Tại sao thức đêm lại hay đi tiểu

Theo Hilary Lebow, nếu bạn bị đi tiểu thường xuyên vào ban đêm, rất có thể không ngủ đủ giấc khiến bạn cáu kỉnh và thất vọng về bản thân.

Ảnh: Medical news today

Tiểu đêm là gì

Đi tiểu nhiều lần khi chuẩn bị đi ngủ là vấn đề chung của khá nhiều người. Theo Quỹ chăm sóc tiết niệu, khoảng một phần ba người lớn trên 30 tuổi đi tiểu quá nhiều vào ban đêm do cơ thể tạo ra nhiều nước hay bàng quang không thể giữ trong một thời gian dài, hoặc cả hai lý do.

Theo các nhà nghiên cứu, tiểu đêm ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và hạnh phúc con người. Nó khiến cơ thể mệt mỏi, dẫn đến các vấn đề về trí nhớ, trầm cảm, lo lắng hay nguy cơ cao mắc bệnh tim, đau dạ dày và té ngã. Giấc ngủ gắn liền với mọi thứ - và không có nó, cơ thể chúng ta sẽ mệt mỏi.

Nguyên nhân gây tiểu đêm

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiểu đêm như lối sống không lành mạnh, tình trạng sức khỏe và lạm dụng thuốc. Một trong những lý do phổ biến là lão hóa. Khi chúng ta càng lớn tuổi, cơ thể càng sản sinh ra loại hormone để được nghỉ ngơi nhiều hơn. Ngoài ra, với tuổi tác, bàng quang trở nên kém đàn hồi nên không thể chứa nhiều nước tiểu. Do đó chúng ta thường xuyên đi tiểu vào ban đêm nhiều hơn.

Ở người lớn tuổi, tuyến tiền liệt mở rộng hơn. Phụ nữ đã có con hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh sẽ giảm sản xuất hormone estrogen ảnh hưởng đến đường tiết niệu.

Những lý do phổ biến khác

- Vấn đề về tim mạch.

- Bệnh tiểu đường.

- Suy gan.

- Bệnh Alzheimer [bệnh lý về não tác động đến trí nhớ, suy nghĩ và hành vi].

- Bàng quang hoạt động quá mức.

- U tuyến tiền liệt.

- Viêm bàng quang kẽ.

- Mang thai.

- Béo phì.

Cách hạn chế đi tiểu đêm

Uống ít nước hơn trước khi đi ngủ

Bạn có uống vài tách trà hay ly rượu vang trước khi đi ngủ không? Trước khi thử bất cứ điều gì khác, hãy thử sửa đổi lượng nước bạn uống trước khi đi ngủ để xem giảm tiểu ban đêm hay không. Ngoài ra tránh uống cà phê vào buổi chiều hoặc rượu vào buổi tối muộn, vì gây trở ngại cho chu kỳ đi tiểu tự nhiên của bạn. Đây là cách dễ dàng để ngăn đi tiểu vào ban đêm, nhưng có thể có tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe, như nhiễm trùng đường tiết niệu.

Kiểm tra đường tiết niệu

Khi có các triệu chứng sớm của nhiễm trùng đường tiết niệu [UTI], bạn có thể cảm thấy muốn “đi” thường xuyên hơn bình thường, đặc biệt là vào ban đêm. Trước khi bị nhiễm trùng toàn diện, hãy uống đủ nước mỗi ngày, điều chỉnh chế độ ăn uống và luôn đi tiểu sau khi quan hệ tình dục. Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu vừa tiểu đêm vừa bị đau dạ dày. Hãy đi khám ngay để bác sĩ khám, chẩn đoán kịp thời.

Nói chuyện với bác sĩ về sức khỏe của bạn

Nhiều loại thuốc sẽ gây tác dụng phụ đến thói quen đi tiểu ban đêm. Ví dụ, bạn bị suy tim, bác sĩ có thể đã kê toa cho bạn thuốc lợi tiểu để loại bỏ phù nề [dịch tích tụ] ở chi dưới khiến đi tiểu nhiều vào ban đêm. Do đó, cần nói chuyện với bác sĩ về việc thay đổi thuốc hoặc uống thuốc sớm hơn trong ngày.

