Thành phần và trạng thái tồn tại của nhân Trái Đất

I. CẤU TRÚC CỦA TRÁI ĐẤT

- Trái Đất có cấu tạo không đồng nhất.

- Ba lớp chính: bên ngoài là lớp vỏ Trái Đất, bao Manti ở giữa, trong cùng là Nhân.

1. Vỏ Trái Đất

- Độ dày: Từ 5km [ở đại dương] – 70km [ở lục địa].

- Là lớp vỏ mỏng cứng ngoài cùng.

- Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: Trên cùng là tầng trầm tích không liên tục. Tầng Granit ở giữa chỉ có ở lục địa. Dưới cùng là tầng bazan.

- Vỏ Trái Đất phân làm vỏ lục địa và vỏ đại dương.

2. Lớp Manti

- Từ độ sâu 15km đến 2900km.

- Chia thành 2 tầng:

+ Manti trên: 15 – 700 km. Trạng thái quánh dẻo.

+ Manti dưới: 700 – 2900 km. Trạng thái rắn chắc.

3. Lớp Nhân

- Dày 3470km.

- Chia làm 2 tầng:

+ Nhân ngoài: sâu 2900 – 5100km, nhiệt độ 50000C, áp suất lớn 1,3 – 3,1 triệu atm, ở thể lỏng.

+ Nhân trong: từ 5100 – 6370km, áp suất 3 – 3,5 triệu atm, vật chất ở dạng rắn.

- Thành phần chủ yếu là những kim loại nặng Ni, Fe nên còn gọi là nhân Nife.

4. Thạch quyển

- Là lớp vỏ ngoài cùng của vỏ Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của bao Manti, độ dày tới 100km.

II. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

Nội dung của thuyết kiến tạo mảng:

- Thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo.

- Các mảng kiến tạo không đứng yên mà dịch chuyển.

- Nguyên nhân dịch chuyển của các mảng kiến tạo: do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo và có nhiệt độ cao trong tầng Manti trên.

- Ranh giới, nơi tiếp xúc giữa các mảng kiến tạo là vùng bất ổn, thường xảy ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa…


Page 2

SureLRN

Câu hỏi : Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất là

A. Những kim loại nặng như niken, sắt.

B. Những kim loại nhẹ như niken, sắt 

Bạn đang xem: Thành phần vật chất chủ yếu của nhân trái đất | Địa Lý 10

C. Những kim loại màu.

D. Các ý trên đều đúng.

Trả lời: 

Đáp án A. Nhân trái đất gồm những kim loại nặng như niken, sắt.

Hãy cùng THPT Ninh Châu tìm hiểu chi tiết về Nhân trái đất nhé!

1. Cấu trúc của trái đất

Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km [ở đại dương] đến 70 km [ở lục địa]. Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.

+ Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau.

+ Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày.

+ Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại.

+ Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại.

Lớp Manti: Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.

Nhân Trái Đất: Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác. 

Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng. Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn. Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken [Ni], sắt [Fe] nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Nife.

2. Nhân trái đất

– Cấu tạo:

+ Bề dày của lớp lõi ngoài là 1.742km, mật độ trung bình khoảng 0,5g/cm3, thể lỏng.

+ Bề dày của lớp quá độ chỉ có 515km, vật chất quá độ từ thể lỏng sang thể rắn.

+ Bề dày của lõi trong là 1.216km, mật độ trung bình là 12,9g/cm3, thành phần chủ yếu là sắt, kền, nên còn được gọi là lõi sắt kền.

+ Tổng trọng lượng của lõi đất là 1,88×1021 tấn, chiếm 31,5% tổng trọng lượng của Trái đất.

+ Thể tích là 16,2% thể tích Trái đất. Thể tích của lõi đất còn lớn hơn cả sao Hỏa. Vì lõi đất nằm sâu nhất, chịu áp lực lớn hơn vỏ đất và mantle nhiều

– Tính chất: lõi đất không bao giờ yên tĩnh, các chất trong lòng đất đang vận động không ngừng. vật chất ở bên trong Trái đất không những chỉ vận động đối lưu giữa lớp trên và lớp dưới và tốc độ rất chậm, mỗi năm chỉ di động khoảng 1cm.

3. Điều gì sẽ xảy ra nếu nhân trái đất nguội đi

– Có nhiều thành phần đảm bảo sự sống trên Trái Đất, trong đó những thành phần không thể thiếu là từ quyển và khí quyển. Nếu một ngày nhân Trái Đất nguội đi, hai thành phần này sẽ biến mất và mọi sự sống sẽ bị hủy diệt. Khi đó, khung cảnh Trái Đất sẽ không khác gì sao Hỏa hiện nay. 

