Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Diễn đàn thảo luận nhiều giải pháp phát triển kinh tế biển bền vững - Ảnh: VGP

Sáng 12/6, tại Phú Yên, Bộ TN&MT phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương và các đơn vị tổ chức Diễn đàn Phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam năm 2022. 

Các ý kiến tập trung đánh giá, phân tích việc tuyên truyền, quán triệt, ban hành các chương trình/kế hoạch thực hiện Nghị quyết; làm rõ kết quả thực hiện các mục tiêu nhất là các chỉ tiêu tổng hợp về kinh tế biển; đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, giải pháp phát triển các ngành kinh tế biển...

Kinh tế biển phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Thông tin về những kết quả nổi bật trong triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân cho biết, du lịch biển đảo mang lại 70% doanh thu cho ngành du lịch cả nước. Vận tải hàng hóa đường biển đạt 85,1 triệu tấn. Sản lượng khai thác quy dầu khí đạt 18,43 triệu tấn (khai thác dầu thô đạt 10,97 triệu tấn). Sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.920 nghìn tấn; nuôi trồng đạt 4.805,8 nghìn tấn; có 35 dự án đang nghiên cứu và triển khai với tổng công suất dự kiến lên đến 60 GW.

Trong thời gian qua, kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông đã được quan tâm đầu tư bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước. Các khu công nghiệp, khu đô thị, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Cả nước hiện có 18/19 khu kinh tế ven biển nằm trong quy hoạch đã được thành lập; đã hình thành chuỗi đô thị biển với gần 600 đô thị, chiếm khoảng 8% số lượng đô thị cả nước với dân số khoảng 19 triệu người.

Quy hoạch không gian biển quốc gia được định hướng phân vùng sử dụng không gian biển bảo đảm hài hòa giữa phát triển và bảo tồn, lợi ích giữa bên liên quan, các thế hệ hôm nay và mai sau; từng bước xây dựng liên kết, hình thành 4 vùng kinh tế ven biển, bao gồm: Vùng biển và ven biển phía bắc; Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

Theo Thứ trưởng Lê Minh Ngân, công tác bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được quan tâm; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Đến nay, cả nước có 12 khu bảo tồn biển đã được thành lập với tổng diện tích hơn 206.000 ha, trong đó có 185.000 ha biển.

Cùng với đó, hợp tác quốc tế về phát triển bền vững kinh tế biển, bảo vệ môi trường biển đã được tăng cường; Việt Nam đã tham gia nhiều diễn đàn khu vực và thế giới về kinh tế biển xanh, chống rác thải nhựa biển, bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái biển.

"Cách đây một tháng, Việt Nam đã cùng với UNDP và Na Uy và các quốc gia tổ chức thành công hội nghị quốc tế về kinh tế đại dương bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, đưa ra nhiều khuyến nghị quan trọng về phát triển bền vững kinh tế biển xanh cho các diễn đàn, hội nghị quốc tế, trong đó có Hội nghị Đại dương của Liên Hợp Quốc tổ chức tại Bồ Đào Nha tháng 7/2022", Thứ trưởng Lê Minh Ngân thông tin.

Ông Trần Tuấn Anh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết Việt Nam cũng nhận định sau 4 năm thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW về "Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045", kinh tế biển, các vùng biển, ven biển đang trở thành động lực phát triển của các địa phương và đất nước.

Tuy nhiên, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng quy mô kinh tế biển còn khiêm tốn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng; cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý. Hệ thống các cơ sở nghiên cứu khoa học - công nghệ biển, đào tạo nguồn nhân lực cho kinh tế biển; các cơ sở quan trắc, dự báo, cảnh báo biển, thiên tại biển, các trung tâm tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... ở ven biển còn nhỏ, trang bị thô sơ, năng lực còn yếu. Môi trường biển biến đổi theo chiều hướng xấu. Đa dạng sinh học biển và nguồn lợi thủy sản đang giảm sút nghiêm trọng, thiếu bền vững.

