Tại sao phải bảo vệ thiên nhiên

Ô nhiễm môi trường là vấn đề đáng báo động hiện nay và môi trường cần được bảo vệ. Vậy môi trường là gì? Môi trường gồm những gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề này.

Môi trường là gì?

Theo Litter, it costs you, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và nhân tạo bao quanh một hệ thống, cá thể hoặc sự vật nào đó. Chúng sẽ tác động lên hệ thống này, xác định xem xu hướng và tình trạng tồn tại.

Một định nghĩa rõ ràng hơn, môi trường là một tổ hợp gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau. Các yếu tố này ảnh hưởng tới sản xuất, đời sống, sự tồn tại và phát triển của con người cũng như thiên nhiên.

Tóm lại, môi trường là một khách thể gồm vật chất, điều kiện hoàn cảnh… bao quanh khách thể hoặc các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng.

Môi trường gồm những gì?

Môi trường bao gồm môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. Môi trường tự nhiên gồm tất cả các yếu tố xuất hiện một cách tự nhiên trên Trái Đất. Nó là một môi trường mà các vật thể sống tương tác với nhau. Môi trường tự nhiên cung cấp cho chúng ta không khí để thở, cung cấp các loại tài nguyên khoáng sản, đất để trồng cấy, xây dựng nhà cửa, chân nuôi… Môi trường tự nhiên bao gồm 4 thành phần chính gồm thạch quyển; thuỷ quyển; khí quyển và sinh quyển. Cụ thể như sau:

Thạch quyển hay còn gọi là địa quyển/môi trường đất. Đây là bộ phận gồm vỏ Trái Đất có bề dày 60-70km ở phần lục địa. Sâu hơn nữa là 2-8km dưới đáy đại dương. Các quần xã sinh vật sẽ sinh sống trên môi trường đất.

Thuỷ quyển hay còn gọi là môi trường nước. Đây là phần nước trên Trái Đất, bao gồm: sông, hồ, suối, đại dương, nước ngầm, hơi nước, băng tuyết.

Khí quyển hay còn gọi là môi trường không khí. Đây là tầng không khí bao quanh Trái Đất.

Sinh quyển hay còn gọi là môi trường sinh vật. Đây là bộ phần gồm thực vật, động vật và con người.  Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loại sinh vật nhỏ bé khác như ký sinh, cộng sinh, biểu sinh… Tất cả điều này đã tạo nên sự đa dạng sinh học trong môi trường tự nhiên.

Không giống môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo là tất cả các yếu tố nhân tạo như thành phần hoá học, tính chất vật lý… Những yếu tố này do con người tạo ra và bị con người chi phối.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Trước khi tìm hiểu tại sao phải bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải hiểu bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là gì?

Bảo vệ môi trường là các hoạt động cải thiện môi trường và giữ cho môi trường luôn trong lành. Bảo vệ môi trường còn giúp đảm bảo cân bằng sinh thái, khắc phục những hậu quả mà con người gây ra cho môi trường.

Tại sao phải bảo vệ môi trường?

Hiện nay, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng môi trường của chúng ta đang bị ô nhiễm trầm trọng. Từ những điều nhỏ nhất như khói bụi cho đến những điều lớn như biến đổi khí hậu, thời tiết khắc nghiệt hơn, mưa axít, nước biển dâng, sa mạc hóa…

Theo điều tra, nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang nóng hơn gần 40°C so với kỷ băng hà cách đây 13.000 năm. Đặc biệt, trong 100 năm trở lại đây, nhiệt độ trung bình tăng 0.6 – 0.7°C và trong 100 năm tới sẽ tăng khoảng 1.4-5.8°C.

Sự nóng lên toàn cầu như vậy có tác động không nhỏ đến môi trường và xã hội. Cụ thể, nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan và mực nước biển cũng tăng theo, gia tăng các cơn bão, suy giảm tầng ozon… Ngoài ra, một số loài không kịp thích ứng có thể bị tuyệt chủng.

