Thẻ căn cước gắn chip bao lâu thì lấy được

Từ ngày 1/7/2021, khi Thông tư 59/2021/TT-BCA và Thông tư 60/2021/TT-BCA có hiệu lực sẽ dẫn đến nhiều thay đổi trong việc làm Căn cước công dân gắn chíp.

Cụ thể, tại Thông tư 60/2021/TT-BCA về trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân đã thay đổi quy định về thời hạn cấp thẻ CCCD gắn chíp.

Ảnh minh họa

Theo Điều 11 Thông tư 60, thời hạn xử lý hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân gắn chíp được quy định như sau:

- Đối với hồ sơ do Công an cấp huyện hoặc Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội tiếp nhận thì trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận đủ hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý và chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Tại Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội:

+ Đối với dữ liệu điện tử do đơn vị tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chuyển lên thì trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ dữ liệu điện tử, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

+ Đối với hồ sơ do Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư tiếp nhận thì trong thời hạn 4 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải hoàn thành việc xử lý, phê duyệt, in hoàn chỉnh thẻ Căn cước công dân;

Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi in hoàn chỉnh thẻ CCCD gắn chíp, phải chuyển phát thẻ CCCD gắn chíp về đến nơi làm thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD gắn chíp.

Trong đó, thời hạn tối đa để người dân được cấp thẻ CCCD gắn chíp là 8 ngày làm việc bao gồm: 2 ngày để chuyển dữ liệu điện tử lên Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư; 3 - 4 ngày để xử lý, phê duyệt, in thẻ và 2 ngày chuyển phát về nơi người dân làm thủ tục.

Trước đây, thời hạn cấp thẻ là từ 7 - 15 ngày làm việc tùy khu vực.

Trước đó, ngày 21/6, trao đổi với phóng viên báo Dân Trí, Đại tá Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội [C06] cho biết, tính đến giữa tháng 6, toàn quốc đã thu nhận gần 54 triệu hồ sơ cấp Căn cước công dân gắn chíp.

Nói về tình trạng chậm trả Căn cước công dân gắn chíp cho người dân, Đại tá Nguyên lý giải theo kế hoạch, Cục C06 phấn đấu đến ngày 1/7 sẽ in và trả 50 triệu thẻ CCCD gắn chíp cho người dân.

Tuy nhiên, do tình hình dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến nhiều lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp sản xuất chíp điện tử, trong khi đó, Việt Nam phải nhập khẩu chíp từ nước ngoài, nên đã tác động lớn đến tiến độ sản xuất thẻ để trả cho người dân.

Để sớm hoàn thành kế hoạch, Bộ Công an đang cố gắng sản xuất, trả thẻ cho người dân trong thời gian sớm nhất. Cục C06 đặt mục tiêu đến tháng 9/2021 sẽ in và trả toàn bộ số Căn cước công dân gắn chíp đã thu nhận hồ sơ.

Sổ Châu   -   Thứ tư, 14/04/2021 08:00 [GMT+7]

Bạn đọc có email gửi email đến Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động hỏi.

Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:

Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014 quy định:

Thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân:

Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý căn cước công dân phải cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân trong thời hạn sau đây:

1. Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới và đổi; không quá 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại;

2. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

3. Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp;

4. Theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính, Bộ trưởng Bộ Công an quy định rút ngắn thời hạn cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Tuy nhiên, thực tế tại nhiều địa phương, do người dân đi làm căn cước công dân hoặc đổi từ chứng minh nhân dân qua căn cước công dân nhiều, dẫn đến sự quá tải, nên thời hạn nhận căn cước công dân có thể lâu hơn.

Tư vấn pháp luật

Hãy gọi đường dây nóng tư vấn pháp luật: 0979310518; 0961360559 để nhận được câu trả lời nhanh chóng, kịp thời hoặc gửi email cho chúng tôi: hoặc đến số 6 Phạm Văn Bạch, Hà Nội và 198 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q3, TPHCM để được Luật sư tư vấn trực tiếp vào các ngày thứ Ba, thứ Sáu hàng tuần.

Làm thẻ CCCD mất bao nhiêu lâu? [nguồn: Báo mới]

Việc cấp căn cước công dân gắn chip [CCCD] hiện đang được triển khai khá sôi nổi và được quan tâm trên toàn quốc. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người thắc mắc về thời gian làm loại thẻ này phải mất bao lâu. Hôm nay mình xin chia sẻ đến các bạn về vấn đề này.

