Thuốc nhỏ mắt chứa Kẽm sulfat cổ tác dụng

Kẽm là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và là khoáng chất vi lượng dồi dào thứ hai trong cơ thể, chỉ đứng sau chất sắt. Mặc dù kẽm có mặt trong nhiều loại thực phẩm nhưng cũng có thể cung cấp khoáng chất này cho cơ thể bằng cách dùng viên uống bổ sung.

Có nhiều loại viên uống kẽm và các sản phẩm này được sử dụng để khắc phục, điều trị nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau.

Nghiên cứu cho thấy rằng kẽm có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch, ổn định lượng đường trong máu và giúp giữ cho da, mắt và tim mạch khỏe mạnh.

Các dạng kẽm

Có nhiều dạng kẽm khác nhau và mỗi dạng có tác động không giống nhau đến sức khỏe.

Dưới đây là một số dạng kẽm thường có trong viên uống bổ sung:

  • Kẽm gluconat (zinc gluconate): là một trong những dạng kẽm không kê đơn phổ biến nhất, kẽm gluconat thường có trong viên ngậm và thuốc xịt mũi để điều trị cảm lạnh.
  • Kẽm axetat (zinc axetate): giống như kẽm gluconat, kẽm axetat cũng được sử dụng trong các loại viên ngậm để làm giảm các triệu chứng và tăng tốc độ hồi phục khi bị cảm lạnh.
  • Kẽm sulfat (zinc sulfate): ngoài tác dụng ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt kẽm, kẽm sulfat đã được chứng minh là giúp trị mụn trứng cá.
  • Kẽm picolinat (zinc picolinate): một số nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể con người hấp thụ kẽm picolinat tốt hơn so với các dạng kẽm khác như kẽm gluconat hay kẽm citrat.
  • Kẽm orotat (zinc orotate): dạng kẽm này có thể liên kết với axit orotic và là một trong những dạng kẽm được sử dụng phổ biến nhất trong thực phẩm chức năng.
  • Kẽm citrat (zinc citrate): một nghiên cứu đã chỉ ra rằng kẽm citrate cũng được hấp thụ tốt giống như kẽm gluconat nhưng ít có vị đắng hơn nên dễ uống hơn.

Viên uống kẽm gluconat thường phổ biến và có giá thấp nhất.

Mặc dù viên uống kẽm picolinat có giá cao hơn nhưng lại được cơ thể hấp thụ tốt hơn.

Các sản phẩm bổ sung kẽm có cả ở dạng viên nang, viên nén và viên ngậm. Như vậy là có rất nhiều lựa chọn để đáp ứng đủ lượng kẽm mà cơ thể cần hàng ngày.

Tuy nhiên, thuốc xịt mũi có chứa kẽm có thể làm giảm khứu giác và chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Tóm tắt: Có nhiều dạng kẽm và mỗi dạng có những công dụng khác nhau. Các sản phẩm bổ sung kẽm thường có dạng viên nang, viên nén và viên ngậm. Không nên sử dụng thuốc xịt mũi có chứa kẽm nếu không thật sự cần thiết vì có thể gây ảnh hưởng đến khứu giác.

Các tác dụng của kẽm

Kẽm có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và mang lại nhiều lợi ích khác nhau.

Tăng cường chức năng miễn dịch

Kẽm là một khoáng chất giúp tăng cường chức năng miễn dịch và chống viêm.

Một bản đánh giá gồm có 7 nghiên cứu đã cho thấy rằng việc dùng viên uống chứa 80 - 92 mg kẽm có thể đẩy nhanh tốc độ hồi phục khi bị cảm lạnh lên đến 33%. (1)

Kẽm còn có tác dụng như một chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngăn ngừa các bệnh mãn tính, chẳng hạn như bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Một nghiên cứu ở 50 người lớn tuổi cho thấy uống 45 mg kẽm gluconat trong vòng một năm giúp làm giảm nồng độ một số chất chỉ điểm phản ứng viêm và giảm tần suất nhiễm trùng. (2)

Cải thiện khả năng kiểm soát đường huyết

Kẽm tham gia kiểm soát lượng đường trong máu và sự tiết insulin. Insulin là loại hormone có chức năng giúp cho các tế bào lấy đường vào từ máu để chuyển hóa thành năng lượng.

Một số nghiên cứu cho thấy kẽm có thể giúp giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định và cải thiện độ nhạy của các tế bào trong cơ thể với insulin.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng viên uống bổ sung kẽm giúp cải thiện khả năng kiểm soát lượng đường trong máu cả về ngắn hạn và dài hạn ở những người mắc bệnh tiểu đường. (3)

Một nghiên cứu khác cho thấy kẽm có thể làm giảm tình trạng kháng insulin, từ đó tăng cường khả năng sử dụng insulin của cơ thể để duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. (4)

Trị mụn trứng cá

Viên uống kẽm còn được sử dụng để cải thiện tình trạng da và điều trị các vấn đề da liễu phổ biến, chẳng hạn như mụn trứng cá.