Ông Trần Tuấn Anh chỉ rõ những yếu kém xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có cả các nguyên nhân khách quan từ diễn biến cực đoan trong biến đổi khí hậu toàn cầu, song chủ yếu từ những nguyên nhân chủ quan. Cụ thể là: Tổ chức, bộ máy quản lý về phát triển bền vững kinh tế biển còn bất cập; nguồn lực để thực hiện các chủ trương, giải pháp và khâu đột phá trong Nghị quyết chưa được bố trí phù hợp. Các phương thức quản lý biển mới, tiên tiến  như: Quản trị biển theo không gian, quản lý tổng hợp vùng bờ biển, quy hoạch không gian biển còn chậm được áp dụng. Hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển còn thiếu và chưa đồng bộ.

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh khẳng định kinh tế biển là động lực để phát triển - Ảnh: VGP

Xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo

Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng đề nghị các cơ quan liên quan triển khai ngay các giải pháp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của biển từ những đề xuất, kiến nghị tại Diễn đàn này.

Cụ thể, tập trung rà soát, đánh giá và đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới hệ thống pháp luật về biển và hải đảo; từng bước thực hiện đầy đủ và toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp trong Nghị quyết số 36-NQ/TW của Trung ương và Nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững kinh tế biển, bảo đảm tính thống nhất, khả thi, phù hợp với chuẩn mực luật pháp và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Xây dựng, trình duyệt và triển khai thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch liên quan đến biển và hải đảo, phát triển kinh tế biển, trọng tâm là quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; quy hoạch không gian biển quốc gia; quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ; quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia; quy hoạch các khu vực biển, đảo cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Sớm phê duyệt ranh giới quản lý hành chính trên biển giữa các địa phương nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý biển của chính quyền địa phương cũng như tạo hành lang pháp lý để kiểm soát hiệu quả việc khai thác tài nguyên trong phát triển kinh tế biển.

Nghiên cứu, triển khai xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển và hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh. Xây dựng và ban hành hướng dẫn cụ thể về việc xác định, đánh giá các ngành kinh tế thuần biển làm cơ sở giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết.

Đầu tư phát triển năng lượng tái tạo trên các đảo phục vụ sản xuất, sinh hoạt, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đầu tư xây dựng, khai thác điện gió, điện mặt trời và các dạng năng lượng tái tạo khác trên các vùng biển và hải đảo; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong khâu chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản, tạo động lực phát triển ngành thủy sản theo hướng tiềm năng, lợi thế.

Đặc biệt, chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo, khoanh vùng, bảo vệ các khu, hệ sinh thái san hô, cỏ biển trên vùng biển. Lập kế hoạch phục hồi và phát triển các khu, hệ sinh thái, đa dạng sinh học bị suy giảm, kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải có nguồn gốc từ đất liền và từ biển, đảo…

Trên cơ sở những nội dung được báo cáo, tham luận, phát biểu, thảo luận, những đề xuất sẽ được tổng hợp, chắt lọc để tiếp tục giám sát tình hình thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW và kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư những giải pháp thực hiện tốt Nghị quyết trong thời gian tới.

Thu Cúc


Thứ sáu,16/07/2021 14:32

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô
Từ viết tắt
Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô
Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô
Xem với cỡ chữ

Vừa qua, Ban Thường vụ Thành ủy có buổi làm việc với Liên danh tư vấn quy hoạch thành phố về báo cáo sơ bộ “Dự án quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050”. Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết; Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh tham dự buổi làm việc.