Ăn một ít nho khô

Nhiều người cho rằng ăn nho khô trước khi đi ngủ có tác động tích cực đến thói quen tiểu đêm. Để xem điều này có hiệu quả với bạn không, hãy ăn 1/4 cốc nho khô khoảng 30 phút trước khi đi ngủ. Thử duy trình trong vài đêm liên tiếp để xem sự khác biệt.

Bài tập kegel

Vậy giải pháp cho cả nam và nữ là gì? Áp dụng bài tập kegel, là bài tập thể dục cho nhóm cơ đặc biệt gọi là "nhóm cơ mu cụt". Nhóm cơ này được xem là có tác động lên hệ niệu sinh dục. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực hiện bài tập kegel hàng ngày có thể tăng cường đáng kể cơ sàn chậu, giúp giải quyết nhiều vấn đề trong đó có tiết niệu.

Tập yoga

Các bài tập tăng cường sàn chậu rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa chứng tiểu đêm. Bạn có thể thử các động tác:

- Ngồi xổm.

- Tư thế Locust.

- Tư thế chiến binh II.

- Tập yoga với ghế.

- Tư thế đứa trẻ.

Thùy An

I. Chứng Tiểu đêm được định nghĩa như thế nào?

Tiểu đêm được định nghĩa khi cần thức dậy về đêm và đi tiểu [ngược lại với đái dầm ở trẻ em]. Tiểu 1 lần trong đêm vẫn được xem là bình thường, thuật ngữ “tiểu đêm” là triệu chứng cắt nghĩa khi Bệnh nhân đi tiểu nhiều lần hơn bình thường [>1 lần/đêm].

- Tiểu đêm là một triệu chứng thường gặp ở cả nam lẫn nữ, do người bệnh phải thức dậy đi tiểu nhiều lần giữa đêm khuya nên thường dẫn đến những ảnh hưởng cho giấc ngủ từ đó phần nào cũng làm người bệnh mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng sống.

- Tại đây chúng ta cần lưu ý rằng:

+ Tiểu đêm là triệu chứng, không phải là chẩn đoán

+ Trong một số trường hợp tiểu đêm được đánh giá là triệu chứng của một số bệnh như: đái tháo đường, đái tháo nhạt ...

II. Các nguyên nhân gây tiểu đêm

1. Tiểu đêm do cân bằng dịch

- Tiểu nhiều cả ngày lẫn đêm: Lượng nước tiểu >40ml/kg/24 giờ có thể do người bệnh

+ Uống quá nhiều nước, rượu, bia

+ Bị bệnh Đái tháo đường

+ Tăng canxi máu

+ Suy thận [thường gặp ở suy thận mãn nhiều hơn suy thận cấp]

- Tiểu nhiều về đêm :số lượng nước tiểu  về đêm >35% tổng số lượng nước tiểu 24 giờ có thể do các nguyên nhân sau

 + Uống nhiều nước, rượu, bia vào buổi tối

+ Uống thuốc lợi tiểu phụ thuộc vào thời gian uống thuốc

+ Biến đổi sự tiết hormone chống lợi niệu bình thường, thường do tuổi

+ Tái phân bố dịch về đêm gây tiểu đêm như: suy tim. Phù gây tiểu đêm như: ứ máu  tĩnh mạch

+ Ngưng thở về đêm [không rõ cơ chế]

2. Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh

Ở người bình thường, dung tích bàng quang từ 300- 400ml, khi nước tiểu bài tiết từ thận xuống đầy bàng quang cơ thể sẽ có phản xạ cần đi tiểu.   Bàng quang được kiểm soát từ não, tủy sống, đoạn S1,S2 và thần kinh ngoại biên. Vì thế có nhiều vấn đề thần kinh có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang. Tiểu đêm do nguyên nhân thần kinh có thể là triệu chứng bởi vì :

- Một số bệnh thần kinh gây tiểu nhiều lần như: Xơ cứng rải rác từng đám, chèn ép tủy sống cổ, Hội chứng chèn ép tủy sống

