Tại sao sau sinh vợ chồng không được ngủ chung

Quan niệm dân gian về việc kiêng ngủ cùng chồng sau sinh

Chị em thường xuyên than thở khắp các diễn đàn về việc mẹ chồng “cấm” hai vợ chồng ở chung 3 tháng sau khi có em bé lần đầu. Lý do là theo dân gian gì ngủ cùng bà đẻ sẽ bị lây vận xui. Vợ khi ngủ gần chồng lúc mới sinh con cũng bị xanh da mặt.

Chưa biết đúng sai ra sao, nhưng trước mắt, nếu không ngủ cùng chồng thì không có ai phụ chăm con. Nửa đêm con khóc phải thức dỗ mãi các mẹ cũng không thể khỏe mạnh nổi. Một số mẹ chồng vì xót con trai đi làm cả ngày vất vả, muốn con được ngủ ngon cũng muốn “đổi chỗ” vào ngủ cùng con dâu.

Mẹ chồng khó tính thường không cho con trai ngủ cùng con dâu mới sinh

Sau khi sinh có được ngủ cùng chồng không?

Tâm sự từ 1 bà mẹ 9X: Sau khi sinh có được ngủ cùng hay nằm gần chồng không ạ? Em chửa đẻ lần đầu nên vụng dại lắm, cái gì cũng không biết, động tí là phải hỏi mẹ chồng [vì mẹ đẻ em mất sớm]. May thay mẹ chồng cũng tâm lý, chỉ dẫn tí một. Nhưng chuyện tế nhị 2 vợ chồng như này cũng hỏi thì ngại lắm.

Đáng nhẽ em không nghĩ ngợi gì đâu nhưng thấy mấy chị bạn bảo sinh con xong phải kiêng gần gũi chồng 3 tháng. Nếu không thì chồng sẽ bị đen đủi, vợ sẽ bị bị xanh da mặt. Nghe vậy làm em hoang mang quá, không biết thực hư như thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Bạn thân mến! Lo lắng, thắc mắc của bạn cũng là điều dễ hiểu vì bà đẻ thường phải kiêng cữ rất nhiều thứ: từ việc ăn uống, đi lại, tập luyện, đến chuyện sinh hoạt, gần gũi vợ chồng….

Tuy nhiên, quan niệm nằm gần chồng bị xanh da mặt hay chồng bị đen đủi là hoàn toàn không có cơ sở khoa học.Vợ chồng gần gũi, nằm ngủ cùng nhau là điều đương nhiên, ngay cả khi có em bé. Điều này còn mang lại những lợi ích nhất định như: gắn kết tình cảm vợ chồng, cha con, gia đình vui vẻ, hạnh phúc hơn.

Vì vậy, với câu hỏi sau khi sinh có được ngủ cùng hay nằm gần chồng không? Chúng tôi xin trả lời là CÓ.

  • Xem thêm: Sau khi sinh bao lâu thì được gần chồng?

Ngoài ra, các mẹ sau khi sinh nằm gần chồng cũng thuận tiện hơn trong việc chăm sóc con. Có thể nhờ chồng phụ giúp thay bỉm, pha sữa, chơi với con, dỗ con lúc ốm đau, quấy khóc. Người mẹ sẽ không có cảm giác tủi thân, lủi thủi khi phải làm tất cả mọi thứ 1 mình.

Bên cạnh đó, nhiều người lo lắng, cho rằng phải kiêng ngủ cùng chồng là do kiêng cữ quan hệ sau khi sinh, ít nhất 6 – 8 tuần [với những mẹ sinh thường], 2 tháng [đối với những mẹ sinh mổ].

Vì vậy, chỉ cần KHÔNG quan hệ trước khoảng thời gian đó hoặc tối thiểu là khi sức khỏe hồi phục hoàn toàn thì các mẹ sau khi sinh hoàn toàn có thể ngủ hoặc nằm gần chồng.