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Phát triển đô thị nén, nâng cao mật độ kinh tế, hiệu quả sử dụng đất

“Dự án quy hoạch thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” được xây dựng trên định hướng Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Từ năm 2021, nhiệm vụ đối với thành phố Đà Nẵng là đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, có trọng điểm, phù hợp với quy hoạch tổng thể thành phố đến năm 2030. Đồng thời, chú trọng công tác quản lý đô thị, tổ chức không gian đô thị hiện đại, hài hòa với thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bản sắc đặc trưng của đô thị biển - sông - núi; nghiên cứu mở rộng không gian và phát triển các khu đô thị theo hướng đô thị sinh thái, đô thị xanh.

Theo ông Đặng Huy Đông - Tư vấn Tổng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện đơn vị Liên danh tư vấn quy hoạch, thành phố Đà Nẵng cần xác định phát triển đô thị nén nhằm tối đa hóa mật độ kinh tế trên một diện tích lãnh thổ, nâng cao giá trị sử dụng đất, nâng cao tốc độ tăng trưởng GDP. Về hướng giải pháp quy hoạch thành phố phát triển theo phân khu ứng với từng thời kỳ cụthể, đơn vị tư vấn cho rằng cầnphát triển đi từ khu vực trung tâm thành phố, mở rộng dần theo thời gian, theo hình thức "cuốn chiếu", phát huy tối đa hiệu quả sử dụng đất đai của từng khu, tuân thủ theo quy hoạch cung cầu bảo đảm tối ưu hóa hiệu quả sử dụng đất để tăng thu ngân sách và đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn cho chủ đầu tư.

Với mục tiêu phát triển đô thị nén, đơn vị Liên danh tư vấn phân kỳ thực hiện quy hoạch dựa trên 3 trụ cột: Du lịch, Chế xuất và dịch vụ logistic, Kinh tế tri thức. Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2030, thành phố cần phát triển khu trung tâm quận Hải Châu và vịnh Đà Nẵng, phát triển Trung tâm Chế xuất và trung chuyển hàng hóa miền Trung, phát triển kinh tế tri thức. Đơn vị tư vấn đưa ra giải pháp quy hoạch các khu đô thị nén cung cấp nhà ở cho cư dân của thành phố cũng như các dịch vụ lưu trú, thương mại cho du khách tại khu vực trung tâm;các nhà ga tàu điện ngầm; giải pháp xây dựng tuyến MRT ngầm két nối khu trung tâm, cho phép chuyển tiếp giữa các phương thức giao thông liền mạch, giúp người dân và du khách dễ dàng di chuyển từ trục đường chính đến các trục đường, khu phố đi bộ...

Về giải pháp phát triển Khu đô thị dịch vụ thương mại, thành phố cần đặt gần Khu chế xuất hàng xuất khẩu với Trung tâm là nhà ga đường sắt và bến ô tô đường bộ cao tốc hiện đại liên thông, kết nối thuận lợi với cảng Liên Chiểu, Sân bay Đà Nẵng. Khu chế xuất hàng xuất khẩu theo mô hình công xưởng cao tầng, nhằm tiết kiệm diện tích đất và nâng cao mật độ kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

"Không có lựa chọn khác để Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế trọng điểm miền Trung nếu không định hướng phát triển đô thị nén. Tuy vậy chúng ta không có đủ nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho một đô thị dàn trải nên việc phát triển thành phố cần có trọng tâm, trọng điểm theo từng thời kỳ theo hình thức "cuốn chiếu", đi từ lõi phát triển ra, làm đến đâu hoàn thiện đến đó để sớm phát huy hiệu quả đầu tư toàn xã hội." - ÔngĐặng Huy Đông, Tư vấn Tổng, Nguyên Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất.

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Kiến trúc sư Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phát biểu

Tại buổi làm việc, đa số các ý kiến phátbiểu đồng tình với đề xuất giải pháp xây dựng đô thị nén, phát triển đô thị nén, phát triển thành phố Đà Nẵngtheo hướng trọng tâm, không dàn trải, dựa trên cơ sở 8 tiêu chí theo chuẩn quốc tế về đô thị đáng sống và 7 nguyên tắc trong quy hoạch đô thị, với các mô hình "đô thị sân bay", "thành phố thông minh", "thành phố đổi mới sáng tạo".

