Thị trường trong nước là gì

Đối với những người làm ăn, mua bán thì thuật ngữ “Thị trường” đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu được chính xác Thị trường là gì? Hay thị trường có những nét đặc trưng nào? Do đó qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp Qúy khách về vấn đề này.

Thị trường là gì?

Thị trường là quá trình giao dịch giữa bên có nhu cầu mua và bên có nhu cầu bán, là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê hay các dịch vụ có liên quan khác mà đối tượng có thể là hàng hóa, dịch vụ, sức lao động….

“Nơi” diễn ra ở đây được hiểu là ở bất cứ không gian, khung cảnh nào chỉ cần diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi chứ không nhất thiết phải gắn với một địa điểm cụ thể nào.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà thị trường có thể được chia thành nhiều loại như:

– Dựa vào đối tượng giao dịch thì có thể chia ra thành thị trường thị trường lao động, thị trường điện tử, thị trường nhà đất, thị trường dệt may….

– Dựa vào phạm vi giao dịch thì thị trường sẽ được chia ra thành thị trường trong nước [thị trường nội địa] và thị trường quốc tế…

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình tìm hiểu, xác định các thông tin thị trường, qua đó, có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận. Quá trình tìm hiểu về thị trường cũng giúp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của họ để có thể cải tiến hàng hóa, nhằm mang lại một giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản: sau khi bạn đã hiểu được lý do tại sao cần phải hiểu rõ thị trường khi khởi sự kinh doanh giải thích và minh họa, bạn cần nắm vững một số phương pháp nghiên cứu thị trường thường được sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Các loại thị trường tiêu dùng

Các loại thị trường này có nguồn gốc từ những chợ ở trung tâm của làng hoặc thị trấn, tại những chợ này xảy ra những giao dịch về sản phẩm trang trại, quần áo, và công cụ. Những loại thị trường đường phố này sau đó phát triển thành những thị trường hướng đến người tiêu dùng như thị trường chuyên viên, trung tâm mua sắm, siêu thị, hoặc thậm chí là những thị trường ảo như eBay.

Thị trường hàng hóa

Cùng với sự tăng giá của dầu và thực phẩm, thị trường hàng hóa một lần nữa trở thành thị trường nổi bật. Hàng hóa là cơ sở cho những hoạt động kinh tế. Thị trường hàng hóa bao gồm: năng lượng [dầu, khí đốt, than đá và những nguồn năng lượng có thể tái tạo như diesel sinh học], những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc [lúa mì, yến mạch, ngô, gạo, đậu nành, cà phê, cacao, đường, vải bông, nước cam đông lạnh…], thịt và các loại hàng hóa tài chính như trái phiếu.

Thị trường công nghiệp và thị trường hàng hóa trọng yếu

Thị trường hàng hóa trọng yếu giúp cho những doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa bền bỉ có thể sử dụng được cho quy trình sản xuất công nghiệp. Rất nhiều dịch vụ có liên quan đến những mặt hàng hóa này. Giao dịch có xu hướng buôn bán với số lượng lớn với giá thành thấp.

Các yếu tố cấu thành Thị trường

– Yếu tố chủ thể tham gia vào thị trường: Gồm có bên mua và bên bán, bên môi giới thứ ba và các chủ thể được nhà nước trao quyền để quản lý.

Trong đó bên môi giới thực hiện là bên trung gian, thực hiện các chức năng tư vấn, hỗ trợ trong giao dịch của bên mua và bên bán. Bên môi giới thường có mặt trong các loại giao dịch như, chứng khoán, bất động sản…

Cơ quan được nhà nước trao quyền để quản lý như các cơ quan quản lý thị trường sẽ giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trường, đảm bảo cho hoạt động giao dịch đúng theo nội dung quy định của pháp luật đối với đối tượng giao dịch đó.

– Yếu tố khách thể của thị trường: Là những lợi ích, kết quả mà các chủ thể muốn có được khi thực hiện giao dịch, có thể là các giá trị hữu hình như tiền, hàng hóa, nhà đất… Hay các giá trị vô hình như sức lao động, dịch vụ…

– Yếu tố giá cả: Mức giá cả sẽ được xác định dựa trên nhu cầu cung – cầu trên thị trường.

Trong trường hợp cung lớn hơn cầu, thì khi đó dẫn đến tình trạng hàng hóa, dịch vụ mất giá, giá cả trên thị trường sẽ có xu hướng giảm.