Các mẹ sau sinh có thể ngủ cùng chồng như không nên quan hệ quá sớm

Tâm sự: sau sinh không được ngủ cùng chồng

Những quan niệm cổ hủ, những lề thói thói xưa tưởng chừng chỉ trong phim mà hiện tại em đang phải gánh chịu các chị ạ! Tại sao sau sinh vợ chồng không được ngủ chung chứ? Một mình em phải vật lộn với con gần một tháng nay dù đêm nào con cũng quấy khóc.

Hai vợ chồng em ở thành phố, làm ăn gom góp cũng mua được cái chung cư để “an cư lạc nghiệp”; hơn nữa em cũng muốn mua nhà cửa ổn định để khi sinh em bé thì đón bà nội lên chăm cháu cho tiện.

Bình thường, mẹ chồng em tính tình khá hiền hòa, vui vẻ và cũng khá cẩn thận, kỹ tính. Nói về khoản chăm cháu thì tuyệt vời không có gì để chê trách. Em sinh thường 1 ngày ở viện, sau đó về nhà. Suốt tuần đầu tiên bé ngoan vô cùng: Ăn – ngủ – ị. Nhưng qua tuần thì chuyển sang ngủ ngày cày đêm.

Thường thì vào ban đêm mẹ chồng ngủ cùng em. Nhưng tối bà thường ngủ rất say nên khi con ăn hay thay bỉm thì em tự làm vì không muốn gọi bà dậy. Tuy nhiên, từ đợt qua tuần con thức đêm, hay khóc thì em có gọi nhưng chỉ được một vài lần vì bà thức dậy thường hay khó chịu và cũng mệt.

Em có nói với chồng là tối anh chuyển sang ngủ với mẹ con em, có gì còn thức thì phụ em bế con. Hai vợ chồng thống nhất thì nói với mẹ chồng. Nhưng, mẹ chồng em phản đối kịch liệt. Bà bảo ngủ với bà đẻ đen, ảnh hưởng tới làm ăn. Chồng em có nói chuyện với bà vài lần nhưng cả hai đều rất căng thẳng và còn to tiếng.

Em thì chẳng muốn vì chuyện “ngủ chung ngủ riêng” mà phải to tiếng với nhau như thế. Nhưng nếu cứ thế này thì em không chống được mất chị ạ!

Các chị cho em lời khuyên phải làm sao với!

  • Xem thêm: Sau khi sinh 10, 15 ngày đã được quan hệ chưa?
Những quan niệm cổ hủ khiến chị em mệt mỏi

Sau sinh có nên ngủ cùng chồng? Không có cơ sở khoa học nào cho rằng chị em không nên ngủ cùng chồng sau khi sinh tuy nhiên cũng cần lưu ý 1 số điều

Sau sinh có nên ngủ cùng chồng không là câu hỏi nhiều phụ nữ mới làm mẹ lần đầu vô cùng hoang mang. Quan niệm truyền thống của chúng ta lại gồm một danh sách dài đằng đẵng những kiêng cữ từ việc phải nằm lò than, giữ ấm, không được tắm, đến không được uống đá hay kiêng ngủ cùng chồng sau sinh.

Cho đến giờ vẫn còn nhiều gia đình theo truyền thống này. Tuy vẫn chưa có căn cứ khoa học khẳng định đúng, sai. Trong số đó, thực hư việc kiêng cữ vợ chồng ngủ chung sau khi có em bé là như thế nào?

Khốn khổ phải kiêng chồng khi ở cữ

Suốt 3 tháng 10 ngày ở cữ mình không được ngủ chung giường với chồng.

Cười vỡ bụng với chuyện "bà đẻ" bắt vạ bác sĩ
Cười 'vỡ bụng' với các mẹ nói nhịu sau sinh
Những sự thật chỉ biết khi đã vào phòng đẻ

Đọc những câu chuyện kiêng cữ sau sinh của các mẹ, mình chợt nhớ lại câu chuyện ở cữ của mình hơn 2 năm về trước. Hồi đó, vì lần đầu sinh con nên mình chẳng có chút kiến thức nào về sinh nở và tất tần tật những gì phải làm để tốt cho bà đẻ và con yêu mình đều làm theo ý mẹ chồng.

