Tiếng gió thổi ào ào như thế nào

Xem: 5488|Trả lời: 0

[Lấy địa chỉ]


Dâng hiến cho công việc Chúa


Như Tiếng Gió Thổi Ào Ào Cuộc Phấn Hưng tại Inđônêsia Lời tường thuật của Mel Tari do Cliff Dudley ghi lại Dịch từ “Like a Mighty Wind” của nhà xuất bản Creation House. Nước hóa thành rượu… Những người từ kẻ chết sống lại… Ăn, uống giống chi độc  cũng chẳng bị hại… lội qua sông sâu 10m… Những phép lạ như thế được thực hiện cách đây gần 20 thế kỷ trong thời đại của Kinh thánh, nhưng nó đã được xác lập lại ngày hôm nay cho những người  đàn ông, đàn bà và trẻ em bởi đức tin đơn sơ vào Đức Chúa Trời và hành động theo lời hứa của Ngài. Nơi nào? – Inđônêsia, một quần đảo của Thái bình dương và bây giờ [1980] là trung tâm của cuộc phục hưng lớn nhất thế kỷ 20 này. Cuộc phục hưng bắt đầu ở thị trấn SOE thuộc đảo TIMOR và cứ tiếp diễn qua công tác của đoàn truyền giảng Tin lành. Mục sư A. J.B. Thomas tại Hội thánh địa phương đã nói: “Dân chúng ở đây rất sơ khai. Họ luôn luôn sống trong thế giới thần linh và họ hiểu được sự tương phản giữa điều thiện và điều ác. Với đức tin đơn sơ của họ thì đối với họ phép lạ không còn là vấn đề nữa. Nhiều nhà lãnh đạo Hội thánh tin rằng chúng ta đang sống trong thời đại khi Tin lành sẽ được lan truyền từ Á-châu cho đến tận cùng trái đất.” 1. Tiếng Gió Thổi Ào Ào Tôi muốn chia xẽ với các bạn cách mà Đức Chúa Trời đã hành động. Có lẽ điều này sẽ giúp cho các bạn thấy được những gì mà Cứu Chúa của chúng ta có thể làm trong những ngày cuối cùng này. Và điều này cũng cho các bạn thấy rằng tất cả những gì ghi lại trong Kinh thánh là sự thật, sự thật ngay cả trong thế hệ chúng ta đang sống ngày hôm nay. Thường thường thì người ta nghĩ về Kinh thánh như “một cuốn sách cũ kỹ lỗi thời”. Họ tưởng rằng tất cả những gì mà Kinh thánh ghi lại, những điều xãy ra hằng bao thế kỷ trước thì hôm nay những điều đó chẳng liên quan gì đến chúng ta cả. Nhưng tôi có thể chứng minh với các bạn rằng quyển Kinh thánh mà chúng ta đang có đây thực tế hơn một tờ nhật báo. Một tờ báo thường cho chúng ta biết những tin tức liên quan đến tù tội, chiến tranh, động đất và cách mạng. Còn Kinh thánh thì cho chúng ta biết về ý chỉ của Thượng-đế và cho chúng ta thấy rõ quyền năng, ân điển và lòng thương xót của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta tin Kinh thánh như vốn có thật vậy thì chúng ta sẽ kinh nghiệm Đức Chúa Trời trong đời sống của chúng ta và trong xã hội chúng ta ngày hôm nay giống như Ngài đã hành động qua thế hệ và thời đại của Kinh thánh. Trước khi tôi chia xẽ với các bạn về cuộc phấn hưng tại Inđônêsia và các phép lạ xãy ra tại đó, tôi xin các bạn cùng mở Rôma 15:16. “… Bởi ơn Đức Chúa Trời đã làm cho tôi nên chức việc của Đức Chúa Giê-xu Christ giữa dân ngoại, làm chức tế lễ của Tin lành Đức Chúa Trời, hầu cho dân ngoại được làm của lễ vừa ý Chúa và nên thánh bởi Đức Thánh Linh”. Trong câu Kinh thánh này, không những Phao lô nói về sự kêu gọi đặc biệt mà Đức Chúa Trời đã ban cho ông, mà còn nói về chức vụ của ông nữa. Phao lô hầu việc Chúa giữa người ngoại không những bằng lời nói nhưng cũng bằng dấu kỳ phép lạ bởi quyền năng của Đức Chúa Trời nữa Rôma 15:18-19. Tôi tin rằng đây cũng là đường lối mà Đức Thánh Linh muốn hành động qua đầy tớ Ngài ở thời đại này. Hội thánh tôi tại Inđônêsia biết về Đức Thánh Linh, Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con. Cũng biết nhiều về Kinh thánh và học thuộc lòng nhiều câu. Nhưng chúng tôi chưa từng trãi những kinh nghiệm về sự vận hành của Thánh Linh theo cách mà sứ đồ Phao lô mô tả. Sứ đồ phao lô giải thích thật rõ ràng là quyền năng của Thánh Linh mà ông giảng đạo không bằng lời nói, bằng việc làm thôi đâu nhưng cũng bằng các dấu kỳ phép lạ nữa. Phao lô đi từ thành này sang thành khác, từ nơi này đến nơi kia rao giảng Đức Chúa Trời hằng sống, về đời sống Chúa Giê-xu lúc Ngài còn tại trần gian và cùng với những dấu kỳ phép lạ mà Ngài đã làm. Ngày nay Thánh Linh cũng dùng lời thánh của Ngài để chinh phục tội nhân, nhưng Ngài cũng muốn dùng chúng ta nữa. Ngài muốn hành động và thi thố phép lạ của Ngài qua đời sống của mỗi một chúng ta khi đi làm chứng cho Ngài. Trong II Timôthê 1:7, chúng ta thấy rằng Đức Chúa Trời chẳng ban cho chúng ta tâm thần nhút nhát nhưng là tâm thần mạnh mẽ, có tình yêu thương và dè giữ. Trong I Côrinhtô 12, khi quyền năng của Thánh Linh thể hiện qua sự ban phát ân tứ cho mọi người. Trong I Côrinhtô 13, Đức Thánh Linh là Thánh linh của sự yêu thương. Những điều đó cũng chưa đủ. Thánh Linh cũng là Thánh Linh của tinh thần dè giữ và điều này chúng ta tìm thấy trong I Côrinhtô 14. Theo tiếng Hy-lạp thì “Tâm thần dè giữ” có nghĩa là “Trật tự, thứ tự”. Như Phao lô đã nói trong Rôma 15. Tôi tin rằng Thánh Linh hành động trong Hội thánh Ngài bằng quyền năng như vậy. Nhưng nhiều Hội Thánh và nhiều người trên thế giới ngày hôm nay không tin rằng những ân tứ thiêng liêng này vẫn còn có hiệu quả trong cuộc sống chúng ta ngày hôm nay. Thật đáng buồn! Kể từ cuộc phục hưng tại Inđônêsia 1965 thì Đức Chúa Trời đã cho chúng tôi thấy rõ những ân tứ thiêng liêng thể hiện trong Hội Thánh chúng tôi và chúng tôi tạ ơn Chúa về điều đó. Nhiều người nói rằng vì Hội Thánh được thành lập nhằm ngày lễ Ngũ tuần nên mới có những ân tứ thiêng liêng, còn chúng ta thì không cần những ân tứ thiêng liêng ấy. Tôi không tin điều này. Tại sao? Vì các sứ đồ Giăng, Phao lô, Phierơ ở 2000 năm trước đây đã cần đến sự vận hành và quyền năng của Thánh Linh trong sự hầu việc Chúa, thì trong thế hệ của chúng ta hôm nay lại cần nhiều hơn là dường nào. Satan biết rõ thời kỳ cuối cùng của nó và biết Chúa Giê-xu sắp trở lại nên nó đem hết quyền lực của mình, hơn cả ở thế kỷ thứ nhất để tấn công vào con cái Chúa ngày hôm nay. Vì vậy tôi tin rằng những Cơ đốc nhân muốn thắng quyền lực của Satan ngày nay chỉ có một cách duy nhất là nhờ quyền năng của Thánh Linh.  Hy vọng duy nhất của Hội Thánh là hãy để cho những ân tứ thiêng liêng hành động trở lại. a.     Quyền năng trong một cái hộp “Lạy Chúa, Ngài phán trong Kinh thánh là Ngài có thể làm đều đó nhưng câu Kinh thánh này là cho 2000 năm trước đây và bây giờ không còn thích hợp nữa, vì Hội Thánh chưa kinh nghiệm được điều đó...!” Chúng tôi xưng tội như vậy. Ngày nay, trong Hội Thánh chúng tôi có quá nhiều hộp để đựng nhiều câu Kinh thánh khác nhau. Hộp này thì để đựng một câu xảy ra hằng bao thế kỷ trước. Hộp kia thì đựng những câu Kinh thánh nói rằng có thể xảy ra trong hiện tại, nhưng chỉ xảy ra trong những hoàn cảnh nào đó thôi và những câu Kinh thánh khác chỉ dành riêng cho người Ysơraên nên họ đựng vào một cái hộp khác... cứ như thế chúng tôi có rất nhiều hộp đến nỗi chúng tôi làm mất đi nhiều sứ điệp và ý nghĩa thật của Kinh thánh. Kinh thánh thật là đơn giản, Kinh thánh thích hợp cho chúng ta ngày nay, có ý nghĩa thật cho chúng ta cũng như cho những người sống cách đây 2000 năm. Đức Chúa Trời muốn thực hiện những điều Ngài đã phán trong Kinh thánh qua đời sống chúng ta. Nếu điều gì trong Kinh thánh không thật thì có lẽ đã không được ghi lại. Tôi tạ ơn Chúa vì khi phấn hưng bắt đầu xảy ra thì Ngài đã cho chúng tôi đọc Kinh thánh một cách hoàn toàn đơn sơ. Nan đề của chúng ta là cứ tìm ý nghĩa thuộc linh trong Kinh thánh bằng lý trí của mình, bằng sự đánh giá hạn hẹp của mình mà không tiếp nhận Lời Ngài bằng tấm lòng. Khi chúng tôi đọc trong Mác 16:9-20 về những lời hứa của Chúa qua dấu kỳ phép lạ thì nhiều người nói rằng: “Ồ, chúng ta không tìm thấy những câu này trong Kinh thánh của hai bản cũ nhất và vì không có trong đó nên tốt nhất là chúng ta nên đựng nó vào trong hộp và đóng kỹ lại!” Còn I Côrinhtô 12 thì nói gì? Nhiều người nói rằng: “Phao lô ghi lại những điều này vì lúc bấy giờ Hội Thánh còn ít người và mới thành lập. Họ còn yếu nên mới cần những ân tứ này. Còn chúng ta ngày nay, Hội Thánh đã phát triển mạnh, có nhiều người tài giỏi và mọi việc đều trôi chảy nên chúng ta không cần đến những ân tứ siêu nhiên này nữa. Đoạn Kinh thánh này cũng phải được đóng kín trong một chiếc hộp khác.” Tuy nhiên Kinh thánh không phải giải nghĩa theo cách ấy. Kinh thánh nói rằng Thánh Linh của Đức Chúa Trời là Thánh Linh quyền năng, yêu thương và trật tự. Đức Thánh Linh làm việc trong 3 cách ấy. Thánh Linh của Đức Chúa Trời không chỉ hành động trong quyền năng hoặc chỉ trong yêu thương hay trong trật tự. Nhưng trong cả 3 cách như đã nói trong I Côrinhtô 12,13,14. Chúng ta không thể loại bỏ bớt một phần nào trong những đoạn này. b.     Công vụ các sứ đồ đoạn 2 được lập lại Tôi thuộc về giáo hội Trưởng lão và mọi việc chúng tôi làm đều theo trật tự. Khi chúng tôi đến nhà thờ, mọi việc đều được viết sẵn trên giấy. Mục sư đọc trước một phần rồi hội chúng đọc phần khác. Chúng tôi biết khi nào cầu nguyện, khi nào hát, khi nào đứng hay khi nào ngồi. Tôi thật cám ơn Đức Chúa Trời và ưa thích kỷ luật đó trong Hội Thánh chúng tôi. Chúng tôi cũng có tình yêu thương hay nói đúng hơn, chúng tôi cũng có một ít tình yêu thương. Khi người ta mỉm cười với chúng tôi thì chúng tôi mỉm cười lại. Chúng tôi yêu người nào họ yêu mình, còn nếu họ ghét mình thì chúng tôi chẳng thể nào yêu cho nổi. Ngay trong Hội Thánh chúng tôi không có quyền năng gì cả. Khi cơn phấn hưng đã xảy ra thì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi tất cả những ân tứ của Đức Thánh Linh cũng như ban cho tình yêu thương, quyền năng và trật tự. Tôi nhớ rất rõ là vào tối 26.9.1965 có khoảng 200 tín đồ đủ mọi lứa tuổi nhóm nhau lại để cầu nguyện. Đang khi chúng tôi cầu nguyện, thình lình có một cái gì kỳ lạ ngự trị. Nếu các bạn đọc Kinh thánh trong Công vụ đoạn 2 thì sẽ hiểu được những gì xảy ra trong Hội Thánh chúng tôi. Chúng tôi đã đọc đoạn Kinh thánh này rất nhiều lần, có người đã thuộc lòng đoạn này nhưng chúng tôi chưa từng kinh nghiệm được những điều đó trong đời sống chúng tôi. Vị Mục sư của chúng tôi thường nói rằng: “Từ khi Đức Chúa Trời đổ quyền năng của Thánh Linh xuống Hội Thánh cách đây 2000 năm, nếu bạn là một thuộc viên trong Hội Thánh thì lẽ đương nhiên bạn đã nhận được báp têm bằng Thánh Linh.” Trong Giăng 3:16 chép “Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con một của Ngài...”. Con một của Ngài cho toàn thế gian này. Dầu vậy không có nghĩa là tất cả mọi người trên thế gian này được lên Thiên đàng cả đâu. Mặc dầu Ngài đã ban Con một của Ngài nhưng người nào muốn lên Thiên đàng thì phải tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống mình. Đối với sự đầy dẫy Thánh Linh cũng mang ý nghĩa tương tự.  Đức Chúa Giê-xu đã ban Thánh Linh cho những người đã tin nhận Ngài và đã trở thành một chi thể trong thân thể Ngài.  Tuy nhiên người ấy phải đạt đến mục đích của mình là có một kinh nghiệm cá nhân với Đấng Christ, qua sự đầy dẫy Thánh Linh.  Điều này không thể nào đến một cách tự nhiên được nhưng mỗi người phải tiếp nhận riêng cho mình. Chúng tôi ngợi khen Đức Chúa Trời vì nhờ đêm đặc biệt ấy mà Ngài đã mở mắt chúng tôi và trong tấm lòng chúng tôi khao khát đầy dẫy Thánh Linh.  Chúng tôi nhớ lại điều Giăng Báp tít đã nói “Ấy là Đấng sẽ làm phép báp têm cho các ngươi bằng Thánh Linh và bằng lửa”. Mathiơ 3:11b. Nhiều năm trước đây, chúng tôi đã bị các vị giảng dạy làm lầm lạc. Họ nói rằng quý ông bà anh chị em phải dựa trên kinh nghiệm của những người sống cách đây 2000 năm. Nhưng đêm phấn hưng ấy, Đức Chúa Trời phán với lòng chúng tôi rằng Cơ-đốc-giáo không lệ thuộc vào kinh nghiệm của người khác.  Đó là một kinh nghiệm cá nhân sống động với Đức Chúa Trời. Tôi cảm ơn Đức Chúa Trời về điều này. c.     Tiếng gió thổi ào ào và lửa Đêm ấy đang khi chúng tôi cùng nhau cầu nguyện, thình lình Thánh Linh Đức Chúa Trời đến với chúng tôi như Ngài đã đến trong ngày lễ ngũ tuần. Trong Công vụ các sứ đồ đoạn 2 Ngài đã đến từ trời như cơn gió thổi rất mạnh. Hôm đó, tôi ngồi cạnh chị tôi, tôi nghe tiếng gió thổi ào ào. Tiếng gió thổi nghe như tiếng của một cơn bão nhỏ trong nhà thờ. Tôi nhìn chung quanh nhưng chẳng thấy gì. Tôi quay sang hỏi chị tôi: -Chị ơi! Chị có nghe tiếng gì lạ không? -Có nhưng hãy cầu nguyện đi. Rồi chị bắt đầu cầu nguyện và cùng lúc đó những người khác cũng bắt đầu cầu nguyện.  Đây là việc bất thường xảy ra trong Hội Thánh chúng tôi.  Như các bạn đã biết, trong Hội Thánh chúng tôi sự cầu nguyện cũng phải theo trật tự, hết người này rồi đến người khác.  Chỉ cần một người cầu nguyện trong nhà thờ là đủ rồi vì mọi sự đã được viết sẵn trong chương trình cầu nguyện.  Nếu mọi người cầu nguyện thì chắc phải viết một tập giấy thật dày mới đủ.  Nhưng ngay đêm đó, những thuộc viên của Giáo hội Trưởng lão đã khởi sự quên tất cả những thứ tự đã được qui định để trước mặt cùng những lời cầu nguyện viết sẵn.  Họ bắt đầu cầu nguyện trong Thánh Linh. Trước tiên thì cầu nguyện từng người và sau đó thì cùng đồng loạt cầu nguyện. Tôi nói: “Lạy Chúa Giê-xu! có điều gì xảy ra trong Hội Thánh con như thế này? Họ quên mất các thứ tự đã được viết sẵn?” Khi mọi người đang cầu nguyện tôi nhìn lên các Mục sư.  Chao ơi! Sự lo lắng hiện ra trên nét mặt của họ.  Họ ngồi phía trước tòa giảng và không biết làm thế nào để điều khiển 200 người này.  Họ cũng nghe tiếng gió thổi ào ào nữa.  Tôi quay lại nhìn khung cảnh xung quanh một lần nữa rồi chỉ thấy bốn bề yên tĩnh, duy chỉ có tiếng gió thổi ào ào mà thôi. Kế đó tôi nghe tiếng chuông cứu hỏa vang lên cấp bách.  Đối ngang nhà thờ là một đồn cảnh sát và trạm cứu hỏa. Nhân viên tại đồn cảnh sát này thấy nhà thờ của chúng tôi phát hỏa nên ông rung chuông báo động cho cả làng biết để đến chữa. Ở Inđônêsia, đặc biệt là không có xe cứu hoả. Khi có đám cháy, chúng tôi chỉ việc rung chuông báo động lên thì dân chúng biết có hoả hoạn ở đâu đó và từ khắp mọi nơi trong làng, họ đem nào là gầu, thùng đựng nước hay các vật dụng khác để dập tắt ngọn lửa. Khi họ đến thì thấy có lửa nhưng nhà thờ không bị cháy.  Thay vì lửa thiên nhiên thì đây là lửa từ trời của Đức Chúa Trời.  Bởi đó mà nhiều người tiếp nhận Chúa Là những người trong Giáo hội Trưởng lão, dĩ nhiên là chúng tôi không quen với những từ như “Báp têm trong Thánh Linh” hay “Đầy dẫy Thánh Linh” và điều này là hoàn toàn mới đối với chúng tôi. Nhưng Đức Chúa Trời đã mở mắt cho chúng tôi và cho chúng tôi biết rằng đây là những điều mà chúng tôi phải kinh nghiệm trong cuộc sống của mình mà không cần nương dựa trên kinh nghiệm của ngày lễ Ngũ tuần xưa. Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin đưa ra một ví dụ. Chẳng hạn một ngày kia bạn yêu một thiếu nữ và cha của bạn đến nói với bạn rằng: “Con ơi, ba biết con có yêu một người nào đó rồi phải không?” Bạn sẽ trả lời “Dạ có, con đã yêu một cô kia và chúng con dự tính xin ba cho chúng con làm đám cưới trong dịp hè này...” Rồi ba bạn nói “Con ơi, con không phải làm như vậy, ba và mẹ con đã kết hôn cách đây 25 năm rồi và bây giờ con có thể dựa trên kinh nghiệm của ba mẹ và cứ tin rằng con đã kết hôn rồi cũng được...” Bạn nghĩ thế nào? Bạn có đồng ý với ba của bạn về tư tưởng ngớ ngẩn như thế không? Hay là bạn nói: “Ba ơi, dù ba có thể kết hôn đến một triệu lần nếu ba muốn, nhưng điều đó không liên hệ gì đến con cả. Chính con muốn kinh nghiệm việc hôn nhân. Ba càng nói đến việc thành hôn của ba chừng nào thì con lại càng muốn tiến tới chừng nấy. Ba càng nói đến sự kỳ diệu của hôn nhân bao nhiêu thì con lại càng mong sớm được kinh nghiệm về hôn nhân bấy nhiêu”. Thật thế, chúng ta không thể nào tùy thuộc vào kinh nghiệm của ông cha nhưng chúng ta phải kinh nghiệm một cách cá nhân về sự Cứu rỗi trong Đức Chúa Giê-xu Christ cũng như kinh nghiệm về sự nhận lãnh Thánh Linh. Các bạn không thể nào dựa trên kinh nghiệm của Phierơ Giăng và các nhân vật khác trong Kinh thánh cho dù kinh nghiệm của họ có kỳ diệu đến mức độ nào đi chăng nữa thì chúng ta vẫn cần những kinh nghiệm đó cho riêng bản thân mình. Ngày nay có rất nhiều người đang thỏa lòng với kinh nghiệm của cha mình đã kết hôn cách đây 25 năm! Nhiều người ngày nay không ý thức được rằng mình đang thiếu quyền năng, tình thương và sự vui vẻ do đời sống họ chưa được đầy dẫy Thánh Linh. d.     Mẫu mực mới về sự thờ phượng. Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì nhờ đêm ấy Chúa đã tha thứ sự ngu dại của chúng tôi và Thánh Linh đã cảm hóa chúng tôi trong một phương cách mới đầy quyền năng của Ngài. Tôi ngồi cuối nhà thờ vì thế nên trông rõ mọi việc xảy ra trong Hội Thánh. Thình lình một chị ngồi trước tôi một băng ghế đứng dậy và bắt đầu giơ tay lên cầu nguyện. Tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa, chị này đã phá luật lệ của Hội Thánh. Chúng con không được phép giơ tay lên khi cầu nguyện”. Khi đến nhà thờ, lúc nào chúng tôi cũng khoác một bộ mặt nghiêm trang và cầu nguyện cách kỉnh kiềng. Nhưng trong đêm ấy, một người đàn bà đứng dậy và đưa tay hướng về Đức Chúa Trời mà cầu nguyện. Rồi tôi lại thưa với Chúa nữa: “Chúa ơi, chị này làm sai rồi, vì điều này chưa hề diễn ra trong Hội Thánh. Đây không phải là cách thờ phượng trong Hội Thánh chúng con!” Lúc đó Chúa nhắc tôi nhớ trong Thi Thiên 134:2 “Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh và ngợi khen Đức Giê-hô-va”. Ồ, chị này không theo nề nếp của Hội Thánh nhưng chị theo nề nếp của Kinh thánh. Tôi suy nghĩ: “Được rồi, nếu đây là lời của Cha mình thì mình cứ để chị ấy tiếp tục”. Hai vị mục sư ngồi phía trước lại càng kinh khủng hơn vì họ không biết phải làm gì. Dần dần cả Hội Thánh đều đứng dậy giơ tay lên trời và thờ phượng Đức Chúa Trời. Tôi vẫn còn rất ngạc nhiên về những sự việc tiếp diễn. Tôi quay sang định nói với chị tôi, thì thấy chị tôi cũng giơ tay lên ngợi khen Đức Chúa Trời. Rồi bỗng nhiên tôi chú ý đến một bà ngồi trước tôi. Đây là một người đàn bà ít học, bà ta không biết nói tiếng thông dụng ở Inđônêsia, bà chỉ biết nói tiếng địa phương của mình thôi là tiếng của đảo Timor. Và dĩ nhiên là bà ta cũng chẳng biết một tí gì về Anh ngữ cả, còn tôi thì biết được một ít vì đã học tại trường. Tôi nghe bà bắt đầu cầu nguyện lớn bằng tiếng Anh, lời lẽ rất văn hoa trong sáng “Oh, I love you. Oh, I want to take the cross and follow you. Oh, I love you Jesus...” và bà ấy cứ tiếp tục nói thêm để thờ phượng Đức Chúa Trời. Hai vị mục sư của tôi không biết Anh ngữ nên tưởng rằng bà ấy nói bậy, rồi họ lên tòa giảng la lớn: “Chúa ơi, nếu điều này không đến từ Chúa nhưng từ ma quỷ vì ma quỷ thường gây ồn ào giao động thì xin Ngài đánh đuổi ngay đi...” Nhưng họ càng cầu nguyện chừng nào thì Chúa Thánh Linh càng ngự xuống tràn dư dật. Thế rồi một người đàn ông khác ở bên góc kia cầu nguyện bằng tiếng Đức, ông đứng dậy và cứ cầu nguyện ca ngợi Chúa bằng những lời lẽ hay. Sau đó, nhiều người bắt đầu đứng dậy từ nhiều chỗ trong nhà thờ, họ tôn vinh Đức Chúa Trời bằng nhiều thứ ngôn ngữ. Thiên đàng đã đến trần gian vào đêm ấy và đó là một đêm đầy phước hạnh. Một số người nói tiếng Pháp, số khác nói các thứ tiếng địa phương khác nhau và có một bà nói mãi câu “Shalom, Shalom” mặc dầu bà không biết mình đang nói tiếng Hêbơrơ. Khi hằng trăm người đến dập tắt ngọn lửa ở nhà thờ thì họ nghe mọi người trong nhà thờ đang cầu nguyện. Họ nói “Có cái gì lạ lùng trong nhà thờ hôm nay vậy? Xưa nay chưa bao giờ có chuyện ồn ào như thế. Họ chưa bao giờ cầu nguyện lớn tiếng như vậy...” Vì thế đám đông kéo đến tận nơi để xem chuyện gì đã xảy ra và thay vì 200 người, bây giờ có hơn 1000 người từ khắp nơi trong thị xã kéo đến. Khi được Thánh Linh cảm động, những người này đều xưng tội và cùng tin nhận Chúa Giê-xu cho đời sống mình. Họ ăn năn và trở về nhà đem tất cả bùa ngải, những vật thờ cúng, những sách bói khoa, thiên văn, giải nghĩa chiêm bao cùng những sách vở đồi trụy đến nhà thờ rồi dùng lửa mà thiêu đốt tất cả. Đêm đó chỉ có Đức Thánh Linh cảm động lòng người theo ý muốn Ngài và chẳng có ai đứng lên giảng cả. Cuộc thờ phượng kéo dài đến nữa đêm. Đức Chúa Trời bắt đầu tiết lộ nhiều tội lỗi và sự tái lâm mau chóng của Ngài cho nhiều người biết. Khi họ nói lên những điều này đã đem lại nhiều ảnh hưởng mạnh mẽ cho nhiều người khác. Ồ! kỳ diệu thay! Đức Chúa Trời đã sửa sai những lỗi lầm trong đời sống của chúng tôi. e. Một bài giảng bất ngờ. Thình lình có một người bước lên tòa giảng. Đây là một việc bất thường. Những tín đồ lâu năm trong Hội Thánh cũng không đứng được ở đó. Tòa giảng là nơi chỉ dành cho mục sư hay các trưởng lão trong Hội Thánh mà thôi. Nhưng anh này lên và mở Kinh thánh ra. Tôi buồn cười cho anh ta vì anh mới tin Chúa vừa cách đây vài ngày thôi. Tôi nghĩ “Ồ tội nghiệp anh ta quá, mới tin Chúa mấy ngày mà bây giờ đòi lên tòa giảng. Chắc anh ta khùng rồi!” Nhưng anh ta không để ý đến điều đó, anh mở Kinh thánh ra và nói “Hỡi ông bà anh chị em yêu dấu. Đức Chúa Trời đã phán với tôi rằng đây là công việc của Đức Chúa Trời” Rồi anh mở công vụ 2:17 “Đức Chúa Trời phán: trong ngày sau rốt, Ta sẽ đổ Thần ta trên khắp mọi xác thịt, con trai và con gái ta đều sẽ nói tiên tri, bọn trai trẻ sẽ thấy điềm lạ và các người già cả sẽ có chiêm bao”. Sau khi đọc xong những câu này, anh bắt đầu giảng. Khoảng hơn nửa giờ, qua anh Chúa phán với Hội Thánh rằng ngày mai tất cả các tín đồ trong Hội Thánh phải đi giảng Tin lành. Đến đây thì tôi không giữ im lặng được nữa, tôi đứng dậy nói: “Đây là điều không thể tin được. Làm sao tín đồ trong Hội Thánh lại có thể đi ra giảng Tin lành? Chúng tôi chưa bao giờ học tại trường Kinh thánh hay tại một thần học viện nào cả. Ở trong Hội Thánh lại có nhiều người mới tin Chúa thì làm thể nào chúng ta có thể giảng Tin lành được? Không thể được!” Anh ta trả lời rằng: “Anh Mel Tari ơi, Chúa bảo tôi là chúng ta phải đi giảng Tin lành. Đây chính là nhiệm vụ của mỗi Cơ đốc nhân. Đây không phải là nhiệm vụ của mục sư hay các trưởng lão nhưng mỗi một Cơ đốc nhân phải là người làm chứng cho Đấng Christ”. Đến bây giờ thì tôi tin rằng đây là điều mà Hội Thánh chúng tôi đã thiếu sót và tôi nghĩ rằng đây chính là điểm mà chúng tôi đã ngồi lại, cố tìm cho được các ý nghĩa thuộc linh về những điều trong Kinh thánh và vì thế chúng tôi bỏ mất tính chất đơn sơ của Lời Chúa nên không tìm được gì cả! Tôi cảm tạ Đức Chúa Trời và qua đêm ấy, Ngài phán với chúng tôi: “Ngày mai các ngươi phải đi ra giảng Tin lành”. Trong 3 tháng đầu, chúng tôi có 70 đoàn truyền giáo bao gồm các tín đồ đi giảng Tin lành từ làng này sang làng kia và hễ khi nào đi ra thì có những dấu kỳ phép lạ cặp theo. Từ đó khởi đầu cho sự phục hưng tại Inđônêsia. Đức Chúa Trời đối xử với tội lỗi Trong khi Đức Thánh Linh tuôn tràn vào Hội Thánh chúng tôi thì Đức Chúa Trời đối xử với tội lỗi mỗi cá nhân cách rõ ràng. Ngài đã ban cho nhiều người sự hiểu biết để tiết lộ những tội lỗi này. Trong đêm kia, một chị em đến với người đàn ông trong Hội Thánh và nói rằng: “Ông ơi, ông đã phạm tội tà dâm và Đức Chúa Trời muốn ông xưng tội”. Ông chưa bao giờ? đem nó ra ánh sáng cả! Người vợ của ông ở đấy, nghe nói và phát khùng lên, bà la to: “À, bây giờ? tôi biết chuyện bí mật của ông rồi!” Ông ta chối: “Không, không tôi chưa hề làm việc ấy”. Người đàn bà thật sự được ban cho ân tứ hiểu biết đã nói: “Ông nói gì? Ông chưa bao giờ? làm việc ấy à. Bây giờ? tôi kể cho ông nghe chi tiết nhé...” Rồi bà ta nói rõ ngày giờ?, nơi chốn cùng tên của người đàn bà đồng phạm. Bà nói tiếp “Sao bây giờ? ông còn chối nữa không?” Cuối cùng Thánh Linh Chúa cảm động ông ta xưng tội của mình, còn bà vợ trong cơn tức giận đã được Đức Chúa Trời sai một người khác đến cảnh cáo tội lỗi của bà khiến bà cũng phải ăn năn. Đêm ấy tất cả Hội Thánh người nào cũng xưng tội của mình và Đức Chúa Trời đã thực sự tha thứ, xóa sạch tất cả tội lỗi của họ và khuyên họ trở nên những người sẵn sàng hầu việc Ngài. Đồng thời cũng có nhiều người cất giấu bùa ngải ở nhà nhưng không muốn xưng tội ấy, vì thế Đức Chúa Trời lại cho nhiều anh em khác trong Hội Thánh biết đích xác tên người cùng nơi cất dấu bùa ngải nên họ không còn chối cãi nữa, cuối cùng phải xưng tội và lìa bỏ. Trong việc này, Chúa cũng mở mắt cho chúng tôi rõ chân lý liên quan đến quyền lực của ma quỷ và nhiều  người chưa ý thức được rằng mình đang ở trong xiềng xích của Satan. a. Từ chối không xưng tội đã dẫn đến sự chết Có một người trong Hội Thánh được Chúa chỉ cho biết có dấu một ít rượu trong nhà. Ông ta trả lời “Tôi chẳng có chút rượu nào trong nhà cả” và từ chối không xưng tội. Đức Chúa Trời bèn cho nhiều người khác đến cảnh cáo anh ta và nói rằng nếu ông cứ khăng khăng không chịu xưng tội thì sẽ bị chết trong vòng 24 giờ đồng hồ. Vì vậy những người này đến cho ông ta biết là Đức Chúa Trời kỳ hẹn ông trong 24 giờ để hoặc là xưng tội hay là chết. Ngày hôm sau, khi người này đến nhóm hôp thì cả Hội Thánh bảo ông rằng chỉ còn một giờ nữa để ông xưng tội.  