Thế nào là mang vác vật cồng kềnh

Ngày hỏi:10/01/2020

Trường hợp điều khiển xe máy hoặc chở người ngồi sau xe máy mà mang vác vật cồng kềnh sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Mong sớm nhận phản hồi.

Tải về:

  • TỔNG HỢP MỨC PHẠT CÁC LỖI THƯỜNG GẶP THEO NGHỊ ĐỊNH 100.doc

  • Tại Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, có quy định:

    Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Trong đó có.

    Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

    Trường hợp thực hiện hành vi nêu trên mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Ngày hỏi:28/08/2020

Bạn em chuyển phòng nên có nhờ em chở bạn chuyển 1 số đồ đạc. Em chở xe máy, bạn em ngồi phía sau có mang thêm 1 số đồ đạc cồng kềnh. CGST xử phạt em 5 trăm, bạn em 5 trăm có đúng không? Sao bị phạt nặng vậy ạ? 

  • Điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt người điều khiển xe máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    Người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; chở người đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;

    Ngoài ra, theo Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định này thì trường hợp chở người ngồi trên xe mang vác vật cồng kềnh mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    Theo đó người điều khiển xe máy chở người ngồi trên xe mang vác vật cồng kềnh thì bị phạt tiền từ 4 trăm đến 6 trăm. Nếu gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    Ngoài ra, Khoản 6 Điều 11 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ như sau:

    Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh, đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái.

    Theo quy định này người được chở trên xe máy mang vác vật cồng kềnh thì cũng bị phạt tiền từ 4 trăm đến 6 trăm.

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn, cả bạn [người điều khiển xe] và bạn của bạn [người được chở trên xe] mỗi người bị xử phạt 5 trăm nghìn đồng là đúng quy định của pháp luật.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: mailto:


THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

[PLO]- Trên đường đi làm về, tôi bị một người vừa lái xe gắn máy vừa vác cây sào dài tông phải. Hai bên có xảy ra cãi vã về lỗi của mỗi bên...

Hỏi:

Trên đường đi làm về, tôi bị một người vừa lái xe gắn máy vừa vác cây sào dài tông phải. Hai bên có xảy ra cãi vã về lỗi của mỗi bên. Xin hỏi, hành vi điều khiển xe gắn máy chở hàng cồng kềnh gây tai nạn được pháp luật quy định xử phạt thế nào?

[nguyenhuynhlamtss@...]

Trả lời:

Theo quy định tại Điểm k Khoản 4 Điều 6 Nghị định 46/2016 thì: Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Theo đó, người điều khiển xe mang vác vật cồng kềnh thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Mặt khác, khoản 12 điều này quy định hình phạt bổ sung như sau: Trường hợp gây ra tai nạn giao thông sẽ bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2-4 tháng.

LÊ HUY

Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét.

Hỏi: Ngày 10.09.2015, tôi có chuyển phòng trọ. Trong quá trình vận chuyển đồ đạc từ phòng cũ sang phòng mới tôi có chở 1 chiếc tủ [cao 1m, dài 1.2m, rộng 0.8m] bằng xe máy. Trên đường đi tôi bị cảnh sát giao thông yêu cầu dừng xe. Sau khi kiểm tra giấy tờ, tôi bị phạt 400.000 đồng với lỗi mang vác vật cồng kềnh. Đề nghị Luật sư tư vấn, pháp luật quy định thế nào là mang vác vật cồng kềnh và tôi bị phạt như vậy có đúng không? [Nguyễn Văn Hòa - Hà Nội]

>>> Luật sưtư vấn pháp luật qua tổng đài [24/7] gọi: 19006198

Luật gia Trần Thị Thanh Tình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Luật Giao thông đường bộ năm 2008, quy định: “Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây: Mang, vác vật cồng kềnh” [điểm a khoản 4 Điều 30]. Theo đó, người điều khiển xe gắn máy khi tham gia giao thông không được mang, vác vật cồng kềnh.

Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT Quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ, quy định: “Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét” [khoản 4].

Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định về Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, như sau:

“Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác” [điểm k khoản 4].

Như vậy, mang vác vật cồng kềnh là việc xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi mang vác vật cồng kềnh.

Tuy nhiên, đối chiếu Điều 18 Thông tư 07/2010/TT-BGTVT, trường hợp của anh chưa vi phạm giới hạn xếp hàng hóa lên phương tiện giao thông đường bộ. Do đó, việc xử phạt vi phạm của cảnh sát giao thông đối với anh nói trên là sai quy định pháp luật.

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông đường bộ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.

Video liên quan

Chủ Đề