Ngay trước ngày đám cưới diễn ra, vợ chồng mình có “tin vui”. Thực ra mình chưa hề muốn có con ngay vì chúng mình đều còn rất trẻ [mới chỉ 23 tuổi]. Đó là một “tai nạn” nhưng con cái là của trời cho. Có con là mừng lắm rồi và cả hai bên gia đình mình cũng đều rất phấn khởi. Khổ nỗi, nhà ngoại mình lại ở tận vùng núi nên trong suốt thai kỳ và đến cả khi đẻ, mẹ chỉ xuống thăm mình được đúng 1 lần còn lại tất cả mình đều nhờ cậy mẹ chồng.

Cũng may mắn mẹ chồng mình không đi làm nên bà có nhiều thời gian chăm sóc mẹ con mình. Bà cũng là người rất thương con quý cháu và chu đáo nên trong suốt thời gian mình ở cữ được bà chiều chuộng vô cùng. Tuy nhiên, quan điểm ở cữ của bà lại vô cùng khắc nghiệt và một cô gái mới lớn, ít kinh nghiệm như mình thì chỉ có nhiệm vụ là thực hiện theo thôi.

Sau sinh, mình được mẹ chồng chăm sóc rất chu đáo. [ảnh minh họa]


Phải công nhận mẹ chồng mình là người khéo léo. Bà có rất nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc bà đẻ. Ngay từ những ngày gần sinh, bà đã chuẩn bị đủ hành trang để phục vụ mình. Từ những bát chè vừng đen giúp mình dễ sinh nở đến nhưng bát cơm hành nóng và nước lá mít để gọi sữa nhanh về. Những phương cách của mẹ chồng áp dụng cho mình vô cùng hiệu quả nhé. Từ tuần 37 mình được mẹ nấu chè vừng đen để ăn hàng ngày và công dụng của nó thật tuyệt vời. Mình chỉ mất 3 tiếng là con yêu ra đời. Và cũng chỉ 5 tiếng sau ca sinh nở, mình có sữa cho con ti. Mỗi ngày được mẹ chồng tận tay chăm sóc, mình luôn thầm cảm ơn bà lắm lắm…

Có lẽ quan điểm ở cữ của các cụ giống nhau cả. Mẹ chồng mình bảo ngày trước bà không được sướng như mình bây giờ. Ngày xưa vất vả nên bà không kiêng được nhiều, thế nên giờ chân tay đau nhức lắm, nhất là vào mùa đông. Bà luôn động viên mình cố gắng kiêng được càng nhiều càng tốt. Ngay sau sinh bà đã bắt mình dùng bông bịt lỗ tai 24/24h. Rồi trong suốt những thời gian đó, mình không được động vào nước lạnh, không tắm gội, không đánh răng mà chỉ súc miệng bằng nước muối loãng. Mình đã kiêng như thế trong suốt một tháng đấy. Cũng may là mình sinh con vào mùa đông nên còn chịu đựng được chứ nếu sinh mùa hè như các mẹ thì không sống nổi mất.

Dù phải kiêng cữ về sinh hoạt nhưng mẹ chồng mình lại rất thoáng trong việc ăn uống. Dù không được ăn thoải mái như ngày bầu bí nhưng cũng không quá khắc khổ chỉ với thịt kho, cơm trắng và rau ngót như nhiều mẹ. Háng sáng, mẹ chồng mình thường chuẩn bị cho mình một bát cháo móng giò để có nhiều sữa cho con ti. Bà luôn khuyến khích mình ăn nhiều và đa dạng thực phẩm để sữa đủ dinh dưỡng. Cũng chính vì thế mà trong thời gian ở cữ mình tăng đến 3 kg.