Họ bảo “Nếu anh không xưng tội thì anh sẽ chết!” Ông ta trả lời: “Tôi không sợ vì tôi không có rượu.” Sau đó họ nói với ông là chỉ còn nửa giờ nữa, khuyên ông nên xưng tội đi... Khi chỉ còn 5 phút họ lại khuyên nài ông ăn năn nhưng ông ta cứ nói: “Tôi chẳng có tội gì dấu kín cả!” Họ nài nỉ ông hãy xưng tội ngay để được Ngài tha thứ, nhưng khi chỉ còn 30 giây ông ta nói rằng: “Bực mình quá! các ông đừng có nói với tôi cái chuyện phi lý ấy. Các người điên khùng cả rồi.” Cuối cùng họ đồng ý với nhau đếm 10, 9, 8, 7, 6, 5, 4, 3, 2, 1, 0 thì người đàn ông ấy ngã lăn xuống rồi chết! Sự việc này cảnh cáo nhiều người trước kia từ chối không chịu xưng tội, nhưng bây giờ cũng vội vã cầu xin Đức Chúa Trời tha thứ cho mình. Trong cơn phục hưng tại Inđônêsia, xưng tội là một trong những đặc tính chính yếu vì Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống tự do khỏi quyền lực của tội lỗi và Ngài tẩy sạch lòng chúng tôi hầu cho chúng tôi sống đời sống thánh khiết. Trước hết Ngài đem tất cả tội lỗi của chúng tôi ra ánh sáng. Ngài tha thứ khi chúng tôi ăn năn cũng như chữa lành những tấm lòng tan vỡ của chúng tôi. Chúng tôi cũng tuyên bố chấm dứt mỗi ràng buộc với ma quỷ trong quá khứ. Rồi sau đó Ngài mới cho phép chúng tôi đi ra giảng Tin lành và trong những lần đi này, chúng tôi càng thấy quyền năng của Đức Chúa Trời hành động rõ rệt hơn. b.  Không rượu bia, không thuốc lá. Trong cơn phấn hưng tại Inđônêsia, sau khi những người đã xưng tội theo như một trong những điều mà Chúa phán bảo đầu tiên là việc uống rượu. Họ không được dùng một thứ rượu nào cả, vì thế tôi đố bạn khi đến thành phố Soe của tôi mà kiếm ra được 1 ly rượu thì tôi xin chịu thua. Đức Chúa Trời đã cảm động chúng tôi cách đặc biệt đến nỗi mỗi người đều ý thức rằng đời sống Cơ đốc nhân không chỉ là đời sống đầy dẫy Đức Thánh Linh mà còn là đời sống thánh khiết. Trong Thi thiên 29:2-3 “Hãy tôn Đức Giê-hô-va vinh hiển xứng đáng cho danh Ngài, hãy mặc trang sức thánh mà thờ lạy Ngài. Tiếng của Đức Giê-hô-va dội trên các nước. Giê-hô-va Đức Chúa Trời vinh hiển sấm sét trên các nước sâu”. Một trong những bi kịch lớn nhất đó là nhiều người muốn có được nhiều quyền năng của Chúa, nhưng họ cũng muốn sống với tội lỗi. Vào một đêm kia, có một người đến xin tôi cầu nguyện cho anh được đầy dẫy quyền năng của Đức Chúa Trời, nhưng tôi biết anh ấy vẫn còn hút thuốc. Tôi nói “Anh bạn ơi, việc cầu xin quyền năng của Chúa thì thật là dễ, nhưng có điều là anh phải có mối tương giao với Chúa”. Anh trả lời: “Vâng, tôi đã xưng mỗi tội lỗi của tôi rồi”. Tôi nói tiếp “Thế thì tốt, nhưng còn chiếc tàu thủy của anh thì sao?” Khi tôi nói “chiếc tàu thủy” là tôi ám chỉ đến việc hút thuốc lá. Khi bạn thấy một chiếc tàu ngoài khơi, nó có hai ống khói và khói từ đó tuôn ra. Đó là tiếng lóng dùng để chỉ việc hút thuốc lá. Rồi tôi nói: “ Nếu anh muốn dâng ống khói của anh cho Chúa Giê-xu thì tôi đề nghị ta nên cầu nguyện. Đức Chúa Trời của tôi là Đức Chúa Trời thánh khiết và thân thể của anh là đền thờ của Ngài. Nếu Đức Chúa Trời ngự trong đời sống của anh thì Ngài không muốn khói thuốc của anh làm cho Ngài ngộp thở”. Anh ấy trả lời: “Anh Mel Tari ơi, đó đâu phải là tội. Anh đã nói quá nhiều về việc ấy.  Đức Chúa Trời dựng nên mỗi vật mà” Tôi nghĩ: “Vâng, ma quỷ đôi khi giảng còn giỏi hơn Billy Graham nữa.” Rồi người đó bắt đầu giảng cho tôi I Timôthê 4:4-5 và anh nói rằng “Đức Chúa Trời khiến nên thánh mỗi vật và nếu chúng ta cảm ơn Chúa mà nhận lấy thì được, vì nhờ Lời Đức Chúa Trời và lời cầu nguyện mà vật đó được nên thánh. Thuốc lá này là do Đức Chúa Trời dựng nên, nếu tôi cảm ơn Chúa và nhận lấy thì nó được nên thánh vì Chúa phán như vậy.” Tôi nói: “Anh nói đúng lắm! Đây là nguyên tắc thật tốt. Mời anh sáng mai trở lại, tôi có vài điều muốn chia xẽ với anh.” Chúng tôi từ giã nhau. Đêm ấy tôi không thể ngủ được tôi đến với Chúa. “Lạy Chúa, anh bạn của con có một nguyên tắc thật tốt. Anh ấy nói rằng mỗi vật do Ngài dựng nên đều tốt lành và Ngài khiến vật đó nên thánh. Xin Chúa giúp đỡ con có thể chỉ dạy cho anh ta một bài học về quan niệm sai lầm ấy”. Đức Chúa Trời đã trả lời cho tôi: “Con cứ đi ngủ cho đến sáng mai, Ta sẽ nói cách trả lời anh ta cho con biết”. Đến sáng, vừa thức dậy Chúa bảo tôi đi ra phía sau bụi rậm kia và con sẽ thấy lời giải đáp tại đó. Khi tôi đến nơi thì thấy một ít đồ ăn bị chó mửa ra còn đầy nước dãi của nó. Ngài phán với tôi rằng: “Đây là bài học cho anh bạn của con sáng hôm nay”. Vì thế tôi đi về nhà và chờ đợi, chẳng bao lâu anh ta đến và nói ngay “Anh Mel Tari ơi, có điều gì anh muốn nói với tôi sáng nay đây?” Tôi trả lời “Tôi vừa mới nhận được một tin vui cho anh, mời anh đi theo tôi.” Chúng tôi đến bụi rậm đó. Anh ta nghĩ có lẽ tôi sẽ chỉ cho anh xem cảnh mặt trời đang lên thật là đẹp. Chúng tôi đến gần bụi cây nhưng không để cho anh thấy điều gì cả. Tôi nói: “Thôi, chúng ta hãy dừng lại đây. Tôi muốn nói với anh điều này. Có phải anh vẫn giữ vững lập trường là trên nguyên tắc thì mỗi vật Đức Chúa Trời dựng nên đều là tốt lành cả và chúng ta được phép nhận lấy vì nó được nên thánh bởi lời cầu nguyện và Lời Đức Chúa Trời chăng?” Anh ta trả lời: “Vâng, đúng như vậy. Tôi vẫn làm như thế.” “Tốt lắm, bây giờ? chúng ta hãy cầu nguyện.” Trước khi anh ấy nhận thức được những gì sẽ xảy ra, tôi đặt tay lên vai anh và cầu nguyện. “Lạy Chúa Giê-xu yêu dấu. Con cảm ơn Chúa đã ban cho con một người bạn tốt và là người có một nguyên tắc hay ấy là mỗi vật đều được Đức Chúa Trời khiến nên thánh. Con cảm ơn Ngài vì người bạn này tôn kính Ngài bằng cách tiếp nhận tất cả các vật dựng nên trên thế gian này. Xin Ngài khiến nên thánh mỗi vật tại đây và cho anh bạn con vui thích mà nhận lấy. Amen.” Khi tôi chấm dứt lời cầu nguyện, có lẽ anh nghĩ rằng tôi sẽ lấy trong túi ra một trái chuối hay món ăn gì ngon đưa cho anh. Nhưng tôi nói: “Anh bạn ơi, bây giờ? tôi muốn anh chứng thực lời nói của anh. Anh đã nghe tôi cầu nguyện và xin Đức Chúa Trời khiến nên thánh theo lời Đức Chúa Trời không?” Anh ta gật đầu và trước khi anh nhận định được điều tôi làm thì tôi múc một muỗng cà phê nước dãi của chó và mỉm cười hỏi anh: “Bạn ơi, bạn có thích dùng thứ này không?” Rồi tôi cẩn thận đưa muỗng gần tới miệng anh ta. Anh nhìn thẳng vào tôi và nói: “Này anh Mel Tari ơi, đừng chơi xỏ nữa!” “Không, tôi không có ý đó đâu.” Tôi cứ đưa cái muỗng gần hơn nữa, anh hét lên: “Đừng, đừng làm như vậy nữa.” “Nào bây giờ? anh còn giữ vững lập trường của anh nữa không? Mọi vật Đức Chúa Trời dựng nên đều tốt lành cả, anh không tin rằng lời cầu nguyện của tôi là đúng sao?” Cuối cùng anh nói: “Anh Mel Tari, tôi xin lỗi anh, tôi nhận biết nguyên tắc ấy của tôi không còn đúng nữa!” Nhiều lần chúng ta đã đứng vững trên những nền tảng sai lầm, nhưng Chúa Giê-xu muốn chúng ta trở thành thánh khiết. Kinh thánh nói rằng chúng ta là dân thánh, chúng ta thuộc về nước thánh và thánh có nghĩa là thánh, không hơn, không kém. Cảm tạ Chúa Giê-xu. Đức Thánh Linh cho chúng ta bước đi trong đời sống thánh khiết. 3. Thời kỳ phép lạ Qua đoàn truyền giáo của chúng tôi cũng như những đoàn khác, Đức Chúa Trời đã thi thố nhiều phép lạ để chứng minh rằng quyền năng của Ngài ngày nay vẫn y nguyên như ở thế kỷ thứ nhất. Ngài không hề thay đổi! a. Lấy danh Ngài mà trừ quỷ Tôi nhớ rõ ngày kia, có một trong những đoàn truyền giáo của chúng tôi đi vào một ngôi làng để giảng Tin lành. Một pháp sư ở đó ra nói với đoàn: “Các ông có thể giảng về Giê-xu cho chúng tôi, nhưng chúng tôi cũng muốn nói cho các ông biết vị thần mà chúng tôi thờ lạy bao lâu nay. Nếu chúng tôi muốn chữa bệnh thì thần cũng chữa bệnh. Nếu chúng tôi cầu mưa thì thần làm mưa. Hễ việc gì mà chúng tôi cần thì thần đều đáp ứng cả. Chúng tôi cũng có kinh sách riêng và thần chúng tôi cũng cung cấp mỗi nhu cầu theo sự giàu có của ngài.” Dĩ nhiên kinh sách của họ không giống như Kinh thánh của chúng ta, nhưng họ cũng từng trãi nhiều kinh nghiệm siêu nhiên mà các quỷ đã bày tỏ để họ thờ phượng chúng. Rồi vị pháp sư này nói với đoàn. “Nếu các ông nói với chúng tôi về Chúa thì xin các ông cầu xin Ngài chứng tỏ Ngài có quyền hơn các thần của chúng tôi”. Đoàn truyền giáo không biết làm thể nào, họ bèn cầu nguyện xin Đức Chúa Trời dạy dỗ. Ngài phán với họ: “Hãy bảo cho những người này rằng nếu họ muốn Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài hơn các thần khác thì hãy mời tất cả các pháp sư trong làng lại. Bấy giờ Ngài mới hành động”. Vì thế đoàn truyền giáo nói với vị pháp sư trưởng “Xin các ông tập họp dân chúng lại, rồi bảo họ đến đây thì sẽ thấy việc lạ xảy ra”. Vị pháp sư trưởng rất hồi hộp và nóng lòng muốn chứng kiến quyền năng của Chúa nên ông ta tập họp dân chúng rất mau lẹ khoảng 1000 người và vị pháp sư trưởng ngồi đối diện với đoàn truyền giáo. Tất cả đoàn viên đều giơ tay lên trời và cầu nguyện: “Lạy Đức Chúa Trời toàn năng, Ngài phán với chúng con hãy đi ra giảng Tin lành và người nào cũng sẽ được dấu lạ này: Lấy danh Ngài mà trừ quỷ. Lạy Chúa, dân chúng ở đây muốn Ngài bày tỏ quyền năng của Ngài vì Ngài có quyền trên các thần của họ. Bây giờ trong danh Chúa Giê-xu, chúng con cột trói và ném xa mọi thế lực của ma quỷ đã ngự trị tại ngôi làng này và trên dân chúng này từ bao thế kỷ nay. Vì huyết của Chúa Giê-xu đã chảy từ đồi Gô-gô-tha , chúng con ra lệnh cho các quỷ phải lìa khỏi đây. Nhân danh Chúa Giê-xu...” Sau lời cầu nguyện đơn sơ này mỗi người đồng thanh đáp “Amen!” và họ ngồi nhìn nhau chờ đợi Đức Chúa Trời hành động. Đời sống của mỗi Cơ đốc nhân thật là đơn sơ. Nếu nếp sống của Cơ đốc nhân rắc rối và phức tạp thì ở cái xứ lạc hậu này chúng tôi chẳng bao giờ trở thành Cơ đốc nhân được cả. Khi Kinh thánh dạy điều gì thì chúng tôi tin y như vậy, tin cậy yên tâm và chờ đợi Đức Chúa Trời hành động. Cảm ơn Chúa về sự đơn sơ của Tin lành. Nhiều khi chúng ta thường ngớ ngẩn khi đọc đến Mác 16:19-20 lại đánh dấu hỏi tại sao không tìm thấy trong bản cũ nhất? Vì vậy chúng ta khoét một lỗ hổng tại đây và đào một lỗ khác để chôn lời Đức Chúa Trời. Chúng ta học đoạn này trong 10 năm và nói rằng: “Ồ, đây! Trong bản văn của chúng ta lại có, nhưng bản kia lại không có cho nên chúng ta hãy cân nhắc và suy nghĩ trước khi quyết định nên tin bản nào...” Riêng đối với chúng tôi tại Inđônêsia thì chúng tôi không đau khổ mà làm chuyện ấy. Các nhà truyền giáo giới thiệu với chúng ta “Những quyển sách cũ kỹ lỗi thời” và bảo cho chúng tôi biết đó là Lời của Đức Chúa Trời để chúng tôi tin. Vì thế chúng tôi tin cậy ngay. Nếu chúng tôi có ngu dại mà làm điều ấy thì nguyện Đức Chúa Trời dùng sự ngu dại của chúng tôi để làm vinh hiển danh Ngài và bởi quyền năng của Ngài, Ngài đã chứng minh cho chúng tôi thấy rõ Lời Ngài là thật. Tôi cảm tạ Chúa vì bởi quyền năng của Thánh Linh mà chúng tôi ở Inđônêsia đã kinh nghiệm được tất cả mỗi điều Ngài hứa trong Mác 16. Cảm tạ Đức Chúa Trời là Đấng đã phán “Họ nhân danh ta mà trừ quỷ”. Tôi vui mừng vì lúc bấy giờ đoàn truyền giáo không nghĩ gì về Mác 16 như các nhà học giả Kinh thánh đã nghĩ. Nhưng họ tin cậy vào Lời Chúa Giê-xu đã phán. Cả đoàn ngồi đó mà chờ đợi.  Họ nhìn nhau cùng cười và cùng ngợi khen Đức Chúa Trời. Ngay khi ấy, vị pháp sư trưởng bắt đầu run rẩy. Rồi ông hét lớn: “Hỡi các ông, các anh. Tôi cần Đức Chúa Trời của các ông ngay bây giờ?!” Thật là một chuyển biến đột ngột, các đoàn viên trong đoàn cũng chẳng biết nói làm sao nữa. Cuối cùng một đoàn viên hỏi: “Thưa ông, tại sao ông lại thay đổi ý kiến của mình nhanh như vậy?” Ông ta trả lời: “Ồ, Chúa Giê-xu có quyền hơn ma quỷ!” Một người lại hỏi: “Làm sao ông biết được điều đó?” “Tôi là pháp sư mà, tôi thường nói chuyện với các quỷ, tôi biết tên từng con quỷ nữa” Vài người trong đoàn hỏi thêm: “Vậy có chuyện gì xảy ra mà chúng tôi không biết gì cả?” “Có, có... tôi biết. Khi các ông cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu và trói buộc quyền lực của ma quỷ tại đây, ra lệnh cho chúng chạy thì các ông biết chuyện gì xảy ra không?” “Không, chúng tôi không biết. Ông hãy nói cho chúng tôi việc gì đã xảy ra?” Để tôi thuật lại cho các ông nghe. Tôi nhìn bằng con mắt riêng của tôi và nghe bằng lỗ tai riêng về những tiếng của ma quỷ trong làng này. Chúng họp nhau lại từng con một từ nhỏ đến lớn vừa chạy vừa la hét: “Giê-xu không cho phép chúng ta ở đây. Chúng ta phải đi vì Giê-xu cần dân làng này”. Quả thật Giê-xu là Đức Chúa Trời vĩ đại, tôi muốn biết Giê-xu. Đoàn truyền giáo liền bày tỏ đơn sơ rằng: “Nếu ông muốn biết Chúa Giê-xu, chúng tôi sẽ chỉ cho ông cách đến với Ngài”. Rồi họ mở Kinh thánh ra và chỉ cho ông ta cách tiếp nhận Đấng Christ. Cuối cùng ông đã chân thành tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa của đời sống mình. Sau đó dân làng cũng tiếp nhận Chúa cùng một cách như vậy. Ngợi khen Đức Chúa Trời. Nhiều người cho rằng việc trừ quỷ chỉ diễn ra cách đây 2000 năm. Nhưng chúng tôi lại vừa chứng kiến quyền năng của Đức Chúa Trời hành động ngay tại Inđônêsia. Vì sao? Vì ma quỷ biết ngày của nó gần đến nên nó càng ra công ráng sức sử dụng hết mỗi quyền lực để tấn công vào đạo Chúa. Nếu chúng ta muốn thắng được cuộc chiến này và chinh phục nhiều người cho Đấng Christ thì chúng ta  cần quyền năng của Đức Chúa Trời ngay bây giờ? và chúng ta lại còn cần hơn nữa, hơn cả những người sống cách đây 2000 năm. Thật là kỳ diệu khi thấy cả một bộ lạc trọn vẹn tiếp nhận Đấng Christ làm Cứu Chúa của mình. b.  Quyền năng trên rắn. Trong Mác 16:18 “Bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì...” Điều này chứng tỏ quyền năng của Cơ đốc nhân trên thế giới loài vật. Khi Đức Chúa Trời tạo dựng Ađam và Êva, Ngài phán cùng họ: “Ngươi sẽ quản trị loài súc vật... Ngươi có quyền trên chúng nó”. Nhưng khi con người phạm tội, họ đã đánh mất quyền năng đó. Đôi khi một con chó cũng có thể cắn chúng ta vì nó không tôn trọng chúng ta như một tạo vật cao nhất của Đức Chúa Trời. Tạ ơn Đức Chúa Trời, vì nhờ sự tin cậy nơi Đức Chúa Giê-xu mà quyền năng trên thế giới loài vật đã hoàn lại cho chúng tôi. Có thể các bạn ở những nơi có xe hơi, xe lửa hay máy bay thì không cần quyền năng này nhưng sống trong rừng già thì thật chúng tôi rất cần. Đi trong rừng rậm đôi khi chúng tôi gặp nào là cá sấu, cọp hay là rắn độc... nhiều lần chúng tôi đã nói với rắn độc “Hỡi rắn hãy dừng lại để ta đi qua!” Tức thì rắn liền dừng lại và chúng tôi đi qua, rắn chẳng làm gì cả. Tại sao? Vì Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi quyền năng trên thế giới loài vật. Ở xứ chúng tôi có rất nhiều bò cạp. Nếu bạn bị cắn thì sẽ nhức nhối vô cùng. Nhưng tôi có thể nói với các bạn là khi đã có quyền năng trên thế giới loài vật thì nếu một con bò cạp có cắn thì lập tức chúng tôi nhân Danh Chúa Giê-xu là sự đau nhức biến mất. Bò cạp và những con vật khác không được phép đá động đến chúng tôi, vì chúng tôi là thọ vật cao nhất của Đức Chúa Trời. Loài vật phải tôn trọng Đức Chúa Trời. Ngợi khen Đức Chúa Trời là Đấng đã phục hồi quyền quản trị loài vật cho chúng tôi. Chị của tôi và một anh em khác hầu việc Chúa tại một khu rừng rậm ở Sumatra. Nhiều lần hề phải vượt qua sông. Một ngày nọ anh ta cần qua sông nhưng lại không biết bơi. Lúc đó là giờ nước lớn đã dâng cao lên khỏi lưng quần anh. Những người hồi giáo và những người ngoại ở trên bờ cười lớn: “A.. ha, anh này tới số rồi!” Khi anh cố gắng hết sức để lội qua sông, bỗng nhiên một con cá sấu lội đến định ăn thịt anh. Khi còn cách khoảng 2m cá sấu chuẩn bị dùng đuôi quật chết anh [Sức quật của đuôi cá sấu có thể làm vỡ đôi chiếc thuyền nhỏ]. Lúc cá sấu đã đến gần anh không biết phải làm gì để tự vệ cả. Thình lình anh nhớ Mác 16:18 nên đứng giữa dòng sông, anh la to: “Hỡi sấu, ta nhân Danh Chúa Giê-xu truyền cho ngươi hãy rời khỏi đây”. Nhưng con sấu vẫn tiếp tục lội gần anh hơn nửa thước nữa rồi... vụt một cái quay mình thật nhanh và bơi đi mất. Những người Hồi giáo  và người ngoại đứng trên bờ sông ngạc nhiên nói: “Chúng ta chưa bao giờ thấy chuyện lạ thế này! Cá sấu biết vâng lời người đó! Cá sấu là con vật ngốc nhất trên thế giới này, nó có một bộ óc rất nhỏ. Nếu huấn luyện cho chó hay mèo biết vâng lời người ta thì dễ hơn là huấn luyện cho cá sấu. Nhưng tôi muốn nói với các bạn là khi Đức Chúa Trời phán thì cá sấu cũng phải nghe theo. Một lần nữa quyền năng của Đức Chúa Trời được thực hiện trước mắt người ngoại và kết quả là họ tìm đến với Ngài. c.  Chất độc trở nên vô hại Lời Chúa phán: “Nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì...” Một ngày nọ, Chúa sai chúng tôi đi vào một làng kia trong rừng già. Đó là nơi kinh khủng nhất, ở gần Kupang thành phố chính của đảo Timor. Khi chúng tôi báo cho mỗi người hay là sắp đi đến ngôi làng ấy, họ không tin và bảo “Đừng đi đến đó, nếu các anh đến là sẽ bị giết”. Tại sao? Vì đó là nơi chuyên môn pha thuốc độc và làm bùa ngải. Nếu một người nào dừng lại xin ly nước lạnh thôi cũng bị họ bỏ thuốc độc vào, uống vào sẽ chết ngay. Vì vậy, nhiều người bạn khuyên chúng tôi đừng đi đến đó giảng Tin lành. Nhưng cuối cùng Đức Chúa Trời vẫn sai chị em tôi, anh rễ tôi cùng 4 người khác nữa đến đấy. Chúng tôi nghĩ “Nếu chúng tôi chết là chết vì vâng lời Chúa”. Thật sự thì... chúng tôi cũng khiếp đảm, nhưng Chúa nâng đỡ chúng tôi “Nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì...” Khi chúng tôi đến nơi, điều đầu tiên dân chúng tại đây làm là cho chúng tôi thức ăn và nước uống. Mọi người đều nhìn xem chúng tôi có khiếp sợ không, nhưng chúng tôi tin cậy Chúa, cứ ăn vì sau khi đi nhiều dặm đường cũng đói bụng. Ăn xong, chúng tôi bắt đầu giảng Tin lành. Nhiều giờ trôi qua, đến khi chúng tôi chấm dứt buổi nhóm, có một vài người đến nói với chúng tôi rằng: “Thưa các ông, chắc phải có một quyền lực nào trong các ông?” Chúng tôi trả lời: “Không, chúng tôi không có quyền lực nào cả!” “Các ông nói dối!” “Thật đó, chúng tôi chỉ là người như các ông, chúng tôi làm gì có quyền lực nào!” “Không, tôi không tin các ông. Nếu các ông nói không có quyền lực gì thì có thể đã có một quyền năng rất lớn đã bảo vệ các ông”. Tôi hỏi: “Ông nói thế có nghĩa gì?” “Khi các ông đến đây, chính tôi đã bỏ thuốc độc mạnh nhất vào thức ăn của các ông và các ông sẽ chết trong vòng 3 phút. Nhưng tôi thấy chẳng có gì xảy ra cả, bây giờ đã 2 tiếng đồng hồ trôi qua cũng không có chuyện gì xảy ra nữa! Tôi chắc các ông có nhiều quyền lực hoặc đã có quyền năng rất lớn đang bảo vệ các ông?” Chúng tôi bắt ngay vào điểm ông nói và trả lời: “Vâng, quyền năng của Đức Chúa Trời đang ở cùng chúng tôi”. Ông hỏi ngay: “Quyền năng đó là gì? tôi đang cần quyền năng ấy.” Chúng tôi giải thích cho ông ta về tình yêu thương của Chúa Giê-xu và nói cho ông về Cứu Chúa kỳ diệu, quý báu nhất của chúng tôi. Ông nói: “Ồ các ông không cần giảng thêm. Chỉ một phút thôi cũng đủ để tôi đem cuộc đời mình quay về cùng Đấng Christ.” Ông chạy về nhà đem tất cả bùa ngải cùng các thứ khác thuộc quyền lực ma quỷ đến và thiếu đốt ngay trong lửa. Ông nói: “Lạy Chúa Giê-xu, xin Ngài tiếp nhận đời sống con giờ này. Ngài thật là kỳ diệu.” d.  Vượt qua các giòng sông sâu Chúa cũng sai một đoàn truyền giáo khác đi đến một vùng trong đảo Timor. Họ phải vượt qua một con sông mới đến đó được. Nhưng không có một chiếc cầu nào. Con sông Noemina rộng khoảng 300 mét và là con sông lớn nhất đảo Timor. Vào mùa lụt, sông này sâu khoảng 9 mét. Nước chảy rất xiết, ngay cả những cây lớn cũng bị nó cuốn phăng ra biển. Khi đoàn truyền giáo đến bờ sông thì kinh hoàng. Không người nào dám vượt qua sông vì đang nhằm mùa nước lụt, và ngay cả những người điên cũng không làm như vậy nữa. Vì vậy, đoàn phải dừng lại nơi bờ sông và cầu nguyện: “Lạy Chúa, chúng con phải làm chi bây giờ??” Một trong những đặc tính của cuộc phục hưng tại Inđônêsia là trước khi chúng tôi đi giảng đạo thì Chúa cho chúng tôi biết mỗi chi tiết để chúng tôi phải làm. Chúng tôi ghi lại trên giấy và làm theo cách chính xác. Nếu Ngài bảo chúng tôi dừng lại chỗ này hoặc đi giảng chỗ kia thì chúng tôi vâng lời và thi hành. Bấy giờ Chúa phán cùng họ: “Các con phải vượt qua sông!” Thường thường khi đoàn đi ra chứng đạo là nhằm lúc trời nắng ráo. Mùa mưa ở Inđônêsia mới thật đúng nghĩa của chữ mưa. Đôi khi nó kéo dài 40 ngày đêm không dứt. Nếu đi đâu xa mà gặp mưa như vậy thì thật là phiền phức. Nhưng điều kỳ diệu nhất mà Kinh thánh nói đó là: “Đức Chúa Trời sẽ cung cấp mỗi nhu cầu cho anh em.” Nhiều lần chúng tôi đi ra mà chẳng đem theo dù hoặc áo mưa gì cả. Chúng tôi cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, Ngài bảo chúng con ra đi, nhưng chúng con chẳng có dù hoặc áo mưa. Xin Ngài bảo vệ chúng con khỏi sự ướt át!” Chúa trả lời: “Khi nào các ngươi cầu xin và tin thì các ngươi sẽ nhận được điều đó.” Vì chúng tôi không đi đến những nơi tội lỗi hoặc đi dạo vô ích mà chúng tôi đang đi rao giảng Tin lành nên Đức Chúa Trời gìn giữ chúng tôi khỏi sự ướt át. Chúng tôi thấy mưa cách chúng tôi 4 hay 5 mét về phía trước và phía sau, bên phải hay bên trái nhưng không một giọt nào rơi trên chúng tôi. khi chúng tôi đến làng để giảng thì dân chúng hỏi chúng tôi: - Các ông từ đâu đến? + Chúng tôi đến từ cách đây 80 km. - Các ông có gặp mưa không? + Có chứ! Khi họ thấy chân chúng tôi lấm đầy bùn thì lại càng ngạc nhiên hơn khi thấy thân thể chúng tôi khô ráo. Chúng tôi kể cho hề nghe cách Đức Chúa Trời gìn giữ chúng tôi khỏi mưa như thế nào thì họ tỏ vẻ không tin. Nhiều lần họ cố tìm xem thử chúng tôi có dấu áo mưa ở đâu không nhưng chẳng tìm thấy gì vì Đức Chúa Trời gìn giữ chúng tôi. Đó cũng là cách Đức Chúa Trời sẽ làm để cho đoàn truyền giáo vượt qua sông. Các ông là ai? Chúng tôi là đoàn tuyền giáo đi giảng Tin lành. Các ông đi đâu bây giờ??... Các ông đừng đi. Nếu các ông đi thì giao mạng sống cho Chúa gấp vì chắc chắn sẽ bị chết đuối ngay. Một Cơ đốc nhân vững vàng nhất cũng nói thêm: Chúa bảo chúng tôi khôn ngoan như rắn... bây giờ? hãy dùng lý luận hợp lý mà ở lại bên này mà sống đi. Đôi lúc có những Cơ đốc nhân cố giảng cho bạn nghe những bài thật hay nhưng không phải lúc nào cũng đến từ Chúa. Lắm khi ma quỷ giảng còn hay hơn chúng tôi nữa, nhưng nó không giảng Tin lành. Nếu các ông vượt qua sông ngay bây giờ thì các ông sẽ chết và như vậy không còn ai phục vụ Chúa cả. Tốt hơn là nên nán đợi trong vòng hai ba ngày nữa, khi nước đã rút xuống rồi, chúng tôi sẽ giúp các ông đi qua. Đoàn truyền giáo nói với đám đông: Không, chúng tôi không ở lại vì Chúa bảo chúng tôi phải vượt qua sông ngay bây giờ?. Tuy nói như vậy nhưng họ cũng hơi nao núng. Anh rể và chị tôi cũng đứng ở đấy. Họ thực sự chưa biết phải làm gì vì những người bạn của họ cứ nói: Đừng đi bây giờ?, đừng đi bây giờ?... Bỗng nhiên một trong những người em họ của tôi nói: Chúa đang cảm động lòng tôi. Hỡi các bạn trong đoàn, nếu các bạn muốn nghe theo tiếng cố vấn của loài người thì các bạn hãy nghe theo họ. Hãy chờ đợi hai ba ngày nữa rồi đi nhưng tôi muốn theo Chúa và vâng lời Ngài ngay bây giờ?. Chúa bảo chúng ta phải vâng lời ngay giờ? này, không nên chờ dịp khác. Chúa bảo với ta như Ngài bảo với Giôsép khi thiên sứ đến, ông phải đem Mari và hài nhi Giê-xu trốn khềỏ xứ đó qua Êdíptô lúc ban đêm. Nếu Giô-sép không vâng lời Chúa ngay lúc ấy và chờ đến sáng mới đi thì kết quả đáng buồn như thế nào? Chắc là Chúa Giê-xu sẽ bị giết. Trong khi những người khác vẫn chờ đợi vì họ sợ không biết phải làm gì thì người em họ của tôi cương quyết: Các bạn ở đây chờ, còn tôi thì phải đi ngay! Nói xong anh bước ngay xuống nước. Mọi người la lớn: Đừng đi nữa, anh sẽ chết ngay bây giờ?! Nếu tôi chết, các bạn hãy nói cho cả thế giới biết rằng tôi không chết vì ngu dại nhưng tôi chết vì vâng lời Chúa Giê-xu. Bước chân thứ nhất của anh xuống thì nước đến mắt cá và sau đó khoảng giữa đầu gối. Đứng ở giữa sông, người em họ của tôi la lớn: Tốt hơn hết là các bạn nên đi ngay đi. Nước không sâu lắm đâu. Họ hỏi lại anh: Anh đang đứng dưới đáy sông hay trên mặt nước? Tôi không biết nhưng tôi đang cảm tưởng như là đang đứng dưới đáy. Đáy sông đang ở dưới chân tôi. Mọi người đều biết rằng ở đó sâu từ 7-9 mét. Nhưng khi họ nhìn thì dường như anh đang đứng trên mặt nước. Anh gọi một lần nữa: “Tôi nói với các bạn, tốt nhất là nên đi ngay...” Cả đoàn thảo luận và quyết định: “Chúng ta phải quyết định đi ngay, vì Chúa đang hành động, nếu trì hoãn thì sau đó có muốn đi cũng không được nữa. Lúc ấy mới thật khốn nạn!” Cả đoàn đều bước như người thứ nhất đã làm. Họ kinh nghiệm một cảm giác như đang đặt chân trên đáy sông. Khi những người còn lại trên bờ [những người ngoại và một số tín đồ] thấy điều đó xảy ra, họ tưởng là sông không sâu lắm nên bắt chước bước xuống. Mới bước được bước thứ nhất thì họ đã bị chìm ngay vì sông vẫn thực sự rất sâu đối với họ. Lời Chúa trong Êsai chép: “Khi ngươi vượt qua các dòng nước, nó chẳng phủ lấy ngươi.” Hỡi tất cả Cơ-đốc-nhân, đó là Lời Chúa. e.  