Thường chi phí bán hàng chiếm bao nhiêu giá bán năm 2024

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu bao nhiêu phần trăm là tốt nhất?

%20(1)%20(1)-8256.jpg)

08/09/2023

Thường chi phí bán hàng chiếm bao nhiêu giá bán năm 2024

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu là cơ sở thực tế nhất để so sánh chi phí của công ty bỏ ra với lợi nhuận thu được. Nếu không kiểm soát được tỷ lệ này ở mức hợp lý thì doanh nghiệp rất dễ bị thua lỗ và phá sản. Vậy chi phí bán hàng là gì và nó nên chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là hợp lý nhất? Và làm sao để tiết kiệm được tối đa chi phí bán hàng? Trong bài viết này, các chuyên gia kinh doanh sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các câu hỏi xoay quanh vấn đề xác định tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu.

Bạn không biết nên có chiến lược về chi phí và giá như thế nào để vừa tiết kiệm được ngân sách nhưng vẫn đủ để vận hành kinh doanh và sinh lời? Đừng lo, hãy tải ngay ứng dụng tư vấn kinh doanh Askany để được các quản lý doanh nghiệp cấp cao hỗ trợ bạn nhanh chóng, giúp bạn tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề của mình. Đăng ký ngay tại:

Chi phí bán hàng là gì, gồm những khoản phí nào?

Chi phí bán hàng là các khoản chi phí liên quan đến quá trình tiếp thị và bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng. Xác định chính xác chi phí bán hàng là việc làm quan trọng để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ có mức giá tối ưu được lợi nhuận cho doanh nghiệp.

-8630.jpg)

Chi phí bán hàng bao gồm các khoản chi phí sau đây:

  • Tiền lương và phụ cấp cho nhân viên bộ phận bán hàng.
  • Chi phí bảo hiểm như bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp cùng với các khoản kinh phí công đoàn cho nhân viên bán hàng.
  • Chi phí liên quan đến chào hàng, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm, chi phí cho quảng cáo trên mạng.
  • Chi phí hoa hồng cho người bán hàng.
  • Chi phí bảo hành sản phẩm (không bao gồm chi phí xây lắp).
  • Chi phí đóng gói, vận chuyển và bảo quản sản phẩm.
  • Chi phí vật liệu văn phòng, công cụ dụng cụ, và khấu hao của tài sản cố định dành cho bán hàng.
  • Chi phí dịch vụ như điện, nước, fax, và các dịch vụ khác sử dụng cho nhân viên bán hàng.
  • Các khoản chi phí khác liên quan đến hoạt động bán hàng.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu có ý nghĩa gì?

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu là tỷ lệ giữa tổng số chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả để sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ so với tổng thu nhập thu được trong một khoảng thời gian như tháng, quý hoặc năm. Tính toán tỷ lệ này một cách chính xác giúp doanh nghiệp xác định hướng đi và chiến lược kinh doanh, từ đó có thể phát triển và tạo ra lợi nhuận cao hơn.

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp đã chi tiêu 300 triệu trong tháng vừa qua để sản xuất sản phẩm, trả lương cho nhân viên và các khoản chi phí khác, và sau đó thu được 1 tỷ trong doanh thu, tỷ lệ chi phí trên doanh thu là 30%. Nếu doanh nghiệp đặt mục tiêu tỷ lệ này không được vượt quá 15%, thì việc chi tiêu 300 triệu trong tháng đã vượt quá giới hạn quy định. Doanh nghiệp cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm ra biện pháp để giảm chi phí hoặc tăng doanh thu để duy trì tỷ lệ này trong giới hạn cho phép. Bạn có thể tham khảo các giải pháp giảm chi phí hiệu cùng đội ngũ tư vấn chiến lược kinh doanh trên ứng dụng Askany.

Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu bao nhiêu phần trăm là hợp lý?

-7468.jpg)

Chi phí bán hàng nên chiếm bao nhiêu phần trăm là hợp lý? Câu trả lời là không có một tỷ lệ nào là chính xác cho mọi doanh nghiệp. Tùy thời kỳ, tùy loại hình, tùy mục tiêu và chiến lược cân đối chi phí của doanh nghiệp và sẽ có tỷ lệ chi phí trên doanh thu khác nhau. Tuy nhiên theo các chuyên gia kinh doanh, mỗi lĩnh vực sẽ có một mức tỷ lệ phổ biến như sau:

  • Thương mại: giá vốn cao thường chiếm đến 80%-90% doanh thu, chi phí bán hàng 5-10%, chi phí quản lý 5-10% doanh thu
  • Dịch vụ: 30% lương, 35% nguyên vật liệu, 5-10% chi phí bán hàng, 5% chi phí quản lý
  • Xây dựng: 10-15% lương, 70% nguyên vật liệu, 10% máy móc, 3-5% khác
  • Sản xuất: 45-50% giá vốn, chi phí bán hàng 15-20%, chi phí quản lý 15-20%.
    Giá vốn chiếm bao nhiêu phần trăm doanh thu là tối ưu nhất?