Nếu cung nhỏ hơn cầu, tức là nguồn cung cấp không đáp ứng được hết nhu cầu thì khi đó giá thành của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng cao.

Đặc điểm của thị trường

Đối với mỗi loại thị trường thì đều mang những đặc điểm riêng nhất định được căn cứ trên những điểm đặc trưng của tưng loại đối tượng giao dịch, nhưng nhìn chung thị trường sẽ có một số đặc điểm cơ bản như:

– Là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi của các chủ thể, đối tượng giao dịch phụ thuộc vào nhu cầu các bên

– Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường phải được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Tức là tự nguyện trong việc đưa ra quyết định, bình đăng trong quyền và lợi ích của các chủ thể.

– Thị trường không có tính ổn định lâu dài, là “nơi” luôn xảy ra các biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Ngày nay thị trường ngày càng được mở rộng, không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, có sự liên kết, mở cửa giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới…

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thị trường là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ.


I. Thị trường là gì?


1. Định nghĩa thị trường

Thị trường là thuật ngữ trong kinh doanh, là môi trường mà các giao dịch mang tính chất thương mại hoạt động.

Thị trường sẽ xuất hiện khi việc mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán được diễn ra hay còn được biết đến như là nơi kết hợp giữa khâu sản xuất và tiêu dùng hàng hóa.

2. Một vài hình thái của thị trường

- Thị trường tự do: Là những thị trường cho phép hoạt động tự do, không bị chính phủ can thiệp. Trong thị trường tự do, người bán và người mua có thể thoải mái hoạt động chính vì vậy mà tình trạng tranh giành độc quyền diễn ra khiến giá tăng, chèn ép người mua. Tuy nhiên, nếu thị trường tự do ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh doanh thì cơ quan chính phủ sẽ can thiệp vào để điều tiết.

- Thị trường hàng hóa: Một thị trường không còn quá xa lạ khi dường như mỗi ngày bạn đều đang hoạt động trong thị trường này. Thị trường hàng hoá chính là nơi diễn ra sự trao đổi, mua bán các sản phẩm phục vụ mục đích sống mỗi ngày. Các sản phẩm trong thị trường này rất đa dạng từ lương thực, thực phẩm, nhiên vật liệu cho đến những sản phẩm hàng hoá tài chính.

- Thị trường tiền tệ: Đây là hình thái thị trường lớn nhất trên thế giới, hoạt động liên tục 24/7. Thị trường này cho phép các giao dịch hoạt diễn ra từ nhiều đối tượng trên thế giới từ nhà đầu tư, chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và nhiều đối tượng khác.

- Thị trường chứng khoán: Đây là nơi diễn ra những giao dịch cổ phiếu. Thị trường chứng khoán ngày nay đang hoạt động rất sôi nổi, có tính phức tạp cao và khó để kiểm soát được. Phần lớn những giao dịch trên thị trường chứng khoán sẽ hoạt động qua Internet.

3. Yếu tố hình thành nên thị trường

- Chủ thể tham gia thị trường: Chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực pháp luật và hành vi pháp luật thực hiện các hoạt động giao dịch. Nói rõ hơn thì chủ thể tham gia thị trường ở đây là những người mua, người bán trực tiếp hoạt động trong thị trường. Hoặc những có thể là người môi giới làm trung gian cho người mua và người bán hoặc người có nhiệm vụ giám sát và quản lý thị trường.

- Khách thể thị trường: Là sản phẩm, dịch vụ, hàng hoá thậm chí là vốn, sức lao động,...thứ mà chủ thể tham gia thị trường đang hướng đến. Những tài sản giao dịch trên thị trường dù là hữu hình như tiền tệ, lương thực, thực phẩm,...hay vô hình như bản quyền, thương hiệu,...đều được xem là một phần của thị trường.

- Giá cả trên thị trường: Được hình thành trên cơ sở cung cầu của hàng hoá, cung vượt cầu giá sẽ giảm, cầu vượt cung thì giá tăng.