Kẽm sulfat đã được chứng minh là có hiệu quả đặc biệt cao trong việc trị mụn trứng cá dạng nặng. (5)

Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 332 người cho thấy rằng việc bổ sung 30 mg kẽm nguyên tố (lượng kẽm thực tế có trong các sản phẩm viên uống) có tác dụng trị các dạng mụn viêm. (6)

So với các phương pháp trị mụn khác thì viên uống kẽm có giá thành rẻ hơn mà lại hiệu quả và ít tác dụng phụ hơn nhiều.

Cải thiện sức khỏe tim mạch

Bệnh tim mạch là một vấn đề nghiêm trọng và là nguyên nhân của 33% số ca tử vong trên toàn thế giới.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng bổ sung kẽm có thể làm giảm một số yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch, chẳng hạn như làm giảm lượng triglyceride và cholesterol trong máu.

Theo một bản đánh giá tổng hợp 24 nghiên cứu, bổ sung kẽm giúp giảm cholesterol toàn phần và LDL cholesterol (cholesterol xấu) cũng như là lượng triglyceride, nhờ đó hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tim mạch. (7)

Ngoài ra, một nghiên cứu khác được thực hiện ở 40 phụ nữ trẻ cho thấy những người tiêu thụ nhiều kẽm có huyết áp tâm thu (chỉ số bên dưới) thấp hơn so với những người tiêu thụ ít. (8)

Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu đánh giá tác động của viên uống kẽm đến huyết áp vẫn còn hạn chế.

Nghiên cứu khác chỉ ra rằng nồng độ kẽm trong huyết thanh ở mức thấp làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành nhưng vẫn chưa đưa ra kết luận chính thức. (9)

Làm chậm tốc độ thoái hóa điểm vàng

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt phổ biến và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến mất thị lực trên thế giới.

Viên uống bổ sung kẽm thường được sử dụng để làm chậm sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng do lão hóa và giúp làm giảm nguy cơ mù lòa.

Một nghiên cứu được thực hiện ở 72 người bị thoái hóa điểm vàng do lão hóa cho thấy rằng uống 50 mg kẽm sulfat mỗi ngày trong vòng 3 tháng giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh. (10)

Tương tự, một bản đánh giá gồm có 10 nghiên cứu đã kết luận rằng việc uống bổ sung kẽm giúp làm giảm nguy cơ bệnh thoái hóa điểm vàng tiến triển sang giai đoạn cuối.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu trong bản đánh giá lại chỉ ra rằng nếu như chỉ bổ sung kẽm thì sẽ không tạo được sự cải thiện đáng kể về thị lực và vẫn cần phải kết hợp với các phương pháp điều trị khác để tăng cường hiệu quả. (11)

Liều lượng

Liều dùng của mỗi loại viên uống bổ sung kẽm là khác nhau vì mỗi một sản phẩm lại chứa một lượng kẽm nguyên tố không giống nhau.

Ví dụ, viên uống kẽm sulfat thường chứa khoảng 23% kẽm nguyên tố nên 220 mg kẽm sulfat tương đương với khoảng 50 mg kẽm.

Liều lượng của sản phẩm đều được ghi rõ trên nhãn, giúp người dùng dễ dàng xác định lượng cần uống để đáp ứng nhu cầu hàng ngày.

Đối với người lớn, liều lượng khuyến nghị hàng ngày thường là 15 – 30 mg kẽm nguyên tố. (5)

Liều cao hơn thường được sử dụng để điều trị một số vấn đề như mụn trứng cá, tiêu chảy và nhiễm trùng đường hô hấp.

Tuy nhiên, không nên bổ sung vượt quá mức giới hạn là 40 mg mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Việc bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ.

Tóm tắt: Các loại viên uống bổ sung kẽm có chứa hàm lượng kẽm nguyên tố khác nhau. Liều lượng bổ sung kẽm khuyến nghị là 15 – 30 mg/ngày.

Tác dụng phụ

Khi được sử dụng đúng liều lượng, viên uống kẽm là một cách an toàn và hiệu quả để tăng lượng kẽm cho cơ thể và cải thiện sức khỏe.

Tuy nhiên, các sản phẩm này đều đi kèm với một số tác dụng phụ như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng.

Việc tiêu thụ lượng kẽm nguyên tố vượt quá 40 mg mỗi ngày có thể gây ra các triệu chứng giống như cảm cúm, chẳng hạn như sốt, ho, nhức đầu và mệt mỏi.

Kẽm còn có thể làm giảm khả năng hấp thụ đồng - một khoáng chất cũng rất quan trọng đối với cơ thể, và điều này sẽ dẫn đến thiếu hụt đồng theo thời gian.

Hơn nữa, viên uống bổ sung kẽm đã được chứng minh là gây cản trở sự hấp thụ và làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh nếu sử dụng cùng lúc.