Cách xác định tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho doanh nghiệp

Vậy làm sao để xác định được tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho doanh nghiệp? Mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà đầu tư sẽ kỳ vọng khả năng sinh lời khác nhau, doanh nghiệp này bảo 10% là tốt rồi, doanh nghiệp kia bảo 15% mới làm. Tuy nhiên, mỗi thời kỳ doanh nghiệp sẽ có cách xác định tỷ lệ cơ bản như sau:

  • Giai đoạn ban đầu - đầu tư mạo hiểm: Trong giai đoạn này, khi doanh nghiệp mới bước chân vào thị trường và chưa xây dựng được danh tiếng hay vị thế, việc cạnh tranh khốc liệt là điều không thể tránh khỏi. Doanh thu thường rất thấp, trong khi chúng ta phải bỏ ra nhiều chi phí kinh doanh. Chi phí có thể lên đến vài trăm, thậm chí vài nghìn lần so với doanh thu, và việc chấp nhận lỗ lãi bằng không là điều không thể tránh khỏi.

-1131.jpg)

  • Các doanh nghiệp mới ra đời, chưa có lịch sử hoạt động, thường nên hoạt động ít nhất 6 tháng để thu thập dữ liệu và phân tích để tìm ra các xu hướng và quy luật về giá. Vì thế nếu bạn là doanh nghiệp mới thì nên tham khảo bài tư vấn startup để có thể tối ưu chi phí từ những ngày đầu.
  • Trong giai đoạn tăng trưởng, chi phí thường tăng nhanh hơn so với doanh thu, do việc mở rộng quy mô nhà máy và tuyển thêm nhân sự. Trong giai đoạn này, chúng ta mong đợi lợi nhuận cao hơn. Tỷ lệ chi phí so với doanh thu thường phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh và chiến lược tài chính của doanh nghiệp. Việc một doanh nghiệp sử dụng vốn vay hay không không thể là cơ sở để đánh giá sự thành công của nó. Vì vậy, cần loại bỏ chi phí lãi vay để so sánh lợi nhuận.
  • Với doanh nghiệp đã hoạt động trong một thời gian và có dữ liệu kinh doanh, chúng ta có thể sử dụng dữ liệu này để thiết lập lại mức độ chi phí, phân biệt giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định, và xác định rõ ràng các khoản phí. Mỗi ngành công nghiệp có cấu trúc chi phí riêng biệt, phụ thuộc vào tình hình thực tế của doanh nghiệp.
    Một số chi phí khác mà doanh nghiệp cũng cần lưu tâm để tối ưu:

Chi phí hoạt động tài chính

Chi phí cho quảng cáo trên mạng

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Chi phí quản lý kinh doanh

Các giải pháp tiết kiệm chi phí bán hàng hiệu quả

Mục tiêu chính của việc xác định tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu chính là giảm thiểu chi phí bán hàng. Vậy làm sao để doanh nghiệp tiết kiệm được khoản phí này?

Quản lý chi phí chặt chẽ

Nhà quản lý cần duy trì kiểm soát chặt chẽ đối với chi phí trong doanh nghiệp. Cần có các báo cáo rõ ràng và minh bạch về thu chi hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý. Hiểu rõ chi phí cố định và chi phí biến đổi giúp quản lý dễ dàng hơn và tránh thâm hụt ngân sách.

Xác định mức chi phí

Để đảm bảo các khoản chi phí không vượt quá ngưỡng cho phép, doanh nghiệp cần xác định mức chi phí cụ thể cho từng khoản. Sau đó, so sánh với các chi phí thực tế và điều chỉnh khi cần.

Sử dụng phần mềm quản lý

Ngày nay, để quản lý chi phí và hoạt động kinh doanh hiệu quả, việc sử dụng phần mềm quản lý là không thể thiếu. Dưới đây là một số phần mềm quản lý chi phí mà doanh nghiệp có thể sử dụng:

  • Phần mềm quản trị doanh nghiệp ERP
  • Phần mềm MISA AMIS
  • Phần mềm Microsoft Dynamics
  • Phần mềm SAP Business One
  • Phần mềm Open Bravo
  • Phần mềm quản lý công tác Vntrip TMS
  • Phần mềm OCC - digiiMS
  • Phần mềm quản lý doanh nghiệp FastWork
  • Phần mềm Oracle

Xây dựng thói quen tiết kiệm

Chi phí kinh doanh trong doanh nghiệp phụ thuộc vào ý thức tiết kiệm của tất cả nhân viên. Do đó, nhà quản lý cần rao đổi với nhân viên để họ hiểu về tầm quan trọng của việc tiết kiệm chi phí. Điều này giúp tập thói quen tiết kiệm chi phí không cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hiệu quả hơn.

Kinh nghiệm thực tế

Tư vấn 1:1

Uy tín

Đây là 3 tiêu chí mà TOPCHUYENGIA luôn muốn hướng tới để đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng

×

Đăng nhập

Bạn chưa có tài khoản? Đăng kí

×

Quên mật khẩu

Vui lòng nhập Email bạn đã đăng ký với chúng tôi, chúng tôi sẽ gửi link thiết lập lại mật khẩu cho bạn.