Tin tuyển dụng có thể bạn quan tâm - việc làm thu ngân:

- Nhân viên Thu Ngân Bách Hóa Xanh

- Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Điện Máy Xanh

- Nhân viên Tư Vấn Bán Hàng Thế Giới Di Động

II. Chức năng của thị trường


Thị trường có ba chức năng chính mà hầu hết mọi người đều đã nghe qua là chức năng thực hiện, chức năng thông tin và chức năng kích thích, điều tiết sản xuất tiêu dùng. Đảm bảo hàng quá được luân chuyển từ nơi này sang nơi khác, từ nơi có giá cao sang nơi có giá thấp. Đồng thời, đảm bảo giá cả và nhu cầu của người dùng luôn đúng theo quy luật cung cầu, giá giảm cầu tăng, gia tăng cầu giảm.

III. Phân loại thị trường


1. Căn cứ vào hình thái vật chất của đối tượng trao đổi

- Thị trường hàng hóa: Đây là hình thái thị trường diễn ra rất phổ biến với đối tượng trao đổi chính là các hàng hoá tồn tại dưới dạng hữu hình. Những hàng hoá đó có thể là các yếu tố sản xuất, nguyên vật liệu hoặc các mặt hàng tiêu dùng cá nhân hằng ngày. Thị trường này cạnh tranh tương đối gay gắt khi các nhà sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều.

- Thị trường dịch vụ: Hình thái thị trường này có đối tượng trao đổi là những hàng hoá không cầm nắm được, nó giúp thoả mãn nhu cầu phi vật chất. Với thị trường dịch vụ, quá trình sản xuất và quá trình tiêu dùng sẽ cùng lúc được diễn ra.

2. Căn cứ vào mối quan hệ cung cầu trên thị trường

- Thị trường thực tế: Đây là thị trường quan trọng trong chiến lược thị trường của một doanh nghiệp. Tập hợp những khách hàng đã và đang sử dụng hàng hoá của doanh nghiệp nhằm thoả mãn nhu cầu sẽ được xem là thị trường thực tế. Các doanh nghiệp khi kinh doanh đều mong muốn giữ vững và mở rộng thị trường này, đảm bảo số lượng khách hàng thực tế sẽ trung thành với hàng hoá đang kinh doanh.

- Thị trường tiềm năng: Là thị trường mà các doanh nghiệp nhắm đến với mục đích mở rộng khi kinh doanh. Những người trong nhóm này phù hợp với hàng hoá nhưng chưa phải là khách hàng, tuy nhiên, họ là người mà doanh nghiệp kỳ vọng sẽ sử dụng sản phẩm và dịch vụ. Nhóm thị trường tiềm năng này thường sẽ đem đến giá trị tương lai cho doanh nghiệp.

- Thị trường lý thuyết: Đây là thị trường bao gồm cả thị trường thực tế và thị trường tiềm năng. Thị trường này cho phép nhà đầu tư nhìn thấy được khả năng ở hiện tại và tiềm năng phát triển trong tương lai của mặt hàng hoặc của doanh nghiệp.

3. Một vài kiểu phân loại thị trường khác

- Căn cứ vào hình thức của đối tượng trao đổi: Chia thành thị trường hàng hoá và thị trường dịch vụ.

- Căn cứ vào góc độ lưu thông của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ: Có thị trường trong nước và thị trường nước ngoài.

- Căn cứ theo tính chất của hàng hoá: Gồm thị trường hàng hoá cao cấp và thị trường hàng hoá thiết yếu.

- Căn cứ vào các yếu tố kinh tế của đối tượng trao đổi: Bao gồm thị trường yếu tố sản xuất và thị trường hàng hoá tiêu dùng.

- Căn cứ vào tính chất của thị trường: Có 3 loại là thị trường độc quyền, thị trường cạnh tranh và thị trường hỗn hợp.

- Căn cứ theo sự tác động từ bên ngoài đến các chủ thể kinh tế của thị trường: Phân thành thị trường tự do không chịu sự hàng chế của các từ bên ngoài và thị trường điều tiết do chủ thể thị trường chọn phương thức hoạt động.

IV. Tìm hiểu về cấu trúc thị trường


Cấu trúc thị trường là thuật ngữ chỉ hoạt động trao đổi hàng hoá diễn ra giữa người mua và người bán trong thị trường, đề cập đến mức độ cạnh tranh trên thị trường.