- Một số bệnh thần kinh có thể gây bí tiểu, tiểu không kiểm soát, tiểu đêm

- Các rối loạn thần kinh thông thường khác gây đi tiểu nhiều như: bàng quang thần kinh do Đái Tháo Đường, Parkinson……

Thông thường nếu bí tiểu xảy ra ở nữ >60 tuổi mà không chắc do tắc nghẽn bàng quang thì nguyên nhân thần kinh cần được nghĩ tới

3. Tiểu đêm do rối loạn đường tiểu dưới

- Nghẽn dòng chảy từ bàng quang: Bệnh tiền liệt tuyến, bệnh niệu đạo [Xảy ra ở cả nam lẩn nữ]

- Bàng quang hoạt động quá mức

- Người quá nhạy cảm

- Nhiễm trùng đường niệu,viêm bàng quang mô kẻ

- Bệnh lý ác tính

- Phụ nữ trong giai đọan có thai cũng có thể xảy ra triệu chứng tiểu nhiều

III. Đánh giá Bệnh nhân tiểu đêm

Tiểu đêm thường được quy cho do bệnh tiền liệt tuyến mà không xem xét những nguyên nhân khác. Đôi khi có nhiều nguyên nhân kết hợp gây tiểu đêm, những nguyên nhân gây tiểu đêm đươc xác đinh bởi: bệnh sử, khám lâm sàng, cận lâm sàng, theo dõi thời gian đi tiểu của Bênh nhân. Tại phòng khám, để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh tiểu đêm, bác sĩ sẽ tiến hành

1. Hỏi Bệnh sử: bác sĩ sẽ đặt một số câu hỏi để làm sáng tỏ các triệu chứng của Bệnh nhân và hỏi các triệu chứng đường tiểu dưới khác

2. Khám lâm sàng

- Gõ vùng bàng quang xem có rỗng không ?

- Ấn xem có phù chân không ?

- Khám các cơ quan liên quan khi nghi ngờ: Tim mạch; Thần kinh: Đặc biệt quan trọng nếu có bí tiểu mà không nghi ngờ nghẽn đường tiểu [Nữ>60 tuổi]; Khám trực tràng ở nam đánh giá tiền liệt tuyến, khám khung chậu ở nữ

3. Cận lâm sàng

- Xét nghiệm nước tiểu: nhiễm trùng tiểu, tiểu máu, tiểu đạm, đường…

- Cấy nước tiểu

- Xét nghiệm máu: chức năng thận, ion đồ, đường huyết, canxi máu

- Đo chức năng bàng quang: đánh giá dòng chảy nước tiểu, thể tích tồn lưu nước tiểu.

- Đo áp lực bàng quang thông qua catheter niệu đạo

- Siêu âm bụng             

Sau khi đánh giá, tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây triệu chứng này từ đó các bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị bệnh hiệu quả

IV. Một số lưu ý đối với bệnh nhân

- Đối với những người tiểu đêm do suy giảm thần kinh ở não, cần phải khắc phục bằng các biện pháp như :

+ Hạn chế uống nước vào buổi tối, trước khi đi ngủ nhớ đi tiểu.

+ Mặt khác, để tránh những tai biến não khi thức dậy nửa đêm, cần bình tĩnh ngồi dậy, tỉnh táo hẳn mới nên bước ra khỏi giường. Nếu không có công trình vệ sinh trong nhà nên dùng bô để đi tiểu chứ không nên mở cửa đi tiểu ngoài trời.

- Đối với những người do u xơ làm phì đại tuyến tiền liệt cần đi khám xem mức độ bệnh cụ thể để được điều trị. Để phát hiện sớm bệnh, đặc biệt là phòng ngừa được u ác tính ở tuyến tiền liệt, những người đàn ông trên 40 tuổi cần được đi khám tuyến tiền liệt hằng năm.

- Khi có dấu hiệu tiểu khó cần được thăm khám sớm để được điều trị kịp thời và tránh nhiễm khuẩn đường tiểu.

BS. TRẦN TRUNG SANG
Chuyên khoa Nội tiết – BV Hoàn Mỹ Sài Gòn

Video liên quan

Chủ Đề