Thức ăn được nhân lên gấp bội Một phép lạ đặc biệt nữa xảy ra cho đoàn truyền giáo khi họ giảng đạo đến một làng nọ tên là Nikiniki cách thành phố Soe nơi chúng tôi khoảng 24km. Lúc bấy giờ Chúa đã dùng họ để đem nhiều người đến với Đấng Christ. Theo thường lệ thì đoàn đến nhà ông mục sư và ở tại đó. Vị mục sư tại đây lại là chú của tôi. Bấy giờ thím tôi rất bối rối vì nhiều người đến mà trong nhà không có đủ thức ăn. Nhằm thời gian này ở Timor cũng đang gặp cơn đói kém nên thực phẩm quả là một nan đè. Đoàn truyền giáo lại có đến 20 người... Sau đó người trưởng đoàn nói với bà: Thưa bà mục sư, Chúa cho tôi biết rằng bà có 4 củ năng ở dưới bếp. Bà hãy nấu lên vì đó sẽ là bữa ăn cho tất cả chúng ta. Làm sao các ông biết tôi có 4 củ năng? Tôi cũng không biết nhưng Chúa đã bảo tôi như vậy. Bà mục sư đi vào nhà bếp và thấy có 4 củ năng giống như điều Chúa đã phán với anh trưởng đoàn. Bà nghĩ, nếu Chúa cho anh trưởng đoàn biết thì tốt hơn hết là mình nên vâng lời Chúa. Sau khi nấu chín, anh trưởng đoàn đến nói với bà: Xin bà mục sư vui lòng nấu nước trà nữa. Thím tôi chỉ còn đủ trà và đường cho 2 người dùng mà thôi, tuy nhiên bà cũng nghe theo lời người trưởng đoàn. Anh trưởng đoàn lại nói tiếp: Xin bà đổ nước trà vào bình và khuấy lên với đường để mỗi người uống sau khi ăn. Bà mục sư làm theo như lời. sau đó bà lấy 4 củ năng chín làm thành một ổ bánh mì nhỏ và đặt nó vào trong một cái dĩa rồi cầu nguyện. Anh trưởng đoàn vừa cầu nguyện xong, Chúa bảo họ lấy đủ số dĩa và ly dùng uống trà phát cho mỗi người. Xong Ngài lại phán cho một đoàn viên: “Hãy bảo bà mục sư cầm bánh bẻ nhỏ từng miếng để vào từng dĩa một cho đến khi đầy tất cả.” Mặc dầu thật khó nghĩ vì chỉ một miếng bánh nhỏ nếu bẻ ra cũng không chứa đầy được một dĩa, nhưng bà mục sư cứ vâng lời Chúa. Người cầm dĩa đứng đầu tiên thì rất sung sướng vì chắc chắn có phần, nhưng người đứng sau chót thì sao? Anh ta là bạn thân của tôi, anh ta rất nóng ruột vì đói, và lại thích ăn nhiều. Anh ấy có cái bao tử thật lớn. Về sau, tôi hỏi anh: “Lúc bấy giờ? anh đã nghĩ gì?” Anh trả lời cách thành thật: “Tôi rất hồi hộp, tôi cầu nguyện khẩn thiết với Chúa rằng: Lạy Chúa, con là người đứng cuối cùng! Ổ bánh quá nhỏ nên chỉ đủ cho hai ba người đầu được vài miếng. Vậy xin Chúa Giê-xu làm phép lạ và nhớ đến con nữa. Con đứng sau chót và đang rất đói bụng " Thím tôi cầm bánh lên và bẻ ra.  Thường thường theo phép toán, khi bạn bẻ cái bánh ra làm đôi thì bạn có hai phần nữa cái.  Nhưng Chúa đã không làm cách ấy.  Thím tôi bẻ bánh ra làm đ6i thì cái nửa bên tay phải đã trở lại nguyên vẹn.  Bà đặt nữa cái bánh ở tay trái xuống diã rồi tiếp tục bẻ cái bánh bên tay phải một  lần nữa.  Khi  bẽ  xong, bà lại thấy nữa cái bánh bên tay cũng trở lại nguyên vẹn như trước.  Thấy thế bà reo lên vui mừng, ngợi khen Chúa và cứ tiếp tục bẻ mãi ... Người thứ nhất được một dĩa thật đầy, người thứ hai rồi đến người thứ ba ... Bấy giờ? mỗi người đều công nhận rằng phép lạ đang xảy ra.  Cả người bạn đứng chót của tôi cũng nhận được một dĩa đầy.  Anh ta lớn tiếng ngợi khen Chúa và nói rằng: "Ồ, cảm ơn Chúa đã làm phép lạ!" Mọi người sau khi ăn xong thì phải uống nước.  Bánh mì bột năng là loại bánh khô nên ăn xong mà không có thức uống thí thật là khó chịu. Thím tôi định rót cho mỗi người một ít nước trà vào tách thì Chúa bảo " Hãy rót cho đầy tách".  Bà vâng lời và nước trà cứ tiếp tục tuôn tràn đầy đủ cho mỗi người uống, có người lại uống hai, ba ly nữa.  Sau đó, tất cả đều no đủ, bánh còn thừa lại nhiều vì không ai đủ sức ăn hết, nhờ đó con chó trong nhà cũng có phần.  Chúa cũng săn sóc cả loài vật nũa. Những con trẻ của Đức Chúa Trời Đức Chúa Trời không chỉ cảm động lòng người lớn, thanh niên, nhưng đến cả những em nhỏ nữa. Khi các em bắt đầu từ Soe đi giảng Tin lành thì chúng tôi có 8 đoàn truyền giáo trẻ em. Các em học từ lớp 1 đến lớp 4. Mỗi sáng đi học từ 7 giờ. Lớp học bắt đầu từ 7:15 – 1:15 các em về nhà ăn cơm trưa. Từ 4 đến 6 giờ chiều mỗi tuần từ thứ hai đến thứ sáu, các em này thay vì vui chơi như những trẻ em khác thì các em nhóm lại cầu nguyện. Các em cũng quỳ gối, đặt tay lên nhau rồi cầu nguyện cho những trẻ em khác cùng lứa ở xung quanh mình, cũng như các trẻ em trên toàn thế giới. Các em rất quan tâm đến điều này đến nỗi thường khóc mà cầu nguyện. Chúa ban phước lại cho các em có lời lẽ khôn ngoan, những sự dạy dỗ đặc biệt hoặc tiết lộ những điều mầu nhiệm cho các em. a. Trèo lên ngọn cây Ngày thứ bảy, lớp học tan vào lúc 12 giờ trưa. Khoảng 2 giờ chiều, một thứ bảy nọ, một đoàn truyền giáo nhi đồng khởi sự đi thăm một làng kế cận. Ngôi làng này xa 24km và ở trong rừng già. Đây là việc hằng tuần của các em. Không có người lớn nào đi với các em cả. Có lần tôi hỏi các em có sợ không? Các em hỏi lại: “Chú Mel Tari ơi, tại sao chúng con phải sợ? Có thiên sứ của Chúa đi với chúng con. Một vị đi trước và một vị đi sau. Một vị đi bên phải và một vị đi bên trái. Chúng con đi theo thiên sứ suốt cả hành trình và nhữngvị ấy gìn giữ chúng con bình an.” Hôm ấy đang đi, các em này thấy vài cây ổi. Ổi là loại trái cây trẻ em rất thích. Khi các em tiến đến nhìn lên định hái vài trái thì một thiên sứ bảo: “Các con đừng hái những trái ở cây này, khi gần đến làng, các con sẽ có những trái khác vì đường còn xa. Hãy đi, chớ dừng lại.” Nhưng cũng giống như những trẻ con khác, đôi khi chúng cũng thật khó bảo. Đi một đổi, thấy trái ngon thích quá, các em bỏ qua lời thiên sứ khuyên. Chúng cởi áo ra máng trên cây rồi đùa giỡn nhảy nhót, hái ổi ăn cách thích thú mà quên hết những việc định làm. Cuối cùng, khi thờa mãn rồi, các em trèo xuống thì... Đố các bạn có chuyện gì xảy ra? Quần áo chúng biến mất hết! Các em đi tìm vì tưởng có ai dấu, nhưng tìm mãi chẳng thấy đâu cả. Bỗng nhiên có một cái gì khiến các em nhìn lên và thấy áo quần của mình bị treo chót vót trên một ngọn cây lớn. Cây này cao dị thường, có lẽ đến 27 mét và thân cây gần 1 mét. Thoạt tiên, các em cười thích thú vì xem đó như một trò vui bất thường. Các em tưởng có một nọn gió lớn nào đó đã thổi bay áo quần lên đó. Khi tìm mọi cách trèo lên cũng không được, các em bắt đầu khóc và cầu nguyện. Chúa phán: “Các con phải học một bài học đắt giá! Qua lời thiên sứ, ta đã bảo các con đừng hái trái cây ở đây, Ta sẽ cho các con những trái khác khi đến làng, nhưng các con không vâng lời. Vì thế các con phải trả giá về sự bất tuân đó.” Nghe thế, các em càng khóc lớn hơn nữa. Chúa bảo: “Nếu các con thực sự ăn năn và xưng tội mình thì Ta sẽ giúp các con lấy lại quần áo”. Đám trẻ vội vàng quỳ xuống cầu nguyện ăn năn tội mình. Sau đó Chúa phán: “Bây giờ một người trong các con hãy trèo lên cây mang quần áo xuống”. “Nhưng thưa Chúa, thân cây to quá, chúng con không ai vòng tay qua ôm để trèo lên được! “Ta sẽ làm cho tay chân các con có thể dính vào cây giống như con thằn lằn.” Chúa phán và Ngài chỉ một em trai trèo lên. Khi chân tay em đặt vào cây thì nó dính chặt vào cho đến khi em lên đến tận nọn cây để gỡ lấy quần áo cách cẩn thận và mang xuống hết. Đó là một nhóm trẻ biết ăn năn hối cải nhưng rất sung sướng. Các em hớn hở tiếp tục đoạn đường đến ngôi làng định đi. Vào sáng chúa nhật hôm sau, các em làm chứng lại và kêu gọi mời người ăn năn, có nhiều người đã trở lại tiếp nhận Chúa. b.  Chiếc máy thâu thanh của Đức Chúa Trời Dường như Đức Chúa Trời đã cho đoàn truyền giáo nhi đồng những công tác đặc biệt. Mỗi người có thể nói rằng vì Chúa đã thực sự xức dầu cho các em, hoặc vì những lời nói của các em có đức tin rất thành thật. Khi các em cầu nguyện và đặt bàn tay bé bỏng của mình lên đầu người bệnh thì những lời ngọt ngào đó đã chữa lành cho nhiều người. Một ngày kia, các em tới nhóm tại Kefamenanu khoảng hai tuần liên tiếp. Mặc dù có nhiều trẻ em trong vùng ăn năn tin nhận Chúa, nhưng còn nhiều người lớn vẫn còn cứng lòng nên Chúa ban cho các em sự thông sáng về những tội dấu kín của người lớn. Khi các em nói những điều này với những người lớn, đặc biệt là những tội kín giấu ra trước hội chúng thì vài người tức giận đã bắt bớ, đánh đập các em. Sau một ngày mệt nhọc, các em cầu nguyện. Chúa phán: “Hôm nay ta sẽ thưởng cho các con một điều đặc biệt.” Thưa Chúa, đó là điều gì? “Nếu các con hát thật hay, Ta sẽ phát thanh lại tiếng hát của các con một cách thật rõ ràng. Dĩ nhiên lúc bấy giờ các em chưa biết máy thu băng là gì cả. Có thể chỉ vài em được dịp biết đến, nhưng hầu hết đám trẻ thì không. Vì thế chúng bắt đầu hát. Các em hát thật hay để ngợi khen Đức Chúa Trời. Sau khi các em hát xong, Chúa phán: “Các con hãy yên lặng, Ta sẽ phát thanh lại tiếng hát của các con.” Đám trẻ ngồi yên lắng tai, thình lình có tiếng hát và nhạc từ không gian truyền xuống. Các em rất thích thú, ngạc nhiên. Ồ, đây là tiếng hát của tôi... Rồi em kế tiếp cũng la to lên như vậy. Mỗi em đều nghe rõ tiếng hát của mình truyền xuống từ không khí. Khi nhớ lại điều này, tôi suy nghĩ một ngày kia lúc Chúa tái lâm, tất cả mời lời nói của chúng ta sẽ được phát ra từ chiếc máy thâu thanh của Đức Chúa Trời. Chỉ có những lời nói xấu xa nào đã ăn năn mới được Ngài xóa đi và chúng ta sẽ không phải nghe lại mà thôi. 5. Đức Chúa Trời thiêu đốt hình tượng Một trong những đoàn truyền giáo của chúng tôi có kinh nghiệm đặc biệt về vấn đề hình tượng. Khi Chúa sai họ đến một nơi trong đảo Timor thuộc quyền cai trị của người Bồ-đào-nha. Ngài phán với họ rằng: Hãy ngủ ở ngoài lề đường, nếu có ai mời các con vào nhà thì hãy từ chối và nói - Thầy của chúng tôi bảo phải ngủ ngoài đường. Vì thế khi đến nơi họ bèn ngủ ở ngoài đường như Lời Chúa phán dạy. Họ ngủ một đêm rồi hai đêm, ba đêm cũng chẳng ai để ý đến họ. Mãi đến ngày thứ ba dân chúng mới nhận ra những vị khách lạ đã ngủ ngoài đường mấy hôm nay. Họ đến hỏi đoàn truyền giáo: Các ông từ đâu đến? Chúng tôi ở Inđônêsia và thầy chúng tôi bảo chúng tôi đến đây. Các ông định làm việc gì? Chúng tôi chưa biết được. Thầy chúng tôi bảo và chúng tôi vâng lời đến đây vậy thôi. Thầy của các ông là ai? Chúng tôi không thể trả lời cho quí vị lúc này được. Thế thì mời các ông vào nhà chúng tôi, các ông ngủ ngoài đường như vậy không tiện đâu. Người trưởng đoàn nói: Cảm ơn lòng tốt của các ông. Nhưng thầy của chúng tôi không cho ngủ trong nhà mà phải ngủ ngoài đường. Dân chúng nghe nói, ai cũng tỏ vẻ ngạc nhiên, lạ lùng: Thầy trò gì mà lạ vậy, cho môn đệ làm những việc quái dị quá. Họ càng thắc mắc bàn tán bao nhiêu thì lại thêm chú ý đến đoàn truyền giáo bấy nhiêu. Cuối cùng họ kết luận là nhóm người đó phải là gián điệp hay mật thám gì đó nên đi báo cảnh sát. Một lát sau cảnh sát đến ngay và ra lệnh cho đoàn truyền giáo phải nói tên vị thầy và công việc của họ là gì. Người đại diện nói: Chúng tôi sẽ nói cho quí vị biết và trả lời các câu hỏi nếu quí vị tụ tập khoảng 1000 người. Nếu không thì thầy chúng tôi chẳng cho phép nói ra. Cảnh sát đã tụ tập dân chúng hơn cả ngàn người và chờ đoàn truyền giáo trả lời. Người đại diện nói: Bây giờ chúng tôi giữ lời hứa với quí vị. Anh ta tìm một chỗ cao để mọi người có thể nhìn thấy và nghe rõ ràng, xong anh mở Kinh thánh ra và bắt đầu giảng. Kính thưa quí vị, thầy chúng tôi là Đức Chúa Giê-xu Christ.... Một vài người trong đám đông nói: Chúng tôi đã có nghe về Chúa Giê-xu nhưng không biết rõ. Các ông có phiền không nếu chúng tôi đi mời một vị linh mục đến đây? Không phiền chi hết, hãy đi mời các vị ấy đến. Khi vị linh mục đến, ông ta giận dữ nói: Chúng tôi là người Công giáo, chúng tôi đã biết Chúa Giê-xu rồi. Tại sao các ông lại đến đây giảng điều này nữa? Vì Chúa Giê-xu muốn các ông ăn năn tội để được cứu rỗi. Vị linh mục nhấn mạnh: Chúng tôi đã là Cơ đốc nhân rồi! Cả đoàn lắc đầu nói cách buồn bã: Chúa phán cho chúng tôi biết là quí vị có nhiều hình tượng. Ngài rất buồn vì không hài lòng về việc đó. Vị linh mục nói: Chúng tôi đâu có hình tượng? Sau khi bàn cãi một hồi, họ đồng ý đến nhà thờ để họ chỉ ra những hình tượng nếu họ có. Khi vào bên trong nhà thờ, họ thấy rất nhiều hình tượng xung quanh. đoàn truyền giáo nói: Đây là những hình tượng. Vị linh mục nổi nóng, ông ta nói cách giận dữ: Đây không phải là hình tượng. Đây là Phao-lô, Mari, Chúa Giê-xu và các thánh đồ.... Nhưng Chúa bảo chúng tôi đó là những hình tượng. Khi thấy tranh cãi cũng chẳng ích gì, một người trong đoàn đề nghị. Vì tất cả chúng ta không biết đó có phải là hình tượng hay không. Vậy bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện và gom tất cả các ảnh tượng lại, cầu xin Chúa nếu Ngài không hài lòng về những ảnh tượng này thì lửa từ trời sẽ thiêu đốt tất cả ngay. Vì thế họ gom tất cả hình tượng bằng đồng, bằng gỗ, bằng nhựa ... lại và để ở chính giữa căn phòng. Mỗi người đều đứng cách xa và một người trong đoàn cầu nguyện xin Chúa bày tỏ ý muốn của Ngài về vấn đề này. Sau khi mọi người đồng thanh “A-men” có một khoảnh khắc yên lặng ngắn ngủi rồi thình lình một nọn lửa xẹt vào giống như tia chớp chạm các hình tượng và thiêu chúng ra tro. Bấy giờ vị linh mục rất đỗi ngạc nhiên, ông bóp mạnh hai tay lại và nói: “Chúng ta phải đốt những ảnh tượng còn lại, nó còn ở phía sau. Chúng ta phải đem nó vào và đốt nó đi”. Vì thế họ đi ra sau nhà thờ lôi kéo tất cả ảnh tượng ra và đem thiêu ra tro cả. Ngay đến những cái bằng kim loại nữa. Không có một cái gì trong nhà thờ bị lửa phạm đến ngoại trừ tất cả các hình tượng. Nhiều người ăn năn và trở lại với Đấng Christ trong ngày sau đó. Khi đoàn từ giã họ. Vị linh mục nói. Nếu lần sau Chúa sai các ông đến nữa thì xin hãy đến. Sống lại từ kẻ chết Chúng tôi hết lòng cảm tạ Chúa vì Ngài đã sai các đoàn truyền giáo đem đến cho chúng tôi “Quyển sách cũ kỹ lỗi thời” này. Quyển sách tuy cũ nhưng đã thay đổi được nhiều người. Quyển sách đã làm cho một người ăn mày trở nên con cái Đức Chúa Trời hằng sống, trở nên vợ Vua để cùng cai trị với Ngài khi vương quốc của Ngài được thể hiện. Quyển sách cũng đã làm cho một vị vua hạ mình làm một người ăn mày. Vì ngay cả một vị vua cũng ý thức được rằng trước mặt Chúa, mình chẳng ra gì cả. Giống như người ăn mày, vị vua cũng cần hưởng ân điển và ơn thương xót của Chúa Giê-xu Christ. Quyển sách đã làm cho người ăn mày trở thành vị vua, và vị vua trở thành người ăn mày đã làm thay đổi đất nước chúng tôi. Trong đó đã thay đổi đời sống cha mẹ tôi và chính con người tôi. a.  Thiếu đức tin đã làm ngăn trở phép lạ. Vào một đêm kia, đoàn truyền giáo chúng tôi đến làng Atambua để giảng. Chị và anh rể tôi đi chung với đoàn. Tối hôm đó, chúng tôi làm chứng về Chúa Giê-xu cho bà chủ nhà và bà tiếp nhận Ngài làm Cứu Chúa cho đời sống mình. Chúng tôi rất đổi vui mừng. Sáng hôm sau, bà xuống bếp để lo bữa điểm tâm cho mọi người. Đang khi làm bếp, bỗng nhiên bà nhào xuống đất và bất tỉnh. Chồng bà liền chạy đến báo cho chúng tôi hay: “Xin các anh hãy đến và cầu nguyện cho vợ tôi.” Chúng tôi không biết có chuyện gì xảy ra. Đến nơi, chúng tôi đứng xung quanh bà, rồi người chồng khám nghiệm cho bà vì ông vốn là bác sĩ. Cuối cùng ông la lên: “Không xong rồi! Vợ tôi đã chết.” Chúng tôi không biết nói gì hay phải làm gì. Sau đó anh rể tôi nói với đoàn: “Chúng ta hãy đi qua phòng khác và tôi muốn nói với các bạn điều này.” Khi vào phòng, anh nói: “Chúa bảo chúng ta phải đến chỗ xác người đàn bà và cầu nguyện cho bà ta thì Chúa sẽ khiến bà ta sống lại.” Tôi thật sự rất lo ngại vì đây là lần đầu chúng tôi cầu nguyện cho một người chết sống lại và tôi chưa có kinh nghiệm điều này bao giờ. Tôi biết đây là điều Kinh thánh nhắc nhở tôi. Tôi nhớ lại câu chuyện của Laxarơ và Đôca nhưng thật khó cho tôi để nắm chặt và tin cậy điều này. Tôi không chắc là Đức Chúa Trời có thể đem người chết sống lại được không. Và khi anh rể của tôi tới thì tôi đang cố gắng tìm “Ý nghĩa thuộc linh” [!] của việc đem người chết sống lại. Tôi nói với anh: Anh à. Tốt hơn hết là chúng ta không nên làm điều đó. Vì lúc bấy giờ con cái của bà khóc rùm beng, hàng xóm và nhiều người đến nên tôi nghĩ: Nếu chúng ta đến đấy mà cầu nguyện rồi chẳng có việc gì xảy ra thì càng làm cho chúng ta lúng túng. Thật là dại dột nếu chúng ta đến đấy cầu nguyện... Tôi muốn từ chối để không đi vì thế tôi hỏi lại anh rể tôi một lần nữa: Anh có chắc đấy là sự dẫn dắt của chính Chúa không? Đúng vậy, anh chắc chắn điều đó. Vì thế tôi hỏi những người còn lại trong đoàn: Có ai cũng nhận được sự dẫn dắt của Chúa giống như anh rể tôi không? Riêng tôi thì không có chứng cớ nào trong lòng bảo rằng đây là điều thực sự đến từ Đức Chúa Trời. Nếu các anh muốn đi, xin cứ tự nhiên. Nhưng tôi xin lỗi vì không muốn cầu nguyện chung với quý vị. Tôi thích ở đây cầu nguyện hơn. Những ai có cùng một sự cảm động như anh tôi thì cứ đi theo anh ấy. Kế đó tôi quay sang mục sư và hỏi: Thưa ông mục sư, ông nghĩ thế nào? Anh Mel Tari à, tôi cũng không được cảm động. Tốt hơn hết là tôi ở đây với anh. Tôi nhìn các đoàn viên khác và hỏi họ: Các bạn nghĩ thế nào? Tốt hơn là chúng ta nên ở đây và chờ Chúa dẫn dắt. Cuối cùng chúng tôi đã không nhận được điều Chúa muốn ban cho. Tôi đã không thực sự tin vào sự dẫn dắt của Chúa, vì thực tâm tôi không tin Chúa có thể làm được phép lạ lớn như vậy. Thật dễ cho chúng ta biết Lời Chúa, nhưng thật khó cho chúng ta phải tin Chúa trong mọi hoàn cảnh. Nhiều lần tôi khám phá ra rằng bộ óc tính toán của tôi đứng giữa tôi và Chúa. Thật sự lúc bấy giờ, nó là kẻ chận đường. Anh rể tôi cũng không vâng lời Chúa vì không ai đi theo anh cả. Cuối cùng anh nói: Thôi được, chúng ta cầu nguyện trong phòng này. Chúng tôi đã làm theo như vậy và khẩn thiết cầu nguyện từ giờ này sang giờ khác nhưng bà ấy vẫn không sống lại. Chúa bảo: Ta muốn các con cầu nguyện trên thi thể của bà nhưng các con không vâng lời nên không có điều gì xảy ra. Vì không có điều gì xảy ra nên người ta bèn tẩm liệm và làm lễ an táng. Chúng tôi rời khỏi làng mà không thấy quyền năng của Chúa. Lúc ấy Chúa đã cáo trách sâu xa trong lòng tôi là: Người đàn bà ấy đáng ra phải sống lại để danh Ngài được vinh hiển nhưng lòng vô tín của chúng tôi đã ngăn trở công việc của Chúa Giê-xu. Ôi, tôi rời khỏi nơi đó nhìn nấm mồ của bà chủ nhà mà thấy như nấm mồ chôn lòng vô tín của tôi. Chúa đã phán cho tôi rõ ràng nhưng vì lý trí xác thịt nên chúng tôi đã không vâng lời Ngài! Việc này nhắc chúng ta nhớ đến chuyện người đàn ông đến cùng Chúa Giê-xu thưa với Ngài là con trai mình đã chết nhưng Chúa Giê-xu phán rằng: “Hãy đi, con trai ngươi sống!” Người đó tin lời và về nhà. Nếu ngày hôm nay chúng ta tin Chúa y như vậy thì chắc chắn thế giới này sẽ được biến đổi. Chúng tôi cầu xin sự tha thứ của Chúa và thưa: Xin Ngài cho chúng con có một cơ hội khác để chúng con thật sự tin LờiNgài. b.  Trở về từ cõi chết. Sau đó không lâu, chúng tôi đến một làng khác gọi là Amfoong. Tại đó có một người chết. Người này không chết mới một vài phút, nhưng đã hai ngày rồi! Gia đình này mời chúng tôi đến dự tang lễ với khoảng hơn 100 người tham dự và luôn dịp này có lời an ủi gia đình. Chúng tôi nhận lời mời. Khi đến nơi khoảng 100 người đang tụ tập. Nạn nhân đã chết 2 ngày rồi nên đã có mùi hôi. Ở cái xứ nhiệt đới này thì có thể chết trong vòng 6 giờ đã bắt đầu sình lên rồi. Nhưng sau hai ngày... Ồ, tôi không thể nói được, bạn không thể đứng gần trong khoảng 30 mét. Bạn có thể ngửi thấy một mùi hôi dễ sợ. Ở các xứ văn minh, các bạn có điều kiện tống táng nhanh chóng, hễ có tiền là không gặp phiền phức chi cả. Nhưng tại Inđônêsia chúng tôi không có cách nào làm cho người chết bớt hôi thối, vì thế chúng tôi rất bối rối khi gặp phải một xác chết 2 ngày chưa chôn. Chúng tôi đến đấy và ngồi chung với tang quyến. Thình lình Chúa phán: “Các con hãy đứng chung quanh người chết và hát thánh ca. Ta sẽ đỡ người chết sống lại.” Khi anh rể bảo tôi điều này, tôi nói: Anh ơi, lần trước người đàn bà nọ chết trong vòng 2 phút nhưng bây giờ khác xa. Chúng ta gặp vấn đề khó xử rồi đó, người đàn ông này chết đã 2 ngày rồi. Không được đâu, chết quá lâu rồi. Tôi hỏi những người khác trong đoàn: Các bạn nghĩ thế nào? Bộ óc tính toán của tôi hoạt động trở lại và chính bộ óc của họ cũng hoạt động nữa. Chúng tôi bắt đầu phân vân nên làm hay không. Tất cả đều nhớ việc đáng buồn ngày trước nên chỉ cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho chúng con tấm lòng đơn sơ để tin vào Lời của Ngài... Khi Chúa Giê-xu xuống thành Giê-ri-cô, Xa-chê đang chờ Ngài nhưng ở vị trí sai lầm, ông ta trên một cành cây. Chúa bảo: “Hỡi Xa-chê hãy xuống.” và Chúa đã đến viếng nhà ông. Xa-chê rất sung sướng, có lẽ ông đã tuột vội vàng từ trên cây khoảng hơn 1 mét để gặp Chúa. Nhưng trong thời đại ngày nay, chúng ta không phải xuống nhiều như vậy nhưng chỉ cần xuống khoảng 30 cm thôi. Đó là khoảng cách từ bộ óc đến trái tim, từ lý trí sang tấm lòng. Lý trí của chúng ta cố gắng tìm cho ra những ý nghĩa thuộc linh của vấn đề cho nên chúng ta không kinh nghiệm được quyền năng của Chúa. Nếu Lời Chúa được đem từ lý trí xuống tấm lòng chúng ta chỉ 3 tấc thôi thì tôi chắc rằng chúng ta có thể kinh nghiệm quyền năng của Chúa vận hành một cách tuyệt diệu trong đời sống chúng ta ngày hôm nay. Sau đó tôi thưa với Chúa: Xin Chúa cho con tấm lòng đơn sơ và cảm động tất cả chúng con đang ngồi đây. Chúng tôi quyết định phải vâng lời Chúa lần này vì đã thấy sự thất bại do việc bất tuân lần trước. Chúng tôi đến đứng chung quanh người chết và bắt đầu hát. Bạn có biết không, ma quỷ đến nói nhỏ vào tai tôi rằng: Ngươi đang đứng hát bên cạnh người chết thối này sao? Ngu quá vậy. Khi cách xa 30 mét ngươi còn khó chịu vì mùi hôi bây giờ lại đứng cạnh cái xác đang thối rữa của hắn nữa. Lúc đang mở miệng hít hơi để hát, tất cả mùi hôi thối đó bay vào miệng ngươi đấy. Thật ghê tởm. Thật điên khùng khi làm một việc như vậy... Tôi nghĩ thầm: Dù đó là sự thật nhưng tôi phải vâng lời Chúa. Vì thế chúng tôi bắt đầu hát. Sau bài hát thứ nhất chưa có gì xảy ra, chúng tôi bắt đầu phân vân “Xin Chúa làm phép lạ nhanh lên vì chúng con không thể đứng cạnh xác chết thối này lâu được. Không thể hát nhiều bài bên cạnh cái mùi ghê tởm này...” Chúng tôi đã hát bài thứ hai và thứ ba mà chẳng có gì xảy ra. Đến bài thứ năm cũng không có chi thay đổi! Khi hát bài thánh ca thứ sáu thì chân ông ta bắt đầu cựa quậy. Cả đoàn chúng tôi chợt thấy kinh hãi, ở Inđônêsia có kể chuyện về người chết đôi khi họ vùng dậy và ôm chặt một người nào ở gần đó rồi sau đó người ấy chết trở lại. Tuy nhiên chúng tôi cứ tiếp tục hát và hát... Khi chúng tôi hát xong bài thứ bảy đến bài thứ tám thì người đàn ông đó vùng dậy nhìn xung quanh và mỉm cười. Ông ta không ôm cứng một người nào cả. Ông ta mở miệng và nói: “Chúa Giê-xu đã đem tôi lại từ sự chết! Các anh chị em ơi, tôi muốn nói với các anh chị em vài điều: Trước hết, chết không phải là hết, tôi đã chết hai ngày rồi và tôi kinh nghiệm điều này. Điều thứ hai là địa ngục và thiên đàng có thật, tôi đã được kinh nghiệm điều này Điều thứ ba, nếu các bạn không tin Chúa Giê-xu trong thời đại này thì chẳng bao giờ các bạn được lên thiên đàng cả. Bạn sẽ bị hình phạt ở địa ngục là điều chắc chắn.” Sau khi người đó nói xong, chúng tôi mở Kinh thánh ra và xác nhận những điều đó bằng Lời Chúa. Không những chính anh ta trở lại tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình. Nội trong ngày đó có 21 ngàn người trong khu vực lân cận đã tin nhận Chúa qua lời làm chứng của anh. c.  