Theo đó, 8tiêu chí gồm có khí hậu, hiện tượng thiên nhiên, an toàn cá nhân, chất lượng không khí, dịch vụ chăm sóc y tế, nhà ở và tiện ích công cộng, tiếp cận hệ thống xã hội và phương tiện giải trí, kết cấu hạ tầng đô thị. 7 nguyên tắc quy hoạch thành phố đáng sống gồm: giao thông, kết nối, xe đạp, đi bộ, tập trung, bảo tồn, hồn hợp. Theo Kiến trúc sư Tô Văn Hùng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, cần lưu ý đến vấn đề khí hậu cực đoan (khi nắng nóng, khi mưa bão)ở Đà Nẵng trong việc phát triển các tuyến phố đi bộ,đồng thời lưu ý bảo đảm tính gắn kết giữa các nhân tố cảnh quan, cây xanh...xây dựng quy hoạch thành phố trong bối cảnh sẵn sàng ứng phó phù hợp với biến đổi khí hậu.

Quy hoạch hướng đến xây dựng thành phố thông minh, sáng tạo và bền vững

Về giải pháp quy hoạch thành phố thông minh, sáng tạo, Liên danh tư vấn quy hoạch thành phố đề xuất cần tăng cường mạng lưới cây xanh, mở rộng các diện tích công viên công cộng; giữ gìn vệ sinh công cộng bằng công nghệ xử lý CTR mới nhất dễ kiểm soát và ít gây ô nhiễm môi trường. Song song với bảo tồn hệ sinh thái đa dạng của Đà Nẵng, các khu vực ven sườn đồi, núi có tầm nhìn hướng về thành phố, hướng ra biển cần được quy hoạch ưu tiên cho khu nghỉ dưỡng cao cấp, biệt thự...

Đặc biệt, thành phố tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào đời sống hàng ngày của người dân, thay hệ thống thu gom rác hiện tại bằng hệ thống thu gom sử dụng xe chạy điện thông qua ứng dụng phần mềm, trả phí theo khối lượng xả thải của chủ hộ và doaanh nghiệp. Hệ thống xe bus chungsử dụng qua app điện thoại nhằm tăng số lượng khách đi từ điểm đầu đến điểm cuối, không có điểm dừng dọc đường như xe bus truyền thống, từ đó giảm ách tắc giao thông, giảm ô nhiễm môi trường. Giải pháp quy hoạch tập trung phát triển hệ thống giao thông công cộng nhằm giảm thiểu ách tắc giao thông, tiết kiệm chi phí đi lại, bảo vệ môi trường, dần hình thành đô thị đi bộ. Đặc biệt, về hệ thống giao thông công cộng, ở tuyến đường ven sông, tập trung mở rộng vỉa hè đểtăng diện tích dịch vụ thương mại, tăng chiều dài tuyến phố đi bộ; ởtuyến đường ven biển, tập trung xây dựng tuyến tàu điện (Tramway).

"Cùng với xác định đúng tầm nhìn và định hướng đã được nêu trong Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045, Đà Nẵng cần phát triển đô thị trung tâm, đô thị nén để tiết kiệm đất đai, hạ tầng xen kẽ các khoảng không gian mở trong đô thị là không gian công cộng, cây xanh. Đây cũng là xu hướng của các nước phát triển như Úc, Singapore, Mỹ và các quốc gia Châu Âu." - Đơn vị tư vấn đề xuất.

Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Lương Nguyễn Minh Triết, Nghị quyết 43-NQ/TW là "kim chỉ nam" định hướng quy hoạch, xácđịnh tầm nhìn chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, trên cơ sỏ chọn lọc và phát huy những tiềm năng lợi thế dư địa của Đà Nẵng để xây dựng quy hoạch, phân bổ không gian lãnh thổ nhằm đặt các mục tiêu phát triển thời kỳ 2021-2030. Thànhphố cũng xác định rõ việc phát triển đô thị nén, từ đó, tăng quy mô kinh tế thành phố và tăng thu nhập của dân cư, xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị đáng sống, giữ vai trò trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, có tác động lan tỏa và dẫn dắt sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Về định hướng phát triển dựa trên 3 trụ cột chính là: Du lịch, Chế xuất và dịch vụ logistic, Kinh tế tri thức theo ý kiến của đơn vị tư vấn...Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Lương Nguyễn Minh Triết lưu ý cần tập trung vào thế mạnh phát triển ngành công nghệ thông tin vàxây dựng Đà Nẵng trở thành đô thị thông minh. Kèm theo đó là một số mục tiêu phát triển thành phố Đà Nẵng trở thành một trong những trung tâm trung tâm về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo.

Tiềm năng phát triển kinh tế công nghệ cao ở Đà Nẵng định hướng phát triển của thành phố cơ chế mô

Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng phát biểu tại buổi làm việc

Kết luận tại buổi làm việc, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng ghi nhận những đóng góp của đơn vị tư vấn,đánh giá cao nỗ lực của nhà tư vấn trong việc tiếp cận những vấn đề thành phố quan tâm. Tuy nhiên, Bí thư Thành ủy cũng đề nghị các đơn vị cần bổ sung thêm các căn cứ lập quy hoạch, trong đó chú ý những văn bản, Nghịquyết sát với thực tiễn, đặc biệt là tầm nhìn và định hướng phát triển thành phố đã được nêu trong "Nghị quyết số 43-NQ/TW ngày 24-1-2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045".

Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng cho biết, quan điểm phát triển đô thị nén không nằm ngoài định hướng phát triển của thành phố. Tuy nhiên, khái niệm "nén" và phạm vi "nén" cần phải nghiên cứu kỹ; cần tập trung "nén" ở một số khu vực trung tâm Quận Hải Châu và Quận Thanh Khê, một số khu vực ở Quận Sơn Trà. Thành phố hiện đang có chủ trương di dời khu công nghiệp An Đồn (quận Sơn Trà). Trong tương lai, tại khu vực này sẽ là một khu vực đô thị nén và sẽ phù hợp với dự án. Về 3 trụ cột kinh tế, đơn vị tư vấncần nghiên cứu phù hợp hơn, nội hàm khái niệm "kinh tế trí thức" cần rộng hơn. Trên cơ sở định hướng, đơn vị tư vấn tiếp tục phân tích kỹ về hướng thực tiễn phát triển thành phố, với mục tiêu không phát triển dàn trải mà tập trung có trọng tâm, trọng điểm; tập trung các ngành kinh tế thành phố có thế mạnh như kinh tế biển, dịch vụ tài chính, kinh tế trí thức... cũng như phân tích các yếu tố liên quan đến xã hội; quy hoạch tập trung tại các khu vực Quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà.

Cùng với định hướng phát triển đô thị trung tâm,Bí thư Nguyễn Văn Quảngcũng yêu cầu các sở ngành khẩn trương phối hợp tư vấn hoàn thành việc tích hợp dữ liệu các ngành trong quy hoạch chung. Bí thư Thành ủy đề nghị Ban cán sự Đảng thành phố chỉ đạo các ngành có liên quan tiếp tục chủ động trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ. "Chưa đầy 6 tháng nữa chúng ta sẽ thông qua quy hoạch, nếu không triển khai quyết liệt sẽ không có một sản phẩm đảm bảo. Phải có lộ trình và kế hoạch cụ thể, nếu có khó khăn, vượt thẩm quyền xử lý thì phải báo cáo Ban Thường vụ để kịp thời tháo gỡ,xử lý. Văn phòng Thành ủy theo dõi, đánh giá định kỳ công việchằng tháng." - Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Quảng nhấn mạnh.