Đặc biệt, con người sống trong môi trường bị ô nhiễm sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ. Khi sống trong môi trường bị ô nhiễm, con người có thể mắc các bệnh về phổi, tim mạch, gan, giảm trí thông minh ở trẻ em…

Vì vậy, việc cấp thiết hiện nay đó là bảo vệ môi trường và cải thiện môi trường đang bị ô nhiễm. Nhận thức được vấn đề này, Liên Hợp Quốc đã quyết định ngày 5/6 là Ngày môi trường thế giới.

Ngoài ra còn có khái niệm về môi trường xã hội. Môi trường xã hội là mối quan hệ giữa người với người. Đó là các luật lệ, cam kết, thể chế, ước định… ở các cấp khác nhau. Môi trường xã hội có nhiệm vụ định hướng con người theo một khuôn khổ nhất định để cho sự phát triển được thuận lợi, khiến cuộc sống của con người khác với sinh vật khác.

Mặc dù các nhân tố này trái ngược nhau nhưng lại cùng tồn tại, đan xen nhau và tương tác chặt chẽ với nhau. Các thành phần sẽ luôn chuyển hoá và theo chu kỳ nhất định tạo sự cân bằng. Sự cân bằng này tạo cho sinh vật trên Trái Đất phát triển ổn định. Chu kỳ thường gặp là tuần hoàn cacbon, nitơ, lưu huỳnh… Các chu kỳ này được gọi chung là địa hoá học.

Trong khi đó, sinh vật và môi trường xung quanh tương hỗ lẫn nhau về cả năng lượng và vật chất thông qua các thành phần môi trường và hoạt động của hệ mặt trời.

Yếu tố ảnh hưởng tới môi trường

Để ảnh hưởng tới môi trường tự nhiên, có 2 yếu tố:

Đến từ chính tự nhiên

Cụ thể gồm động đất, núi lửa phun trào, sóng thần, nước biển dâng…Những hiện tượng này xảy ra là do lớp vỏ Trái Đất không đồng đều và nó có tác động nhất định đối với tự nhiên.

Đến từ con người

Có thể nói, đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến môi trường tự nhiên hiện nay. Con người có tốc độ sinh trưởng và trí thông minh vượt trội. Vì vậy, con người cũng là tác nhân ảnh hưởng lớn nhất đến thiên nhiên.

Chính từ những hoạt động nhỏ nhất như vứt rác bừa bãi hay các hành động lớn hơn như xây cất, trồng trọt…đã làm môi trường dần bị huỷ hoại. Lòng tham của con người càng lớn, thiên nhiên bị huỷ hoại càng nhanh. Cụ thể, để xây cất, trồng trọt, con người phải phá rừng [đặc biệt là rừng đầu nguồn], xẻ núi. Việc phá rừng, xẻ núi sẽ đem lại những hậu quả:

Đối với đời sống

+ Theo nguyên lý, khi quang hợp, cây sẽ hấp thụ CO2 và thải ra khí O2. Điều này sẽ làm bầu khí quyển trong lành hơn và tốt cho sức khoẻ con người cũng như động vật. Nếu rừng bị tàn phá, bầu khí quyển sẽ không được lọc gây ô nhiễm trầm trọng.

+ Gây lũ lụt, sạt lở, xói mòn đất

Đối với môi trường tự nhiên

+ Môi trường sống của sinh vật sẽ bị huỷ hoại. Từ đó khiến các sinh vật dần dần bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng.

+ Gây nên hiệu ứng nhà kính, sự ấm lên toàn cầu… Một vài yếu tố khác như thiên thạch, sự thay đổi quỹ đạo các hành tinh… cũng ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

Trên đây là những thông tin tổng quan về môi trường tự nhiên. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với các bạn!

Các biện pháp bảo vệ môi trường

Sử dụng các vật liệu từ thiên nhiên

Hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng có thể tái tạo.

Áp dụng khoa học hiện đại vào trong đời sống để giảm ô nhiễm

Sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện năng

Phân loại rác thải

Hạn chế sử dụng đồ nhựa và túi nilon

Không lãng phí đồ ăn

Trồng nhiều cây xanh

Ưu tiên các sản phẩm tái chế

Tuyên truyền và nâng cao ý thức mọi người về bảo vệ môi trường

Hãy nhớ, bảo vệ môi trường là bảo vệ chính chúng ta!

Nguồn: litteritcostsyou.org

Sưu tầm: Thanh Hùng – Tổ Kỹ Thuật

Môi trường là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo sự sống của con người. Vậy thì tại sao phải bảo vệ môi trường? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu nguyên do!

Môi trường là không gian sống quan trọng nhất giữa con người, sinh vật và thực vật. Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường đang được coi là việc làm cấp thiết. Vậy tại sao phải bảo vệ môi trường? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài phân tích sau đây!

Môi trường là gì? Môi trường sống là gì?

Môi trường là gì?

Môi trường là một không gian sinh sống của cả con người và các hệ động thực vật. Đây là nơi cung cấp cho chúng ta hàng loạt những tài nguyên thiên nhiên như: khoáng sản, động thực vật quý hiếm và quan trọng nhất là rừng…

Môi trường tạo ra sự tương quan mật thiết giữa yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.

Môi trường sống là gì?

Môi trường sống là một khái niệm rộng, môi trường sống cũng là nơi phát triển sự sống và tồn tại của con người. Môi trường sống cung cấp tất cả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đây cũng là nơi chứa đựng các phế thải do chính con người tạo ra trong hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Muốn sức khỏe của con người tốt hơn thì việc đầu tiên chính là đảm bảo được môi trường sống trong lành.

Môi trường gồm những gì?

Môi trường bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng ta bao gồm: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác…

Tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật đều là những yếu tố nằm trong môi trường. Từng yếu tố trên đều có một vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển sự sống con người.

Tại sao phải bảo vệ môi trường? Vai trò của môi trường là gì?

Chúng ta cần bảo vệ môi trường vì môi trường liên quan trực tiếp tới sự sống của con người, dưới đây là một vài vai trò quan trọng của môi trường:

Đầu tiên: Môi trường là nơi cung cấp mọi nguồn tài nguyên thiết yếu nhằm duy trì sự sống cho con người. Mọi ngành sản xuất của con người đều gắn liền với những yếu tố của môi trường, ví dụ như:

  • Biển cung cấp các nguồn hải sản, nước… phục vụ nhu cầu sinh tồn của con người.
  • Rừng tự nhiên phục vụ chức năng cung cấp nước, gỗ, bảo vệ sự đa dạng sinh học và cung cấp cho con người một chất lượng không khí tốt.
  • Động vật và thực vật cung cấp nguồn lương thực dồi dào trực tiếp phục vụ đời sống, sinh hoạt của con người.
  • Đất nông nghiệp cũng là nơi cung cấp cho con người nơi có thể trồng lúa. Tạo cho con người vật liệu thô để làm vật liệu xây dựng…
  • Không khí, gió… cung cấp cho con người sản xuất ra điện, sự sống trực tiếp cho con người.

Thứ hai: Môi trường cũng chính là nơi chứa đựng các chất phế tại do con người tạo ra trong bấy nhiêu năm sinh sống và phát triển. Qua từng năm, còn người gần như đảo thải tất cả các chất rác thải, phế thải vào môi trường. Các chất này dưới tác động của các vi sinh vật sẽ phân hủy, biến đổi theo các quá trình sinh địa hóa rất phức tạp khác nhau.

Qua các quá trình biến đổi tự nhiên các chất thải có thể tái sử dụng dưới các dạng thức khác nhau và một phần tạo thành các độc tố gây hại cho môi trường sống.

Thứ ba: Môi trường giữ chức năng lưu trữ và cung cấp các thông tin cho con người từ đời này qua đời khác.

  • Môi trường được xem như là một cuộn băng lưu lại toàn bộ thông tin, kí ức lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người.
  • Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài động thực vật quý hiếm, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị thẩm mỹ để qua nhiều thế hệ con người đều được biết tới.
  • Môi trường cảnh báo trước những nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như bão, động đất, núi lửa…

Thứ tư: Bảo vệ con người và hệ sinh thái khỏi những tác động bên ngoài.

Các thành phần trong môi trường còn có vai trò trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật. Tránh khỏi những tác động từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại các tia cực tím từ năng lượng mặt trời.

Những yếu tố ảnh hưởng và gây ô nhiễm môi trường?

Những yếu tố gây ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường dưới tác động bởi bàn tay con người được phân loại như sau:

Biển: Các hoạt động trên biển như hàng hải; nuôi trồng và đánh bắt hải sản; phát triển cảng và nạo vét đáy biển, du lịch biển, thăm dò và khai thác khoáng sản biển [chủ yếu dầu, khí]; nhấn chìm tàu và các sự cố môi trường biển khác [tràn dầu, thải dầu, đổ dầu cặn bất hợp pháp, đổ thải phóng xạ, hóa chất độc hại,…].

Không khí: Các hoạt động tương tác biển – khí cũng kéo theo hiện tượng lắng các chất gây ô nhiễm xuống biển, biến bầu không khí xung quanh ngày một bị hủy hoại.

Trái đất: Các hoạt động phát triển trên đất liền, đặc biệt trên các lưu vực sông như đô thị hóa, phát triển các khu công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng và khai thác thủy sản nước lợ, các khu dân cư, khai khoáng,… Các chất thải không qua xử lý đổ ra sông suối và cuối cùng “trăm sông đều đổ về biển cả”. Lượng thải từ đất liền ra biển ở nước ta chiếm khoảng 50-60%.

Đáy biển: Chủ yếu ở những khu vực có hoặc chịu ảnh hưởng của các hoạt động địa động lực mạnh như động đất, núi lửa, sóng thần,…

Các biện pháp bảo vệ môi trường là gì?

Các biện pháp bảo vệ môi trường trước nguy cơ ô nhiễm cao là:

  • Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên.
  • Thực hiện các công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường sống xung quanh, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng.
  • Kịp thời ứng phó với các sự cố về môi trường, đặc biệt với biến đổi khí hậu, tích cực gia tăng việc sử dụng các loại năng lượng sạch như năng lượng mặt trời, gió, các năng lượng tái tạo trong hệ thống thiết bị tiêu thụ năng lượng, hạn chế các hoạt động thải khí gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ô-zôn.
  • Hạn chế, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, thủ gom các chất thải ra môi trường cũng như thực hiện các phương án tái sử dụng và tái chế chất thải.
  • Sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng nhằm khắc phục ô nhiễm, cải thiện và phục hồi môi trường.
  • Tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải, công nghệ thân thiện với môi trường.
  • Tìm kiếm, khai thác những nguồn gen bản địa vốn có; đồng thời tiến hành lai tạo, nhập các nguồn gen có lợi cho kinh tế và môi trường.
  • Đóng góp nguồn trí tuệ, công sức, nguồn vật chất vào hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Tham gia hợp tác quốc tế như ký kết các điều ước, trở thành viên của các tổ chức liên quan đến bảo vệ môi trường.

Qua bài viết, các bạn đã biết được tại sao phải bảo vệ môi trường. Môi trường có vai trò và tầm quan trọng đặc biệt đối với con người. Việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm không của riêng ai. Mọi người cần nâng cao nhận thức hơn nữa trong việc bảo vệ môi trường. Hãy chia sẻ bài viết của GiaiNgo để lan tỏa thông điệp đến tất cả mọi người!

Video liên quan

Chủ Đề