Nước hóa thành rượu. Trước khi có cơn phục hưng xảy ra thì chúng tôi dùng rượu để dự tiệc thánh. Chúng tôi hòa thêm nước và dùng đường để rượu bớt mạnh. Chúng tôi làm như vậy trong nhiều năm, nhưng khi Hội Thánh được phục hưng thì tín đồ phàn nàn với ông mục sư rằng: Nếu ông còn dùng rượu thì chúng tôi sẽ không đến dự tiệc thánh nữa. Vì từ khi ăn năn họ đã quyết định không uống rượu nữa. Vì thế mục sư và ban trị sự quyết định pha nước trà với đường trong buổi tiệc thánh và chúng tôi dùng như vậy trong một thời gian khá lâu. Sau đó Chúa bắt đầu phán với chúng tôi tại Inđônêsia là tại sao chúng tôi phải dự tiệc thánh bằng nước trà? Tại sao không thể làm như các sứ đồ cũng như Chúa Giê-xu đã làm? Vì vậy chúng tôi quyết định theo gương Chúa Giê-xu. Từ tháng 10-1967 trở đi, mỗi khi dự tiệc thánh thì chúng tôi lấy nước lọc tinh khiết và cầu nguyện cho nước đó để Chúa hóa thành rượu. Hơn 60 lần Ngài đã làm phép lạ đó. Một lần nữa, Kinh thánh trở nên hiện thực. “Ðức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Ðức Chúa Giê-xu Christ.” Phi-líp 4:19. Ở Timor, chúng tôi không có nho để làm rượu, vì thế Chúa đáp ứng mọi nhu cầu cho chúng tôi. Ngợi khen Chúa về vấn đề này. Thật là kỳ diệu khi chúng tôi thấy Chúa Giê-xu chứng minh lời hứa của Ngài vẫn còn hiệu lực dù đã cách nay 2000 năm. Nó còn thích ứng và thực tế hơn những báo chí hằng ngày. Chúng ta chỉ cần tin cậy Chúa trong mọi sự của đời sống. Quyền năng và sự vinh hiển của Ngài sẽ đáp ứng đầy đủ cho mọi nhu cầu của chúng ta. Năm 1968, tôi từ Sumatra trở về và nghe kể chuyện hóa nước thành rượu nhiều lần nhưng tôi không tin điều đó. Vào một buổi tiệc thánh nọ, Chúa bảo tôi tham dự vào buổi nhóm cầu nguyện. Tôi rất sung sướng vì sẽ được chứng kiến phép lạ Chúa làm nên hăng hái tham gia ngay, tuy nhiên tôi chưa thực sự tin là Chúa sẽ làm điều đó. Tôi suy nghĩ: “Có thể họ đã bờ sẵn đường và mật trước, sau đó mới đổ nước vào rồi bảo đó là phép lạ?” Tôi cũng nghi rằng họ đã chuẩn bị sẵn rượu trong các bình đó nữa... Chúa phán với nhóm cầu nguyện: “Hãy để Mel Tari đi lấy nước và bảo anh ấy rửa bình cho thật sạch, không được có cái gì dối trá cả.” Họ vâng lời Chúa và đến bảo tôi: “Anh Mel Tari ơi. Trong giờ cầu nguyện, chính anh phải đến giếng múc nước và anh cũng nhớ rửa bình cho sạch sẽ nhé.” Tôi về nhà súc bình cho thật sạch sẽ, đổ nước đầy rồi đem đến nơi chúng tôi cầu nguyện. Chúa bảo tôi lấy cái khăn miếng trãi trên miệng bình và giữ chặt miếng vải. Bạn có biết vì sao Chúa bảo tôi làm việc đó không? Vì Ngài biết rằng tôi còn nghi ngờ, rằng trong khi tôi nhắm mắt thì có người khác đổ nước mật và đường vào. Vì vậy Chúa muốn chính tay tôi giữ chặt miếng vải để không ai có thể dở lên được. Đức Chúa Trời đã làm cho tôi phải tin rằng chính Ngài là Đấng làm phép lạ. Tôi ôm chặt bình nước và chúng tôi bắt đầu cầu nguyện. Trong khi cầu nguyện, tôi lỡ tay dằn miếng vải xuống nước và làm bàn tay bị ướt. Chúng tôi cầu nguyện có lẽ một giờ hay hơn nữa và khi tôi mở mắt ra thì miếng vải bị ướt đó trở thành màu tím. Tôi không thể tưởng tượng nổi vì sao nước và miếng vải đã trở thành màu tím! Người bạn bên cạnh tôi nói: Anh Mel Tari, anh có ngửi thấy mùi gì không? Chúa đã cho chúng ta rượu rồi. Tôi không ngửi thấy mùi gì cả, tôi có thấy màu tím của rượu nhưng có lẽ mũi của tôi nghẹt hay sao đấy. Rồi Chúa bảo với mọi người: Bây giờ hãy đem rượu đến cho ông mục sư, nhưng trước hết hãy cho ba người nếm thử đã. Thật sung sướng, anh rể tôi, chị tôi và tôi được đặc ân ấy. Tôi rất thích thú và tưởng tượng rượu sẽ ngon lắm vì màu tím của nó quá đậm. Anh tôi là người nếm trước, tôi nhìn xem anh vì nghĩ nếu anh mỉm cười và gật đầu thì là rượu ngon rồi. Uống xong, anh mỉm cười và gật đầu tỏ vẻ thích thú. Tôi nói trong lòng rằng: Chắc là rượu ngon thật rồi. Kế đó tôi cầm lên và nếm. Bạn biết tôi nếm nó ra sao không? Tôi thấy mùi vị hoàn toàn là nước lạnh! Tôi thưa với Chúa: Chúa ơi, lưỡi của con có gì sai trật hay sao? phép lạ này có thật không? Chúa nói là rượu và nó có màu tím nhưng sao con nếm chỉ giống như nước lạnh! Tôi cố tìm ra có điều gì sai trật, lưỡi của tôi bị mất vị giác hay trong tôi còn tội lỗi nào đó. Tôi cầu nguyện khẩn thiết với Chúa. Một người khác hỏi chúng tôi mùi vị của rượu như thế nào? Anh rể tôi trả lời: Cảm ơn Chúa, đây là rượu ngon. Tôi thưa với Chúa: Ô, Chúa ơi, anh chị con nếm thấy đó là rượu ngon kia mà. Có điều gì sai lầm trong lưỡi của con không? Chúa phán: Không có chi sai lầm cả! Lạy Chúa nếu lưỡi con không sai lầm thì đó chỉ là nước lạnh đổi màu chứ không phải là rượu thật! Chúa dạy tôi: Mel Tari à, con cần phải biết đức tin thật là gì. Ta bảo con đó là rượu, nhưng lưỡi và trí của con nói ấy chỉ là nước. Con nên tin điều nào? Tôi nghĩ: nếu có người hỏi thì tôi phải trả lời như thế nào đây? Tôi sẽ lấy đức tin ngợi khen Chúa hay nói theo vị giác của lưỡi?... Tôi lại thưa với Chúa: Thưa Chúa, con phải trả lời thế nào khi họ hỏi con là mùi vị của rượu ra sao? Chúa phán: Con chỉ cần nói: Ngợi khen Chúa, đây là rượu ngon. Ô thưa Chúa... Con không thể nói dối được. Bây giờ con hãy mở Kinh thánh trong Hêbơrơ 11:12. Tôi mở Kinh thánh ra và thấy ngay. Tôi đọc và thấy cách Chúa chỉ cho Ápraham xem cát ngoài bãi biển. Hỡi Ápraham, ngươi có đếm được những hạt cát biển này không? Thưa Chúa không. Thế nhưng dòng dõi con sẽ đông hơn cát bờ biển này nữa. Nghe vậy, Ápraham vui mừng chạy về nói với Sara Sara ơi, mình có thể tưởng tượng được không? Chúng ta sắp có con và con cái chúng ta sẽ đông như cát trên bờ biển. Các bạn có biết Ápraham bao nhiêu tuổi không? Ông đã 100 tuổi hoặc hơn. Với đức tin, ông nói với bà già tuổi cỡ bà nội hay bà cố nội chúng ta rằng, không phải bà sắp có cháu nội, chít nội nhưng là chính bà sắp sanh một đứa con ruột! Lý trí của chúng ta không thể nào nắm vững mà hiểu được vấn đề và chúng ta nghĩ, tốt hơn hết là mình nên tìm ý nghĩa thuộc linh về những gì Chúa dạy bảo. Còn ông bà cụ Ápraham thì như thế nào? Họ bèn tin và chấp nhận điều này. Họ thờ phượng Đức Chúa Trời và tạ ơn Ngài. Ápraham rất phấn khởi, có lẽ ông đến nói với những người bạn biết về những lời hứa của Đức Chúa Trời. Tôi tưởng tượng việc Ápraham đi từ nơi này đến nơi khác và loan báo: “Này tôi báo cho các bạn một tin vui, tôi sắp làm cha và gia đình con cháu của chúng tôi sẽ đông hơn cát ở bờ biển.” Chắc mọi người sẽ trố mắt nhìn ông, vừa chế diễu vừa hỏi: Cụ Ápraham ơi, năm nay cụ đã bao nhiêu tuổi rồi? Cụ mơ mộng hão huyền quá...” Ápraham trả lời: Tôi được 100 tuổi. Cụ tưởng là cụ sẽ có bao nhiêu đứa con? Bà cụ năm nay bao nhiêu tuổi rồi? Bà được 90 tuổi. Thôi đi, hai cụ lẫn thẫn quá rồi. Đừng nghĩ đến những chuyện đó nữa. Thật là những ý nghĩ ngược đời... Họ chế nhạo hai cụ, nhưng Ápraham là người của Đức Chúa Trời. Mặc dầu cả thế giới nói với ông rằng những lời hứa của Đức Chúa Trời là rồ dại và không thể nào thực hiện được, nhưng ông tin Chúa có thể làm được vì Ngài phán như vậy. Ông đứng vững trên lời hứa của Đức Chúa Trời mà không màng đến hoàn cảnh bên ngoài. Ông hướng về lời hứa của Ngài. Bấy giờ Chúa phán với tôi: Mel Tari ơi, giờ đây con chỉ nói tạ ơn Chúa, đó là rượu ngon, vì hành động đức tin ấy khiến nước trở thành rượu. Tôi thấy rõ khải tượng là Chúa muốn tôi làm như vậy, vì thế khi anh em hỏi tôi thì tôi trả lời: Tạ ơn Chúa, đó là rượu ngon. Chúng tôi chuẩn bị và đem đến nhà ông mục sư và các trưởng lão trong Hội Thánh đang chờ đợi. Khi ở phòng sau, tôi rất lo ngại... Lạy Chúa, con đã tuyên bố đức tin của con, nhưng thật là đáng tiếc nếu ông mục sư nếm mà nó vẫn còn là nước lạnh! Lạy Chúa, xin tha tội cho con... Nhưng xin Ngài cũng làm mọi sự như Ngài đã hứa. Chúng tôi đến nơi, mục sư nói: Chúng ta cảm tạ ơn Chúa về rượu này. Bây giờ tôi nếm trước và xem nó ngon như thế nào. Bấy giờ tôi hồi hộp quá, tim tôi đập nhanh... Ông mục sư mở bình ra, múc một ly “Rượu” đầy. Tôi nhìn ông thật kỹ... nín thở... vì tôi biết nó vẫn còn là nước lạnh. Tôi nói thầm: Lạy Chúa, sau khi ông mục sư đưa lên miệng nếm rồi, thì việc gì sẽ xảy ra?... Ông mục sư bắt đầu uống, tôi không biết ông nghĩ gì. Sau khi uống xong, ông nói: Ngợi khen Chúa, rượu thật ngon! Tôi thật không thể tin ở tai tôi. Rồi ông nói với các trưởng lão: Bây giờ mọi các ông nếm thử rượu nho Chúa ban. Họ cùng đến nếm rượu và mọi người cùng nói: Rượu ngon quá. Tôi nghĩ có lẽ mình cũng nên nếm thử lại. Tôi bước đến và nếm. Ôi tôi thấy nó đã thực sự là rượu. Lòng vô tín của tôi đã bị bắt phục hoàn toàn. 7. Chúa Giê-xu ngày hôm nay Inđônêsia là một quốc gia rộng lớn ở phía bắc Singapore và Malaysia, đối ngang Úc châu. Nó kéo dài từ đông sang tây khoảng hơn 4800 cây số và từ nam chí bắc khoảng 2400 cây số. Kể diện tích thì Inđônêsia tương đương với USA nhưng diện tích của Hoa Kỳ là đất còn Inđônêsia thì phần lớn là… nước với khoảng 13.000 hòn đảo. Các nhà truyền giáo thuộc giáo hội trưởng lão Hòa Lan đã đến Inđônêsia khoảng 300 năm trước đây. Họ đến để giảng Tin Lành cho tổ phụ chúng tôi và những người chưa biết gì về đấng Christ. Tổ phụ chúng tôi là những người thờ tà thần… Họ thờ những cây lớn, những con rắn cũng như các loài thọ tạo khác. Khi những nhà truyền giáo đến rao giảng Tin Lành, đã có nhiều người tin Chúa và trong đó có gia đình tôi [Mel Tari]. Khi còn nhỏ, tôi đã đến nhà thờ học trường Chúa nhật và học thuộc Kinh Thánh. Tôi cố gắng trở thành một Cơ-đốc-nhân tốt như lý tưởng. Chúng tôi tham dự các buổi nhóm giữa tuần và cả buổi nhóm cầu nguyện. Tất cả chúng tôi đều tưởng mình là Cơ-đốc-nhân thật, nhưng trong mối tương giao của chúng tôi với Đức Chúa Trời vẫn có một điều gì đó bất ổn. Chúng tôi có Kinh Thánh riêng, chúng tôi đọc trong Kinh Thánh về quyền năng của Chúa Giê-xu, về những lời hứa của Ngài… Nhưng thành thật mà nói, mặc dầu tôi ở trong Hội Thánh đã 19 năm nhưng tôi chưa họ kinh nghiệm được một lời hứa nào của Chúa Giê-xu cho riêng mình. a. Lại đi đến những nhà phù thủy! Dẫu là Cơ-đốc-nhân nhưng lối sống của chúng tôi đôi lúc còn tệ hơn những người ngoại nữa. Hễ khi nào chúng tôi đau ốm, chúng tôi nghĩ ngay đến bác sĩ hay thầy thuốc. Khi đến xin mục sư cầu nguyện, có thể ông nói rằng: “Bạn ơi tôi sẽ cầu nguyện nhưng nếu Chúa muốn chữa lành thì Ngài sẽ làm cho bạn…” Nhưng làm sao tôi biết được Chúa có muốn chữa lành cho tôi hay không? Đúng vậy, điều đó thật khó mà biết được. Nhưng bạn hãy cứ cầu nguyện, nếu Ngài muốn thì Ngài sẽ chữa lành cho bạn. Nhưng thưa Mục sư, trong Gia-cơ 5 có chép: “Nếu có ai đau ốm thì xức dầu cho người và Thánh Linh sẽ chữa lành cho người” Điều đó là thật, nhưng đã viết cách đây 2000 năm rồi. Đó là câu chuyện hay, nhưng đừng hiểu theo từng chữ một. Nếu Chúa chưa muốn chữa lành thì Ngài sẽ ban cho ân điển để bạn đủ sức chịu đựng cơn đau. Như vậy tôi phải chấp nhận lời khuyên và cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu Ngài muốn chữa bệnh cho con thì xin Ngài hành động, còn nếu không xin ban cho con có đủ sức để chịu đựng”. Tôi có thể về nhà và cố gắng chịu đựng, nhưng lại thường phàn nàn là thật khó hiểu Đức Chúa Trời khi Ngài hành động theo cách đó. Vì thế, các bạn biết chúng tôi làm gì không? Chúng tôi đi ngay đến các thầy phù thủy, họ cầu nguyện cùng thần của họ và chỉ trong vòng 3 phút thôi là chúng tôi được mạnh khỏe. Do đó chúng tôi tự hỏi: “Còn Đức Chúa Trời thì thế nào?”. Những người phù thủy luôn giúp đỡ chúng tôi, và Đức Chúa Trời dường như Ngài chẳng hành động gì cả. Đâu là đường lối tốt nhất để chúng tôi theo? Chúa Giê-xu là Đấng để chúng tôi trong tình trạng tuyệt vọng hay là các phù thủy với những thần của họ? Có nhiều quyền năng mạnh mẽ của ma quỷ cai trị trên xứ của chúng tôi, đến nỗi phải làm cho những Cơ-đốc-nhân phải ngạc nhiên và nghi ngờ như vậy. Nhiều người đã trông cậy vào những điều đó làm sự hướng dẫn cho đời sống mình. Trong vòng 60 năm, các nhà truyền giáo Hòa Lan đã đem khoảng 80.000 người gia nhập Hội Thánh, nhưng đời sống chúng tôi chẳng có gì thay đổi cả. Chúng tôi chưa bao giờ kinh nghiệm được quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng tôi xưng mình là Cơ-đốc-nhân nhưng chúng tôi thật sự có nhiều nan đề vì đa số tín đồ còn bị quyền lực của ma quỷ trói buộc. Chỉ được một số rất ít người có mối tương giao sống động với Đức Chúa Giê-xu Christ. Thật là kinh khủng! Họ đến nhà thờ cũng hát thánh ca, cầu nguyện, dâng hiến… nhưng khi trở về nhà họ tiếp tục sống nếp sống cũ. Mục sư lãnh được môt ít lương để làm đủ mọi thứ công việc trong nhà thờ. Điều tốt nhất mà họ có thể làm được ấy là mọi người ngoại đến nhà thờ và nói cho họ biết về Đấng Christ. Nhưng tín đồ thì chẳng bao giờ làm việc ấy. Chúng tôi có thể nói rằng: “Mục sư và các chức viên trong Hội Thánh phải săn sóc mọi việc của Hội Thánh. Chúng tôi trả tiền cho họ để làm những công việc của chúng tôi”. b. Một Đức Chúa Trời của hiện nay. Cảm ơn Chúa, Đức Chúa Trời đã thay đổi hoàn toàn tình trạng thuộc linh suy đồi trong xứ sở chúng tôi trong những năm gần đây với nhiều phương cách thật kỳ diệu. Có lẽ Canada các bạn chưa được biết thể nào Đức Chúa Trời đã hành động trên đất nước chúng tôi. Xin chúng ta mở ra trong Khải huyền 1: 4, 8, 11. Nếu đọc những câu Kinh Thánh này thật kỹ chúng ta sẽ nhận thấy rằng đây là lời khải thị của Chúa Giê-xu cho sứ đồ Giăng khi ông đang ở trên đảo Bát-mô. Đây là lời chứng của Chúa Giê-xu Christ. Cũng đáng tiếc vì các sứ đồ không có mặt tại đó. Trong lúc sứ đồ Giăng ở một mình trên đảo, Chúa Giê-xu đã đến và tiết lộ nhiều điều cho ông. Chính hòn đảo đơn độc kia trở thành một Thiên đàng cho ông. Khi chúa đến, Ngài tự giới thiệu chính mình Ngài cho sứ đồ Giăng và thật là để cho ta ý thức cách nào Chúa đã làm điều này: : “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là đầu tiên và cuối cùng. Là Đấng hiện có, đã có và còn đến, là Đấng toàn năng”.  Chúa phán “Ta là Đức Chúa Trời. Đấng hiện đang ở trên thế gian này. Ta cũng ở đây cách 2000 năm và cũng là Đấng sẽ trở lại nữa”. Nếu Chúa Giê-xu tự giới thiệu Ngài trong cách thứ tự, Ngài sẽ nói: “Ta là Đấng đã có, hiện có và còn đến”. Nhưng Ngài không nói cách ấy, Ngài bắt đầu với “Đấng hiện có, đã có và còn đến”. Tại sao Ngài nói như vậy? Tôi cũng thắc mắc nữa và Chúa mở mắt cho tôi thấy chân lý này, Chúa muốn sứ đồ Giăng biết rằng Ngài không những là Đức Chúa Trời đã sống trước đây hằng ngàn năm, hoặc là ở một ngày đã qua trong quá khứ, nhưng Ngài là Đức Chúa Trời của hiện tại, Ngài đang ở với chúng ta ngay trong giờ này. Ngài không những hành động trong quá khứ và cũng là Đấng hành động trong tương lai. Những gì Chúa Giê-xu muốn nhấn mạnh cho Giăng là “Ta ở đây ngay hôm nay, Ta là Đức Chúa Trời hiện có”. Ngợi khen Đức Chúa Trời về điều này. Nhiều Cơ-đốc-nhân có Chúa Giê-xu, nhưng Chúa Giê-xu của họ là Chúa Giê-xu cách đây 2000 năm. “Một Chúa Giê-xu của quá khứ” : Chúng tôi có Chúa Giê-xu  là Đấng chữa lành  bệnh cho nhiều người hằng bao năm trước, là Đấng đã đuổi quỷ và giúp đỡ bao nhiêu người hằng ngàn năm trước mà thôi! Thật khó mà tin vào một Đức Chúa Trời như vậy. Nhưng Chúa Giê-xu phán: “Ta sống ngày hôm nay chứ không phải chỉ hàng ngàn năm trước”. Nếu tôi cần một Đức Chúa Trời thì tôi cần Đức Chúa Trời của ngày hôm nay chứ không phải của nhiều năm về trước. Tôi đang cần Ngài hôm nay. Nhiều Cơ-đốc-nhân sống trong điều mà họ gọi là “Hy vọng hạnh phúc”, điều đó có nghĩa gì? Khi họ hát bài “Khi tiếng kèn thổi lên vui quá”, họ nói đến “Hy vọng hạnh phước” và “Phước thay sự hiện đến của Chúa Giê-xu”. Họ đang chờ đợi sự trở lại và hiện ra của Chúa Giê-xu. Tôi cũng trông đợi điều đó nữa, nhưng đó chỉ mới là một hy vọng. Điều đó có thể xảy ra vào ngày mai, một tháng hay một năm, nhiều năm nữa nhưng không phải là bây giờ. Tôi cần Ngài cho ngày hôm nay mà thôi. Quá khứ đã xa rồi, tôi cũng không sống cho ngày mai, tôi có ngày hôm nay trong thực tế trước mắt. Đó là lý do tôi ngợi khen Chúa vì Ngài đã giới thiệu chính Ngài cho Giăng “Ta là An-pha và Ô-mê-ga, là đầu tiên và cuối cùng. Là Đấng hiện có, đã có và còn đến, là Đấng toàn năng”.   Đây là điều Ngài phán: “Ta là Giê-xu, là Đấng đang ở ngay giờ này, nếu hôm nay các con có điều gì lo âu, ta là Đức Chúa Trời hiện tại. Nếu hôm nay các con đau ốm, Ta là Đức Chúa Trời hiện tại”. Phải chăng đó là một chân lý tuyệt diệu? Tôi hết lòng ca ngợi Đức Chúa Trời vì Ngài là Đức Chúa Trời của ngày hôm nay. Trước khi cuộc phục hưng xảy ra tại Inđônêsia, chúng tôi có một Đức Chúa Trời là Đấng đã có và sẽ đến. Chúng tôi có trí nhớ giỏi và một hy vọng tuyệt đẹp. Chúng tôi thường hát và nói về một ngày nào đó… Nhưng chúng tôi chưa kinh nghiệm về Chúa Giê-xu trong đời sống chúng tôi ngày hôm nay. Đó là một sự thật đáng buồn trong Hội Thánh chúng tôi trước khi Thánh Linh đổ xuống. Thế rồi một ngày kia, lòng chúng tôi la lớn “Lạy Chúa, chúng con đang sống cách đây 2000 năm”. Mục sư của chúng tôi lại nói: “Đúng, Ngài đã làm cách đây 2000 năm, nhưng Ngài sẽ không làm thêm những gì trong hiện tại…” Thật là tuyệt vọng biết bao! Chúng tôi có trí nhớ phi thường về Vua của chúng tôi, nhưng Ngài lại không thể làm điều gì cho chúng tôi trong ngày hôm nay nữa! Đôi khi, có thể nói là hiếm khi Mục sư giảng về ngày Chúa Giê-xu trở lại. Vâng, đó là một hy vọng hạnh phước, nhưng không phải bây giờ. Ôi tôi quá tuyệt vọng vì không có Đức Chúa Trời của ngày hôm nay. Cuối cùng khi tôi đọc kỹ trong Kinh Thánh, tôi bắt đầu ý thức rằng Đức Chúa Trời là Đức Chúa Trời hằng sống. Ngài là Đức Chúa Trời vẫn sống trong hiện tại, Ngài có thể giúp chúng tôi ngay bây giờ nếu tôi đang ở dưới sự trói buộc của ma quỷ. Ngài là Đấng đem tôi ra khỏi và cho tôi được tự do. Chúng tôi có một bài hát “Ngài cởi xiềng xích khỏi lòng tôi và cho tôi được tự do”. Tôi yêu thích bài hát đó và bây giờ nó mới thật sự có ý nghĩa cho cuộc đời tôi. Đã một lần tôi sống dưới sự trói buộc của tội lỗi và quyền lực của ma quỷ Satan, nhưng vào một ngày kia Chúa Giê-xu cởi trói cho tôi và tôi được tự do. Tôi nghĩ rằng đời sống Cơ-đốc-nhân được kết thúc ở điểm này và nhiều người đã cung cấp cho tôi ý nghĩ ấy. Họ nghĩ rằng chỉ cần tin Chúa Giê-xu và làm xong mọi việc thì bạn sẽ lên Thiên đàng. Nhưng tôi nghĩ “Phải có cái gì hơn sự tiếp nhận Chúa Giê-xu chứ?” Ngài phán rằng khi chúng ta tiếp nhận ngài, chúng ta còn phải bước đi với ngài nữa. Chúa Giê-xu phán” “Ta đến để cho chiên được sự sống và sự sống dư dật”. Tôi nói: “Lạy Chúa Giê-xu yêu dấu, đây là điều thật kỳ diệu. Ngài chẳng bao giờ nói dối, Ngài đã cho chúng tôi lẽ thật này”. Trong Êphêsô 1:3 chúng ta đọc những lời kỳ diệu sau: “Cảm ơn Đức Chúa Trời là Cha Đức Chúa Giê-xu Christ chúng ta, Ngài đã xuống phước cho chúng ta trong Đấng Christ đủ mọi thứ phước thiêng liêng ở các nơi trên trời”. Khi tôi xem Kinh Thánh thì dường như Kinh Thánh luôn luôn nói với tôi về các nguồn phước hạnh và ngập tràn sự vui mừng. Trong Philíp 4:7 chép: “Sự bình an của Đức Chúa Trời vượt quá mọi sự hiểu biết sẽ gìn lòng và giữ ý anh em trong Đấng Christ”. Ngài ban cho chúng ta sự bình an của Ngài. Ồ kỳ diệu quá! Một sự bình an tuyệt diệu và tuôn tràn. Kinh Thánh cũng nói rằng” Khi quyền năng của Thánh Linh Chúa giáng trên chúng ta thì chúng ta sẽ đi ra và làm chứng về Chúa Giê-xu trên khắp thế giới [Công vụ 1:8]. Khi đọc câu này tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa, trong chúng con có điều gì sai trật? Chúng con không có quyền năng của Ngài trong Hội Thánh của chúng con. Nếu chúng con đau ốm thì đến các thầy phù thủy, Mục sư tuy có cầu nguyện nhưng đó chỉ là những lời cầu kinh [Trong Hội Thánh Trưởng lão chúng tôi, Mục sư cầu nguyện dễ dàng lắm vì chỉ đọc lên những lời cầu nguyện được in sẵn, chúng tôi cũng có thể mở trong phần cuối quyển thánh ca để đọc những lời cầu nguyện in sẵn và cũng có in những lễ nghi cần thiết nữa]. Tôi cứ lập đi lập lại với Chúa: “Lạy Chúa, có điều gì sai trật trong chúng con? Chắc phải có điều gì sai trật trong Mục sư hoặc trong chúng con hoặc là LờiNgài không thật! Chúng con rất thành thật nhưng chẳng có quyền năng nào xảy ra trong đời sống của chúng con cả?” Khi cơn phục hưng xảy ra tại Inđônêsia chúng tôi khám phá rằng cả Mục sư lẫn chúng tôi điều sai lầm. Chưa hề có ai nói với chúng tôi ngày hôm nay Chúa Giê-xu vẫn còn chữa bệnh hầu cho có người tin cậy Ngài. Trước kia chúng tôi chỉ tin nơi hy vọng hạnh phước và chúng tôi có một lễ nghi thật tốt. Nhưng mãi bây giờ chúng tôi mới biết Chúa Giê-xu vẫn còn sống với chúng tôi và Ngài vẫn làm mọi điều Ngài hứa. Chúa Giê-xu hôm qua, ngày nay và cho đến đời đời không hề thay đổi. Ngợi khen Đức Chúa Trời, Ngài biết sự khủng hoảng của chúng tôi và biết chúng tôi thiếu quyền năng của ngài như thế nào nên Ngài đã đến và thăm viếng chúng tôi. Trong Êsai, chúng tôi cũng đọc thấy được Đức Chúa Trời sẽ bày tỏ Ngài ngay cả cho những ai không tìm kiếm Ngài. Ngợi khen Đức Chúa Trời. Chúng tôi quá ngu dại đến nỗi Chúa phải đến thăm viếng chúng tôi. Sự sống dư dật Khi tôi tin Chúa, Inđônêsia vẫn còn là một xứ theo tà giáo. Ngay cả chúng tôi là những người đến nhà thờ vẫn còn bị cuốn hút vào những bùa ngải thần chú. Tôi nhớ 6 năm trước cơn phục hưng này, mỗi khi chúng tôi lâm  bệnh, chúng tôi , những người tự gọi mình là Cơ-đốc-nhân đều đến các thầy phù thủy để được chữa lành. Thật là một tình trạng khủng khiếp. Chúng tôi xưng mình là Cơ-đốc-nhân nhưng chúng tôi không hề kinh nghiệm quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng tôi chẳng có đời sống  thuộc linh và nhà thờ chúng tôi thì buồn thảm giống như một nhà có tang! Năm 1965 tôi tiếp nhận Chúa Giê-xu là Cứu Chúa của mình. Thật là một ngày tuyệt diệu và đầy vui mừng cho tôi. Tôi tin rằng mỗi người trong các bạn đã qua bước từng trải này, dâng đời sống mình cho Chúa và tiếp nhận Ngài là Cứu Chúa của mình. Sau khi tiếp nhận Chúa Giê-xu và bắt đầu đọc Kinh Thánh, tôi nhận biết nếp sống Cơ-đốc-nhân không chỉ là tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa mà thôi. Tại sao? Vì tôi nhận thức rằng khi tôi tiếp nhận Ngài thì có điều gì đó đã xảy đến trong tôi, nhưng khi tôi thử chia xẽ với người khác thì điều gì đó thiếu sót bên trong. Lúc ấy tôi không biết mình thiếu sót điều gì nhưng tôi  biết chắc là tôi cần một điều gì có thể đáp ứng cho nhu cầu của những người khác cũng như để có thể làm chứng và giảng Tin Lành cho họ cách có hiệu quả nhất. Mặc dầu tôi không biết tôi thiếu sót điều gì nhưng tôi vẫn theo Chúa cho đến một ngày kia tôi đọc được Giăng 10:10 “Ta đến hầu cho chiên được sự sống và được sự sống dư dật” Trên thế giới ngày nay, biết bao nhiêu người tiếp nhận ĐấngChrist nhưng đáng buồn thay nhiều người chỉ dừng lại chỗ đó, không muốn tiếp nhận sự sống dư dật mà Chúa đã nói đến. a.  Mạch nước, không phải là dòng sông. Trong Giăng 4:14, Chúa Giê-xu nói với người đàn bà đến bên giếng: “Nhưng uống nước Ta sẽ cho thì chẳng hề khát nữa. Nước ta cho sẽ thành một mạch nước trong người đó và văng ra cho đến sự sống đời đời” Trong Giăng 7:37-38, chúng ta lại đọc: “Nếu người nào khát hãy đến cùng ta mà uống. Kẻ nào tin Ta thì sông nước hằng sống sẽ chảy từ trong lòng mình y như Kinh Thánh đã chép vậy”. Chúng ta cần  biết sự khác biệt giữa một mạch nước và một dòng sông. Chúa Giê-xu không nói về một dòng sông mà là những con sông. Ngài đề cập đến hai chân lý này một cách thật tuyệt diệu, khi nói chuyện với người đàn bà Samari, Ngài dùng từ “Mạch nước” văng ra cho đến sự sống đời đời. Tôi tin là Ngài muốn nói đến một sự liên quan cá nhân, không ăn nhập gì đến những người khác, nhưng chỉ liên hệ đến bạn và sự sống đời đời. Chúa cũng nói đến “Sông nước hằng sống” có nghĩa là đời sống Cơ-đốc-nhân không phải chỉ tiếp nhận Chúa Giê-xu rồi chờ đợi lên Thiên đàng. Tôi luôn vui thích khi có người bàn luận về Thiên đàng, nhưng đôi lúc tôi cũng buồn vì tôi không muốn chỉ có Thiên đàng trên trời mà phải có Thiên đàng ngay tại đất này nữa.             Tôi còn nhớ lần nọ tôi nghe một ai hát “Thiên đàng giáng trần và vinh quang tràn ngập hồn tôi..” . Ngợi khen Chúa, điều đó quả là thật. Gia-cốp nằm mơ thấy chiếc thang dẫn lên Thiên đàng. Nếu phải leo thang để lên Thiên đàng, tôi sẽ không leo. Nhưng chúng ta không phải làm việc ấy, Chúa Giê-xu đã từ trời xuống và Ngài đã đem cả Thiên đàng xuống cho chúng ta. Tôi ngợi khen Chúa và tin rằng Thiên đàng thật sự bắt đầu từ thế gian này, vì tại chính trong thế gian này chúng ta đã tiếp nhận Giê-xu làm Cứu Chúa của mình.             