– Từ quyển có vai trò như một chiếc khiên để chống đỡ lại bức xạ không gian, các hạt vũ trụ và các tiểu hành tinh. Nó sẽ làm lệch hướng bay của những vật chất muốn “tấn công” Trái Đất. 

– Nguyên nhân sinh ra từ quyển của Trái Đất chính là sự chuyển động thành dòng của vật chất bên trong nó. Hai phần của nhân là phần lỏng bên ngoài và phần cứng bên trong chuyển động không giống nhau, điều đó tạo ra các hướng điện từ không giống nhau. Nhờ đó, tạo thành từ trường Trái Đất.

– Nếu lõi Trái Đất nguội đi, phần lỏng bên ngoài nhân Trái Đất sẽ ngừng chảy. Khi đó, từ quyển sẽ không còn, chúng ta sẽ mất đi tấm lá chắn vững chắc trước bức xạ vũ trụ. Gió Mặt Trời sẽ “thoải mái” thổi bay khí quyển Trái Đất và hủy diệt mọi sự sống.

Đăng bởi: Đại Học Đông Đô

Chuyên mục: Lớp 10, Địa lý 10

Cầu trúc của trái đất [phần 2]

Nghiên cứu sự thay đổi của sóng địa chấn lan truyền trong lòng Trái Đất, người ta đã biết được Trái Đất có cấu trúc gồm nhiều lớp:

GLớp vỏ[the earth's crust]:

  • Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn, độ dày dao động từ 5 km [ở đại dương] đến 70 km [ở lục địa]. Vỏ Trái Đất chỉ chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% về trọng lượng của Trái Đất nhưng có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người.
  • Căn cứ vào sự khác nhau về thành phần cấu tạo, độ dày… vỏ Trái Đất lại chia thành hai kiểu chính: vỏ lục địa và vỏ đại dương.
  • Vỏ Trái Đất được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau:
  • Trên cùng là tầng đá trầm tích do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành. Tầng này không liên tục và có nơi mỏng nơi dày.
  • Tầng granit gồm các loại đá nhẹ tạo nên như đá granit và các loại đá có tính chất tương tự như đá granit… được hình thành do vật chất nóng chảy ở dưới sâu của vỏ Trái Đất đông đặc lại. Lớp vỏ lục địa được cấu tạo chủ yếu bằng granit.
  • Tầng badan gồm các loại đá nặng hơn như đá badan và các loại đá có tính chất tương tự như đá badan… được hình thành do vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất rồi đông đặc lại. Lớp vỏ đại dương cấu tạo chủ yếu bằng badan.

ALớp Manti [mantle]:

  • Dưới vỏ Trái Đất cho tới độ sâu 2.900 km là lớp Manti [còn được gọi là bao Manti]. Lớp này gồm hai tầng chính. Càng vào sâu, nhiệt độ và áp suất càng lớn nên trạng thái vật chất của bao Manti có sự thay đổi, quánh dẻo ở tầng trên và rắn ở tầng dưới.
  • Vỏ Trái Đất và phần trên cùng của lớp Manti [đến độ sâu khoảng 100 km] vật chất ở trạng thái cứng, người ta thường gộp vào và gọi chung là thạch quyển. Thạch quyển di chuyển trên một lớp mềm, quánh dẻo - quyển mềm của bao Manti, như các mảng nổi trên mặt nước.
  • Quyển mềm của bao Manti có ý nghĩa lớn đối với vỏ Trái Đất. Đây là nơi tích tụ và tiêu hao nguồn năng lượng bên trong, sinh ra các hoạt động kiến tạo làm thay đổi cấu trúc bề mặt Trái Đất như hình thành những dạng địa hình khác nhau, các hiện tượng động đất, núi lửa…

BNhân Trái Đất [the earth's core]:

Nhân Trái Đất là lớp trong cùng, dày khoảng 3470 km. Ở đây, nhiệt độ và áp suất lớn hơn so với các lớp khác.

Nhân trái đất

  • Từ 2900 km đến 5100 km là nhân ngoài, nhiệt độ vào khoảng 5000oC, áp suất từ 1,3 triệu đến 3,1 triệu atm, vật chất tồn tại trong trạng thái lỏng.
  • Từ 5100 km đến 6370 km là nhân trong, áp suất từ 3 triệu đến 3,5 triệu atm, vật chất ở trạng thái rắn.
  • Thành phần vật chất chủ yếu của nhân Trái Đất là những kim loại nặng như niken [Ni], sắt [Fe] nên nhân Trái Đất còn được gọi là nhân Ni - Fe.

Video liên quan

Chủ Đề