Thế nào là kinh doanh có điều kiện năm 2024

Hiện nay, việc hoạt động kinh doanh đang được nhiều đối tượng hướng tới đầu tư và phát triển. Tuy nhiên, nhiều ngành nghề muốn kinh doanh phải có điều kiện, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì mới được hoạt động kinh doanh. Vậy Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thật chất là loại giấy tờ gì? Hãy cùng NPLAW tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.

I. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là gì?

Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay còn được gọi là “Giấy phép con”, tuy nhiên theo quy định pháp luật hiện nay không có định nghĩa cụ thể về Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Thế nào là kinh doanh có điều kiện năm 2024

Ta có thể hiểu rằng, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là giấy tờ pháp lý mà cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân chứng nhận họ có đủ điều kiện kinh doanh khi họ kinh doanh ngành nghề có điều kiện.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

II. Kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện thì có được không? Bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020, nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thế nào là kinh doanh có điều kiện năm 2024

Như vậy, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì khi doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề có điều kiện nhưng không đáp ứng được các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật thì Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.

Như vậy, khi kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì sẽ bị Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh. Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000. (Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 46 Nghị định 122/2021/NĐ-CP).

III. Quy định về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

- Hình thức của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bao gồm:

+ Giấy phép;

+ Giấy chứng nhận;

+ Chứng chỉ;

+ Văn bản xác nhận, chấp thuận;

+ Các yêu cầu khác mà cá nhân, tổ chức kinh tế phải đáp ứng để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh mà không cần phải có xác nhận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 7 Luật Đầu tư 2020.

- Đặc điểm của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

+ Khi kinh doanh các ngành nghề có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì nghĩa vụ của doanh nghiệp là phải đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020).

Nếu cá nhân, tổ chức kinh doanh những ngành, nghề khác ngoài Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020 thì không cần phải xin giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

+ Đây là văn bản bắt buộc phải có đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề có điều kiện;

Đối với mỗi ngành, nghề khác nhau, điều kiện và quy định để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cũng sẽ khác nhau;

+ Đa số các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đều có thời hạn sử dụng, do đó khi hết thời hạn doanh nghiệp buộc phải làm thủ tục gia hạn hoặc cấp mới thì mới có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh. Đây cũng có thể xem là một hạn chế của loại giấy chứng nhận này.

IV. Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

Mỗi ngành, nghề đều có những điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó. Điều kiện về việc kinh doanh ngành nghề sẽ được quy định chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ ban hành.

Thế nào là kinh doanh có điều kiện năm 2024

Theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 thì điều kiện xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh có các nội dung sau đây:

- Đối tượng và phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

- Hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh;

- Nội dung điều kiện đầu tư kinh doanh;

- Hồ sơ, trình tự, thủ tục hành chính để tuân thủ điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có);

- Cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh;

- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ hoặc văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).

V. Các quy trình và thủ tục cần thực hiện để có được giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

1. Hồ sơ

Tùy theo từng ngành, nghề mà tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sẽ có những quy định riêng đối với từng loại ngành nghề có điều kiện. Sau đây, là những loại giấy tờ thường có trong hồ sơ cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cơ bản của tất cả các ngành nghề, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện.

- Thông tin pháp lý của người đứng đầu của doanh nghiệp/thành viên góp vốn/cổ đông sáng lập.

- Giấy tờ chứng minh trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm đối với lĩnh vực hoạt động của những người trực tiếp điều hành doanh nghiệp;

- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Phương án hoạt động của doanh nghiệp.

- Các giấy tờ khác đối với từng ngành nghề cụ thể.

2. Quy trình

Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau, nên quy trình nộp hồ cũng khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 2: Trong thời hạn quy định, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

NP LAW gửi đến Quý bạn đọc một ví dụ về quy trình xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm được thực hiện như sau:

Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 36 Luật An toàn thực phẩm 2010.

Như vậy, với mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có những điều kiện, yêu cầu khác nhau về các bước nộp hồ sơ cũng như thời gian kiểm duyệt.

VI. Giải đáp những thắc mắc về giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh

1. Cơ quan nào có quyền thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh?

Tùy mỗi ngành nghề thì sẽ có cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Ví dụ: Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế: Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 40 Nghị định 06/2017/NĐ-CP thì cơ quan có quyền thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế là Bộ Tài chính.

2. Mất giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh cần phải làm gì?

Khi mất giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thì cần phải làm hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

3. Có được chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh không?

Theo quy định pháp luật hiện nay, hành vi chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật. Tùy thuộc vào từng ngành nghề mà có mức phạt hành chính khác nhau.

Ví dụ về hành vi chuyển nhượng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ đối diện với mức phạt từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng. Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 137/2021/NĐ-CP thì mức phạt trên áp dụng với tổ chức, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng ½ lần đối với tổ chức.

Ngoài ra, doanh nghiệp kinh doanh đặt cược có hành vi chuyển nhượng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đặt cược sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận từ 06 tháng đến 01 năm và buộc nộp lại số tiền do chuyển nhượng mà có.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2, 4, điểm b khoản 5 Điều 9 Nghị định 137/2021/NĐ-CP.

Như vậy, Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh là loại giấy phép được cấp cho những cá nhân, tổ chức kinh doanh ngành, nghề có điều kiện theo Luật đầu tư 2020. Nếu có thắc mắc liên quan đến Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, Quý bạn đọc vui lòng liên hệ đến NP LAW hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác như: Doanh nghiệp; Sở hữu trí tuệ; Lao động; Tư vấn và hỗ trợ tiến hành thủ tục xin cấp các loại giấy phép con…quý khách vui lòng liên hệ với NP LAW để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.

Điều kiện kinh doanh là gì?

Điều kiện kinh doanh là điều kiện ràng buộc, hạn chế và kiểm soát chủ thể kinh doanh. Vì thế công cụ “điều kiện kinh doanh” chỉ nên sử dụng trong các trường hợp hoạt động sản xuất, kinh doanh của chủ thể kinh doanh có thể tác động đến trật tự công.

Có bao nhiêu loại ngành nghề kinh doanh có điều kiện?

Danh mục ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được ban hành kèm theo phụ lục IV Luật đầu tư 2020 số 61/2020/QH14. Hiện tại danh sách ngành, nghề kinh doanh có điều kiện đã được rút gọn thành 227 ngành.

Đầu tư có điều kiện là gì?

Lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn được hiểu là ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Dưới góc độ pháp lý, ngành nghề đầu tư có điều kiện là những ngành nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư phải đáp ứng một số điều kiện nhất định vì an ninh quốc phòng, trật tự – an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe của cộng đồng.

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành Kinh doanh là một lĩnh vực nghiên cứu và hoạt động thương mại liên quan đến việc sản xuất, mua bán, hoặc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đây cũng là ngành học thu hút sự lựa chọn của nhiều bạn trẻ.