Để giảm nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ này thì cần tuân thủ đúng hướng dẫn về liều lượng, không bổ sung quá 40 mg mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi dùng viên uống bổ sung kẽm thì cần giảm liều lượng hoặc tạm ngừng sử dụng và đi khám nếu các triệu chứng không thuyên giảm.

Tóm tắt: Viên uống kẽm có thể gây ra các tác dụng phụ, ví dụ như các vấn đề về tiêu hóa và các triệu chứng giống như cúm. Kẽm còn có thể cản trở sự hấp thụ đồng và làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc kháng sinh.

Tóm tắt bài viết

Kẽm là một khoáng chất cần thiết để duy trì sức khỏe tốt.

Bổ sung 15 – 30 mg kẽm nguyên tố mỗi ngày có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch, khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và cải thiện sức khỏe mắt, tim mạch và da. Tuy nhiên, không nên bổ sung quá 40 mg mỗi ngày.

Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng viên uống kẽm là các vấn đề về tiêu hóa, các triệu chứng giống như cúm, giảm hấp thụ đồng và giảm hiệu quả của thuốc kháng sinh.

Bên cạnh việc dùng viên uống bổ sung thì cũng nên tăng lượng kẽm cho cơ thể bằng cách ăn nhiều thực phẩm giàu khoáng chất này, chẳng hạn như các loại hạt, thịt, hải sản, các loại đậu và sữa.

Nhóm thuốcThuốc dùng điều trị mắt, tai mũi họngThành phần zinc sulfate Dạng bào chếDung dịch nhỏ mắtDạng đóng góiHộp 50 lọ x 8ml dung dịch nhỏ mắtHàm lượng8mlSản xuấtCông ty cổ phần Dược phẩm Hà Nội - VIỆT NAMSố đăng kýVNA-4422-01Chỉ định khi dùng Kẽm sulfat 0,5%- Bệnh viêm kết mạc cấp tính, mãn tính, viêm kết mạc dị ứng. - Bệnh đau mắt hột, đau mắt đỏ, viêm bờ mi, lẹo mắt.

- Rửa mắt, phòng ngừa các bệnh về mắt do khói, gió bụi gây nên.

Cách dùng Kẽm sulfat 0,5%Nhỏ mắt 1 – 2 giọt, ngày 2 – 3 lần.Chống chỉ định với Kẽm sulfat 0,5%Quá mẫn với thành phần của thuốc.

Dùng Kẽm sulfat 0,5% theo chỉ định của Bác sĩ

Nhóm thuốcKhoáng chất và VitaminThành phầnZinc sulfateTác dụng của Zinc sulfateKẽm (ký hiệu hóa học Zn) là một vi chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sự phát triển và hoạt động của cơ thể. Gọi là vi chất (hay nguyên tố vi lượng) vì kẽm là chất khoáng vô cơ được bổ sung hằng ngày với lượng rất ít. Kẽm tham gia vào thành phần của hơn 300 enzym chuyển hóa trong cơ thể, tác động đến hầu hết các quá trình sinh học, đặc biệt là quá trình phân giải tổng hợp acid nucleic, protein, những thành phần căn bản của sự sống, tham gia vào hệ thống miễn dịch giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm 1 trùng đường hô hấp và tiêu hóa.Chỉ định khi dùng Zinc sulfateHỗ trợ điều trị và phòng bệnh thiếu kẽm ở trẻ nhỏ và người lớn.Cách dùng Zinc sulfateLiều dùng kẽm được tính từ kẽm nguyên tố, vì vậy, từ lượng muối kẽm sulfat phải tính ra lượng kẽm nguyên tố là bao nhiêu. Liều RDA khuyến cáo dùng 8 - 11mg kẽm/ngày, tức hằng ngày nên dùng khoảng 10mg kẽm. Những người nên bổ sung kẽm Người mắc bệnh tiêu hóa: Những trường hợp bị bệnh thận, viêm ruột hay hội chứng ruột ngắn sẽ rất khó khăn hấp thu các chất dinh dưỡng. Vì vậy hằng ngày chúng ta nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm. Những người ăn chay: Trong chế độ ăn hằng ngày hàm lượng lớn của kẽm được chứa từ trong cá, thịt, vì vậy mà người ăn chay nên bổ sung lượng kẽm thiếu hụt trong thức ăn. Người nghiện rượu bia: Đối với những người thường xuyên sử dụng các chất kích thích thì có nồng độ trong cơ thể rất thấp và bị bài tiết qua nước tiểu vì thế mà nên bổ sung thêm hàm lượng kẽm. Cách sử dụng

Nên dùng cách quãng chứ không nên dùng liên tục quá lâu dài. Như dùng khoảng 1-2 tháng, ta nên nghỉ dùng thuốc một thời gian khoảng 1 tháng nếu muốn tiếp tục dùng lại.

Chống chỉ định với Zinc sulfateNgười suy gan thận, người tiền căn có bệnh sỏi thận.

Dùng Zinc sulfate theo chỉ định của Bác sĩ