Dĩ nhiên sẽ có ngày chúng ta gặp Chúa Giê-xu trên Thiên đàng, lúc ấy mọi sự sẽ được trọn lành, nhưng ngay bây giờ chúng ta cũng có thể kinh nghiệm Thiên đàng, đó là lý do Chúa Giê-xu phán: “Sự vui mừng của Ta ở trong các ngươi, hầu cho sự vui mừng của các ngươi được trọn vẹn. Ta ban cho các ngươi sự bình an của Ta”.  Một lời hứa quý báu thay! Khi hiểu được chân lý này tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con không những muốn mạch nước văng ra đến sự sống đời đời nhưng con cũng muốn sông nước hằng sống chảy từ trong lòng con nữa, mặc dầu con chưa hiểu được hết. Lạy Chúa, xin mở mắt con”.    1. Sông nước hằng sống. Đó là lời cầu nguyện của tôi cho tới một ngày kia Chúa đáp lời cầu xin của tôi cách phi thường. Tôi thật không ngờ? Ngài đã nhận lời như thế. Nếu như Ngài làm theo đường lối tôi cầu xin, có lẽ tôi đã hụt mất nhiều ơn phước lắm. Đức Chúa Trời ban cho chúng ta như lời Ngài hứa, Ngài ban cho chúng ta hơn điều chúng ta cầu xin. Ngợi khen Chúa, Ngài thật ban cho chúng ta hơn điều chúng ta tưởng. Trong suốt gần 6 tháng chúng tôi cầu nguyện với Chúa về “Sông nước hằng sống”, nhưng thật chỉ có Chúa mới hiểu được lời cầu xin của chúng tôi. Đêm đó, Thánh Linh thăm viếng Hội Thánh chúng tôi và tôi nhận biết là không những Chúa đáp lời cầu xin của tôi nhưng còn đáp lời cầu xin của bao nhiêu người khác về “Sông nước hằng sống”. Trong Công vụ 1.4-8, chúng ta đọc: “Lúc ở với các sứ đồ, Ngài dặn rằng đừng ra khỏi thành Giê-ru-sa-lem, nhưng phải ở đó chờ điều Cha đã hứa là đều các ngươi đã nghe Ta nói. Vì chính Giăng đã làm phép Báptêm bằng nước, nhưng trong ít ngày các ngươi sẽ chịu Báptêm bằng Đức Thánh Linh. Vậy những người nhóm tại đó thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, có phải trong lúc này Chúa sẽ lập lại nước Y-sơ-ra-ên chăng? Ngài đáp rằng: Kỳ hạn và ngày giờ mà Cha đã tự quyền định lấy. Ấy là việc các ngươi chẳng nên  biết. Nhưng khi Đức Thánh Linh giáng trên các ngươi thì các ngươi sẽ nhận lấy quyền phép và làm chứng về ta tại thành Giê-ru-sa-lem, cả xứ Giu-đê, xứ Sa-ma-ri cho đến cùng trái đất.” Chúa Giê-xu bảo cùng các môn đồ: “Các ngươi hãy trở lại Giê-ru-sal-em cầu nguyện và chờ đợi điều cha đã hứa. Giăng đã làm phép Báptêm  bằng nước. nhung trong ít ngày nữa các ngươi sẽ nhận Báptêm bằng Thánh Linh và bằng lửa. Vậy hãy trở về và chờ đợi.” Khi cơn phục hưng khởi sự, tôi mới hiểu được Chúa Giê-xu nói gì khi Ngài phán “Mạch nước văng ra đến sự sống đời đời và sông nước hằng sống”. Mạch nước văng ra đến sự sống đời đời nhưng không liên hệ gì đến những người khác mà chỉ là vấn đề giữa Chúa và tôi. Sông nước hằng sống không những liên quan đến tôi mà cũng liên quan đến những người lân cận của tôi nữa mạch nước là nơi cá nhân bạn đến múc, sông nước là nơi nước tuôn ra và chảy đến những người khác. Tôi tin rằng có hai kinh nghiệm khác nhau khi bạn tiếp nhận Chúa Giê-xu Christ. Trước tiên bạn tương giao với Đức Chúa Trời, được bình an trong Ngài và bạn biết chắc một ngày nào đó bạn sẽ lên Thiên đàng. Kế đến, bạn kinh nghiệm công việc của Thánh Linh. Tức là khi Chúa dạy dỗ bạn, khiến bạn có thể được Ngài dùng để đụng đến những người khác. Trước cơn phục hưng, chúng tôi nghĩ rằng giảng Tin-Lành là công việc của Mục sư và các trưởng lão. Nhưng chúng tôi đã khám phá là Cơ-đốc-nhân phải là chứng nhân cho Chúa. Chúng ta không phải chỉ đến nhà thờ dự những buổi cầu nguyện rồi về nhà và ngủ. Chúng ta phải thật sự dấn thân vào công việc đem nhiều linh hồn về cho Chúa. Đây không phải là công việc của riêng Mục sư và các trưởng lão, nhưng là của mỗi Cơ-đốc-nhân. Cơn phục hưng đến một đêm nọ, và ngay hôm sau nhiều người đi ra giảng sứ điệp kỳ diệu này. Theo như Mác 16:15-20: “Ngài phán cùng các sứ đồ rằng: Hãy đi khắp thế gian giảng Tin-Lành cho mọi người. Ai tin sẽ được rỗi, nhưng ai chẳng tin sẽ bị đoán phạt. vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: Lấy danh Ta mà trừ quỷ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay lên kẻ đau thì kẻ đau sẽ lành”. Đó là những gì xảy ra tại Timor và những đảo khác tại Inđônêsia. Trước cơn phục hưng, chúng tôi chưa bao giờ kinh nghiệm những điều này, tôi có thể giải thích lý do cho các bạn. Chúa Giê-xu bảo chúng ta đi ra giảng Tin Lành, Ngài hứa là những dấu kỳ phép lạ sẽ được cặp theo lời giảng của những ai đi ra giảng Tin-Lành. Ngày hôm nay Đức Chúa Trời không thể hành động trong nhiều Hội Thánh là vì chúng ta ở trong Hội Thánh mà không chịu đi ra. Chúa Giê-xu nói: “Hãy đi khắp thế gian giảng Tin-Lành” nhưng chúng ta cứ ngồi yên trong Hội Thánh, thế gian chờ đợi chúng ta nhưng chúng ta thì chẳng khứng đến với thế gian. Cho nên thế gian nói “Vậy thì tốt nhất chúng ta hãy vào Hội Thánh”. Thế gian đã vào Hội Thánh và làm ô uế Hội Thánh, biến Hội Thánh thuộc về mình. Chỉ có một trong hai con đường: Hoặc Hội Thánh đến với thế gian hay là thế gian tràn vào Hội Thánh. Tại sao chúng ta không đi ra truớc khi điều này xảy đến? Vì chúng ta không hề có nước hằng sống, chưa hề kinh nghiệm quyền năng của Thánh Linh như là Nước hằng sống tuôn tràn ra từ đời sống chúng ta. Tất cả những gì bạn đọc trong Mác 16 đều xảy đến cho Hội Thánh chúng tôi, tôi chỉ có thể nói: “Cảm tạ Chúa Giê-xu vì tình thương yêu, quyền năng, ân diển của Ngài đã ban Đức Thánh Linh xuống trên đất chúng tôi” Nhiều người sẽ hỏi tôi: “Chúa Giê-xu của anh có phải là một Đức Chúa Trời hằng sống không?” Dĩ nhiên, vì là một tôi tớ của Đức Chúa Trời, tôi sẽ đáp: “Vâng, Ngài là một Đức Chúa Trời hằng sống” Đôi lúc họ sẽ hỏi tôi “Ngài có thể chữa lành bệnh không?”. Kinh Thánh trả lời “Có thể” nhưng tôi chưa bao giờ kinh nghiệm điều này. Dẫu vậy tôi cũng đáp “Dĩ nhiên là Ngài có thể” [Các nhà truyền giáo đã bảo tôi phải tin tất cả những gì Kinh Thánh nói. Nhưng đối với họ, đó chỉ là những lời dạy bảo. Sau khi Hội Thánh chúng tôi được phấn hưng, người Inđônêsia chúng tôi vì là người đơn sơ nên đã tin mọi lời Kinh Thánh là thật]. Tôi nhớ một ngày kia, tôi đến làng Naumenibale để giảng về Chúa Giê-xu. Nhiều người trở lại với Chúa, đốt bùa ngải và hình tượng của họ. Có một em tại đó bị một cái mụn bỏng thật lớn bên má trái. Mụn này làm em đau lắm và trông nó thật kinh tởm. Cha em trai bảo tôi “Anh Mel Tari ơi, anh nói với chúng tôi về Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời hằng sống. Anh bảo rằng Chúa Giê-xu hôm qua, ngày nay cho đến đời đời không hề thay đổi. Anh đã thuật cho chúng tôi những mẫu chuyện về Chúa Giê-xu chữa lành bệnh cách đây 2000 năm, vậy chúng ta hãy cầu nguyện và Chúa sẽ chữa lành cho con trai của tôi. Đúng vậy phải không anh?” Tôi run sợ. Bạn biết không, vì tôi chưa bao giờ kinh nghiệm Chúa Giê-xu chữa lành bệnh. Tôi tin điều này có trong Kinh Thánh và chúng tôi là những người tin Kinh Thánh từ Sáng thế ký 1:1 đến Khải huyền 22:21. Chúng tôi tin Kinh Thánh, xưng nhận nó và biết nó. Nhưng tôi muốn nói với các bạn là biết Kinh Thánh, tin Kinh thánh từ đầu đến cuối khác hẳn với việc sống Kinh Thánh. Biết nó trong đầu là một chuyện, nhưng áp dụng nó vào lòng và trong cuộc sống lại là một chuyện khác xa! Người đàn ông lại nói với tôi lần nữa: “Anh Mel Tari ơi, hãy cầu nguyện cho con trai tôi đi anh!”. Tôi không biết phải làm gì, nhưng tôi không muốn họ biết là tôi sợ. Lòng tôi cầu nguyện khẩn thiết: “Chúa ơi, con phải làm gì?”… Tôi chợt thấy thương hại cho chính mình vì đã bảo cho họ biết tất cả những gì quyền năng của Chúa có thể làm. Tôi nghĩ:  Phải chi mình chỉ nói cho họ sự Cứu rỗi linh hồn mà không nói gì về sự chữa lành bệnh thể xác thì hay biết mấy! Nếu mình chỉ tỏ cho họ con đường đến với Chúa để có một tấm lòng mới mà thôi thì đã không phải gặp chuyện rắc rối này! Mình đã thuật cho họ nghe về Chúa Giê-xu chữa lành bệnh trong thời đại Kinh Thánh, bây giờ họ lại muốn mình cầu nguyện để được chữa lành. Thật mình đã thiếu khôn ngoan quá. Đáng lý ra mình không nên giảng như thế! Chúa ơi, bây giờ con phải làm gì? Chúa bảo tôi: “Hãy cầu nguyện cho họ. Con không phải là người chữa lành bệnh. Ta, Giê-xu là Đấng chữa lành. Con đã  nói cho họ về Ta. Vậy bây giờ hãy để Ta làm công việc Ta”. Vì thế, tôi bảo người đàn ông: “Vâng, tôi sẽ cầu nguyện và anh chị cần tin nơi Đức Chúa Trời”. Anh ta đáp ngay: “Đúng vậy, anh đã bảo chúng tôi và chúng tôi tin”. Tôi thưa thầm với Chúa: “Chúa ơi, con nghĩ là họ có đức tin, nhưng con không biết con có đủ đức tin để cầu nguyện không nữa”. Họ dẫn nhau đến, còn tôi thì không biết chính mình phải làm gì. Tôi không biết tôi có phải đặt tay trên em trai hay không, vì trong Hội Thánh chúng tôi chỉ những người được phong chức mới có thể đặt tay trên những người bệnh. Tôi chỉ là tín đồ thường… Nhưng tôi nhớ lại Kinh Thánh dạy chúng ta phải đặt tay trên người bệnh và người bệnh sẽ được lành nên tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, con không phải là Mục sư. Xin Ngài tha thứ nếu con sai lầm, nhưng con sẽ theo Kinh Thánh. Con sẽ đặt tay trên em trai này và sẽ cầu nguyện cho em”. Tôi nghĩ: “Ồ, nếu Mục sư của tôi biết điều này, ông ta sẽ giận hoảng lên vì chúng ta được dạy chỉ theo mệnh lệnh của ông”. Tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, con không phải là Thầy này Thầy kia, nhưng con tin Chúa và con muốn cầu nguyện cho người anh em của con…” Tôi đặt tay trên người bệnh và sau khi tôi “Amen”, tôi chờ một điều gì đó xảy ra. Nhưng mọi sự vẫn có vẻ như là bình thường và trước khi họ hỏi tôi thêm câu nào, tôi nói: “Tôi thật xin lỗi các bạn, nhưng tôi có hẹn và phải đi ngay”. Và tôi đã bỏ đi, các bạn có hiểu vì sao không? Tôi không thể chờ đợi để xem Chúa hành động vì tôi sợ bị hỏi “Tại sao Đức Chúa Trời không chữa lành bệnh cho con trai tôi…” Tôi băn khoăn thưa với Chúa “Chúa ơi, con tin Ngài nhưng nếu như bây giờ đứa trẻ chưa được chữa lành thì con thật không hiểu điều gì xảy ra cho họ?” Sáng hôm sau cha đứa bé đến gặp tôi. Tôi nghĩ chắc ông ta lại muốn tôi cầu nguyện hoặc báo cho tôi hay có điều gì không ổn nơi đứa trẻ! Nhưng ông ta cười và nói: “Anh Tari à, tôi có tin vui: Khoảng 2 phút sau khi anh rời chúng tôi, thình lình Đức Chúa Trời đụng đến con tôi và mụn bỏng ấy đã vỡ. Thật kỳ lạ, đã bao lâu rồi nó không thể ăn mà chỉ uống nhưng từ hôm qua đến giờ, con trai tôi có thể ăn được bình thường. Tôi đến để nói với anh là Chúa của anh thật là tuyệt diệu” Tôi la lên “Ngợi khen Chúa” nhưng trong đáy lòng tôi thưa với Ngài “Ôi Chúa Giê-xu, xin tha thứ sự vô tín của con, chỉ cần đợi thêm 2 phút nữa thôi là con đã có thể chứng kiến quyền năng của Ngài trên em bé trai ấy, thế nhưng con đã thiếu đức tin! Con đã chạy trốn nên hụt mất tất cả ơn phước mà Chúa muốn con được chứng kiến quyền năng của Ngài…” Tôi thật đã được một bài học quý “Lạy Chúa, xin tha thứ cho con, đây là  bài học đầu tiên cho con, nhưng nếu Ngài cho con cơ hội để giảng đạo và cầu nguyện cho các anh em mình thì con tin Ngài có thể làm mọi sự”. 9. Cách Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta Có hai điều thật quan trọng cho đời sống Cơ-đốc-nhân, đặc biệt cho người muốn hầu việc chúa: Điều trước tiên là sự vâng lời, chúng ta cần vâng lời Chúa. Suốt Kinh Thánh cho chúng ta thấy thể nào Chúa đã dùng những người vâng lời Ngài một cách kỳ diệu. Biết ý Chúa và vâng theo tiếng ngài thật quan trọng vô cùng! Làm sao có thể biết được ý Chúa? Đó là lời kêu gào của nhiều Cơ-đốc-nhân. Trong cựu ước, chúng ta đọc thấy Ápraham nghe Chúa phán với mình và vâng theo. Nhiều Cơ-đốc-nhân ngày hôm nay muốn hầu việc Chúa nhưng không biết chắc ý chúa trong đời sống của mình. Trong cuộc phục hưng tại Inđônêsia, Đức Chúa Trời chỉ cho chúng tôi biết nhiều cách để vâng theo Ngài. Ngài phán với chúng tôi qua 7 phương cách khác nhau. Tôi mong có thể chia xẽ được với bạn những phương cách này. Cách 1: Chúa phán trực tiếp với chúng ta Hê-li nói cùng Samuên rằng, hãy đi ngủ đi, và nếu có ai gọi con, con hãy nói: Hỡi Đức Giê-hô-va xin hãy phán, kẻ tôi tớ Ngài đương nghe! Vậy Samuên đi nằm tại chỗ mình. Đức Giê-hô-va đến đứng tại chổ đó gọi như các lần trước: “Hỡi Samuên!” Samuên thưa: “Xin hãy phán kẻ tôi tớ Ngài đương nghe” Samuên 3. 3-10 Nhưng Sau-lơ đang đi đường gần đến thành Đa-mách. Thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quang người. Người té xuống đất và nghe có tiếng phán với mình rằng: “Hỡi Sau-lơ, sao ngươi bắt bớ Ta?” Người thưa rằng “Lạy Chúa, Ngài là ai?” Ngài đáp rằng: “Ta là Giê-xu mà ngươi đang bắt bớ” Công vụ 9:3-5 Tôi quen một anh bạn tai Inđônêsia tên Peter Wohangara. Anh ta 16 tuổi và học trường Kinh Thánh của chúng tôi. Khi còn học lớp 6, anh tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa, sau khi làm Cơ-đốc-nhân hai năm, anh dang dở cuộc tình đầu và sa ngã. Ngày nọ, đang ở trong bếp. anh nghe có tiếng gọi mình: “Peter, con đang làm gì đó?” Tưởng là mẹ gọi. anh chạy ra hỏi mẹ gọi không, nhưng không phải. Anh trở lại làm bếp và hơi bực mình vì tin chắc là bà đã gọi anh. Lần nữa giọng nói lại đến với anh thật rõ ràng “Peter, con đang làm gì đó?” Lần nay anh nhận ra không phải là giọng mẹ anh và anh ra ngoài nhưng chẳng thấy gì hết. Anh trở lại bếp và giọng nói lại đến với anh lần thứ ba: “Peter, con đang làm gì đó?” Lần này Thánh Linh nói trong lòng Peter rằng đó là tiếng của Đức Chúa Trời phán, anh liền đáp: “Lạy Chúa, nếu thật là Ngài, Ngài muốn gì ở con?” Đức Chúa Trời đáp: “Ta muốn con hầu việc cho Ta và Ta sẽ dùng con trên đảo Kalimantan”. Thánh Linh làm việc và anh đã dâng trở lại đời sống mình cho Chúa. Hiện giờ [1965], anh đang học tại trường Kinh Thánh chúng tôi để chuẩn bị đi Kalimantan [hay Bornéo như các bạn gọi]. Gần hết những người trong đoàn đi ra để hầu việc Chúa đều được Chúa phán trực tiếp. Tôi muốn chia xẽ với các bạn một trong những chuyện kỳ diệu và lạ thường nhất xảy đến tại Inđônêsia. Năm 1962, trước cơn phục hưng, tín đồ trong Hội Thánh không bao giờ giảng Tin-Lành, còn các Mục sư thì quá bận rộn với công việc của Hội Thánh đến nổi chúng tôi không bao giờ nghĩ đến việc truyền giảng Tin Lành cho những người theo tà giáo. Tubunaus là một làng theo tà giáo cách Soe gần 5 km. Ngày kia vị sư của làng này tên Sem Faet bị bệnh phung đang dâng của sinh tế lên vị “Thần Huyết” của họ. Chúa đến và bày tỏ chính mình Ngài cho vị sư này: “Ta là Đức Chúa Trời mà ngươi tìm kiếm, đây không phải là cách ngươi thờ phượng ta”. Lạy Chúa, Ngài là ai và Ngài muốn được thờ phượng như thế nào? “Ta sẽ cho ngươi biết Ta là ai và cách thờ phượng Ta sau. Trước hết ngươi hãy gom tất cả hình ảnh, bùa phép và đốt chúng đi. Khi làm xong việc Ta sẽ thăm viếng ngươi trở lại và tỏ cho ngươi biết về ta” Vị sư thuật cho mọi người hay Đức Chua Trời đã hiện đến với mình như thế nào và biểu mọi người phải đốt hết hình ảnh cùng bùa phép. Vì ông ta là sư trưởng nên họ vâng theo và đốt hết mọi hình ảnh thần tượng và bùa phép. Rồi vị sư cầu nguyện: Lạy Đức Chúa Trời, Tôi đã đốt hết các thần theo như lời Ngài phán dạy. Bây giờ không còn thần nào ngoài Ngài nữa, lạy Chúa xin hãy đến chỉ dạy cho tôi lần nữa. Chúa đến với ông và Ngài phán: “Ta là Giê-xu…” Ngài giải thích cho ông những đoạn Kinh Thánh nói về sự Cứu rỗi và nếp sống của Cơ-đốc-nhân, và cũng chữa lành bệnh phung cho ông. Vì ông không biết đọc và viết nên Chúa biểu ông đến Soe mua viết chì và giấy. Ông làm theo lời Chúa dạy. Khi trở về làng, Đức Chúa Trời nắm tay ông để viết nhiều đoạn Kinh Thánh. Ông tự nhiên đọc được những “Chữ” này thật rõ ràng. Lập tức ông chia xẽ cho dân của mình những gì Đức Chúa Trời phán dạy. Vì ông là Sư nên dân chúng tin lời và tiếp nhận Chúa Giê-xu, vài người trong bộ lạc nói “Chúng ta thật giống như các Cơ-đốc-nhân” Vị sư không đồng ý và  trả lời_ “Chúng ta không phải là Cơ-đốc-nhân, vì chúng ta chỉ tin vào Chúa Giê-xu và làm theo lời Ngài phán dạy với ta”. Chúa tiếp tục dạy họ. Khi chúng tôi đem Tin-Lành đến cho họ, chúng tôi đã thực sự gặp được những Cơ-đốc-nhân thật đang cùng nhau sống đời thánh khiết và yêu thương Chúa Giê-xu. Cách 2: Đức Chúa Trời phán qua sự hiện thấy. Cách thứ hai Đức Chúa Trời phán dạy con người là qua khải tượng. “Năm thứ 30 ngày mùng 5 tháng 4, khi ta đang ở giữa phu tù trên bờ sông Kêba, các từng trời mở ra và ta xem những sự kiện thấy của Đức Chúa Trời.” Ê-xê-chi-ên 1:1 “Nhằm ngày của Chúa, tôi được Đức Thánh Linh cảm hóa, nghe đằng sau có tiếng kêu loa rằng: Đều ngươi thấy hãy chép vào một quyển sách và gởi cho bảy Hội Thánh. Ta là Alpha và Omêga, là Đấngtrước hết và là Đấng sau cùng, vậy hãy chép lấy những điều ngươi đã thấy…” Khải Huyền 1:10-11. Nhiều lần chúng tôi muốn đi giảng Tin-Lành tại một làng kia nhưng chẳng biết phải đi cách nào để đến được nơi ấy. Ở Timor không có nhiều đường còn bản đồ hoàn hảo thì không có. Chúng tôi chỉ có những lối mòn nhọ hẹp xuyên qua rừng rậm. Nếu bạn chưa  bao giờ đến một làng nào đó thì thật khó cho bạn tự tìm ra nơi ấy. Chúng tôi thường xuyên cầu nguyện và Đức Chúa Trời cho chúng tôi sự hiện thấy,  Chúa dạy chúng tôi đi thẳng rồi đi lần theo hàng cây… sau đó băng qua sông v.v... Chúng tôi chỉ cần viết vào giấy và chúng tôi đến được nơi chúng tôi muốn đến. Chúa cũng thường cho chúng tôi biết trước được dân số và nhu cầu của những người sống trong các ngôi làng này. Cách 3: Đức Chúa Trời phán qua giấc mơ. “Thiên sứ Đức Chúa Trời phán cùng chúng ta trong mộng rằng: Hỡi Gia-cốp, ta bèn thưa-Có tôi đây…” Sáng thế ký 31:11 “Sau khi các thầy đi rồi, có một Thiện sứ của Chúa hiện đến cùng Giô-sép trong giấc chiêm bao mà truyền rằng: Hãy chờ dậy, đem con trẻ và mẹ Ngài trốn qua nước Ê-dip-tô…” Mathiơ 2:13 Nhiều lần chúng tôi được dạy bảo về ý muốn Chúa qua giấc mơ. Chúng ta đừng quên là không phải Chúa dùng tất cả giấc mơ để phán dạy chúng ta. Sau cơn phục hưng, nhiều người muốn đến đất nước chúng tôi để xem những gì xãy ra, đôi khi Chúa báo cho chúng tôi biết những người nào sẽ đến. Năm 1967 có một anh em đến Inđônêsia. Một trong các anh chị em của chúng tôi đã mơ thấy trước được rõ mặt của vị khách này và cũng biết chính xác ngày giờ ông sẽ đến, đó là ông G.T.Bustin ở Westfield Indiana. Cách 4: Đức Chúa Trời phán qua lời tiên tri. Các sách Cựu ước có rất nhiều lời tiên tri, tôi tin là các bạn đã biết rõ điều này. Trong Tân ước chúng ta thấy: “Chúng ta đã ở đó mấy ngày, có một người tiên tri tên là Agabút ở xứ Giu-đê xuống. Người đến thăm chúng tôi và lấy dây lưng của Phao-lô trói tay chân mình và nói rằng: Này là lời Thánh Linh phán. Tại thành Giê-ru-sa-lem, người Giu-đa sẽ trói người có dây lưng này như vậy mà nộp trong tay trong tay người ngoại đạo” Công Vụ 21:10-11 Trước khi tôi đến Mỹ châu, Đức Chúa Trời đã cho một anh em lời tiên tri về tôi. Mọi chi tiết cuộc hành trình của tôi đều được nói trước.Tôi chỉ cần viết lại ra giấy và làm theo. Nhiều lời tiên tri đã được ứng nghiệm, nhưng cũng có nhiều lời chúng tôi đang chờ xem. Thí dụ, tôi chỉ có được một vé khứ hồi từ Soe đến Houston, Texas. Dẫu vậy, người anh em này đã tiên tri tôi sẽ đi Âu châu và Do Thái. Điều này không thể tưởng được. Nhưng cảm tạ Chúa, bây giờ tôi sẽ trở về Soe qua Âu châu và Do Thái. Cách 5: Tiếng phán êm dịu. Đây là Thánh Linh chúa phán với lòng chúng ta. Thật khó để diễn đạt điều này bằng lời nói. Phần đông Cơ-đốc-nhân kinh nghiệm phương cách này thường xuyên hơn bất cứ phương cách nào khác. Bạn cảm thấy trong lòng điều này nên làm điều này nên tránh. Cảm giác này thường độc lập với ý chí suy luận của bạn. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hay bi xô đẩy thì đó là ma quỷ. Chúa Giê-xu hướng dẫn mà không bao giờ xô đẩy chúng ta. Ngài ban sự bình an. Cách 6: Đức Chúa Trời phán qua Kinh Thánh Đức Chúa Trời phán qua Kinh Thánh trong sự suy gẫm lời Chúa hằng ngày của chúng ta. Mỗi Cơ-đốc-nhân để cho Đức Chúa Trời phán với mình. Nhưng tôi không muốn nói là mọi người dùng Kinh Thánh như một quyển sách để bói. Nhiều lần trong khi đọc Kinh Thánh. Đức Chúa Trời sẽ dùng một chữ, một câu nói hay một đoạn để phán trong lòng chúng ta hoặc bày tỏ rõ ràng hơn về ý Ngài. Đức Chúa Trời đã cho tôi nhiều câu trước khi tôi r2ơi quê hương đến Mỹ. “Ta biết công việc ngươi, nay Ta đã mở trước mắt ngươi một cách cửa mà không ai đóng được, vì ngươi có ít năng lực đã giữ đạo Ta và chẳng chối danh ta… Vì ngươi đã giữ lời nhịn nhục Ta. Ta cũng sẽ giữ ngươi khỏi giờ thử thách là giờ sẽ đến trong khắp thế gian đặng thử những người ở trên trái đất” Khải 3:8-10. Sau khi Đức Chúa Trời bảo tôi đi Mỹ, mọi sự có vẻ không thực hiện được. Tôi không bao giờ tìm cách mở đường cho chính mình. Nhưng cứ kiên nhẫn chờ Chúa dẫn lối mà thôi. Cách 7: Ngài khiến hoàn cảnh hướng dẫn Đức Chúa Trời cũng phán với chúng ta qua hoàn cảnh. Lắm khi Chúa không phán qua những phương cách trên, nhưng Ngài sắp đặt hoàn cảnh khiến chúng ta chỉ có được một sự lựa chọn đó. “Phàm trong các việc làm của con, khá nhận biết Ngài thì Ngài sẽ chỉ dẫn các nẻo của con” Châm ngôn 8:28 Thường Chúa muốn chúng ta nhìn biết qua hoàn cảnh chung quanh chúng ta, Ngài có thể xoay chuyển mọi tình huống khiến chúng ta trở nên lợi ích nhất cho chúng ta. Rôma 8:23 “Vả chúng ta biết rằng mọi sự hiệp lại để làm ích cho kẻ yêu mến Đức Chúa Trời, tức là cho kẻ được gọi theo ý muốn Ngài đã định” Lắm lúc tuy đã nhận được sự hướng dẫn từ Đức Chúa Trời, chúng ta cũng thật cần đến cùng các anh em trong Hội Thánh hoặc trong nhóm thông công để kiểm chứng những gì chúng ta đã nghe. Chúng tôi không xem một sự hướng dẫn nào như là đến từ Đức Chúa Trời trước khi chúng tôi kiêng ăn và cầu nguyện. “Đương khi môn đồ thờ phượng Chúa và kiêng ăn thì Đức Thánh Linh phán – Hãy để riêng Banaba và Saulơ đặng làm công việc Ta đã gọi làm. Khi đã kiêng ăn và cầu nguyện xong, môn đồ bèn đặt tay trên hai người rồi để cho đi” Công vụ 13:2-3. 10. Sự kêu gọi của Đức Chúa Trời Khi còn học trường Kinh Thánh, tôi có dịp nói chuyện với một sinh viên năm thứ 4 tại đây. Tôi hỏi anh ta động lực nào khiến anh vào học Thần học viện thủ đô của chúng tôi. Anh trả lời anh vào trường Thần học vì cũng giống như các đại học khác. Anh đã làm đơn vào đại học nhưng bị từ chối. Anh đã thử đến đại hoc kinh tế nhưng cũng không được chấp nhận, cuối cùng anh đến Thần học viện và đã được tiếp nhận. Anh nói: “Tôi sắp tốt nghiệp, tôi sẽ làm Mục sư cho một Hội Thánh lớn và sẽ được nhiều tiền. Thật tôi không thấy có bao nhiêu khác biệt giữa một đại học và Thần học viện. Nếu anh vào đại học, anh sẽ làm việc cho nhà nước và thường lương cao. Nhưng nếu anh vào Thần học viện và ra chủ tỏa một Hội Thánh lớn, anh cũng có thể kiếm được nhiều tiền… Đó là lý do khiến tôi vào đây” Ngày nay có nhiều người vào trường Kinh Thánh hay Thần học viện vì bị thúc đẩy bởi động cơ sai lầm nhiều người xem trường Kinh Thánh như là con đường cuối cùng, là nơi duy nhất là họ còn có thể đến. Họ nghĩ rằng vì ông hiệu trưởng  đã nhận thì đó là ý Chúa; Đối với một tôi tớ thật của Chúa thì không đơn giản như thế được. Phao-lô viết rõ trong thư gởi cho người Rô-ma: “Phao-lô, tôi tớ của Đức Chúa Giê-xu Christ, được gọi làm sứ đồ để riêng ra đặng giảng tin lành Đức Chúa Trời là Tin lành xưa kia Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri Ngài mà hứa trong Kinh Thánh về con Ngài. Theo xác thịt thì bởi dòng dõi vua Đa-vít sanh ra, theo thần linh của thánh đức thì bởi sự sống lại của Ngài từ trong kẻ chết, được tỏ ra là Con Đức Chúa Trời có quyền phép tức là Đức Chúa Giê-xu Christ Chúa chúng ta. Nhờ Ngài chúng ta đã nhận lãnh ân điển và chức vụ sứ đồ để đem mọi dân ngoại đến sự vâng phục của đức tin vì danh Ngài” Rôma 1:1-5. Phao-lô biết đặc ân Chúa ban cho ông khi Ngài xức dầu để ông làm sứ đồ rao giảng sứ điệp cứu rỗi cho người ngoại và người Giu-đa không phải là để ông kiếm tiền hay tạo danh tiếng. Không, đây là một lời kêu gọi đặc biệt từ Đức Chúa Giê-xu Christ. “Phao-lô làm sứ đồ chẵng phải bởi loài người. Cũng không nhờ một người nào, bèn là bởi Đức Chúa Trời tức là Cha, Đấng đã khiến Ngài từ kẻ chết sống lại” Galati 1:1 Trong tất cả các thư tín, ông đều khẳng định dứt khoát là chức vụ sứ đồ là một đặc ân kêu gọi Chúa ban cho ông. Cảm tạ Chúa vì khi chúng ta bắt đầu nghe tiếng gọi của Chúa và biết rằng Ngài đã biệt riêng mình cho một chương trình đặc biệt thì chúng ta đi đúng đường. Nếu có ai đến trường Kinh Thánh nhưng không biết mục đích của việc làm ấy và không nghe tiếng gọi của Chúa đối với đời sống mình thì quả là tai hại. Làm như thế chẳng khác nào phiêu lưu với mạng sống của mình. Tháng qua, tôi được dịp trao đổi cùng vài sinh viên tại một trường Kinh Thánh và hỏi: “Tại sao các bạn chọn trường này?” Vài người trả lời là họ đến để xem Đức Chúa Trời sẽ làm những gì và hy vọng rằng Chúa sẽ hướng dẫn họ. Một số người khác nói: “ Vì cha mẹ tôi đã từng đến đây và bản thân tôi cũng thấy yêu thích nơi này”. Tôi không tin đây là những lý do chính đáng để vào trường Kinh Thánh. Tôi tin rằng khi một người vào trường Kinh Thánh thì họ phải biết rõ lý do. Anh phải được một sự kêu gọi dứt khoát. Nếu không, tất cả sự dạy dỗ, chuẩn bị sau vài năm học sẽ chẳng giúp ích gì anh được. Khi bạn vào Thần học viện với một sự kêu gọi đặc biệt và biết chắc rằng Đức Chúa Trời muốn bạn vào, bạn có thể tự chuẩn bị chính mình theo như chương trình mà Đức Chúa Trời có sẵn cho bạn. Đó là lời cầu nguyện của tôi cho các bạn là những ai sẽ đọc sách này.  