Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Sẹo lồi gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ và tâm lý của người bệnh. Vì vậy, nhiều bệnh nhân đã tìm đến các phương pháp trị sẹo lồi hiệu quả. Phương pháp là sẹo lồi đang là kỹ thuật được ứng dụng ngày càng rộng rãi hiện nay.

1. Cơ chế hình thành sẹo lồi

Quá trình hình thành sẹo lồi là một trong những bản năng tự phục hồi của cơ thể khi chịu tổn thương. Nếu không hình thành sẹo thì những vết thương sẽ bị mất máu, nhiễm trùng, thậm chí gây tử vong.

Sẹo là một tổ chức khác với da, chủ yếu là tổ chức mô xơ, hệ thống sợi liên kết. Sẹo lồi là tình trạng cơ thể sau khi hàn gắn vết thương vẫn tiếp tục tăng sinh mô xơ và hệ thống sợi liên kết, khiến vết sẹo ngày càng phì đại và phát triển to lên, rộng hơn vùng chấn thương ban đầu. Sẹo lồi thường sáng bóng, chắc, có màu hồng, tím hoặc nâu và gây ngứa.

Sẹo lồi hình thành chủ yếu do các nguyên nhân như: loại vết thương, cơ địa sẹo lồi, vị trí cơ thể, tính chất vết thương, quá trình chăm sóc vết thương,... Sẹo lồi có thể xuất hiện ở vai, ngực, lưng, mặt, dái tai,...

XEM THÊM: Có cách nào làm phẳng sẹo lồi không?

Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể

Có nhiều phương pháp được sử dụng để điều trị sẹo lồi như:

  • Dùng sản phẩm bôi ngoài da: Kem trị sẹo chủ yếu chứa silicon lỏng, khi bôi lên da sẽ tạo 1 lớp màng, ép sẹo xuống, làm ổn định bề mặt sẹo và tránh phì đại. Việc dùng kem trị sẹo thực chất là để ngăn ngừa hình thành sẹo lồi. Nếu đã bị sẹo lồi thì bôi kem không có tác dụng làm phẳng vết sẹo;
  • Áp nitơ lạnh: Sử dụng khí nitơ lạnh áp vào vết sẹo. Phương pháp này gây đau cho người bị sẹo lồi và nguy cơ tái phát cao;
  • Chiếu xạ vào vùng sẹo;
  • Tiêm các chất vào trong mô sẹo để làm xẹp sẹo. Chất được sử dụng là corticosteroid, giúp làm giảm kích thước của vết sẹo lồi và làm giảm kích ứng. Loại corticosteroid thường dùng là triamcinolone;
  • Phẫu thuật cắt sẹo: Chỉ định trong điều trị sẹo lồi có kích thước lớn, ở vùng ít vận động, đã ổn định và ít có nguy cơ tái phát.

XEM THÊM: Tiêm tại chỗ tổn thương chữa sẹo lồi hiệu quả

Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Kem trị sẹo lồi giúp ép sẹo xuống và tránh phì đại

3. Chi tiết về phương pháp laser là phẳng sẹo lồi

Laser là một tiến bộ trong ngành y khoa, được ứng dụng đa dạng, bao gồm cả điều trị sẹo lồi. Các loại laser được sử dụng để trị sẹo lồi là loại xâm lấn hoặc không xâm lấn. Điều trị laser xâm lấn là sử dụng các tia CO2 và Erbium-Yag nhằm loại bỏ các lớp da. Điều trị laser không xâm lấn là sử dụng các xung laser nhằm kích thích da sản xuất collagen, tái tạo da mới.

Khi sử dụng công nghệ laser, năng lượng ánh sáng tác động vào tổ chức tăng sinh mô, làm giảm mô xơ từng lớp nên vết sẹo lồi được là phẳng theo từng lớp một. Thông thường, việc là phẳng sẹo được thực hiện theo một liệu trình. Điều đó có nghĩa là không phải làm xẹp vết sẹo chỉ sau một lần điều trị mà cần thực hiện nhiều lần để đạt được giá trị về mặt thẩm mỹ, giúp quá trình phẳng của sẹo bền vững.

Ưu điểm của công nghệ laser trong điều trị sẹo lồi là không gây đau, vết sẹo được là phẳng dần theo thời gian. Đồng thời, công nghệ laser còn giúp làm sáng vết sẹo, xử lý được mạch máu ở dưới vết sẹo, không gây ngứa và tỷ lệ tái phát rất thấp. Như vậy, kỹ thuật laser là phẳng sẹo lồi khá an toàn và hiệu quả. Do đó, nhiều bác sĩ da liễu và chuyên gia thẩm mỹ đã chỉ định sử dụng laser trong điều trị sẹo lồi.

Ngoài phương pháp laser là phẳng sẹo lồi, có thể kết hợp thêm công nghệ điều trị mạch máu, công nghệ điều trị thâm, dùng các sản phẩm bôi và uống để mang lại hiệu quả tổng thể tốt hơn, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục, phẳng hoàn toàn vết sẹo lồi.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Mụn thịt hình thành thế nào, điều trị ra sao?
  • Đang cho con bú có được tiêm trị sẹo lồi không?
  • Có thể dùng phương pháp Laser CO2 để điều trị sẹo lồi không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ nội trú Lê Thanh Tuấn - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong khám, điều trị, phẫu thuật các bệnh lý ổ bụng.