Thời hạn cấp, đổi cấp lại CCCD được quy định cụ thể tạiĐiều 25Luật Căn cước công dân 2014. Cụ thể, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Luật này, cơ quan quản lý CCCD phải cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD cho công dân trong thời hạn sau đây:

Trường hợp cấp mới, cấp đổi

- Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Thời hạn trả thẻ CCCD sẽ phụ thuộc vào từng yêu cầu như: Cấp mới, cấp đổi, cấp lại [nguồn: Văn bản luật]

Trường hợp cấp lại

- Tại thành phố, thi xã không quá 15 ngày làm việc.

- Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.

- Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc.

Tuy nhiên, hiện nay việc cấp thẻ CCCD đang được thực hiện với số lượng rất lớn, dẫn đến quá tải. Vì vậy thời hạn cấp thẻ trên thực tế có thể lâu hơn so với quy định. Đồng thời, người dân có thể lựa chọn nhận thẻ qua đường bưu điện, nên phải tính thêm quãng thời gian của dịch chuyển phát.

Bạn có thắc mắc gì về thời hạn cấp thẻ CCCD gắn chip không?

Xem thêm:

  • Những điểm khác biệt cơ bản giữa thẻ Căn cước công dân gắn chip [CCCD gắn chip] và Chứng minh nhân dân
  • Căn cước công dân gắn chip là gì?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip cần những gì?
  • Căn cước công dân gắn chip có tác dụng gì?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip bao nhiêu tiền?
  • Đổi Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước gắn chip có đổi số không?
  • Làm Căn cước công dân gắn chip ở đâu?
  • Đổi Căn cước công dân online được không?
  • Căn cước công dân gắn chip thay thế những giấy tờ gì?
  • Không đổi Căn cước công dân có được không?
  • Những ai cần đổi Căn cước công dân gắn chip?
  • Mất hộ khẩu có làm CCCD được không?
  • Làm mất Căn cước công dân gắn chip có nguy hiểm không?
  • Căn cước công dân có giá trị mấy năm?

Thẻ Căn cước công dân gắn chip có thời hạn sử dụng bao lâu đang là câu hỏi băn khoăn và đang được quan tâm của rất nhiều người dân. Cũng như Căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây, Căn cước công dân gắn chip cũng có thời hạn nhất định theo độ tuổi. Bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu thời hạn của Căn cước công dân gắn chip nhé!

Thời hạn của Căn cước công dân gắn chip

Theo thông tin mới nhất từ trang báoLao Động,quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ căn cước công dân gắn chip có thời han sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014 như sau:

- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Quy định nêu trên cho thấy, căn cước công dân dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nhưng nếu đã được cấp trong 02 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.

Ví dụ: Anh A sinh ngày 10/05/2000, đi làm căn cước công dân gắn chip năm 2021 [khi anh đang 21 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh này có giá trị sử dụng đến ngày 10/05/2025 [khi anh đủ 25 tuổi].

Tuy nhiên, nếu anh A này đi làm năm 2024 [khi anh đang 24 tuổi]; thì thẻ căn cước của anh ấy có giá trị sử dụng đến 10/05/2040 [khi anh đủ 40 tuổi].

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Nếu trong trường hợp công dân đó đã đủ 60 tuổi, tính đến thời điểm cấp thẻ, thì thời hạn sử dụng thẻ của họ là đến suốt đời, tức được sử dụng cho đến khi người đó mất mà không cần làm thủ tục đổi thẻ bất cứ lần nào nữa, trừ trường hợp thẻ bị mất, hoặc bị hư hỏng…

Những người đi làm Căn cước công dân gắn chip khi đủ 58 tuổi cũng được sử dụng thẻ cho đến khi qua đời, mà không cần phải đi đổi thẻ ở mốc đủ 60 tuổi.

Những người trên 60 tuổi đang sử dụng căn cước công dân mã vạch thì được tiếp tục sử dụng cho đến khi qua đời, mà không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Ảnh minh họa [ảnh: Lao Động]

Thời hạn sử dụng của thẻ căn cước công dân mã vạch đã cấp trước đây theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06/2021/TT-BCA và Luật Căn cước công dân 2014 quy định là:

- CMND, căn cước công dân mã vạch đã cấp trước khi địa phương triển khai cấp thẻ căn cước công dân gắn chip thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn.

Vì vậy, người dân có CMND, căn cước công dân đã cấp theo mẫu cũ nếu chưa hết hạn thì không bắt buộc phải đổi sang căn cước công dân gắn chip.

Bạn đã nắm rõ thời hạn của Căn cước công dân gắn chip chưa?

Xem thêm:

  • Làm gì khi thẻ căn cước công dân gắp chip sai thông tin?
  • Ba giấy tờ quan trọng cần hoàn thiện trước 31/12, định không thể thiếu
  • Căn cước công dân [CCCD] gắn chip: Thông tin, hướng dẫn, cách kiểm tra
  • Cách thay đổi địa chỉ nhận CCCD gắn chip qua bưu điện miễn phí

Video liên quan

Chủ Đề