Đừng chỉ hy vọng Ngài sẽ kêu gọi bạn đi theo một con đường nào đó, nhưng hãy tìm kiếm để biết chắc được chương trình riêng Chúa dành cho đời sống bạn. a.  Tiến sĩ y khoa tại Liên xô. Lúc bấy giờ tôi mới được một học bổng đi Liên Xô học y khoa tại joscou. Gia đình tôi rất hoan nghinh việc này và chính tôi cũng thích lắm, vì khi làm bác sĩ tại một nước Á châu thì bạn là một người giàu có.  Đời sống của một bác sĩ thì thật hết sức thoải mái. Tôi nghĩ. Tốt nhất là nên học ngành y vì tôi có học bổng của Liên Xô. Tôi bắt đầu xin Chúa cho tôi được du học. Và Chúa phán với tôi qua Lời Ngài khiến tôi có một cảm giác thật khó chịu là….Ngài muốn tôi hầu việc Ngài! _ Lạy Chúa. Nếu Ngài cho con đi học y thì con sẽ dâng tiền cho Ngài. +Con sẽ dâng cho ta bao nhiêu?. _Chắc chắn là 10% hoặc có thể hơn thế nữa. +Không, Ta không ưa tiền của con. _Thưa Chúa. Nếu 10% còn ít quá thì con dâng cho ngài 20%. +Không, 20% cũng không đủ. Ta không thích tiền của con. _Lạy Chúa, Nếu con dâng 30% thì sao? +Không. _Thưa Chúa. Vậy 50% đã được chưa? Con sẽ làm chứng cho bệnh nhân của con về Ngài và con sẽ dâng cho ngài 50% tiền lương. Như vậy thật là tuyệt! +Không? Ta chỉ muốn con hầu việc ta trọn vẹn. _Thưa Chúa? Như vậy thật là điên rồ. Ngài cho phép những người khác học y rồi sẽ dâng tiền cho quỹ truyền giáo thật tốt quá. Tại sao con lại không được như thế? Con sẽ dâng cho ngài 60% hay 70% thì Ngài nghĩ sao? Con chỉ cần giữ 30% tiền lương để sống. Tốt nhất là ngài nên để cho con làm bác sĩ. Chúa thấy đó quả là một sự hy sinh của con cho Ngài. +Không? Con yêu dấu ta không thích tiền của con? Ta muốn chính con Mel Tari à! Tôi nghĩ thầm “Được, Chúa muốn mình thì cũng tốt thôi” Cuối cùng tôi đã thưa với Chúa: _Lạy Chúa, như vậy thật tốt. Con sẽ dâng chính mình con cho Ngài nhưng con muốn biết chắc. Nếu quả thật Ngài muốn con hầu việc Ngài thì xin Ngài bày tỏ ý Ngài cho con cách rõ ràng hơn, vì cơ hội hiện nay người Liên xô đang dành cho con thật là quý. Sau đó đến ngày 28/5/1965 tôi bắt đầu cầu nguyện: _Lạy Chúa, xin cho con câu trả lời dứt khoát. Nếu con hiểu được sự đáp lời của Ngài thì con sẽ ra đi hầu việc Ngài. Con không muốn đi sai đường nên con cần biết rõ ý của Ngài. Thưa Chúa, ngày mai con cần câu trả lời của Ngài. Và Ngài đã đáp lời. Khoảng 5 giờ sáng  tôi thức dậy và muốn ra khỏi giường nhưng có một quyền lực rất là mạnh đẩy tôi xuống khiến tôi không thể nào chổi dậy được. Tôi bối rối không biết điều điều gì xảy đến cho mình. Tôi kinh hoảng. Nhưng quyền lực ấy vẫn giữ tôi chặt xuống giường. Một lần nữa, tôi tự hỏi không biết điều gì đang xãy ra! Tôi nhớ mẹ tôi thường kể chuyện về những người bị ma đè. Nhiều lúc ma quỷ đến đè người đang ngủ khiến họ không thức dậy được nữa. Tôi nghĩ là ma quỷ đang đè tôi, nên tôi cầu nguyện “Lạy Chúa, Nếu đây là ma quỷ thì xin Ngài giúp con…” Trong lúc chiến đấu trong sự cầu nguyện, Chúa cho tôi một sự hiện thấy. Tôi thấy mình đang đứng cạnh một vựa lúa. Có vài đứa trẻ đang nô đùa trước mặt tôi. Thình lình một thập tự giá từ trời giáng xuống. Có hai bàn tay giang ra và chúc phước cho các đứa trẻ. Tôi nghĩ, thật như là Chúa Giê-xu chúc phước cho các đứa trẻ. Rồi cây thập tự xoay lại và có một người ở phía trước cây thập tự, người này không bị đóng đinh nhưng chỉ đứng trước cây thập tự. Tôi nhìn xuống chân và áo quần trắng tinh của người. Tôi nhìn vào mặt người, thật tôi chưa bao giờ nhìn xem sự kỳ lạ hơn! Tôi nhìn vào mắt người, một cắp mắt đầy yêu thương tuyệt vời và bao la. Tôi không thể đứng lâu hơn trước cái nhìn ấy nên tôi quỳ xuống ôm chân Người: “Lạy Chúa, Con muốn hầu việc Ngài. Nhưng con không biết phài làm gì?” Một giọng nói êm dịu đáp lời tôi: “Con chớ lo lắng. Ta sẽ mở đường cho con”. Như thế, tôi biết Chúa Giê-xu đã bày tỏ chính mình Ngài cho tôi. Ngài đã cho tôi môt sự kêu gọi dứt khoát và Ngài thật muốn tôi hầu việc Ngài. Sự hiện thấy ấy chấm dứt, tôi ngồi dậy và nhận biết rõ Đức Chúa Trời đã trả lời cho sự cầu nguyện của tôi và đã nói “Ta kêu con hầu việc ta” Tôi dâng đời sống của mình cho Chúa và bỏ ý định đi du học Liên Xô. Tôi khởi sự đi từ làng này sang làng khác để rao giảng Tin-Lành. Khi thuật lại mẫu chuyên này, tôi không muốn khuyên các bạn cần phải có một sự hiện thấy để biết chắc ý Chúa cho đời sống mình. Tôi chỉ muốn nói các bạn phải có sự tin chắc. Các bạn biết được qua sự hiện thấy, qua Lời Chúa hay khi một người nào đó giảng Lời Chúa. Bạn có thể biết qua nhiều cách, nhưng điều quan trọng hơn hết là bạn phải thật muốn biết chương trình của Chúa cho đời sống của bạn Một sự hiểu biết mới “Vậy những kẻ tin sẽ được các dấu lạ này: Lấy Danh Ta trừ quỷ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì. Hễ đặt tay trên kẻ đau thì kẻ đau được lành” Mác 16:17 Trong cả câu Kinh Thánh này, các chữ “Dùng tiếng mới mà nói” là điều quấy rầy tôi hơn hết! Tôi đã thấy các phép lạ thực hiện tại Inđônêsia qua các đoàn truyền giáo và tôi có thể tin được. Nhưng tôi vẫn còn chống đối việc nói tiếng lạ mặc dù tôi đã chứng kiến việc nói tiếng lạ vào ngày 16/9/1965 khi Đức Thánh Linh giáng xuống tại nhà thờ chúng tôi ở Timor. Mặc dầu Kinh Thánh nói nhiều về vấn đề nói tiếng lạ, nhưng tôi vẫn không thích tiếng lạ. Nếu bạn hỏi, tôi sẽ trưng ra hàng tá lý do. Có lẽ lý do quan trọngnhất khiến tôi không thích nói tiếng lạ chính là…tôi chưa được kinh nghiệm ân tứ đó! Tôi dùng kinh nghiệm riêng của mình làm tiêu chuẩn chứ không dựa vào tiêu chuẩn của Kinh Thánh. Đó cũng là vấn đề của nhiều người. Tôi với một số người khác còn chống đối với vấn đề nói tiếng lạ đã cảm thấy rất là bực mình mỗi khi nghe nói đến việc nói tiếng lạ. Nếu chúng tôi có quyền, chúng tôi dám cắt bỏ những đoạn, những câu trong Kinh Thánh nói về tiếng lạ. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng, vì Chúa Giê-xu đề cập đến vấn đề nói tiếng lạ và Kinh Thánh cũng nói tiếng lạ thì chắc phải có điều gì quan trọnglắm. Một ngày kia, tôi cầu nguyện với Chúa: “Lạy Chúa, con cần quyền năng của Chúa, nhưng con không cần tiếng lạ…” Vì tôi nghĩ việc nói tiếng lạ là một điều nhỏ, tôi cần điều lớn như tình yêu, làm được các phép lạ hay những việc lớn như thế. Vả lại chính Kinh Thánh cũng xếp hạng ân tứ nói tiếng lạ ở chót hết. Và Kinh Thánh cũng nói  ai có ân tứ nói tiên tri thì lớn hơn ân tứ nói tiếng lạ. Vì thế tôi cứ đinh ninh nói tiếng lạ là một điều nhỏ. Nhưng Chúa lại phán với tôi: “ Mel Tari à, ân tứ nói tiếng lạ là một điều nhỏ. Đúng thế, nhưng tại sao con lại từ chối không nhận nó? Nếu con nhận nơi ai điều gì, con có chê nó lớn hay nhỏ không? Hay là con vui nhận hết tất cả để tỏ lòng tôn kính người ban cho?” Tôi nghĩ nếu mình từ chối ân tứ nói tiếng lạ thì hóa ra mình không tôn trọngChúa, cho nên tôi ăn năn về ý nghĩ đã khinh chê ân tứ nói tiếng lạ là vấn đề nhỏ. Tuy nhiên tôi vẫn còn biện luận cùng Chúa: “Lạy Chúa, con vẫn không tin việc nói tiếng lạ vì con chưa kinh nghiệm nó!” Chúa lại phán với tôi: _Con đã lên Thiên Đàng chưa? _Dạ chưa!.      _Thế sao con gọi Thiên Đàng là quê hương của mình? _Thưa, con tin Thiên àng là quê hương vì Kinh Thánh nói như vậy Chúa bảo tôi mở Kinh Thánh ra để coi Kinh Thánh nói gì về việc nói tiếng lạ. * Bắt đầu từ sách Công vụ đoạn 2. Tôi nói: “Lạy Chúa, các sứ đồ đã nói tiếng lạ!” Tôi thường nghĩ là việc nói tiếng lạ chỉ dành cho việc giảng Tin-Lành. Vì lúc bấy giờ có nhiều người, nhiều dân tộc tụ lại ở Giê-ru-sa-lem khi Thánh Linh giáng xuống ban cho sứ đồ nói tiếng lạ để giảng Tin-Lành cho những người từ các nơi đến với ít nhất là 14 hay 15 thứ tiếng. Nhưng tôi được Chúa cho biết quan niệm của tôi về việc ấy không đúng vì các lý do sau: _Các sứ đồ dùng tiếng lạ để ngợi khen Đức Chúa Trời, nói về sự cao trọng của Ngài. Họ nói với Đức Chúa Trời chứ không phải với đám đông trước mặt. Công vụ 2:16 _Các sứ đồ không dùng tiếng lạ để giảng Tin-Lành, vì giả sử 12 người cùng một lúc giảng bằng 15 ngôn ngữ khác nhau thì ít ai có thể chú ý lắng nghe được. _Tại sao sau đó Phierơ lại đứng ra giảng “Hỡi người Giu-đa và mọi người ở thành Giê-ru-sa-lem…” Câu 14. Nếu những người kia đã dùng những thứ tiếng khác để giảng thì Phierơ đâu cần đứng lên giữa hội chúng mà giảng nữa? Nhưng Phierơ đã đứng lên giảng Tin-Lành với ngôn ngữ thông thường cho mọi người hiểu và có 3,000 người tin nhận Chúa Giê-xu. Tôi tiếp tục tìm vào trong Kinh Thánh những đoạn chép về việc nói tiếng lạ. Khi được Chúa bày tỏ, tôi khám phá ra việc nói tiếng lạ có một ý nghĩa rất đặc biệt trong đềi sống Cơ-đốc-nhân. Nhưng với mục đích gì? _Phierơ đang giảng cho gia đình Cọt-nây thì Đức Thánh Linh giáng xuống khiến họ nói tiếng lạ và ngợi khen Đức Chúa Trời. Công vụ 10:45-46. _Phao-lô đến Ê-phê-sô giảng và cầu nguyện cho một số tín đồ nhận lãnh Đức Thánh Linh. Họ được ban cho nói tiếng lạ [tiếng ngoại quốc] và lời tiên tri. Công vụ 19:6 _Phao-lô dạy  “kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng lấy chính mình” Icôr 14:4 và ông còn xác nhận “tôi nói tiếng lạ nhiều hơn mọi người” Icôr 14:18. _Ân-tứ nói tiếng lạ rất phổ thông trong Hội Thánh đầu tiên nên Phao-lô phải hướng dẫn một cách trật tự trong Hội Thánh.  Sau đó,  để tránh sự hiểu lầm, ông đã cẩn thận  nhắc  lại “...đừng ngăn trở chi về điều nói tiếng lạ” I Côrinhtô 14:39 Tôi nghĩ: “Nếu việc nói tiếng lạ là để gây dựng cho chính mình thì đó là điều quan trọngbiết dường nào”. Cuối cùng tôi đã cầu nguyện: Lạy Chúa, con đã ý thức việc nói tiếng lạ là một điều kỳ diệu, xin Ngài ban cho con ân tứ ấy để con có mối thống công khắng khít với Đức Chúa Cha yêu quý của con. Nếu điều đó gây dựng cho con, xin cho con được tương giao với Ngài. Tôi cũng cẩn thận cầu nguyện thêm rằng: Nhưng thưa Chúa, xin cho con nhận được ân tứ nói tiếng lạ một cách cá nhân để thông công với Ngài thôi, con không muốn xin nói tiếng lạ trong nhà thờ! Một ngày kia khi tôi vừa giảng xong, tự nhiên có một luồng vui mừng, bình an từ thiên thượng tuôn tràn vào lòng tôi. Tôi lập tức giơ tay thẳng lên trời và khởi sự ca ngợi Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên là tôi dùng tiếng Inđônêsia với những từ ngữ thật đẹp đẽ để tôn vinh Đức Chúa Trời. Thật là sự vui mừng, bình an kỳ diệu quá, đến nỗi sau 15 phút tôn vinh bằng tiếng Inđônêsia. Tôi vẫn thấy không đủ, tôi nhớ lại bài hát của Wesley “Cả ngàn thứ tiếng cũng không đủ để tôi ca ngợi Thiên Chúa kỳ diệu và Đấng Cứu chuộc toàn năng của tôi”. Lúc bấy giờ sự khát khao sâu thẳm nhất của tôi là để ca ngợi Chúa mà thôi. Tôi chỉ muốn thưa với Chúa Giê-xu rằng “Con yêu Ngài!” và cứ nói luôn không dứt. Sau 15 phút dùng tiếng Inđônêsia, tôi dùng tiếng địa phương tại Timor. Sau đó tôi nói sang tiếng Anh cách bập bẹ để ngợi khen Đức Chúa Trời. Cuối cùng tôi thưa Chúa: “Lạy Chúa, con cần các thứ tiếng khác nữa để nói rằng con yêu Ngài.” Bấy giờ một tiếng êm dịu nói với tôi: Con thật sự cần điều đó à? _Vâng, thưa Chúa. Khát khao sâu xa nhất của con giờ này là được tôn vinh Ngài không thôi. Con muốn Chúa được vinh hiển, làm thế nào để con được tôn vinh Ngài? _Con hãy dâng lưỡi của con cho Ta, và để Thánh Linh nói qua con. Tôi chợt ngần ngại thưa: _Lạy Chúa, con phải nói tiếng lạ ngay giờ này sao? Con không muốn nói tiếng lạ... Nhưng nếu đó là điều Chúa thấy con cần thì…xin Ngài hãy làm! Ồ, ngày đó thật là kỳ diệu Tôi không thể kể hết niềm vui của tôi trong ngày ấy. Khi Thánh Linh chiếm hữu cái lưỡi của tôi, tôi chẳng còn biết việc gì xảy ra. Vì Kinh Thánh cho biết: “ Người nào nói tiếng lạ thì không phải nói với người ta, bèn là nói cùng Đức Chúa Trời. Bởi chẳng có ai hiểu được vì ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm” I Côrinhtô 14:2 Tôi có cảm giác rằng Ngài đưa tôi lên cao, cao thật cao đến một nơi mà tại đó tôi có thể nói với Ngài cách đặc biệt…Thế rồi tôi nhận biết rằng mình đã được chạm vào lòng Chúa Giê-xu và Ngài cũng đã chạm vào lòng tôi. Tôi yêu Ngài không xiết kể! Từ đấy tôi cũng tin rằng báptêm bằng Đức Thánh Linh có nghĩa là sự đầy dẫy Đấng Christ. Ngài là trung tâm, là Chúa, là Chủ mọi sinh hoạt của tôi. Để cho dễ hiểu hơn, tôi xin dùng nột vòng tròn lớn và Ngài là cây thập tự ở chính giữa. Tôi sẽ chia vòng tròn này thành 3 phần đều nhau: _Phần 1: “Ân tứ và quyền năng” I Côrinhtô 12 _Phần 2: “Yêu thương” I Côrinhtô 13 _Phần 3: “Trật tự và Thờ phượng” I Côrinhtô 14 Qua vòng tròn này và 2 vòng tròn khác, tôi xin giải thích về một đềi sống quân bình và từ đó tôi muốn nêu lên một vấn đề rất quan trọngtrong sự hiểu biết mới của tôi về Đức Thánh Linh qua việc nói tiếng lạ. I.                    Phần Quyền năng  [I Côrinhtô 12] Quyền năng của Đức Thánh Linh có thể mô tả bằng công tác chứng đạo hay truyền giảng bao gồm 2 phần 1a và 1b 1a. Truyền giảng, chinh phục linh hồn tội nhân cho Đấng Christ. Sự kiện xảy ra trong công vụ 2 khi Phierơ  giảng cho 3,000 người tin Chúa. Đây là quyền năng của Chúa Thánh Linh. 1b. Dấu lạ và phép lạ [ Mác 16: 18-20] cặp theo lời giảng để làm cho vững đạo. II.                 Phần Yêu Thương [Icôr 13] Bao gồm 2 phần 2a và 2b 2a. Tình yêu thương đối với Đức Chúa Trời: “Chúa Giê-xu đáp rằng: Ngươi hãy hết lòng, hết linh hồn, hết ý hết sức mà yêu mến Chúa là Đức Chúa Trời ngươi” Mathiơ 22:37 2b. Tình yêu đối với con người: “Vì có ai nói rằng ta yêu Đức Chúa Trời, mà ghét anh em mình thì là kẻ nói dối. Vì kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì không thể yêu Đức Chúa Trời mình chẳng thấy được” Giăng 4:20 Phần Yêu thương này có nghĩa gì? Tôi có thể gợi ý như sau: Khi chúng ta nhận Báptêm bằng Thánh Linh, chúng ta sẽ được lớn lên trong tình yêu thương. Như trong Êphêsô 3:16-19 “Chúng ta đâm rễ vững nền trong yêu thương, được hiệp cùng các thánh đồ để hiểu thấu bỏ rộng, bỏ dài, bỏ cao, bỏ sâu của nó là thể nào và được biết tình thương Đấng Christ là trổi hơn mọi sự thông biết” Chúng ta ngày càng lớn lên trong tình yêu thương không những đối với Đức Chúa Trời mà còn đối với loài người nữa. Đây chính là bông trái Thánh Linh nảy nở trong chúng ta giống như kết quả của báptêm bằng Thánh Linh. Tính chất tình yêu thương của chúng ta như đã mô tả trong [I Côrinhtô 13] sẽ kết nụ trong chúng ta ở cả hai lãnh vực yêu Đức Chúa Trời và yêu loài người. Nhưng đáng tiếc, có nhiều người khi đầy dẫy Đức Thánh Linh chỉ chuyên chú lớn lên trong lãnh vực yêu Đức Chúa Trời, còn lãnh vực yêu loài người thì không tăng trưởng được chút nào! Một người đàn bà ở thành phố nọ rất yêu Đức Chúa Trời, bà ta nói thế. Nhưng cũng lúc đó tôi được biết bà ta chẳng yêu chồng mình. Bà này là một ví dụ về sự lớn lên phần 2a nhưng hoàn toàn không lớn lên trong phần 2b. III.             Phần Trật tự hoặc Thứ tự Chữ “thứ tự” ở đây là “Thứ tự trong sự thờ phượng” Phao-lô nhấn mạnh sự thứ tự trong giờ thờ phượng chung cũng như riêng. Do đó trong phần này chúng ta dùng hai chữ “Thứ tự” theo Timôthê 1:7 và “Thờ phượng” theo Côrinhtô 14 Đây là phần thứ 3 của đềi sống Cơ-đốc-nhân. Khi chúng ta được nhận lãnh báptêm bằng Thánh Linh thì phần này cũng lớn lên. Ta có thể chia phần này làm 2 khu vực 3a và 3b. 3a. Sự thờ phượng cá nhân: Chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng trí khôn nghĩa là chúng ta có thể hiểu được những lời chúng ta cầu nguyện. Nhưng chúng ta có thể thờ phương Đức Chúa Trời bằng tâm thần qua sự cầu nguyện tiếng lạ. I Côrinhtô 14:15 3b. Sự thờ phượng nơi công cộng:  Là sự thờ phượng ở thánh đường, có nhiều người hiệp chung với nhau. Tại đây việc nói tiếng lạ cần được thông giải và theo thứ tự [I Côrinhtô 14:26-33] a. Một đềi sống Cơ-đốc-nhân có sự quân bình Đời sống Cơ-đốc-nhân quân bình là đềi sống có 3 mặt phát triển cách đồng bộ. Khi chúng ta được tăng trưởng hay phát triển về phần tình yêu thương thì chúng ta càng yêu Đức Chúa Trời bao nhiêu lại thêm yêu thương người khác bấy nhiêu. Tôi cũng không từ chối vấn đề là chúng ta phải trả giá để tìm kiếm quyền năng của Đức Chúa Trời. Khi chúng ta càng yêu người khác thì chúng ta lại càng muốn có quyền năng để phục vụ. Đây là điều ao ước mạnh nhất trong lòng chúng ta hầu Đức Thánh Linh có thể tự do hành động qua chúng ta mà đem nhiều người đến sự cứu rỗi. Có nhiều người cho rằng: “Tôi rất yêu người khác và muốn chinh phục họ cho Đấng Christ nhưng tôi không có quyền năng để làm việc ấy” Theo tôi nghĩ, những người này chưa thật sự yêu người khác. Nếu chúng ta được phát triển bông trái yêu thương thì chúng ta cũng lớn lên trong bông trái quyền năng. Bạn càng yêu người khác chừng nào thì bạn càng ao ước mạnh mẽ được Đức Chúa Trời sử dụng mình để giúp đỡ họ tìm Ngài. Nếu chúng ta được phát triển hai phần yêu thương và quyền năng đúng mức thì chắc chúng ta sẽ bắt đầu thấy quyền năng làm phép lạ và nhiều người được cứu. Tự nhiên lúc bấy giờ chúng ta sẽ ngợi khen Đức Chúa Trời càng lúc càng nhiều hơn, vì sự vui mừng trong công việc Đức Chúa Trời làm qua chúng ta sẽ giúp cho sự ngợi khen Chúa của chúng ta càng tăng thêm. Cứ như thế chúng ta sẽ thấy rõ sự phát triển của phần 3 thờ phượng là một kết quả tự nhiên. Chúng ta sẽ muốn được phát triển sự thờ phượng Đức Chúa Trời môt cách mới trong sự thờ phượng chung cũng như sự thờ phượng cá nhân. Trong sự thờ phượng Chúa cá nhân, chúng ta không những ngợi khen Chúa bằng ngôn ngữ mà mình nói nhưng cũng muốn nói nhiều ngôn ngữ khác để ngợi khen Chúa. Do đó việc nói tiếng lạ trong trường hợp này là kết quả tự nhiên của người được đầy dẫy Đức Thánh Linh. b.  Sự thiếu quân bình: Sơ đồ này tiêu biểu cho cách thức để một Cơ-đốc-nhân đầy dẫy Đức Thánh Linh phát triển quân bình. Nhu cầu đáp ứng cho sự đòi hỏi này thật rõ ràng. Có nhiều người Chỉ lớn lên ở một phần. Ví dụ trong phần năng lực giảng dạy chẳng hạn. Những người khác lại lớn lên trong phần 2b yêu thương đồng loại… Có thể nói những người thuộc giáo phái Ngũ Tuần quá lớn mạnh trong phần 3a, 3b tuy nhiên tình yêu Đức Chúa Trời và loài người cũng có thể tìm thấy trong họ. Như tôi đã giải nghĩa, nếu chúng ta không lớn lên đồng đều trong cả 3 phần thì sẽ xãy ra sự chệnh lệch, khập khiểng. Chẳng hạn cái vòng tròn ấy chỉ mở ra trong lãnh vực tình yêu và lãnh vực thờ phượng thì cái vòng tròn ấy sẽ như thế nào? Một cái xe không tròn đều như vậy có chạy được chăng?                   Tóm lại, sự nảy nở đồng đều cả 3 phần sẽ được đem lại một đềi sống tốt đẹp. Trong phần [2a] do sự vâng lời và kính sợ Ngài, chúng ta học biết yêu thương Đức Chúa Trời càng hơn.—chúng ta lớn lên trong tình yêu loài người và sẽ tỏ bày tình yêu thương cách thực tế hơn như trong phần [2b]. Khi tình yêu loài người lớn mạng—thì sẽ tăng trưởng phần [1a] trong việc làm chứng đạo, lúc bấy giờ sẽ càng khao khát đưa dẫn nhiều người đến với Đấng Christ—Ngài sẽ ban cho phép lạ cặp theo [1b]—bấy giờ kinh nghiệm của sự thờ phượng thật [3a+3b] sẽ lên đến đỉnh cao nhất của đời sống Cơ-đốc-nhân. Lưu ý: Hiện tượng “Nói tiếng lạ” có hai phạm trù “Dấu hiệu Tiếng lạ” hoặc “Ân tứ nói tiếng lạ” _ “Dấu hiệu Tiếng lạ”: vốn là bằng cớ bên ngoài của sự đầy dẫy Đức Thánh Linh bên trong, khi người tín hữu nhận được báptêm bằng Thánh Linh. Trong trường hợp này, có nhiều người chưa phát âm được rõ ràng vì lưỡi bị rung động đặc biệt trước sự tác động của Chúa Thánh Linh. _ “Ân tứ Tiếng lạ” để tiếp tục nói tiếng lạ về sau. Người tín hữu phải nhận được “Ân tứ nói tiếng lạ” và có thể sử dụng ân tứ này trong bất cứ lúc nào họ muốn tương giao với Đức Chúa Trời. Đây là sự thể hiện của một ân tứ trong 9 ân tứ Thuộc linh: “Vả, người nhờ Đức Thánh Linh được lời nói khôn ngoan, kẻ kia nhờ một Đức Thánh Linh ấy cũng được lời nói có tri thức. Bởi một Đức Thánh Linh cho người nầy được đức tin, cũng bởi một Đức Thánh Linh ấy cho kẻ kia được ơn chữa tật bịnh. Người thì được làm phép lạ, kẻ thì được nói tiên tri, người thì phân biệt các thần. Kẻ thì được nói nhiều thứ tiếng khác nhau, người thì được thông giải các thứ tiếng. Mọi điều đó là công việc của một Đức Thánh Linh mà thôi, theo ý Ngài muốn, phân phát sự ban cho riêng cho mỗi người” I Côrinhtô 12:8-11. ________________________________________________________ c. Báptêm bằng Thánh Linh và việc nói tiếng lạ. A. Báptêm bằng Thánh Linh: Chúng ta nhận lãnh báptêm bằng Thánh Linh theo các bước sau. a. Tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của mình “Hãy hối cải, ai nấy phải nhân danh Chúa Giê-xu để chịu Báptêm để được tha tội mình, rồi sẽ nhận lãnh sự ban cho Đức Thánh Linh” Công vụ 2:38 b. Phải chắc chắn rằng trong đềi sống mình không còn tội lỗi kín dấu nào chưa được xưng ra với Chúa. Nếu bạn là một Cơ-đốc-nhân nhưng còn tội nào chưa xưng ra thì hãy đem nó ra ánh sáng. Làm như thế thì Thánh Linh mới dễ dàng tuôn tràn ra. Vì nếu trong bạn còn tội lỗi thì ma quỷ vẫn tấn công bạn, trong bạn có hai Thần Linh. Thánh Linh làm việc trong bạn và bày tỏ chính Ngài cho bạn, khi đó nếu ma quỷ ẩn dấu trong bạn thì đồng một lúc nó cũng nói, vì thế bạn thường lẫn lộn, đó là lý do vì sao trước khi Đức Chúa Trời ban Thánh Linh cho chúng ta chắc chắn rằng trong đềi sống mình không còn tội lỗi nào chưa được xưng ra cả. c. Phải chắc chắn rằng không còn quyền lực nào của ma quỷ đang chi phối trong đềi sống bạn. Chẳng hạn trước đây bạn có đi đến nơi đồng bóng, xem bói, cầu cơ, đeo bùa chuộc ngải… hãy nhân danh Chúa Giê-xu mà dứt bỏ mọi sự ràng buộc ấy. Sau khi cầu nguyện cùng Chúa, hãy tuyên bố đắc thắng quyền lực tối tăm như vậy: “Trong danh Chúa Giê-xu, ta tuyên bố chấm dứt mọi quyền lực của ma quỷ…trong quá khứ. Từ bây giờ trở đi, ta sẽ không còn còn bị ảnh hưởng của các quyền lực từ nhà ngươi nữa” Theo lời hứa trong Êsai 61:1 Ngài sẽ mở trói cho những ai đang bị ma quỷ trói buộc. Trong Xuất Ê-díp-tô ký 20:5 nói rằng Ngài sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba, bốn đềi. Ở trường hợp này thường là vì có liên hệ đến tà linh, chúng ta phải cẩn thận xin Ngài cắt đứt mọi trói buộc của chủ quyền cũ. Nếu bạn có một chiếc ghe gắn động cơ thật mạnh, nhưng phần dưới đáy ghe lại có một sợi dây cột chặt vào bỏ. Thử hỏi bạn tiến được về phía trước chăng? Đời sống Cơ-đốc-nhân của bạn cũng như vậy, nếu bạn có những mối ràng buộc với ma quỷ thì sẽ chẳng tiến xa về phương diện thuộc linh bao nhiêu. Khi Thánh Linh Chúa đổ xuống trên bạn bạn có được quyền năng làm cho nổ máy nhưng vẫn không thể tiến lên được. Vậy hãy cắt đứt mọi sợi dây trói buộc, tuyên bố chấm dứt những sự ràng buộc của ma quỷ, của tội lỗi và những mối liên hệ cũ do tổ tiên tuyền lại. d. Bước thứ 4 là bước quan trọngnhất: bạn phải nhận lãnh Đức Thánh Linh bằng đức tin. Chúng ta biết chúng ta có Chúa Thánh Linh và chúng ta có thể được Ngài đầy dẫy trên đềi sống mình, vì lời Đức Chúa Trời hứa như thế: “Người công bình sẽ sống bởi đức tin” Chúng ta cậy tin nơi Lời Chúa hứa mà nhận được Đức Thánh Linh chứ không bao giờ phải nhận lầm thần cảm giả mạo “Vậy nếu các ngươi là xấu, còn biết cho con cái mình vật tốt thay, huống chi Cha các ngươi ở trên trời lại chẳng ban Đức Thánh Linh cho người xin Ngài sao?” Luca 11:13 Hãy nhớ rõ điều này, chỉ có Chúa Giê-xu là Đấng làm phép báptêm cho chúng ta bằng Thánh Linh. Có nhiều người lầm lẫn khi cầu nguyện với Đức Thánh Linh như sau: “Lạy Chúa Thánh Linh, xin ngài đổ đầy con, báptêm Thánh Linh cho con…” Sự cầu nguyện như vậy giống như bạn đi đến ao nước rồi xin nước làm báptêm cho bạn. Chúng ta chẳng bao giờ làm như vậy, nhưng thường đi đến vị Mục sư và xin ông làm báptêm bằng cách nhận chìm mình xuống nước. Chúa Giê-xu cũng giống như vị Mục sư ấy, Ngài làm báptêm cho chúng ta không phải bằng nước nhưng bằng Chúa Thánh Linh. Bấy giờ chúng ta chỉ có việc đơn giản là cầu nguyện và xin Chúa Giê-xu làm báptêm cho chúng ta bằng Thánh Linh vì biết rằng nếu chúng ta cầu xin thì Thánh Linh sẽ được ban cho chúng ta. Sau khi cầu nguyện bằng cả đức tin, bạn hãy bắt đầu ngợi khen Ngài. Tại sao? Vì lúc bấy giờ bạn biết chắc rằng Chúa Giê-xu đã ban cho bạn quyền năng của Thánh Linh Ngài, điều đó chứng tỏ chúng ta tin Lời Ngài.Và chúng ta ngợi khen Ngài vì chúng ta chắc Ngài đã làm những gì chúng ta cầu xin. Tóm lại, khi chúng ta cầu xin Đức Chúa Trời bởi đức tin để được nhận báptêm bằng Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ nhận được ngay. Ngợi khen Đức Chúa Trời vì khi tôi cầu xin Ngài bởi đức tin thì Ngài làm báptêm cho tôi ngay lập tức bằng Đức Thánh Linh. Tôi tin đơn sơ như vậy vì lời Ngài phán: “Hãy xin sẽ được…” Luca 11:9 B. Vấn đề “nói tiếng lạ” Chúa Giê-xu phán lời này trước khi Ngài về trời: “Hễ ai tin sẽ được các dấu lạ này: Lấy danh ta trừ quỷ, dùng tiếng mới mà nói, bắt rắn trong tay, nếu uống giống chi độc cũng chẳng hại gì, hễ đặt tay trên kẻ đau thì kẻ đau sẽ lành…” Mác 16:17-19 Như vậy, Ngài xác nhận sự nói tiếng lạ được ban cho “Hễ ai tin” vì ấy cũng là một trong những “dấu lạ chứng tỏ đức tin” của Cơ-đốc-nhân. Nhiều người hiểu lầm Chúa Giê-xu đang nói về những “Dấu lạ của sự báptêm bằng Thánh Linh” nên họ dạy rằng: -Nói tiếng lạ không phải là dấu hiệu duy nhất vì việc trừ quỷ, bắt rắn trong tay, chữa bệnh…cũng là dấu hiệu của việc báptêm bằng Thánh Linh. Chúng ta có thể xem tiếp những trường hợp nói tiếng lạ khác có ghi trong Kinh Thánh Công vụ đoạn 2,10,19. Dĩ nhiên những trường hợp này đều là thật và tôi nghĩ rằng: Hễ ai đã nhận lãnh Báptêm bằng Thánh Linh thì sớm muộn gì cũng sẽ nói tiếng lạ, vì đó là điều đã được xác định trong Kinh Thánh. Trong Công vụ 19, Kinh Thánh cũng nói rõ ràng là khi người ta nhận lãnh Đức Thánh Linh, họ nói tiếng lạ và cũng nói tiên tri nữa. Công vụ 10 thì không những nói tiếng lạ nhưng nói tiếng ngoại quốc để nêu lên sự cao trọng của Đức Chúa Trời. Việc nói tiếng lạ có tác dụng gì trong đềi sống Cơ-đốc-nhân? 1. Phao-lô đã nói về đềi sống cầu nguyện và hát thờ phượng Chúa của ông như sau: “Vậy thì tôi sẽ làm thế nào? Tôi sẽ cầu nguyện theo tâm thần, nhưng cũng cầu nguyện bằng trí khôn. Tôi sẽ hát theo tâm thần, nhưng cũng hát bằng trí khôn.” I Côrinhtô 14:15 Như thế, trong sinh hoạt thờ phượng cá nhân chúng ta có thể thờ phượng Đức Chúa Trời bằng trí khôn và bằng cả tâm thần với ngôn ngữ tiếng lạ. Tôi nghĩ rằng sau khi Cơ-đốc-nhân nhận lãnh báptêm Thánh Linh thì cá nhân người đó sẽ nói tiếng lạ trong sinh hoạt thờ phượng riêng của họ. Để trả lời cho câu hỏi về sự cần thiết của việc nói tiếng lạ, một học giả Kinh Thánh có viết “Đức Thánh Linh sẽ khiến bạn lớn lên không những ở lãnh vực tình yêu và quyền năng mà còn ở lãnh vực thờ phượng nữa. Nếu chúng ta được lớn lên trong lãnh vực thờ phượng thì điều đó có nghĩa là sớm hay muộn gì rồi chúng ta cũng sẽ nói tiếng lạ” 2. Mặc khác, khi chúng ta cầu xin được báptêm Thánh Linh để bày tỏ đức tin chúng ta ngợi khen Đức Chúa Trời. Và để bày tỏ sự vâng lời, chúng ta dâng thân thể mình làm của lễ sống và thánh đẹp lòng Đức Chúa Trời. Rôma 12:1,2 Khi Đức Thánh Linh muốn kiểm soát thân thể chúng ta, Ngài cần kiểm soát cơ năng nào trước hết? Thánh Gia-cơ viết “Hết thảy loài muông thú, chim chóc, sâu bọ, loài dưới biển đều trị phục được và đã bị loài người trị phục rồi. Nhưng cái lưỡi thì không ai trị phục được nó. Ấy là một vật dữ người ta không thể hãm dẹp được: đầy dẫy chất độc giết chết…” Gia-cơ 3:8,9. Cái lưỡi giống như cái hàm thiếc tra vào miệng ngựa. Nếu bạn kiểm soát được cái lưỡi thì bạn có thể kiểm soát cả con người bạn, cả thân thể của bạn. Khi Thánh Linh đến, Ngài muốn dùng và kiểm soát cái lưỡi của chúng ta và qua đó Ngài mới có thể kiểm soát toàn thân thể chúng ta được. Lâu nay chúng ta ở dưới quyền kiểm soát của tâm trí hung dữ và tấm lòng độc ác. Nhiều lần Chúa Giê-xu phán: “Bởi sự đầy dẫy trong lòng mà miệng mới nói ra” Mathiơ 12:34, Mathiơ15:18, Luca 6:45 Nhưng bấy giờ Đức Thánh Linh chiếm hữu chúng ta và điều trước hết Ngài muốn làm là quản trị cái lưỡi của chúng ta. Đức Thánh Linh không phải là Thần linh câm nhưng Ngài là Thần linh muốn bày tỏ chính Ngài bằng nhiều cách. Một trong những cách Ngài bày tỏ là ân tứ nói tiếng lạ. Những ân tứ khác Ngài cũng ban cho chúng ta là: lời khôn ngoan, tri thức, ơn chữa bệnh tật, được làm phép lạ, nói tiên tri, phân biệt các thần, và thông giải tiếng lạ. 3. Đức Thánh Linh muốn dùng lưỡi chúng ta để thờ phượng Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời đến để kiểm soát tâm thần chúng ta. Ngài bước vào tâm thần chúng ta và chúng ta trở nên sống động. Kinh Thánh cho biết: “Khi những kẻ thờ phượng thật lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ phượng Cha: Ấy là kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích vậy. Vì Đức Chúa Trời là thần nên ai thờ phượng Ngài thì phải lấy tâm thần và lẽ thật mà thờ lạy” Giăng 4:23,24 Làm sao để có thể thờ phượng Chúa bằng tâm thần? Thánh Phao-lô bày tỏ trong I Côrinhtô 14:2-15 “Vì người nào nói tiếng lạ thì không phải nói với người ta, bèn là với Đức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu. Ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm.” I Côrinhtô 14:2 Tại sao chúng ta cần phải thờ phượng Đức Chúa Trời bằng tâm thần? Vì “Ấy đó là những kẻ thờ phượng mà Cha ưa thích…” Và khi chúng ta thờ phượng bằng tâm thần thì chúng ta được gây dựng và cũng sửa soạn cho việc gây dựng người khác [Công Vụ 14:4] Tóm lại, báptêm bằng Đức Thánh Linh là bước khởi đầu cho các ơn phước thuộc linh trên cao. Đừng trông đợi Ngài bày tỏ các ân tứ lớn lao trong cùng một lúc nhưng hãy bắt đầu từ cái nhỏ nhất. Khi chúng ta bước đi trong Thánh Linh thì Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta vào những trách nhiệm phục vụ người khác và Ngài cũng bày tỏ chính Ngài qua chúng ta ngày càng hơn. Những lời trong Châm ngôn 4:18 sẽ trở thành sự thật “Nhưng con đường người công bình sẽ giống như sự chiếu rạng, càng sáng thêm lên cho đến giữa trưa” Khi được đầy dẫy Thánh Linh, chúng ta sẽ bắt đầu tăng trưởng trong ba phần:    1. Tình yêu: - Yêu Đức Chúa Trời ngày càng thắm thiết. - Yêu loài người bằng tình yêu thiên thượng.    1. Quyền năng: - Chứng đạo chinh phục linh hồn tội nhân. - Thực hiện phép lạ để làm vững đạo, chứng minh Đức Chúa Trời thực hữu.    1. Thờ phượng: - Tôn thờ Đức Chúa Trời cách mầu nhiệm trong sự thờ phượng cá nhân. - Vinh hiển danh Đức Chúa Trời trong các buổi nhóm chung của Hội Thánh. Chúng ta thấy rõ là những ân tứ Thánh Linh ban cho chúng ta kết quả trong nhiều lãnh vực khác nhau: _Gây dựng cho chính mình: đức tin, nói tiếng lạ… _Gây dựng cho người khác: Lời khôn ngoan, lời tri thức. nói tiên tri, thông giải tiếng lạ… _Thể hiện các ơn lành của Đấng Christ cho thế gian: Chữa bệnh, đuổi ma quỷ, làm phép lạ… Tôi ghét nói tiếng lạ Một trong những câu Kinh Thánh quấy rầy tôi nhất là câu Kinh Thánh “...họ sẽ dùng tiếng mới mà nói” Tôi thuộc giáo hội Trưởng Lão Hòa Lan và thú thật với các bạn, tôi ghét nói tiếng lạ. Mặc dù chúng tôi biết Kinh Thánh nói nhiều đến vấn đề tiếng lạ, nhưng tôi vẫn ghét nói tiếng lạ. Nếu bạn hỏi lý do, tôi sẽ trưng dẫn hàng tá lý do, một trong các lý do chính là nhiều người cho rằng việc nói tiếng lạ chỉ xảy ra trong Kinh Thánh cách đây gần 2000 năm, và hiện tại có nhiều sự giải nghĩa khác nhau về tiếng lạ nên tôi thực sự không biết có nên tin hay không. Ngoài ra, có lẽ lý do quan trọng nhất khiến tôi không thích nhưng thậm chí lại “ghét” việc nói tiếng lạ ấy: Chính tôi chưa nhận được kinh nghiệm ân tứ đó! Tôi đã dùng kinh nghiệm riêng cá nhân làm tiêu chuẩn chứ không dựa và tiêu chuẩn của Kinh Thánh. Đó là nan đề của nhiều người. Khi tôi nói đến đề tài nói tiếng lạ thì nhiều người hỏi tôi: “Anh Mel Tari ơi, anh muốn nói đến tiếng lạ hả? Có phải anh là một người theo Ngũ tuần không? Tiếng lạ là bên giáo hội Ngũ-tuần kia mà… Nhiều lần tôi phải xác định cho họ an tâm: “Không, tôi vẫn là người thuộc Giáo hội trưởng lão.” Có một thực tế là chúng ta những người trong các Giáo hội không phải là Giáo hội Ngũ-tuần thường phản đối kịch liệt đến ngay cả từ ngữ “Tiếng lạ” nữa. Chính tôi cũng rất bực mình khi nghe nói về việc họ biết nói tiếng lạ. Nếu có quyền, chắc nhiều người trong chúng tôi dám bỏ những đoạn, những câu viết nói tiếng lạ ra khỏi Kinh Thánh. Nhưng sau đó tôi nghĩ rằng vì Chúa Giê-xu đề cập đến vấn đề nói tiếng lạ và Kinh Thánh cũng nói với chúng ta về tiếng lạ thì chắc phải có điều gì quan trọng lắm. Tôi thường nghĩ rằng tiếng lạ là một điều rất nhỏ, và những năm về trước tôi đã cầu nguyện “Lạy Chúa, Con cần quyền năng của Ngài, nhưng con không cần nói tiếng lạ” Đó là một lời cầu nguyện khôi hài, nhưng là một lời cầu nguyện thành thật. Tôi muốn nói thật với Đức Chúa Trời là tôi không muốn nói tiếng lạ. Tôi cũng nhớ rằng khi ấy Chúa phán với lòng tôi rằng: “Mel Tari, tại sao con không thích nói tiếng lạ?” Tôi thưa với Chúa: “Thưa Chúa, vì tiếng lạ là điều nhỏ, con muốn như tình yêu, quyền năng làm phép lạ hay là những gì giống như thế. Kinh Thánh xếp việc nói tiếng lạ vào phần cuối của các ân tứ”. Kinh Thánh chép rằng ai được ban cho ân tứ nói tiên tri thì lớn hơn những ai được ban cho ân tứ nói tiếng lạ, vì thế tôi dùng lý trí giải thích việc nói tiếng lạ là một điều nhỏ. Một lần tôi thưa với Chúa –“Lạy Chúa, con không muốn điều ấy, con muốn những điều lớn hơn” Ngày kia Chúa phán với tôi [Đôi khi Đức Chúa Trời cần nói những tiếng nhỏ nhẹ trước khi Ngài chinh phục tấm lòng chúng ta]: Mel Tari, một ngày kia con sẽ có người yêu và một hôm nàng nói với con “Anh xem đây, em có vật này để tặng anh” và nàng trao cho con một vật nhỏ giống như một cây thập tự thắt bằng chỉ đáng giá chừng 50 xu. Nhưng vì đó là người yêu nên con rất vui nhận lấy và còn tặng cô nàng chiếc hôn trìu mến rồi nói…” cám ơn em nhé, món quà dễ thương quá, em thật tế nhị lắm!” Tại sao con lại thích món quà chỉ đáng 50 xu ấy? Món quà ấy quý không phải vì giá trị của nó, nhưng vì tấm lòng người tặng. Con nhận quà vì người tặng chứ không vì món quà. Con có thể tự mua lấy một cây thật tự bằng vàng đẹp hơn với giá đến $200 nhưng con không thể vui bằng nhận món quà rẻ tiền này do chính người yêu trao tặng. Chúa lại phán với lời nhẹ nhàng: -Cũng vậy Mel Tari à, nói tiếng lạ tuy là một điều nhỏ nhưng tại sao con lại từ chối ân tứ này? Con nên nhận ơn tiếng lạ không phải vì ân tứ ấy lớn hay nhỏ, nhưng vì tôn trọng Đấng ban cho con điều đó. Nhiều người nói rằng họ tôn kính Đức Chúa Trời, nhưng chắc chắn là họ đã không thực tâm với Ngài, vì khi nói đến tặng phẩm tiếng lạ của Ngài thì họ khinh chê vì “Tôi không thích Ngài ban cho một điều nhỏ mọn và khôi hài như thế!” Làm sao chúng ta dám nói ân tứ của Đức Chúa Trời là điều nhỏ mọn và khôi hài rồi nói không cần nơi Chúa điều đó! Chúng ta phải tôn kính Đức Chúa Trời và vui mừng đón nhận tất cả mọi điều Ngài ban cho, không phân biệt lớn hay nhỏ. Người khác có thể chỉ trông chờ những tặng phẩm lớn, nhưng chúng ta lại vui mừng và trân trọng với món quà nhỏ của Chúa, điều đó chứng tỏ lòng chúng ta thật yêu mến và tôn kính Đức Chúa Trời là dường nào. Sự bày tỏ của Chúa đã kiến tôi phải công nhận trong lòng: “Ân tứ nói tiếng lạ tuy nhỏ nhưng cũng thật là ơn tứ lớn lao nữa, tốt hơn là mình phải ăn năn tội cứng lòng vì đã không tôn kính Chúa” Tôi cầu nguyện: Lạy Chúa, vâng Chúa có nói trong Kinh Thánh rằng ai tin sẽ nói bằng tiếng mới [Mác 16:17]. Con đã nghe chị của con nói tiếng lạ khi cơn phục hưng bắt đầu, nhưng con chưa kinh nghiệm điều này ra sao? Đừng dùng kinh nghiệm của con làm tiêu chuẩn cho Kinh Thánh. Nếu con chưa kinh nghiệm thì đừng cho rằng điều ấy không thật. Bấy giờ tôi xin hỏi các bạn một câu –Bạn đã lên Thiên đàng chưa? Chưa, bạn và tôi đều chưa. Chưa có ai trong chúng ta lên Thiên đàng cả, nhưng tại sao chúng ta gọi Thiên đàng là nhà của mình? Nếu chúng ta dùng kinh nghiệm làm tiêu chuẩn thì cũng nên quên Thiên đàng đi, đừng gọi Thiên đàng là nhà của mình nữa vì chưa có ai trong chúng ta đã ở đó cả. Tiêu chuẩn của chúng ta là Kinh thánh. Tại sao chúng ta tin có Thiên đàng? Vì Kinh thánh nói như vậy. Tôi lập tức mở Kinh thánh để xem việc nói tiếng lạ có nghĩa gì và vị trí của tiếng lạ trong Kinh thánh như thế nào. Tôi muốn trích dẫn một số câu Kinh thánh mà Chúa dạy trong khi nghiên cứu vấn đề này. Công vụ các sứ đồ đoạn 2. Khi đềc đoạn Kinh thánh này tôi đã cầu nguyện: “Lạy Chúa, đây là tiếng lạ được ban cho khi Thánh Linh giáng xuống trên họ. Nhưng tiếng lạ được ban cho với mục đích gì, có phải để các môn đồ dùng tiếng lạ rao giảng Tin lành không?” Chúa bảo tôi phải đềc thật kỹ những câu Kinh thánh trong đoạn 2 này, tôi vừa đềc vừa cầu nguyện cho đến khi Chúa cho tôi hiểu rằng “Các môn đồ đã không giảng Tin lành bằng tiếng lạ trong những ngôn ngữ khác nhau” như tôi thường nghĩ. Trong Công vụ 2:5,6 chép: “Vả, bấy giờ có người Giu-đa, kẻ mộ đạo, từ các dân thiên hạ đến, ở tại thành Giêrusalem. Lúc tiếng ấy vang ra, dân chúng chạy đến, ai nấy đều sững sờ vì mỗi người đều nghe các môn đồ nói tiếng xứ mình.” Các sứ đồ và 120 môn đồ ở trên phòng cao cầu nguyện chung với nhau, không có người khác quấy rầy họ. Khi Đức Thánh Linh giáng xuống và họ bắt đầu “Nói các thứ tiếng khác để thờ phượng Đức Chúa Trời” một cách thật mạnh mẽ. Sự ồn ào này đã khiến dân chúng bên ngoài nghe được và họ chạy đến xem. Như vậy trước khi và đang khi dân chúng tụ tập lại thì các môn đồ đã nói tiếng lạ. Lý do thứ hai khiến chúng ta không thể nói rằng các sứ đồ đã dùng tiếng lạ trong ơn ngoại ngữ để giảng Tin lành vì bấy giờ có đến hơn 14 sắc dân tại đó, không ai có thể nghe rõ ràng và hiểu được cả sứ điệp Tin lành trong khi “Đoàn diễn giả” giảng cùng một lúc bằng 15 thứ tiếng khác nhau. Vâng, dân chúng đã không nghe giảng Tin lành bằng tiếng lạ nhưng họ đã nghe được trong vòng 120 môn đồ đang ca ngợi Đức Chúa Trời. Có người đã dùng tiếng địa phương của họ mà “Nói những sự cao trọng của Đức Chúa Trời.” câu 11. Lý do thứ ba chứng tỏ tiếng lạ được ban cho không phải vì mục đích rao giảng Tin lành, ấy là trong câu 14 cho biết: “Bấy giờ, Phierơ đứng ra cùng mười một sứ đồ, cất tiếng nói với dân chúng rằng: Hỡi người Giu-đa, và mọi người ở tại thành Giê-ru-sa-lem, hãy biết rõ điều nầy, và lắng tai nghe lời ta...” Nếu các môn đồ đã giảng Tin lành bằng tiếng lạ trước rồi thì Phierơ đã không có lý do gì phải giảng lại một lần nữa. Nhưng Kinh thánh cho biết Phierơ đã đứng lên và giảng Tin lành cho dân chúng bằng ngôn ngữ mà họ có thể hiểu được. Kết quả là có 3000 người tiếp nhận Chúa Giê-xu. Tôi tiếp tục tìm những chỗ nói về “tiếng lạ” trong Kinh thánh. Lẽ thật Kinh thánh đã giúp tôi khám phá ra rằng tiếng lạ có một ý nghĩa thật quan trọng trong đềi sống Cơ đốc nhân. Vậy tiếng lạ được ban cho với mục đích gì? Công vụ các sứ đồ đoạn 8. “Phi-líp cũng vậy, xuống trong thành Sa-ma-ri mà giảng về Ðấng Christ tại đó. Ðoàn dân nghe người giảng và thấy các phép lạ người làm, thì đồng lòng lắng tai nghe người nói; vì có những tà ma kêu lớn tiếng mà ra khỏi nhiều kẻ bị quỷ ám, cùng kẻ bại và què được chữa lành cũng nhiều.” Công vụ 8:5-7 Có sự vui mừng khôn xiết ở trong thành ấy, nhưng vẫn còn thiếu một điều gì đó... Họ nghe giảng về Đấng Christ và nhiều người chịu báptêm. Họ biết được sự vui mừng lớn vì các phép lạ đã được thực hiện và họ đã thấy các quỷ bị đuổi ra. Nhưng họ vẫn còn thiếu một điều gì đó... Bây giờ chúng ta cần phải đềc tiếp: “Các sứ đồ vẫn ở tại thành Giêrusalem, nghe tin xứ Samari đã nhận lấy đạo Ðức Chúa Trời, bèn sai Phierơ và Giăng đến đó. Hai người tới nơi, cầu nguyện cho các môn đồ mới, để cho được nhận lấy Ðức Thánh Linh. Vì Ðức Thánh Linh chưa giáng xuống trên một ai trong b ?n đó; họ chỉ nhơn danh Ðức Chúa Giê-xu mà chịu phép báptem thôi. Phierơ và Giăng bèn đặt tay trên các môn đồ, thì đều được nhận lấy Ðức Thánh Linh.” Công vụ 8:14-17 Lời Kinh thánh nói rõ rằng: họ chưa nhận được Đức Thánh Linh cho đến khi Phierơ và Giăng cầu nguyện cho họ. Sau đó, một người tên Simôn đem tiền đến đặt nơi chân Phierơ và Giăng rồi nói: “hãy cho tôi quyềnphép ấy, để tôi đặt tay trên ai thì nấy được nhận lấy Ðức Thánh Linh.” Câu 19. Đức Thánh Linh đã giáng xuống qua sự cầu nguyện và đặt tay của các sứ đồ như thế nào mà thuật sĩ Simôn [Làm nghề phù phép] phải kinh ngạc và mong muốn nhận được quyềnnăng ấy? Tại sao trước đó ông đã xem thấy các phép lạ, ma quỷ bị đuổi và dân chúng thật rất vui mừng... nhưng ông không muốn điều này? Chắc chắn Simôn phải trông thấy một điều gì đó thật cụ thể qua việc đặt tay của các sứ đồ Phierơ và Giăng. Kinh thánh không có nói rõ là họ có nói tiếng lạ khi được đặt tay cầu nguyện hay không... Tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, quyềnnăng mà Simôn nhìn thấy đó là điều gì? Ngài đã cho con biết rằng dân chúng được sự vui mừng lớn từ khi trước và nếu chỉ có thêm sự vui mừng khi nhận được Đức Thánh Linh thì chắc không có gì khác biệt để Simôn thấy và nghe đến nỗi khao khát như thế? Tại sao từ trước Simôn đã trông thấy phép lạ và sự chữa bệnh nhưng ông vẫn không cảm động? Thưa Chúa, như vậy chắc phải có điều gì khác hơn...” Ngay lúc đó, tôi vẫn không hiểu được, vì thế tôi đã để điều ấy lại và tiếp tục đềc các đoạn khác trong Kinh thánh. Ồ, Kinh thánh rất kỳ diệu, chúng ta chỉ cần mở tấm lòng và cầu xin Ngài giải nghĩa rõ ràng cho chúng ta. Có thể chúng ta không có bằng cấp nào của trường Kinh thánh, nhưng Đức Thánh Linh có thể dạy chúng ta nếu chúng ta cầu xin Ngài điều đó. Đều quan trọng là chúng ta có đủ “khờ dại” để tin Đức Chúa Trời hay không!    Công vụ các sứ đồ đoạn 10. “Khi Phi-e-rơ đương nói, thì Ðức Thánh Linh giáng trên mọi người nghe đạo. Các tín đồ đã chịu phép cắt bì, là những kẻ đồng đến với Phi-e-rơ, đều lấy làm lạ, vì thấy sự ban cho Ðức Thánh Linh cũng đổ ra trên người ngoại nữa. Vì các tín đồ đó nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Ðức Chúa Trời.” Công vụ 10:44-46. Khi Phierơ đang nói, Đức Thánh Linh giáng xuống. Làm thế nào họ nhận được Đức Thánh Linh giáng xuống? Họ nghe Phierơ nói và họ tin như vậy. Nếu bạn muốn nhận được báptêm bằng Thánh Linh, bạn chỉ có thể nhận được bằng đức tin. Tôi tin rằng mọi sự chúng ta nhận được từ Đức Chúa Trời cũng đều bằng đức tin bên trong, nhưng tôi chưa bao giờ trông đợi một dấu hiệu gì xảy ra bên ngoài cả. Nó có thể xảy ra bên trong, tôi hiểu điều đó và tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, con cần sự đầy dẫy của Đức Thánh Linh”. Tôi giữ yên lặng, tin rằng mình đã được đầy dẫy Đức Thánh Linh và rời khỏi nơi cầu nguyện cùng với một tình trạng cũ. Nhưng trong Công vụ 10 thì sự đầy dẫy Thánh Linh đã không yên tĩnh như thế! Làm thế nào để biết rằng mình được báptêm bằng Thánh Linh?... Thật khó để chúng ta biết được điều ấy, nhưng trong công vụ chép rằng “Vì các tín đồ nghe họ nói tiếng ngoại quốc và khen ngợi Ðức Chúa Trời.” Câu 46. Khi đềc đến đây, tôi nói thầm trong lòng rằng: “Lạy Chúa, Ngài biết con đang thuộc giáo hội Trưởng lão và con không phải là thuộc viên của giáo hội Ngũ tuần. [Tôi có chút ít phản đối cách cầu nguyện lớn tiếng, vỗ tay ồn ào của giáo hội Ngũ tuần]. Lạy Chúa, con vẫn là người thuộc giáo hội Trưởng lão và xin Chúa biết cho lòng con rằng trước khi Ngài thăm viếng con, con vẫn không thích lìa b ? các mẫu mực của giáo hội Trưởng lão...” Khi cầu nguyện đến đây, tự nhiên tôi cảm thấy kinh ngạc cho chính mình! Tôi chợt nhớ câu Anania nói với Saulơ: “Hỡi anh Sau-lơ, Chúa Giê-xu nầy, đã hiện ra cùng anh trên con đường anh đi tới đây, đã sai tôi đến, hầu cho anh được sáng mắt lại và đầy dẫy Ðức Thánh Linh.” Công vụ 9:17 Tôi tin rằng nếu Chúa Giê-xu đã sai Anania với hai mục đích thì Ngài phải hoàn thành cả hai mục đích ấy. Sau khi Anania cầu nguyện thì việc gì đã xảy ra? “Tức thì có cái chi như cái vảy từ mắt người rớt xuống, thì người được sáng mắt; rồi chọ dậy và chịu phép báptem.” Công vụ 9:18 Một câu hỏi được đặt ra ở đây là Phaolô có nói tiếng lạ không? Trong I Côrinhtô 14:18 Phaolô nói: “Tôi tạ ơn Đức Chúa Trời vì đã được ơn nói tiếng lạ nhiều hơn hết thảy các anh em”. Phaolô là người đáng kính và chúng ta có thể tin những lời ông viết trong các sách của mình. Tôi tin chắc rằng các bạn cũng tin Phaolô nói thật về điều ông từng kinh nghiệm này. Vì thế, tôi lại thưa với Chúa: “Lạy Chúa, có điều gì sai lầm ở trong con chăng? Các sứ đồ Phaolô, Phierơ, Giăng... đều nói tiếng lạ. Ngay cả anh và chị  của con cũng vậy, rất nhiều người trong cơn phấn hưng tại Inđônêsia này đã được nói tiếng lạ. Vài người nói tiếng Đức , một số nói tiếng Ý, số khác bằng tiếng Anh... Con nhớ có chị nói tiếng Hêbơrơ vì con nghe chị ấy lập lại từ “Shalom, Salem” [Bình an]. Lạy Chúa, có điều gì sai lầm trong con?...” Chúa phán với tôi: “Cưng ơi, con thật nhanh trí” [Honey, you’re too smart!]” Thưa Chúa, có phải đó là lý do con chưa có kinh nghiệm này hay sao? Đúng thế, con quá lanh trí. Những người khác đã sẵn sàng đầu phục Đức Chúa Trời trọn vẹn nên Ngài ban cho họ tiếng mới cho dù họ không hiểu gì cả. [Tôi nhớ có lần một người được nói tiếng Anh đã hỏi tôi: Anh Mel Tari ơi, tôi có nói gì sai không? Thứ tiếng gì kỳ cục quá?... Tôi trả lời cho chị ấy: Đừng nghĩ đó là kỳ cục, đó là một thứ tiếng rất hay. Tiếng Anh đấy, tôi hiểu được điều chị nói, chị cứ tin tôi đi. Đối với Đức Chúa Trời thì không có chi là kỳ cục cả...] Lạy Chúa, con chưa đủ ngu dốt để tin Lời Ngài sao? Con đã bắt đầu nhận thấy việc nói tiếng lạ chiếm một chỗ quan trọng trong đềi sống Cơ-đốc-nhân, nhưng đó là chỗ nào thưa Chúa? Con nhớ trong I Côrinhtô 12:30 nói rất rõ ràng là không phải mọi người đều nói tiếng lạ! Con hãy thành thật với chính mình đi. Con dùng câu Kinh thánh ấy cách sai lầm rồi. Tại sao lại nghĩ câu không phải mọi người đều nói tiếng lạ có nghĩa là “Không phải ai cũng có thể nhận được ơn nói tiếng lạ, mọi người không thể nhận được điều ấy”? Cuối cùng tôi ý thức rằng chúng ta đã làm mất đi một điều gì từ chân lý này. Khi tôi đềc kỹ câu “Tôi ước ao cho anh em đều nói tiếng lạ cả!” I Côrinhtô 14:4. Lời này của Phaolô đã khiến tôi bối rối. Tôi nghĩ: Phaolô ơi, ông nói như vậy có nghĩa gì? Lúc nãy ông nói “Không phải mọi người đều nói tiếng lạ cả”. Bây giờ ông lại viết : “Tôi ước ao cho anh em đều nói tiếng lạ cả!” Như thế nghĩa làm sao? Ông đã tự mâu thuẫn với chính mình chăng?... Tôi luôn tin rằng Kinh thánh không có chi mâu thuẫn, trái ngược nhau cho nên tôi phải chấp nhận rằng cả hai lời nói trên của Phaolô đều đúng. Nhưng tôi vẫn còn lầm lẫn trong sự phân biệt “Đúng như thế nào?” Tôi đã thưa việc này với Chúa: “Thưa Chúa việc này có nghĩa làm sao?” Chúa bắt đầu chỉ cho tôi thấy rõ: Khi Phaolô nói “Không phải mọi người đều nói tiếng lạ cả”, ông muốn dạy về việc áp dụng các ân tứ thiêng liêng tại nơi công khai ở giữa Hội Thánh. Trong trường hợp ấy, việc nói tiếng lạ cần phải có sự thông giải để mang ích lợi cho người nghe. Vì thế không phải tất cả mọi người đều chỉ dùng một ơn tứ tiếng lạ trong chương trình thờ phượng chung của Hội Thánh. Khi Phaolô nói rằng: “Tôi ước ao cho anh em đều nói tiếng lạ cả!” Ấy là lời dạy về mối thông công cá nhân người tín đồ đối với Chúa Giê-xu Christ. Phao lô giải thích rằng: “Vì người nào nói tiếng lạ, thì không phải nói với người ta, bèn là với Ðức Chúa Trời, bởi chẳng có ai hiểu. Ấy là trong tâm thần mà người kia nói lời mầu nhiệm”. I Côrinhtô 14:2. Như vậy Phaolô dạy rằng tiếng lạ được dùng trong sự tương giao cá nhân với Đức Chúa Trời vì: “Kẻ nói tiếng lạ tự gây dựng cho chính mình”. I Côrinhtô 14:4. Tôi cầu nguyện: “Lạy Chúa, nếu tiếng lạ dùng để tự gây dựng cho đềi sống đức tin của Cơ đốc nhân thì việc nói tiếng lạ quan trọng biết dường bao!” Phaolô giải thích thêm: “Vì nếu tôi cầu nguyện bằng tiếng lạ thì tâm thần tôi cầu nguyện nhưng trí khôn tôi lơ lững.” I Côrinhtô 14:14. Tôi lại thưa với Chúa: “Lạy Chúa, thật là kỳ diệu khi tâm thần con được nói chuyện với Ngài... Thật quá kỳ diệu trong sự tương giao bằng tiếng lạ với Ngài Chúa ơi! Đó là điều con đang cần. Con muốn cầu nguyện bằng trí khôn trong tiếng Inđônêsia, nhưng khi cầu nguyện bằng tâm thần, con sẽ cầu nguyện bằng tiếng lạ.” Cuối cùng, Chúa đã hướng dẫn tôi đến chỗ nhận thức được rằng tiếng lạ là một ân tứ kỳ diệu. Tôi bắt đầu mong ước Đức Chúa Trời ban cho tôi ân tứ ấy để tương giao với Ngài cách mật thiết hơn. Dầu vậy, tôi vẫn dè dặt cầu nguyện rằng: Cảm tạ Chúa, ơn nói tiếng lạ quả là điều kỳ diệu. Làm cách nào con đón nhận được ơn tứ ấy thưa Chúa? Nhưng xin Chúa đừng để con nói tiếng lạ trước Hội Thánh, con muốn có ân tứ tiếng lạ để tương giao mật thiết với Ngài hơn. Chúa nhắc cho tôi nhớ lại bài hát của Wesley: “Lạy Chúa, cho dù con nói cả ngàn thứ tiếng cũng không đủ để ca ngợi Chúa kỳ diệu của con, Đấng Cứu Chuộc cao cả của con.” Một ngày nọ, khi tôi đã truyền giảng xong thì một bài hát vui mừng và bình an từ trời tràn ngập vào lòng tôi như thác lũ. Tôi lập tức giơ tay lên và khởi sự ca ngợi Đức Chúa Trời. Dĩ nhiên là tôi dùng những từ ngữ hay nhất trong tiếng Inđônêsia để thờ phượng Đức Chúa Trời. Thật là sự bình an, vui vẻ tuôn trào trong tâm hồn tôi... Nhưng chỉ sau 15 phút cầu nguyện bằng tiếng Inđônêsia, tôi chấm dứt việc dùng ngôn ngữ ấy vì cả ngàn từ ngữ đã dùng cũng không đủ cho tôi ca ngợi Cứu Chúa cao cả của tôi. Sự vui mừng và sự mong ước được ca ngợi Chúa mãi mãi thấm sâu vào linh hồn tôi. Tôi muốn nói với Chúa Giê-xu rằng “Con yêu Ngài” hàng bao nhiêu lần và cứ muốn còn nói mãi... Vì thế tôi chuyển sang tiếng thổ âm của đảo Timor để ca ngợi Đức Chúa Trời... sau 10 phút là tôi phải chấm dứt thứ tiếng ấy vì không đủ lời... lòng tôi cứ muốn chúc tụng và cảm ơn Chúa. Tôi thưa với Chúa: “Chúa ơi, con muốn ca ngợi chúc tụng Ngài không thôi. Con đã dùng hết tiếng Inđônêsia và tiếng Timor rồi.... Thưa Chúa, con có biết một ít tiếng Anh, con sẽ ngợi khen Ngài bằng tiếng ấy, dù chỉ vài câu thôi, con cũng cứ nói... Praise the Lord, I love You...” Tôi cố bập bẹ những câu tiếng Anh nào còn nhớ được, chỉ vài phút sau, tôi đã phải chấm dứt ngợi khen bằng tiếng Anh. Tôi thưa với Chúa: “Lạy Chúa Giê-xu, con cần những ngôn ngữ khác để nói rằng con yêu Ngài, con cần cả Ngàn thứ tiếng để khen ngợi Ngài.” Bấy giờ có một tiếng nhỏ nhẹ phán với tôi: “Mel Tari ơi, con có thực sự cần điều ấy không?” Lạy Chúa, con cần. Con có một mong ước sâu xa là chúc tụng Ngài. Ôi lạy Chúa, con có thể chúc tụng Ngài bằng cách nào đây? Con muốn tôn cao danh của Ngài. Làm thế nào để con chúc tụng Ngài? Bây giờ con hãy dâng lưỡi của con cho Ta và để Thánh Linh nói qua môi miệng con. Thưa Chúa, Ngài muốn con nói tiếng lạ ngay bây giờ phải không? Con không muốn nói tiếng lạ nhưng... Nếu đó là cách để con có thể chúc tụng danh Ngài không thôi thì con xin Ngài cứ hành động....” Ồ! Tôi không thể thuật lại cho các bạn về điều kỳ diệu đã xảy ra cho tôi trong ngày đó, nhưng sau đó tôi rất yêu Ngài. Thật là quá kỳ diệu! Tôi không thể diễn tả bằng lời hết được sự kỳ diệu ấy. Khi Đức Thánh Linh sử dụng môi miệng tôi, tôi không biết có gì xảy ra trong những lời tôi cầu nguyện, vì Kinh thánh nói rằng tâm thần tôi cầu nguyện nhưng trí khôn tôi không hiểu được. Cảm ơn Chúa, tôi đã đủ “khọ dại” để tin rằng Thánh Linh đang dùng môi miệng tôi để chúc tụng Cứu Chúa yêu quý của tôi và Cha yêu thương của tôi. Tôi có cảm giác rằng Ngài đem tôi lên cao đến chỗ mà tôi có thể nói với Ngài cách cá nhân, đặc biệt và kỳ diệu. Thế rồi tôi nhận thức được rằng mình đã được chạm đến tấm lòng của Chúa Giê-xu và Ngài cũng đã chạm vào tấm lòng của tôi. 13. Sự Đơn Sơ Của Lời Đức Chúa Trời Trước khi qua Mỹ Châu, tôi cầu nguyện: - Lạy Chúa yêu dấu, con đang ở một nước lạc hậu còn thờ hình tượng và khi qua Mỹ là một quốc gia Cơ-đốc-giáo thì con sẽ có sứ điệp gì cho họ?.  