủ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, các quy định trên đã phát triển thành pháp luật. Khái niệm pháp luật được hiểu như sau “pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mong muốn, ý chí của nhà nước”.

Phán đoán: Là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để đưa ra các khẳng định hay phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng.

Ví dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh hùng”.

Xem thêm: Top 10 Bài Hát Hay Nhất Của Hari Won Trong Sự Nghiệp Ca Hát, Cuối Cùng Anh Cũng Đến

Suy luận: Là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới.

Ví dụ: Nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện” với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.

So sánh giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính

Sau khi tìm hiểu về nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, có thể thấy hai thuật ngữ thường dễ bị nhầm lẫn với nhau. Để giúp Quý vị nhận biết dễ dàng hơn, chúng tôi xin đưa ra một số tiêu chí nhằm so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính như sau:

Là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đó là giai đoạn con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy.Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. 
– Phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể nhận thức.

– Phản ánh bề ngoài, phản ánh cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.

– Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.

– Hạn chế của nó là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn, giai đoạn lý tính.

– Là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng.

– Là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.

– Nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu sẽ không có nhận thức lý tính; Và nếu không có nhận thức lý tính thì không nhận thức được bản chất của sự vật – chúng có mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
Trên đây là nội dung hỗ trợ của chúng tôi về vấn đề so sánh nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số điện thoại 19006557 để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề