Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Để mình giải cho các bạn nghe nhé...^^...!

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống
Một dòng sông hoặc nước trên núi chảy xuống theo dốc núi, nếu chảy qua một vách ngăn thì nước sông hoặc nước núi cứ một thoáng lại đổ xuống vách ngăn tạo thành một giải nước rộng. Do đó nên giữa các vách ngăn lại có thác nước. Mình cũng cho các bạn biết thêm nè! Thác nước ở tỉnh Quý Châu Trung Quốc là một trong những thác nước lớn nổi tiếng trên thế giới, chiều rộng dòng nước hơn 20m đổ xuống. Nước tung toé khắp nơi phát ra tiếng kêu câng câng, khác nào tiếng vó của hàng ngàn con ngựa đang chạy rất hùng tráng.

Hy vọng qua câu hỏi này các bạn sẽ có thêm một kiến thức bổ ích nữa trong môn địa lí này...

Last edited by a moderator: 8 Tháng tám 2015

Một dòng sông hoặc nước trên núi chảy xuống theo dốc núi, nếu chảy qua một vách ngăn thì nước sông hoặc nước núi cứ một thoáng lại đổ xuống vách ngăn tạo thành một giải nước rộng. Do đó nên giữa các vách ngăn lại có thác nước.

Một dòng sông hoặc nước trên núi chảy xuống theo dốc núi, nếu chảy qua một vách ngăn thì nước sông hoặc nước núi cứ một thoáng lại đổ xuống vách ngăn tạo thành một giải nước rộng. Do đó nên giữa các vách ngăn lại có thác nước.

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống

Hình minh họa: Tại sao lại có nước ngầm. Bách Khoa Tri Thức

(Nguồn ảnh: Internet)


Người ta hiểu biết khá nhiều về các dòng sông chảy và hồ nước diện tích lớn, nhưng chưa biết nhiều về nước dưới lòng đất. Ai cũng biết là dưới đất có nước, từ những giếng nước đào bằng sức người có thể múc lên nước trong, từ giếng nước máy có thể hút lên được khối lượng lớn nước ngầm. Nhưng bạn có biết nước ngầm do đâu mà có và nó chảy như thế nào không?

Nước ngầm vốn dĩ “cư trú” trong các chỗ trống trong đất và trong các khe nứt của đá. Sau khi trời mưa, một phần nước mưa trên mặt đất thấm vào trong các lỗ trống và các khe nứt, rồi tiếp tục thấm xuống dưới, nhập với nước dưới lòng đất, bổ sung cho lượng nước ngầm. Cũng vậy, nước ở các dòng sông, nước ao hồ, nước sông băng... đều thấm xuống đất bổ sung cho nước ngầm.

Ngoài ra còn có nước canh tác trên đồng ruộng, các hồ nước xây trên núi, nước phế thải của các đô thị thải ra đều bổ sung cho nước ngầm.

Sau khi được các nguồn trên bổ sung, lượng nước ngầm được tăng lên rất nhiều. Nhưng các lỗ hổng nhỏ, các khe hở nhỏ dưới đất có chứa đầy nước không? Không thể. Một là người ta cần dùng nước ngầm để tưới ruộng, dùng cho sinh hoạt ở đô thị và nước dùng cho sản xuất công nghiệp. Hai là khi nước ngầm cách mặt đất rất cạn, sẽ có một phần nước “lên mặt đất” bị bốc hơi mất. Ba là nước ngầm chảy từ chỗ nhiều đến chỗ ít, và một bộ phận cuối cùng chảy ra biển.

Tại sao nước ngầm lại chảy? Nguyên là mặt nước không phải bằng phẳng mà là có chỗ cao chỗ thấp, nước từ chỗ cao chảy xuống chỗ thấp, như là nước sông chảy từ thượng lưu xuống hạ lưu. Nước ngầm cũng chảy từ chỗ nhiều đến chỗ nước ít. Giả dụ có một giếng nước bị máy hút hết, một lát sau trong giếng có nước trở lại, mặt nước giếng nâng cao dần lên. Bởi vì chung quanh giếng nước nhiều, trong giếng nước ít, cho nên nước nhiều ở chung quanh chảy vào trong giếng.

Từ Khóa:

Tại sao lại có nước ngầm || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Mọi người đều biết: “Nước chảy chỗ trũng”. Nước trên lục địa đều chảy từ nơi cao xuống nơi thấp. Địa thế càng dốc, nước chảy xuống dưới càng nhanh. Tại những nơi có địa thế cao thấp rõ rệt, địa thế có sự chuyển ngoặt biến đổi, dòng nước chảy đột ngột từ trên cao xuống, hình thành nên thác nước.

Trong số rất nhiều những dãy núi, dòng sông nổi tiếng của Trung Quốc, hầu hết đều có thác nước. Trong đó có thác nước nổi tiếng Quý Châu Hoàng Quả Thụ, với khối nước lớn chảy xuống từ độ cao 75 m, dòng nước chảy xuống nhanh, xiết bắn tung thành những bọt sóng trắng xóa, làm thành bụi nước sương mù, phát ra những âm thanh vang tai, thật là tráng lệ! Ở Lư Sơn cũng có rất nhiều thác nước, thế hùng vĩ của những thác nước này đã sớm được ca tụng bởi các thi nhân qua nhiều thời kỳ.

Để tạo nên thác nước cần có nước, đồng thời phải có địa hình biến chuyển cao thấp và độ dốc. Vậy thì, chúng có những tác dụng gì trong việc tạo thành dạng địa hình như thế này?

Do chuyển động của vỏ Trái Đất, vỏ Trái Đất xuất hiện những vết rạn nứt, hai bên của vết nứt lại tương đối gồ ghề tạo thành các vách đá rất dốc, dòng sông chảy qua đây, tự nhiên sẽ chảy xiết xuống, hình thành thác nước.

Sau khi núi lửa phun trào, phần miệng núi lửa còn lưu lại trên đỉnh núi, nếu như tích tụ nước để trở thành hồ, nước hồ tràn ra, cũng có thể hình thành nên thác nước. Hồ nước Thiên Sơn Bạch Đầu chính là được hình thành theo cách này.

Nham thạch phun ra từ núi lửa, hoặc là do động đất xảy ra núi lở, gây tắc nghẽn các dòng sông, tạo thành các đê đập tự nhiên, thế nước dâng cao, dòng nước phun trào, cũng sẽ hình thành nên thác nước.

Hơn nữa, lòng sông của các con sông, do các nham thạch hình thành nên nó không giống nhau, khả năng chống lại sự xói mòn của các dòng sông cũng không giống nhau. Nham thạch cứng thì khả năng chống xói mòn tốt; nham thạch mềm thì dễ bị xói mòn. Do đó làm cho địa hình ở đáy sông có sự cao thấp khác nhau, đây cũng là một trong những nguyên nhân hình thành nên thác nước.

Tại những nơi có các dòng sông băng, do sự khác nhau về độ sâu của sự bào mòn, đã lưu lại các khe băng hình chữ U có độ nông sâu không giống nhau, sau này bị các dòng sông chiếm giữ, dòng nước liên tiếp chảy qua các khe băng hà nơi có sự khác biệt rõ rệt về độ nông sâu, làm xuất hiện thác nước.

Bờ ở khu vực các con sông đổ ra biển, thường do những con sóng mạnh tạt vào bờ, khiến cho bờ biển “lùi vào”, dòng sông “rút ngắn”. Nếu như bờ biển bị phá hỏng với tốc độ nhanh, đáy sông vốn cao hơn mực nước biển sẽ “gắn” trên bờ biển, khu vực mà sông đổ ra biển sẽ hình thành nên thác nước.

Ngoài ra, các dòng sông chìm dưới những nơi thường có muội nham thạch, nơi có dòng sông chìm chảy qua, nếu địa thế cao thấp biến đổi dốc tự nhiên, hoặc sông chìm chảy từ đỉnh dốc núi, như vậy sẽ hình thành nên thác nước càng hùng vĩ hơn.

Twitter Facebook LinkedIn

Xem trên phim mình thấy trên núi lại có nước, chẳng phải nước chỉ có ở dưới vùng sông, hồ, biển hay sao? Tại sao trên núi cao lại có nước chảy ra và nguồn nước này có từ đâu?

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống


Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống

Thông tin về Nam Châm

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống

Kendy Đạt

Để trả lời cho câu hỏi nước trong núi từ đâu mà có, chúng ta xem lại vòng tuần hoàn nước.

Bạn đang xem: Tại sao thác nước chảy mãi không hết

Vòng tuần hoàn nước là gì? Đó chính là sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đất và trong bầu khí quyển của trái đất. Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, Trái Đất chắc hẳn sẽ là một nơi không thể sống được nếu không có nước.

Xem thêm: Định Dạng Công Chúng Mục Tiêu Là Gì Để Nâng Cấp Thương Hiệu Tốt Nhất

Tại sao nước lại chảy từ trên núi xuống

Vòng tuần nước không có điểm bắt đầu nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn nước bằng việc làm nóng nước trên những đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí. Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng không khí di chuyển những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với nhau, gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thủy (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy thành dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng chảy chính trong sông chảy ra đại dương.

Dòng chảy mặt, và nước thấm được tích luỹ và được trữ trong những hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy vào các sông. Một lượng lớn nước thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ nước được giữ lại ở lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt (và đại đương) dưới dạng dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Nước ngầm tầng nông được rễ cây hấp thụ rồi thoát hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngọt khổng lồ được trữ lại trong một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tuần hoàn nước “kết thúc”… và lại bắt đầu.

USGS (Cục Địa Chất Mỹ) đã định nghĩa 15 thành phần của vòng tuần hoàn nước như sau:– Nước đại dương– Bốc hơi– Nước khí quyển– Sự ngưng tụ hơi nước– Giáng thủy– Nước băng và tuyết– Dòng chảy tuyết tan– Dòng chảy mặt– Dòng chảy trong sông– Lượng trữ nước ngọt– Thấm– Lưu lượng nước ngầm– Suối– Sự thoát hơi– Lượng trữ nước ngầm– Sự phân phối nước trên toàn cầu