Sẹo hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ.

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp ... mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ...)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất

Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn là nam giới.

2. Đặc điểm của sẹo lồi

Sẹo lồi có một số đặc điểm dễ nhận biết sau:

Sẹo lồi thường phát triển vượt ra ngoài phạm vi vết thương ban đầu, có thể từ một vết kim tiêm, mụn trứng cá nhiễm trùng, vết côn trùng cắn nhỏ... cũng có thể hình thành và phát triển thành khối sẹo lồi.

Việc hình thành và phát triển sẹo lồi cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền và thể trạng của mỗi cá nhân.

Sẹo lồi thường có vỏ bọc, bề mặt nhẵn và có thể chuyển từ màu đỏ sang màu nâu. Sẹo lồi còn gây ra cảm giác nhạy cảm hơn, căng tức hoặc ngứa, khó chịu, đôi khi đau khi chạm vào.

Sẹo lồi hình thành bởi việc tăng sinh collagen thái quá trong quá trình liền sẹo nên sẹo lồi không thể tự nhỏ đi theo thời gian.

Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Sẹo lồi ở vùng vai

Cần phân biệt sẹo lồi với sẹo phì đại ở điểm khác nhau sau: sẹo phì đại phát triển ngay sau khi bị chấn thương nhưng chỉ giới hạn trong ranh giới của sẹo, sẹo thường dừng phát triển và giảm sau 1 – 2 năm.

Sẹo lồi là dấu hiệu của tổn thương da đã khỏi, tuy nhiên gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, tâm lý và sinh hoạt của bệnh nhân. Sẹo lồi có thể xuất hiện ở nhiều vùng trên cơ thể, song nếu sẹo lồi xuất hiện ở vùng vị trí vận động như vai, ngực, đầu gối, cánh tay... thì rất dễ phì đại.

3. Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân tác động đến việc hình thành sẹo lồi cũng như mức độ phì đại của sẹo, từ nguyên nhân cơ địa đến môi trường:

  • Do nhiễm khuẩn hoặc còn dị vật ở vết thương như lông tóc, u hạt, cát, bụi bẩn... khiến có xu hướng lành vết thương thứ phát.
  • Yếu tố di truyền của người có cơ địa sẹo lồi: những người có cơ địa sẹo lồi có nguy cơ bị các vết sẹo lồi phì đại cao. Việc phòng ngừa sẹo lồi ở những người có cơ địa sẹo lồi rất quan trọng và khó khăn hơn, cần lưu ý hơn những người khác từ cách điều trị vết thương cho tới ăn uống.

Tại sao sẹo lồi càng ngày càng to

Xử lý vết thương không đúng cách gây sẹo lồi

  • Do chấn thương không được xử lý đúng cách: khi có vết thương bạn cần nhanh chóng xử lý sạch sẽ, tránh nhiễm trùng và loại bỏ hoàn toàn dị vật tồn đọng trên bề mặt vết thương. Khi băng bó vết thương cũng không được căng hay trùng quá. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể hình thành do căng kéo vùng vết thương, da vết thương không bằng phẳng, khâu vá không đúng lớp giải phẫu.
  • Do quá trình cạy, nặn mụn không đúng cách: với những người có cơ địa sẹo lồi thì nếu nặn mụn trứng cá không đúng cách cũng rất dễ gây hình thành sẹo lồi trên mặt. Nặn mụn không đúng vệ sinh khiến cho vi khuẩn có thể thâm nhập vào trong da, gây tổn thương và để lại sẹo cho vùng da.
  • Do chế độ ăn uống sau khi bị sẹo: trong thời gian có vết thương và vết thương đang hồi phục, bạn nên hạn chế hoặc không sử dụng những thực phẩm làm tăng khả năng phát triển sẹo lồi như: rau muống, thịt gà, trứng, đồ nếp....

Bên cạnh đó, nên bổ sung các loại rau củ đặc biệt như nghệ và rau diếp cá để giúp vết thương lên da non nhanh hơn, chống viêm và kháng khuẩn tốt.

Với những vết sẹo lồi, phẫu thuật cắt bỏ sẹo hay sửa sẹo đơn thuần không hiệu quả mà có thể làm vết lẹo trở nên tồi tệ hơn. Hiện nay, điều trị sẹo lồi chỉ có thể giúp sẹo trở nên bằng phẳng, hết nhăn sơ, mịn, sáng màu hơn chứ chưa thể xóa hoàn toàn. Do đó, việc phòng ngừa hình thành sẹo lồi vẫn quan trọng hơn cả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thẩm mỹ không xâm lấn là gì, vì sao ngày càng HOT?

XEM THÊM:

  • Tẩy nốt ruồi để lại sẹo lõm phải làm sao?
  • Bị sẹo lồi phải làm sao?
  • Chế độ dinh dưỡng cho da mụn nhanh khỏi, mờ sẹo