Tiền án và tiền sự khác nhau chỗ nào năm 2024

PHÂN BIỆT TIỀN ÁN VÀ TIỀN SỰ

Tiền án Tiền sự Khái niệm – Tiền án (án tích) được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người đã bị kết án và áp dụng hình phạt mà chưa được xoá án tích.

– Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự.

– Tiền sự được xem là đặc điểm nhân thân chỉ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính.

– Tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính.

Hậu quả pháp lý khi có tiền án/tiền sự – Khi chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội được coi tái phạm, tái phạm nguy hiểm, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (Điều 53, điểm h Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017).

– Trong một số điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định “đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm” thì tiền án còn được xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Ngoài ra, người có tiền án có thể bị một số hạn chế về quyền lợi như cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, … (Điều 41, 42, 43 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

– Khi chưa được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính mà tiếp tục vi phạm hành chính có thể được coi là tái phạm, và là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hành chính (Khoản 5, Điều 2, điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (sửa đổi 2020).

– Trong một số điều luật của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) có quy định “đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm” thì tiền sự còn được xem xét là yếu tố định tội đối với người có hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp được xóa tiền án/tiền sự – Người bị kết án được xóa tiền án theo quy định tại Điều 70 đến Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) bao gồm:

+ Đương nhiên được xóa án tích;

+ Xóa án tích theo quyết định của Tòa án;

+ Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

– Thời hạn để xóa tiền án quy định tại Điều 70 và Điều 71 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.

Tiền án và Tiền sự là hai khái niệm phổ biến liên quan tới lĩnh vực Tư pháp. Tuy nhiên, tới thời điểm hiện tại vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định trực tiếp 02 thuật ngữ này.

Tại Nghị quyết 01-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 18/10/1990 có quy định gián tiếp về tiền án, tiền sự như sau:

“Người đã được xóa án thì không coi là có tiền án. Người đã được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt vi phạm hành chính (tức là đã được coi như chưa bị kỷ luật, chưa bị xử phạt vi phạm hành chính) thì không coi là có tiền sự. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là có tiền sự nữa. Đối với các quyết định xử lý của cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội mà pháp luật chưa quy định thời hạn để được coi như chưa bị xử lý, nếu tính từ ngày ra quyết định xử lý đến ngày phạm tội đã quá 01 năm, thì không coi là tiền sự nữa.”

Nhằm giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này, tác giả xin đưa ra bảng phân biệt giữa tiền án và tiền sự như sau:

Tiêu chí

Tiền án

Tiền sự

Khái niệm

Người có tiền án (hay người có án tích) là người đã bị tòa án ra quyết định kết án và thi hành hình phạt mà chưa được xóa án tích.

Người có tiền sự là người đã bị kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm nhưng chưa đến mức xử lý hình sự, mà người này chưa được xóa kỷ luật, chưa được xóa việc xử phạt hành chính.

Mức độ chịu trách nhiệm

Trách nhiệm hình sự

Trách nhiệm hành chính

Trường hợp được xóa tiền án, tiền sự

- Đương nhiên được xóa án tích (Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015)

- Theo quyết định của tòa án.

- Trường hợp người bị kết án có những biểu hiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công tác hoặc chính quyền địa phương nơi người đó cư trú đề nghị tòa án xóa án tích.

- Xóa án tích trong trường hợp đặc biệt.

- Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.

- Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nếu trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

Hệ quả pháp lý khi được xóa tiền án/tiền sự

Người được xóa án tích coi như chưa bị kết án.

Tùy trường hợp mà khi người bị kết án đã có đầy đủ các điều kiện để được xóa án tích, đủ thời hạn theo luật định thì có thể yêu cầu Tòa án ra Quyết định xóa án tích/ yêu cầu cơ quan cập nhật dữ liệu lý lịch tư pháp cấp Giấy chứng nhận xóa án tích nhằm tạo điều kiện để tái hòa nhập cộng đồng, chủ động, tích cực hoạt động tuân thủ hiến pháp và pháp luật.

Khi được coi như chưa bị xử phạt vi phạm hành chính thì đương sự sẽ không bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính, vì vậy không bị tính là tình tiết tăng nặng khi vi phạm hành chính lần tiếp theo.

Làm sao biết người có tiền án tiền sự?

Nói cách khác, tiền sự được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hành chính. Tương tự vậy, “Tiền án” là tình trạng một người có hành vi vi phạm pháp luật, được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự, đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích. Tiền án được đặt ra do phát sinh trách nhiệm hình sự.

Tiền án tiền sự bao lâu thì được xóa?

Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sau 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính thì bạn sẽ được xóa tiền sự.

Khi nào được coi là có tiền án?

Tiền án được hiểu là một người phạm tội, bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật, họ đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án đó, nhưng chưa qua được thời gian theo luật định, để được coi là chưa can án. Nói cách khác, họ chưa được xoá án tích.

Người có tiền sử là gì?

Tiền sự là gì? Theo luật sư Hoàng Tư Lượng (Đoàn luật sư TP. HCM), người có tiền sự là người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật nhưng chưa đến mức bị truy cứu hình sự và đã bị kỷ luật, bị xử phạt vi phạm hành chính mà chưa được xóa kỷ luật, xóa việc xử phạt hành chính.