Tuy nhiên, mình lại có một nỗi khổ riêng trong thời gian ở cữ mà không dễ chia sẻ. Suốt 3 tháng 10 ngày kiêng cữ mình không được ngủ cùng chồng. Chắc các mẹ nghe thấy lạ lắm đúng không? Từ ngày ở bệnh viện về, cứ tối đến là mẹ chồng đã vào giường ngủ cùng mình và con. Một tuần đầu mình không lấy làm lạ vì thông thường thời gian đó có bà ngủ cùng để bế con cho mình trong lúc bé dậy chơi đêm. Nhưng mấy tuần sau đó, mẹ vẫn cứ ngủ trong phòng mình. Để ý ra mình mới biết mẹ luôn hạn chế cho chồng vào phòng và đặc biệt là tiếp xúc với mình. Mỗi khi vợ chồng mình đùa giỡn hay tình cảm với nhau bà đều gọi chồng ra ngay lấy lí do này kia. Lấy làm lạ nên mình mới hỏi bà cô chồng thì được biết mẹ chồng mình kiêng không cho chồng tiếp xúc với mình vì mình mới đẻ. Theo quan điểm của bà thì phụ nữ trong thời gian ở cữ rất xui xẻo. Bà không cho chồng gần mình vì sợ ảnh hưởng đến sự nghiệp đang thăng tiến của chồng.

Tuy nhiên, mình bị kiêng cữ tiếp xúc với chồng trong suốt thời gian ở cữ. [ảnh minh họa]


Suốt 100 ngày đó, vợ chồng mình chỉ được nói chuyện với nhau ban ngày và những câu chuyện cũng bị ngắt quãng bởi sự can thiệp của mẹ chồng. Buồn nhất là cả hơn 3 tháng trời mẹ con mình chẳng được ngủ chung với anh xã. Ban ngày thì chồng đi làm, buổi tối về thì mệt, chỉ nói với vợ được vài câu rồi lăn ra ngủ. Có rất nhiều việc mình muốn nhờ vả chồng mà chẳng được vì đâu phải chuyện gì cũng nhờ mẹ chồng. Sau sinh mình bị đau lưng ghê gớm, nhiều đêm không xoay nổi người nhưng vì nằm cạnh mẹ chồng nên cố gắng chịu đựng chứ nếu được nằm bên chồng lúc ấy thì sẽ nhờ chồng massage giúp cho.

Hồi đó mình cũng bị stress vì còn sợ chồng đi “ăn chả” bên ngoài nữa. Suốt mấy tháng trời chẳng được gần gũi vợ hỏi người đàn ông nào chịu được đúng không các mẹ? Rất may là chồng mình là người rất tâm lý. Hình như hiểu được những nỗi lo của mình, anh thường tranh thủ lúc mẹ vắng nhà để hai vợ chồng trò chuyện. Ở cơ quan anh cũng thường xuyên gọi điện về nói chuyện với mình. Chính vì vậy mà mình cũng bớt căng thẳng hơn.

May mà 3 tháng ở cữ cuối cùng cũng qua. Nghĩ lại khoảng thời gian đó đôi khi mình vẫn thấy sợ. Nhưng nói cho cùng thì cũng nhờ mẹ chồng mà mẹ con mình được chăm sóc rất chu đáo. Mình cũng được kiêng cữ trọn vẹn, nhờ thế mà sau sinh các mẹ thường yếu đi rất nhiều nhưng mình thì vẫn khỏe đều như tuổi 20 nhé. Duy chỉ có vụ kiêng chồng là mình vẫn còn hãi hùng. Tìm hiểu ra mình được biết đây chỉ là quan điểm cổ hủ, không có cơ sở khoa học tí nào. Nếu có “tập 2” chắc mình sẽ phải nói với mẹ chồng ngay từ ban đầu để bà không bắt mình phải kiêng cữ thái quá thế nữa.

[Theo Eva]

Video liên quan

Chủ Đề