1. Cạnh tranh hoàn toàn

Trong cấu trúc cạnh tranh hoàn toàn, có rất nhiều người mua và người bán, không phân biệt quy mô to nhỏ. Đối với cạnh tranh hoàn toàn, các sản phẩm trên thị trường là giống hệt ngay, ai cũng có quyền ra vào thị trường tự do mà không gặp bất cứ rào cản nào. Vậy nên, mỗi doanh nghiệp chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn cung, vậy nên không ai có khả năng tác động lên giá bán. 

2. Độc quyền hoàn toàn

Độc quyền hoàn toàn có nghĩa là chỉ có một người bán, một hãng duy nhất kiểm soát toàn bộ thị trường. Trong cấu trúc độc quyền hoàn toàn mức giá do người bán đặt ra và có thể rất cao, người dùng không thể can thiệp vào giá bán này. Đối với độc quyền hoàn toàn người mua hoàn toàn mất đi quyền quyết định. Tuy nhiên độc quyền hoàn toàn rất hiếm, ví dụ như ở Việt Nam chỉ có những ngành hàng do Nhà nước cung cấp mới được phép độc quyền hoàn toàn. 

3. Cạnh tranh độc quyền

Với số lượng lớn người mua và người bán nhưng các sản phẩm có sự khác biệt. Dựa trên điểm khác biệt để thoả mãn nhu cầu người người tiêu dùng. Đối với cạnh tranh độc quyền, cho phép người bán có thể tính giá cao hơn, có thể định giá theo mức phù hợp với ngành hàng trong thị trường.

4. Độc quyền nhóm [độc quyền tập đoàn]

Một số công ty trên thị trường có cấu trúc độc quyền nhóm, chỉ cho phép một số lượng từ 3-5 công ty được phép chi phối thị trường của mặt hàng độc quyền đó. Số lượng và giá cả đưa ra thị trường do các nhà độc quyền quy định, vậy nên khi có sự thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến tổng cung trên thị trường. Các doanh nghiệp mới sẽ rất khó hoặc thậm chí là không thể gia nhập vào ngành đang có cấu trúc độc quyền nhóm.

V. Một số thuật ngữ về thị trường


- Market Research [nghiên cứu thị trường]: Là thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động thu thập những dữ liệu liên quan đến hoạt động kinh doanh và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Những thông tin thương được thu thập sẽ liên quan đến công ty, đối thủ, khách hàng, tình hình thị trường.

- Niche Market [thị trường ngách]: Là một thị trường nhỏ hơn trong thị trường lớn. Thị trường này hướng đến những đối tượng khách hàng mục tiêu riêng biệt cho ngành hàng đang kinh doanh. Thị trường ngách sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận đúng hơn với nhóm khách hàng, tập trung nâng cao trải nghiệm của khách hàng.

- Market Cap [vốn hóa thị trường]: Market Cap hay cụ thể hơn là Market Capitalisation, là tổng giá trị thị trường của doanh nghiệp trên thị trường tài chính. Nó giúp nhà đầu tư biết được giá trị nội tại và xác định được sức mạnh tiềm năng phát triển của tài sản.

- Target Market [thị trường mục tiêu]: Đây là nhóm khách hàng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xác định được khi kinh doanh. Nhóm thị trường mục tiêu này có thể là cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp khác có nhu cầu với ngành hàng bạn đang kinh doanh. Để xác định được thị trường mục tiêu chính xác, doanh nghiệp cần biết những thông tin về nhân khẩu học của khách hàng mục tiêu như độ tuổi, giới tính, sở thích, khu vực hay thu nhập của họ.

- Market Demand [nhu cầu thị trường]: Là việc xác định được các sản phẩm, dịch vụ mà thị trường đang cần. Với những nhu cầu tự nhiên vốn có, nắm bắt nhu cầu thị trường giúp cho doanh nghiệp đáp ứng kịp thời. Trong thị trường, nhu cầu mỗi người là khác nhau, nhưng từ văn hoá, cá tính, tri thức thì doanh nghiệp có thể đem đến những sản phẩm dịch vụ thỏa mãn nhu cầu mong muốn của con người. Từ khả năng thanh toán bạn cũng sẽ tìm thấy nhu cầu của một thị trường mới phù hợp với khả năng chi trả của thị trường đó.

- Market Analysis [phân tích thị trường]: Với mục đích hiểu khách hàng muốn gì, tìm ra những cơ hội và thách thức của doanh nghiệp khi kinh doanh hoạt động phân tích thị trường được doanh nghiệp áp dụng. Khi phân tích thị trường, doanh nghiệp sẽ cần quan tâm đến những vấn đề như quy mô, phân khúc của thị trường, phải biết phân tích khách hàng, xem tầm ảnh hưởng của đối thủ cạnh tranh và thị phần của chính doanh nghiệp. 

