Thực trạng mang thai ngoài ý muốn

MANG THAI Ở ĐỘ TUỔI VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐÁNG SUY NGẪM

Thực trạng tình hình chăm sóc sức khỏe sinh sản/ sức khỏe tình dục Vị thành niên – Thanh niên ở Việt Nam:

Kết quả điều tra quốc gia về SKSS, SKTD năm 2015 cho thấy ngày nay Vị thành niên, Thanh niên được thụ hưởng chất lượng cuộc sống cao hơn, có điều kiện tiếp cận thông tin dễ dàng hơn như máy tính và kết nối internet. Hơn 90% thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 cho biết đã trao đổi và tiếp cận thông tin thông qua các kênh hiện đại như Internet, truyền hình và tin nhắn SMS trên điện thoại di động.

Tuy nhiên, tình trạng SKSS, SKTD của Vị thành niên, Thanh niên vẫn đang tồn tại những vấn đề rất đáng quan tâm, Vị thành niên/ Thanh niên Việt Nam chưa có kiến thức đầy đủ và thực hành chưa đúng về các vấn đề sức khỏe tình dục:

Kiến thức về mang thai của thanh thiếu niên trong độ tuổi 10-24 không đầy đủ, chỉ có 17% trả lời đúng các câu hỏi về những ngày mà phụ nữ có khả năng thụ thai. Trong tổng số nữ trong độ tuổi 15-24, có 18 trên 1,000 người đã từng phá thai (chiếm 9,2% trong tổng số những người đã từng có thai).

Tỉ lệ phá thai đặc biệt cao hơn ở nhóm nữ trong độ tuổi 19-24, dân tộc thiểu số và nữ đã từng kết hôn so với nhóm nữ trong độ tuổi từ 15-18, người Kinh và người chưa từng kết hôn.

Nhu cầu chưa được đáp ứng về biện pháp tránh thai hiện đại trung bình khoảng 30% và thậm chí lên tới 48,4% đối với nữ chưa từng kết hôn độ tuổi 15-24. Trong tổng số thanh thiếu niên tham gia nghiên cứu, 83% đã từng nghe nói về bao cao su nam và 63,4% hiểu đúng mục đích của việc dùng bao cao su. Tuy nhiên, chỉ có 26% trong số họ biết các sử dụng bao cao su đúng cách. Tình trạng sinh con ở tuổi chưa thành niên vẫn còn tồn tại ở Việt Nam.

Mang thai ở Vị thành niên:

Đa số các trường hợp mang thai ở Vị thành niên là ngoài ý muốn. Mang thai ở Vị thành niên gây rất nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của Vị thành niên. Việc quyết định tiếp tục mang thai hay chấm dứt thai kỳ là một quyết  định quan trọng và khó khăn đối với Vị thành niên. Cần có sự tư vấn của cán bộ y tế và ý kiến của người thân trong gia đình về các nguy cơ cho sức khỏe, ảnh hưởng về tâm lý và các yếu tố kinh tế-xã hội.

Những nguy cơ có thể gặp khi mang thai ở tuổi Vị thành niên

Nguy cơ khi tiếp tục giữ thai và sinh đẻ : Mang thai ở tuổi Vị thành niên ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Nguy cơ tử vong mẹ ở tuổi Vị thành niên cao so với các bà mẹ ở tuổi trưởng thành. Mẹ dễ bị thiếu máu, tiền sản giật, đẻ non, sảy thai, chuyển dạ đình trệ, bất tương xứng thai khung chậu. Trong lúc sinh: đẻ khó, dễ phải can thiệp bằng các thủ thuật và phẫu thuật (forceps, giác kéo). Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi sinh ra do các bà mẹ còn ở tuổi Vị thành niên cao hơn so với các bà mẹ sinh con ở tuổi trưởng thành. Con của các bà mẹ Vị thành niên thường có tỉ lệ nhẹ cân, bệnh tật và tử vong cao gấp nhiều lần so với con của các bà mẹ tuổi trưởng thành.