VI. Ảnh hưởng của thị trường trong Marketing


1. Thị trường trong Marketing là gì?

Thị trường trong Marketing là nơi tập hợp người mua, không bao gồm người bán. Bởi vì đối với Marketing, ngành là nơi tập hợp người bán.

2. Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường giúp bạn hiểu rõ hơn về thị trường, về khách hàng, về đối thủ từ đó có nhiều cơ hội thành công hơn trong việc kinh doanh. Thông qua việc nghiên cứu thị trường bạn sẽ biết được vị trí của sản phẩm đang ở đâu từ đó phát triển sản phẩm, chọn lựa chiến lược định vị, chiến lược giá, chiến lược truyền thông cho phù hợp.

Việc nghiên cứu thị trường giúp bạn giảm thiểu tỷ lệ thất bại, hạn chế có những quyết định sai lầm. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường muốn thành công thì không thể ngày một ngày hai, nó cần được đầu tư về thời gian, tiền bạc, kiến thức và kỹ năng.

3. Các bước để thực hiện nghiên cứu thị trường

- Xác định mục tiêu hoặc vấn đề: Việc đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình nghiên cứu thị trường đó là xác định mục tiêu, vấn đề. Phải biết được mục tiêu hướng đến là gì, vấn đề cần giải quyết từ đâu thì bạn mới có thể triển khai tốt các bước sau đó trong nghiên cứu thị trường. Càng hiểu rõ vấn đề nằm ở đâu thì việc nghiên cứu thị trường mới có thể diễn ra hiệu quả.

- Lựa chọn phương pháp nghiên cứu: Liệt kê các phương pháp nghiên cứu khác nhau như khảo sát, phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân, chọn đối tượng nghiên cứu để đưa ra những dữ liệu chính xác nhất. Sau đó, lên kế hoạch triển khai các phương pháp nghiên cứu từ đó chọn ra phương pháp phù hợp nhất với mục tiêu nghiên cứu trước đó.

- Thiết kế và chuẩn bị khảo sát: Lúc này, việc cần làm là thiết kế công cụ nghiên cứu thị trường phù hợp với phương pháp nghiên cứu đã chọn trước đó. Với những câu hỏi trong bảng khảo sát cần đủ chi tiết và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chuẩn bị các thiết bị cần thiết đối với công việc khảo sát.

- Thu thập và phân tích dữ liệu: Đây là bước quyết định kết quả của quy trình nghiên cứu thị trường. Với những câu trả lời thu về từ các buổi phỏng vấn và khảo sát, bạn cần bạn xem xét, phân tích cẩn thận những dữ liệu này. Có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ việc phân tích để đem đến kết quả chính xác nhất. Mỗi thông tin đều đóng góp ít nhiều vào kết quả cuối cùng của quy trình nghiên cứu thị trường vậy nên hãy có cái nhìn tổng quan khi phân tích dữ liệu.

- Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả: Tổng hợp lại dữ liệu đã phân tích trước đó thành một bài báo cáo có minh hoạ dữ liệu và trình bày lại kết quả đã được xử lý. Đồng thời, xem xét, đánh giá với mục tiêu đã đưa ra trước đó, vấn đề đã được xử lý hay chưa. Khi tổng hợp và trình bày kết quả đừng ngại việc đưa vào đó những hướng giải quyết, hướng khắc phục cho vấn đề dựa trên các dữ liệu thu thập trước đó.

Xem thêm:

- SWOT là gì? Phân tích và xây dựng mô hình SWOT hiệu quả

- Slogan là gì? Cách tạo nên một slogan cho riêng cho bạn

- Standee là gì? Công dụng và cách tạo thiết kế standee đẹp, thu hút

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về thị trường, chức năng và các hình thái của thị trường. Cũng như thấy được tầm ảnh hưởng của thị trường trong Marketing. Hãy để lại bình luận suy nghĩ của bạn về bài viết và chia sẻ nếu thấy nó hữu ích. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

Nguồn tham khảo:

//vi.wikipedia.org/wiki/Thị_trường

Video liên quan

Chủ Đề