 Về mặt kinh tế-xã hội: khi có thai Vị thành niên phải gián đoạn việc học hành, khó khăn về kinh tế và không kiếm được việc làm, dẫn Vị thành niên vào con đường bế tắc. Hạnh phúc gia đình có thể bị rạn nứt, nhiều trường hợp lâm vào hoàn cảnh éo le, ảnh hưởng đến tương lai của Vị thành niên. Tỷ lệ li dị cao, dễ bị phân biệt đối xử. Làm mẹ sớm cũng có nguy cơ bị căng thẳng và khủng hoảng tâm lý.

Nguy cơ khi phá thai ở tuổi Vị thành niên

 Do mặc cảm, xấu hổ nên Vị thành niên thường tìm kiếm dịch vụ phá thai không an toàn dẫn đến nhiều biến chứng khó lường, hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, băng huyết, vô sinh hoặc nặng nề hơn có thể dẫn đến tử vong.  Vị thành niên thường không biết các dấu hiệu để nhận biết thai nghén, không biết tìm đến cơ sở y tế sớm, thường để muộn dẫn đến phá thai to. Do cơ thể chưa phát triển hoàn chỉnh, tâm lý lại lo sợ nên thủ thuật phá thai ở Vị thành niên thường xảy ra nhiều tai biến hơn ở người trưởng thành. Những ảnh hưởng tâm lý sau phá thai ở tuổi Vị thành niên có thể rất nặng nề và kéo dài

Để phòng tránh mang thai ngoài ý muốn và mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, Vị thành niên, thanh niên cần đó một đời sống tình dục an toàn và đồng thuận:

Tình dục lành mạnh là tôn trọng bạn tình, không đặt bạn tình vào tình thế khó xử, không làm thương tổn bạn tình, đồng thời cũng không làm tổn thương đến những người xung quanh. Điều này giúp bảo vệ hạnh phúc bản thân và gia đình, bảo vệ sự lành mạnh cho thế hệ con cái và không vi phạm pháp luật.

Vị thành niên cần có lối sống biết kiềm chế, kiêng quan hệ tình dục khi chưa thật sự sẵn sàng, tập trung học tập, lao động và rèn luyện thể thao. Vị thành niên cần biết cách tự bảo vệ trong tương lai, khuyến khích Vị thành niên quay trở lại cơ sở y tế để được tư vấn về tình dục an toàn trước khi có quyết định quan hệ tình dục.  Khi đã có quan hệ tình dục cần sử dụng một biện pháp tránh thai an toàn để tránh mang thai ngoài ý muốn. Bao cao su là một biện pháp ngừa thai có tác dung kép ngoài ngừa thai còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Khi có bất kỳ vấn đề gì thắc mắc về vấn đề SKSS, SKTD hãy thẳn thắng trò chuyện cùng với người thân hoặc đến các cơ sở y tế an toàn để được tư vấn.

Thực trạng mang thai ngoài ý muốn

Hình ảnh một buổi sinh hoạt chuyên đề về sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho học sinh lớp 10 tại trường THPT TP Sa Đéc thực hiện năm 2020

Giáo dục SKSS, SKTD toàn diện (CSE) phù hợp với lứa tuổi là một cách tiếp cận phù hợp với văn hóa ở Việt Nam đối với lứa tuổi Vị thành niên để nâng cao nhận thức, kỹ năng sống, cải thiện hành vi SKSS, SKTD và các mối quan hệ thông qua việc cung cấp các thông tin chính xác về mặt khoa học, thực tế và không phán xét. Giáo dục SKSS, SKTD trao cơ hội để Vị thành niên khám phá các giá trị và thái độ của bản thân mình cũng như trang bị các kỹ năng sống (giao tiếp, ra quyết định, thương thuyết…) nhằm giảm nguy cơ ở nhiều khía cạnh khác nhau của vấn đề SKSS, SKTD.

Bs Nguyễn Thị Xuân Quyên

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (Ban hành kèm theo Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
  2. Kế hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2020-2025

Bất bình đẳng giới và sự phát triển bị đình trệ, chiến tranh, tình huống khẩn cấp nhân đạo khiến tình trạng mang thai ngoài ý muốn ngày càng gia tăng. Gần một nửa số trường hợp phụ nữ mang thai là ngoài ý muốn. Đây là thông tin được Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) công bố trong Báo cáo Tình trạng dân số thế giới 2022, ngày 30/3 tại New York.

  • Khoảnh khắc kinh hoàng: Gã sát nhân vung dao định giết hại người phụ nữ rồi thay đổi ý định trong phút chốc nhờ một chi tiết không ai ngờ
  • Nữ cảnh sát bị bạn trai phát hiện đang trong tình trạng khỏa thân khi ở cạnh kẻ phạm tội cưỡng hiếp và sự thật kinh khủng phía sau
  • Những phụ nữ mang thai vì tiền, trải qua 9 tháng 10 ngày rồi đau đớn "vượt cạn" nhưng không được nhìn mặt đứa trẻ dù chỉ 1 giây
  • Vợ vô sinh thuyết phục em gái mang thai hộ, chồng tuyên bố một câu "xanh rờn" khiến cô tan nát cõi lòng, dân mạng khuyên ly dị ngay đi
  • Vợ mang thai sốc nặng khi hay tin chồng thiêu sống một cô gái, hé lộ bí mật kinh hoàng chôn giấu bấy lâu nay, khiến gia đình tan nát

Thực trạng mang thai ngoài ý muốn

Hơn 60% số trường hợp mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc phá thai.

Báo cáo mang tính đột phá nhìn rõ những mảng tối: Các bằng chứng cho thấy cần phải hành động để ứng phó với cuộc khủng hoảng đang bị bỏ quên - Mang thai ngoài ý muốn cảnh báo cuộc khủng hoảng nhân quyền này sẽ gây ra những hậu quả sâu sắc cho xã hội, phụ nữ và trẻ em gái cũng như y tế toàn cầu. Theo UNFPA, những phụ nữ và trẻ em gái bị ảnh hưởng hoàn toàn không được quyết định việc mang thai hay không, trong khi đây là lựa chọn về sinh sản tác động lớn nhất đến cuộc sống của họ.

Hơn 60% số trường hợp mang thai ngoài ý muốn dẫn đến việc phá thai và khoảng 45% số ca phá thai là không an toàn, chiếm 5-13% số ca tử vong mẹ, tác động lớn đến khả năng đạt được các Mục tiêu Phát triển bền vững của thế giới.

Tiến sĩ Natalia Kanem, Giám đốc Điều hành của UNFPA nhấn mạnh, mang thai ngoài ý muốn sẽ dẫn đến tình trạng tử vong mẹ. Báo cáo cho thấy, tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn có mối liên hệ mật thiết với bất bình đẳng giới, phát triển kinh tế - xã hội thấp và nhiều hạn chế hơn về quyền sinh sản và tình dục. Báo cáo cũng chỉ ra những hậu quả sâu sắc mà mang thai ngoài ý muốn gây ra: Sức khỏe suy giảm, không được học tập, mất thu nhập và gia tăng khó khăn trong gia đình. Mang thai ngoài ý muốn tiêu tốn thêm hàng tỷ đô la chi tiêu cho hệ thống y tế và dẫn tới kết cục tồi tệ hơn cho những thế hệ tương lai.

Tiến sĩ Natalia Kanem cho rằng: “Báo cáo này là lời cảnh tỉnh cho chúng ta. Số trường hợp mang thai ngoài ý muốn quá lớn cho thấy thất bại toàn cầu trong việc bảo vệ những quyền con người cơ bản của phụ nữ và trẻ em gái. Bằng cách trực tiếp trao quyền đưa ra quyết định cơ bản nhất này cho phụ nữ và trẻ em gái, xã hội có thể đảm bảo rằng việc làm mẹ là một nguyện vọng chứ không phải một điều không thể tránh khỏi”.

Báo cáo Tình trạng dân số thế giới là ấn phẩm thường niên quan trọng của UNFPA. Được công bố hàng năm kể từ năm 1978, báo cáo đã làm sáng tỏ các vấn đề mới trong lĩnh vực quyền và sức khỏe sinh sản, tình dục, đồng thời đưa vấn đề trở thành mối quan tâm chính, tìm hiểu những thách thức và cơ hội mà chúng đặt ra cho sự phát triển quốc tế.

Trong báo cáo năm nay, UNFPA chỉ ra một số phát hiện chính đáng báo động. Thứ nhất, bất bình đẳng giới và sự phát triển bị đình trệ dẫn đến tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn cao.

Trên toàn cầu, ước khoảng 257 triệu phụ nữ muốn tránh thai nhưng chưa sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn, hiện đại. Theo các số liệu thu thập được, gần 1/4 số phụ nữ không thể từ chối quan hệ tình dục. Một loạt yếu tố quan trọng khác cũng góp phần dẫn tới mang thai ngoài ý muốn, gồm: Thiếu sự chăm sóc và thông tin về sức khỏe sinh sản và tình dục; các lựa chọn tránh thai không phù hợp với cơ thể hoặc hoàn cảnh của người phụ nữ; những chuẩn mực có hại và sự kỳ thị xung quanh việc phụ nữ kiểm soát vấn đề sinh sản và cơ thể của chính họ; bạo lực tình dục và cưỡng ép sinh con; thái độ phán xét hoặc miệt thị trong các dịch vụ y tế; tình trạng nghèo và phát triển kinh tế bị đình trệ; bất bình đẳng giới...

Tất cả yếu tố này phản ánh áp lực làm mẹ mà xã hội đặt lên đôi vai của người phụ nữ và trẻ em gái. Mang thai ngoài ý muốn có thể không phải là vấn đề cá nhân mà là do xã hội không cho phụ nữ đủ quyền tự chủ hoặc do giá trị đặt ra đối với cuộc sống của họ.

Phát hiện chính thứ hai là khi khủng hoảng ập đến, tình trạng mang thai ngoài ý muốn gia tăng. Theo báo cáo, khủng hoảng và xung đột tước đi quyền tự quyết của phụ nữ ở mọi cấp độ, làm gia tăng đáng kể nguy cơ mang thai ngoài ý muốn chính vào lúc nguy cơ này lên đến đỉnh điểm. Phụ nữ thường mất khả năng tiếp cận các biện pháp tránh thai và bạo lực tình dục gia tăng khi một số nghiên cứu chỉ ra, trên 20% phụ nữ và trẻ em gái tị nạn sẽ phải đối mặt với bạo lực tình dục. Tại Afghanistan, chiến tranh và sự gián đoạn đối với các hệ thống y tế dự kiến dẫn đến khoảng 4,8 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn đến năm 2025. Điều đó sẽ đe dọa sự ổn định, hòa bình và phục hồi chung của quốc gia này.

“Nếu chỉ có 15 phút để rời khỏi nhà, bạn sẽ mang theo những gì? Hộ chiếu? Thức ăn? Bạn có nhớ mang theo thuốc hay dụng cụ tránh thai không?”, TS Natalia Kanem đặt ra câu hỏi. Chuyên gia này phân tích: “Trong những ngày, tuần, tháng sau khi khủng hoảng nổ ra, các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục sẽ cứu sống, bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi những tổn hại, đồng thời phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. Những dịch vụ này cũng quan trọng như đồ ăn, nước uống và nơi trú ẩn vậy”.

Từ thực tế này, báo cáo của UNFPA kêu gọi những người ra quyết định và các hệ thống y tế ưu tiên ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn thông qua cải thiện khả năng tiếp cận, khả năng được chấp nhận, chất lượng, sự đa dạng của các biện pháp tránh thai, đồng thời mở rộng đáng kể thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và tình dục có chất lượng.

Báo cáo cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo tại cộng đồng và tất cả cá nhân trao quyền để phụ nữ và trẻ em gái đưa ra những quyết định chắc chắn về tình dục, biện pháp tránh thai và việc làm mẹ; đồng thời, thúc đẩy xã hội công nhận giá trị đầy đủ của phụ nữ và trẻ em gái. Nếu điều này được thực hiện, phụ nữ và trẻ em gái sẽ có thể đóng góp đầy đủ cho xã hội, ngoài ra họ sẽ có công cụ, thông tin và quyền lực để tự đưa ra lựa chọn cơ bản về việc có con hay không.