Con không có điều gì để nói với họ cả, chính xứ của con đang cần các giáo sĩ của họ đến giảng Tin-Lành kia mà? Nhưng khi tôi xuống khỏi máy bay tại phi trường Los Angeles, tôi mới khởi sự hiểu lý do Đức Chúa Trời sai tôi đến Mỹ.  Trước tiên tôi vô cùng ngạc nhiên vì các tòa nhà thật là lớn và mới tinh trong phi trường.  Sau khi đi bộ ngắm các tòa nhà ấy, tôi bước vào một căn phòng thật lớn là nơi bày bán đủ mọi thứ hàng hóa.  Khắp nơi tôi đều nhìn thấy những thứ sách báo đồi trụy nhơ bẩn.  Những quán ăn đầy ắp rượu và mọi người đều hút thuốc!. Tôi suy nghĩ : - Lạy Chúa, xin cứu con !  Dường như có điều gì sai lầm ở đây? Tôi bước lên một chiếc xe Taxi, ngay lúc ấy tôi rất buồn và đau khổ vì mỗi lúc càng tệ hơn : Ở mỗi ngã tư đều có những tấm bảng quảng cáo rượu và người ta nguyềnrủa danh Đức Chúa Trời!.  Tôi hỏi một người bạn: “ Có điều gì sai lầm chăng?  Đây có phải là Nước Mỹ nơi có in trên dồng bạc hàng chữ Chúng tôi tin cậy Đức Chúa Trời – In God we trust không?” Tôi nhớ lại Đức Chúa Trời đã phán với tôi: “Con có một sứ điệp cho dân chúng tại Mỹ, ấy là phải giảng cho họ về sự cần thiết phải trở về với sự đơn sơ của Lời Đức Chúa Trời.  Không những phải trở lại với Kinh Thánh, mà phải trở lại với sự đơn sơ của Lời Ngài.” Trong những ngày cuối cùng này có quá nhiều người cố gắng phân tích để tìm “Ý nghĩa thuộc linh” của Lời Đức Chúa Trời đến nỗi họ đã làm mất toàn thể ý nghĩa thật của Lời ấy.  Khi Kinh Thánh nói A thì là A và không phải là B.  Khi Kinh Thánh nói B thì là B mà không phải là D… Khi Kinh Thánh nói về sự chữa lành thân thể thì đó là sự chữa lành thân thể chứ không phải chữa lành thuộc linh.  Khi Kinh Thánh nói về sự chữa lành thuộc linh thì đó là sự chữa lành thuộc linh, không phải là sự chữa lành thuộc thể.  Đó là điều thường xảy ra cho chúng ta ngày nay, khi đềc Kinh Thánh ở chỗ Chúa Giê-xu chữa lành người mù, chúng ta nói: “Đây là ví dụ chỉ cho chúng ta thấy tất cả chúng ta đều là những người mù thuộc linh và chúng ta cần sự chữa lành về thuộc linh !” Thật là có nhiều điều ngớ ngẩn chung quanh việc đềc Kinh Thánh của chúng ta ngày nay.  Chúng ta nói về việc Chúa Giê-xu chữa lành cho người què thì lại nói : - “Ồ, chúng ta là những người què về phương diện thuộc linh.  Nếu chúng ta đến với Chúa Giê-xu, Ngài sẽ chữa lành sự què quặt thuộc linh của chúng ta.  Ngày nay Ngài không chữa lành bịnh què về thân thể đâu” Thật ra cũng có tình trạng què quặt thuộc linh, nhưng điều Kinh Thánh nói ở đây là chỉ về sự què quặt của thân thể mà thôi.  Chúng ta phải chấm dứt tình trạng “Thuộc linh hóa” những điều thực tế của Kinh Thánh và hãy tiếp nhận Kinh Thánh như điều Kinh Thánh dạy. a.  Đức Chúa Trời hành động tại Mỹ. Lần đầu tiên tôi bước chân lên đất Mỹ, tôi không nói tiếng Anh trôi chảy được.  Tôi biết sử dụng đúng có lẽ khoảng 50 chữ.  Vốn liếng của tôi là như thế.  Nhưng Đức Chúa Trời đã hứa với tôi là khi nào tôi mở miệng ra nói thì Ngài sẽ ban lời cho tôi nói đúng.  Thật Đức Chúa Trời đã làm điều đó cho tôi. Mỗi lần đứng trước đám đông với ý nghĩ rằng mình biết quá ít chữ thì thú thật với các bạn, tôi rất run sợ.  Nhưng mỗi lần tôi can đảm mở miệng nói y như điều Đức Chúa Trời phán bảo tôi. Thì các bạn có biết điều gì xảy ra không? Tiếng nói cứ tự nhiên tuôn tràn ra.  Có lẽ những chữ trước kia tôi chỉ học sơ qua thôi và không còn nhớ nữa, bây giờ khi tôi giảng hoặc cần nói chuyện thì chính Đức Chúa Trời đã ban cho tôi những chữ để nói.  Đức Chúa Trời cũng ban cho tôi những lời thông sáng để tôi có thể giúp đỡ nhiều người ở khắp mọi nơi trên quốc gia rộng lớn này. Khi tôi đến Houston, tiểu bang Texas.  Có một thiếu phụ đến gặp tôi và nói: “Ồ, anh Mel Tari ơi ! Tôi rất yêu mến Chúa Giê-xu.” Tôi nói :“Cảm ơn Chúa, yêu mến Chúa quả là một điều kỳ diệu!  Nhưng tại sao chị lại đến với tôi ?  Nếu chị yêu mến Chúa Giê-xu thì tất cả mọi việc đều tốt đẹp cả.” “Không, mọi việc ở nhà tôi chẳng có chi tốt đẹp hết.  Chồng tôi không có đềi sống thuộc linh tốt như tôi.  Vì thế trong gia đình chúng tôi vẫn gặp rắc rối luôn.” “Bà chị yêu quí, điều rắc rối đó là gì?” “Anh ấy giả hình, anh ấy không yêu mến Chúa như tôi…” Cứ như thế, chị ấy dùng lời nói để hạ chồng mình xuống.  Chị ấy nói: “Tôi đến đây để nhỏ anh cầu nguyện xin Chúa giúp đỡ cho chồng tôi biết ăn năn và thực sự yêu mến Chúa.” “Vâng.  Tôi sẽ cầu nguyện xin Chúa phán bảo với chúng ta về những điều này.” Chúng tôi cùng nhau cầu nguyện và trong khi cầu nguyện, Chúa tỏ cho tôi biết là vấn đề rắc rối ở chính nơi chị ấy chứ không phải ông chồng đáng thương kia. Tôi nói với chị ta: “Chị ơi, chồng của chị không có vấn đề gí rắc rối cả mà nguyên nhân là ở chị đấy!” “Không, tôi yêu mến Chúa Giê-xu mà!” “Đúng, chị yêu mến Chúa Giê-xu.  Nhưng chị nghĩ là mình phải thuộc linh như là đang ở trên trời, mà quên rằng chị đang sống với chồng và gia đình.” “Anh nói như thế là có nghĩa gì?” “Chị  hãy  thành  thật  với tôi, tôi sẽ hỏi chị một câu hỏi : - Có thực chị yêu Chúa Giê-xu không?” Chúa Giê-xu phán “Như Cha đã yêu ta thể nào thì Ta cũng yêu các ngươi thể ấy, Các ngươi hãy yêu mến lẫn nhau”.  Tình yêu không phải là tình yêu cho đến khi chúng ta bày tỏ nó, cảm giác về nó và thực hành nó cho lẫn nhau. Kinh thánh chép “Làm sao ta nói yêu Đức Chúa Trời, nếu chúng ta không thể yêu những người mà chúng ta thấy hoặc chung đụng với họ trong đềi sống này?” I Giăng 4:20.  Tôi xin hỏi thật : Chị có thực sự yêu Chúa và yêu chồng chị không? Chị ấy nhìn sững vào tôi với ánh mắt chẳng ưa thích chút nào cả! “Tôi yêu Chúa Giê-xu, nhưng tôi làm sao có thể yêu chồng tôi được? Anh ấy không thuộc linh.  Không, tôi không còn thích anh ấy nữa là đàng khác.” “Thế chị có bao giờ gọi anh ấy bằng “Mình yêu quý” hay là những câu tỏ tình yêu giống như vậy chăng? “Không, tôi gọi anh ấy bằng tên, Frank” “Có bao giờ chị chuẩn bị một bữa ăn ngon để đón anh ấy khi đi làm về hay là chào anh ấy bằng một cái hôn chăng? “Không, tôi đã nói là tôi không thích anh ấy mà. “Bà chị yêu dấu của tôi ơi, đó là vấn đề của chị.  Tôi không tin rằng chị thực sự yêu Chúa Giê-xu.” Khi nghe câu ấy, tôi nghĩ nếu có thể chắc chị ta đã đánh tôi rồi.  Tôi nói tiếp: “Chị đã thuộc linh hóa tình yêu của chị.  Khi Chúa Giê-xu nói về tình yêu Ngài trình bày đơn sơ và thực tế.  Nhưng chị đã thuộc linh hóa vấn đề.  Chị nói về tình yêu đối với một người nào đó ở trên trời, còn ở đây chị không thể yêu ngay cả chồng chị nữa.  Nếu Chúa Giê-xu chỉ nói “Ta yêu Cha Ta, Ta yêu Cha Ta...” thì điều đó chẳng có gì tốt lành cho tôi cả.  Nhưng Ngài đã phó sự sống mình trên Thập tự giá để chị và tôi được cứu.  Đó là tình yêu! “Chúa Giê-xu phán “Như Ta đã yêu các ngươi thể nào thì các ngươi cũng hãy yêu nhau thể ấy… Hãy yêu mến lẫn nhau”.  Chị không thể yêu Chúa Giê-xu nếu chị không thể yêu những người chung quanh chị.  Khi chị yêu họ hết cả tấm lòng thì chị mới thực sự yêu Chúa Giê-xu.  Chị sẽ không thể chứng tỏ cho tôi thấy được rằng chị yêu Chúa Giê-xu cho đến khi chị yêu chồng chị. “Anh Mel Tari à, bây giờ phải làm gì?” “Chị yêu dấu ơi, việc này thật đơn giản, bây giờ chị về nhà, gọi điện thoại cho chồng chị ở sở làm.  Khi anh ấy trả lời bên kia đầu giây thì lời đầu tiên ra khỏi miệng chị là – “Anh yêu quí, anh yêu quí” thế là đủ rồi.  Phải chắc chắn là sẽ gọi anh ấy và nói rằng “Anh yêu quí, em rất nhớ anh”.  Nói với anh như vậy rồi chị chuẩn bị một bữa ăn thật ngon theo ý thích của anh ấy chứ không phải theo ý chị.  Đôi khi chúng ta muốn làm vừa lòng người khác, nhưng lại làm theo ý của mình chứ không phải làm theo ý họ muốn. Chị hãy về và làm vừa lòng chồng chị theo ý của anh ấy chứ không phải theo ý chị.  Chị có nhớ được điều đó không? “Vâng, tôi nhớ.” “Tốt lắm.  Khi nghe tiếng xe của chồng chị về và khi anh ấy vào đến cửa, chị hãy ôm choàng anh ấy và hôn.  Mời anh ấy ăn cơm và nói chuyện với anh ấy rồi chị sẽ thấy Chúa tỏ cho chị những điều phải làm.  Bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện.” Tôi cầu xin Chúa giúp đỡ chị không thuộc linh hóa đềi sống mình, nhưng Ngài chỉ cho chị thấy phải thực hành tình yêu trong thực tế. Chị ấy về nhà và làm những điều tôi dặn.  Chị gọi điện thoại cho chồng và nói : “A-lô! anh yêu quí…” Chồng chị nghĩ chắc là một cô gái nào đó chọc ghẹo mình vì vợ của anh chẳng khi nào gọi anh bằng cách ấy.  Chị tiếp “Anh yêu quí, em là Harriet...” Về sau chồng chị ấy thuật lại rằng lúc ấy anh nghĩ chắc là đang có một phép lạ xảy ra ở nhà. – “Tôi biết vợ tôi và bà ấy chẳng bao giờ đối xử với tôi như thế cả!  Tôi có cảm tưởng như chúng tôi đang ở tuần trăng mật.  Thật là điều kỳ diệu”. Chị ta nói tiếp : “À mình ơi, em rất nhớ mình…” Chồng chị cứng cả miệng, anh ấy không biết nói gì cả vì thật quá bất ngờ.  Anh thu xếp ngay công việc để xin nghỉ một buổi.  Khi về đến nhà, vợ anh đang chọ đợi anh.  Lúc ấy anh mới nhận ra rằng vợ anh yêu Chúa. Anh ấy giãi bày với tôi : “Trước kia cô ta nói rằng nàng yêu Chúa, nhưng tôi không tin. Làm thế nào nàng yêu Chúa Giê-xu mà chưa bao giờ tỏ cho tôi thấy tình yêu của nàng đối với tôi cho phải lẽ. Bây giờ tôi mới tin rằng nàng có thể thực sự yêu Chúa Giê-xu được”. Không cần một bài giảng nào cả, người chồng ấy ăn năn ngay. Anh cầu nguyện – “Lạy Chúa Giê-xu, con đã đối xử rất gắt gỏng và cay đắng với vợ con. Xin Chúa Giê-xu tha thứ những điều đó cho con và xin mọi Ngài ngự vào lòng con với sự đầy dẫy của Ngài”. Đức Chúa Trời đã hàn gắn sự đổ vỡ của gia đình ấy một cách kỳ diệu tại sao? Thật đơn giản:  Thay vì chị ấy thuộc linh hóa mọi việc và làm cho phức tạp, bây giờ chị biết tiếp nhận Kinh Thánh theo cách đơn sơ và thực tế của nó. Trong rất nhiều năm qua, Hội Thánh chúng tôi đã làm cho Kinh Thánh trở thành thuộc linh hóa đến nỗi chúng tôi quên rằng Đức Chúa Trời muốn Lời Ngài trở thành thực tế trong cuộc sống hằng ngày của chúng tôi. Ồ, nếu chúng ta ý thức được rằng quyển sách hướng dẫn đềi sống thực tế hằng ngày của mình chính là Kinh Thánh, và cứ tiếp nhận Kinh Thánh bằng cách này mỗi ngày thì chắc chắn chúng ta có thể nghe được tiếng của Đức Chúa Trời. b. Đức Chúa Trời muốn được Chúc phước. “…Tôi sẽ chúc phước Chúa trên đời tôi.  Nhân danh Chúa tôi sẽ giơ tay lên”.  Thi Thiên 63:4 Tôi là thuộc viên của một Hội Thánh trong 19 năm qua và tôi cũng thuộc nhiều câu Kinh Thánh.  Dẫu thế, tôi không biết rằng Đức Chúa Trời muốn sự chúc phước.  Mỗi lần tôi đến với Chúa, tôi đều xin Ngài ban phước cho tôi, tôi luôn xin phước hạnh và phước hạnh… Suốt một thời gian rất lâu về sau này tôi mới ý thức được rằng Đức Chúa Trời cũng muốn sự chúc phước.  Không phải Đức Chúa Trời không thể tự chúc phước chính mình.  Nhưng Ngài muốn chúng ta chúc tụng danh của Ngài. “ Hỡi các tôi tớ Đức Giê-hô-va, là kẻ ban đêm đứng tại nhà Ngài.  Hãy chúc phước   Đức Giê-hô-va, Hãy giơ tay lên hướng về nơi thánh, và chúc phước Đức Giê-hô-va.  Nguyện Đức Giê-hô-va, là Đấng dựng nên trời đất.  Từ Siôn ban phước cho ngươi”.  Thi Thiên 134 [Bản King James dùng từ “Bless” = Chúc phước trong khi bản tiếng Việt và bản NIV dùng từ “Praise” = Ngợi khen.  Bản King James cẩn trọng hơn, dùng “Bless” hay “Praise” tùy theo nguyên bản.  Trong khi bản NIV và bản tiếng Việt chỉ dùng một từ “Praise” = Ngợi khen, chúc tụng để thay cho tất cả.  Ví dụ: Thi thiên 135:1 bản King James dùng từ “Praise” nhưng đến câu 20, 21 lại phải dùng từ “Bless” cho đúng với nguyên-bản. ] Tôi biết rằng giữa Kinh Thánh và khoa học đôi khi cũng có sự khác nhau rất lớn, và cũng có nhiều điều trong Kinh Thánh mà tôi chưa hiểu thấu.  Nhưng có nhiều người muốn làm cho Kinh Thánh trở nên một khoa học và chuyển sang nó các dữ kiện khoa học.  Họ cố gắng phân tích để tìm ý nghĩa thuộc linh cho các phần trong Kinh Thánh và chứng minh nó là thật. Nói theo Khoa học thì chúng ta không bao giờ có thể hiểu trọn vẹn Kinh Thánh được.  Sứ điệp cho nước Mỹ ngày nay không những là trở về với Kinh Thánh mà còn phải là trở về với sự đơn sơ của Thánh Kinh. Một trong những người bạn giáo sĩ của chúng tôi ở Mỹ đến thăm chúng tôi tại Inđônêsia đã hỏi tôi rằng: Anh Mel Tari ơi !, bí quyết cơn phấn hưng tại Inđônêsia là gì?  Chúng tôi có thể có loại phục hưng này ở Mỹ được không? Một người khác cùng đi với anh ta cũng nói : - Khi tôi trở về Nigeria, chúng tôi có thể có cơn phục hưng giống như vậy được chăng? Tôi trả lời : - Vâng, được chứ.  Chỉ có một điều kiện thôi.  Khi về Mỹ, các bạn nhớ đến chỗ phi thuyềnApollo 14.  Chọ lúc họ phóng phi thuyềnlên mặt trăng, bạn gỡ lấy cái máy tính tinh vi trong bộ óc của bạn mà đặt trong phi thuyềnđể phóng nó tuốt về cung trăng luôn. Sau đó hãy để Đức Chúa Trời sử dụng tấm lòng của bạn.  Khi các bạn nói về những điều liên quan đến Đức Chúa Trời, hãy chỉ dùng tấm lòng của bạn và chỉ tin những lời ấy. Hãy tiếp nhận Lời Thánh Kinh như chúng vốn có và hãy để Đức Chúa Trời thực hành Lời của Ngài trong bạn giúp bạn kinh nghiệm điều đó. Sự khác biệt giữa Khoa học và Cơ-đốc-giáo là : “Khoa học phải kinh nghiệm trước khi tin, nhưng Cơ-đốc-giáo thì phải tin trước khi được kinh nghiệm.” Trở lại những từ ngữ “Chúc phước” trong Thi thiên 134, tôi cũng không biết làm thể nào để chúc phước Ngài.  Nhưng vì Ngài nói nên tôi chỉ tin theo thế thôi.  Tôi cũng không hiểu tại sao chúng ta phải giơ tay lên hướng về nơi thánh.  Nhưng tôi cũng cứ giơ tay lên vì Đức Chúa Trời phán chúng ta nên làm như vậy.  Trong cuộc đềi này, chúng ta không cần phải hiểu hết mọi sự. Một ngày nọ trong chuyến bay từ Djakarta đến Surabaja, tôi ngồi kế cận một bác sĩ.  Tôi nói chuyện với anh ta về Cứu Chúa Giê-xu Christ và tình yêu của Ngài.  Vị bác sĩ này nói –“ Thật khó cho tôi tin những gì anh nói vì làm sao hiểu về Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh là một được ?” Tôi hỏi ông ta : + Có bao giờ anh bạn hiểu tất cả mọi sự trước khi tin không? - Tôi phải hiểu rõ hoặc là tôi không bao giờ tin. + Vâng, tôi sẽ hỏi bạn một câu và bạn hãy thành thực trả lời nhé. Tôi cầu nguyện thầm : - “Lạy Chúa, con sẽ nói gì với Bác sĩ này ?. Anh ta thật là cứng lòng”. Chúa đã dạy tôi ngay những điều cần phải nói.  Quay sang anh ta tôi hỏi : + Anh có thích bầu không khí trong chiếc máy bay này không? - Tại sao lại không, không khí thật mát mẻ dễ chịu vì đã có máy điều hòa. + Bây giờ xin anh giải thích về sự vận hành của máy điều hòa không khí như thế nào cho tôi biết. Tại sao khí trời đang nóng mà máy lại tỏa ra hơi lạnh được. Hơi lạnh ấy lấy từ đâu ? - Không, tôi cũng không biết nó làm việc ra sao! + Bây giờ tôi xin trở lại nguyên tắc của anh lúc nãy nhé.  Anh nói mình không thể tin hay sử dụng bất cứ điều gì cho đến khi anh đã hiểu rõ được nó. Vậy theo nguyên tắc ấy, bây giờ anh có thể rời khỏi đây và ra ngoài nắng vì lý do anh đã không biết máy điều hòa không khí hoạt động ra sao chăng? Sau khi đứng ngoài nắng suy nghĩ ra được nguyên tắc hoạt động của máy, anh mới nên vào để hưởng khí trời dễ chịu trong đây. Anh nghĩ như thế nào? Ông ấy không trả lời nhưng nhìn tôi một cách giận dữ.  Tôi cứ nói tiếp: “Anh bạn thân mến ơi! Tôi chỉ cố gắng muốn giúp anh hiểu nguyên tắc của anh mà thôi.  Anh nói nếu điều gì mình không thể hiểu được thì không thể chấp nhận cơ mà…?” Vị bác sĩ này bắt đầu nắm được ý của tôi muốn trình bày nên chú ý lắng nghe.  Cuối cùng tôi nói với ông ấy : + “Tôi có một câu hỏi khác muốn hỏi anh nhé.  Chúng ta có nhiều loại trái cây như chuối, dứa, chanh, cam…trong một khu vườn.  Mặc dù chúng trồng trong một miếng đất với những điều kiện khí hậu và chăm sóc như nhau, nhưng tại sao ở cây này tôi hái được trái chuối vị ngọt, cây kia cho trái chanh vị chua, cây nọ ra trái ớt vị cay và nhiều loại trái cây khác nhau cả về hình dáng lẫn mùi vị.  Tôi không hiểu được điều đó, anh có thể giải nghĩa cho tôi không ?” -Ồ! Không, tôi cũng không hiểu. + Thế, anh có ăn trái chuối mặc dầu anh không biết nó phát triển ra sao, bao nhiêu ngày ra hoa, bao lâu kết trái không ? - Có chứ, trong các loại trái cây tôi thường ăn chuối nhất.  Sáng nay tôi cũng mới ăn xong. + Nhưng từ nay trở đi, anh không được ăn chuối nữa cho đến khi anh biết thật rõ ràng về giống cây ấy. Đến đây, tôi thấy rõ anh ta bắt đầu chao đảo về nguyên tắc của mình. Tôi cứ hỏi tiếp: + Anh có người yêu chưa, và anh có yêu cô ta không? Anh ta cười : - Có chứ! + Tốt lắm, nếu tôi nhỏ cô bán hàng đem đến cho tôi một cái ống thử [test tube] thì anh nghĩ rằng anh có Có thể nào cho vào đó thứ gì để chỉ cho tôi biết về tình yêu của anh đối với người yêu không? Nếu anh không thể làm được việc chứng minh tình yêu như vậy thì anh phải chấm dứt tình yêu với cô bạn của anh ngay… Tôi nhấn mạnh cho anh ta thấy đó là nguyên tắc: “Nếu điều chi không hiểu thì không thể tin và hưởng thụ được!” của anh ta - Anh thật khôi hài. + Không đâu, đó là cách anh đã cố gắng thử Đức Chúa Trời, anh đã cố gắng hiểu Đức Chúa Trời trước khi anh tin Ngài. Trước khi chia tay, tôi tặng anh ấy một quyển Tân ước và bảo anh hãy đềc.  Tôi tin chắc rằng Chúa sẽ cảm động lòng anh và đem anh quy phục Ngài. Chúng tôi công nhận rằng mình tin nơi Kinh Thánh từ Sáng thế ký 1:1 cho đến câu chót của sách Khải huyền.  Nhưng nếu chúng tôi đềc đến phần nào trong Kinh Thánh mà chúng tôi chưa kinh nghiệm thì chúng tôi cố gắng giải nghĩa sai lạc đi.  Đó là lý do tại sao nhiều người giảng đạo ở Mỹ cũng như khắp nơi trên thế giới đã nói: “ - Phần này của Kinh Thánh không có trong bản văn cũ nhất… Phần này chỉ dành riêng cho người Do thái…. Phần này phải hiểu là một ngoại lệ đặc biệt…” Mọi người cứ cố gắng phân tích tìm ý nghĩa thuộc linh phù hợp với tâm trí của mình cho Kinh Thánh.  Đó là lý do vì sao chúng ta đã làm mất những kinh nghiệm kỳ diệu của Kinh Thánh! Phần lớn Cơ-đốc-nhân ngày nay chưa kinh nghiệm thực sự quyềnnăng của Kinh Thánh trên đềi sống của họ, vì vậy họ cũng không thể tin tưởng hoàn toàn vào Kinh Thánh.  Nhưng tạ ơn Đức Chúa Trời, Đức Thánh Linh có thể giúp bạn hiểu Kinh Thánh khi bạn đềc Lời ấy. Khi tôi đềc Kinh Thánh, tôi chỉ tin cậy nơi Đức Chúa Giê-xu, nếu Lời Chúa bảo nhảy là tôi nhảy mà không hỏi vì tại sao. Nhiều người có thể bảo rằng tôi khọ dại hoặc ngu ngốc, nhưng Kinh Thánh bảo rằng: “ Sự vâng lời tốt hơn của tế lễ, sự nghe theo tốt hơn mỡ chiên đực” I Samuên 15:22 Nhiều người đến nhà thờ để thờ phượng Đức Chúa Trời nhưng không vâng lời Ngài chút nào cả.  Chúng ta phải vâng lời Đức Chúa Trời của chúng ta, Ngài là Đức Chúa Trời hằng sống và đang làm việc ngày hôm nay.  Tôi thích sự vâng lời vì tôi yêu mến Ngài và đó là một đặc quyềncho tôi: “Vâng lời Đức Chúa Trời hằng sống”. Tôi muốn các bạn cũng vâng lời Chúa với tôi. Chúng ta hãy chúc tụng, chúc phước Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời dựng nên trời và đất. Chúng ta hãy chúc tụng Danh Ngài luôn luôn. Khi Phao-lô và Sila ở trong lao tù, bạn có nghĩ rằng họ đang khóc hay không. Không, họ không khóc. Họ làm gì? Họ ngợi khen Đức Chúa Trời. Khi họ ngợi khen Đức Chúa Trời thì các từng trời hạ xuống và làm rung chuyển lòng của người cai ngục nữa.  Ông ta đến và nói “Các ông ơi, tôi phải làm gì để được Cứu?” Phao-lô chỉ giảng cho ông ta một ít thôi và ông ta tiếp nhận Chúa Giê-xu ngay đêm ấy. Thật kỳ diệu! Tại sao thế? Vì khi các Cơ-đốc-nhân vui mừng hớn hở thì thiên đàng cũng xuống và cả thế gian đều vui mừng. Trong Cựu ước khi Đức Chúa Trời bảo dân Ysơraên “ời vòng quanh vách thành Giêricô” thì họ đã làm gì?  Họ vâng lời Đức Chúa Trời ngay.  Họ đã đi vòng quanh vách thành và vách thành kiên cố đó đã phải sụp đổ.  Thật là một cách đánh trận khôi hài, nhưng đó chỉ là những gì họ làm theo Lời Đức Chúa Trời để được kết quả thực sự.  Vách thành đã đổ xuống, lập tức họ tiến vào chiếm lấy mọi sự ở trong.  Những sự thật lịch sử này há chẳng phải là điều kỳ diệu khích lệ chúng ta vâng lời Chúa để Ngài có thể hành động hay sao? Bây giờ là lúc tất cả chúng ta phải vâng lời Đức Chúa Trời, tin Lời của Ngài và chiến thắng chiến trận trong cuộc sống của chúng ta.  Chúng ta phải trở lại với sự đơn sơ của Kinh Thánh. Quyền lực của Satan Bây giờ tôi đang ở đất Mỹ, tôi ý thức rằng nan đề lớn nhất tại Mỹ là Hội Thánh không nhận thức được rằng quyền lực của Satan là có thật! Satan đã làm mù mắt các bạn đến nỗi các bạn không thấy được nan đề của mình. Nhiều lần có một nan đề trong lòng của những người khác và chúng ta không biết làm cách nào để giải quyết. Vì thế Cơ-đốc-nhân không có được quyền năng của Đức Chúa Trời. Chúng ta hãy đọc trong Êsai 61:1-3: “Thần của Chúa Giê-hô-va ngự trên ta, vì Đức Giê-hô-va đã xức dầu cho ta đặng giảng Tin-Lành cho kẻ khiêm nhường. Ngài sai ta đến đặng rịt những kẻ vỡ lòng, đặng rao cho kẻ phu tù được tự do, kẻ cầm tù được ra khỏi ngục… Đặng  ban mão hoa cho kẻ buồn rầu ở Siôn thay vì tro bụi, ban dầu vui mừng thay vì tang chế, ban áo ngợi khen thay vì lòng nặng nề: Hầu cho kẻ ấy được xưng là cây của sự công bình, là cây Đức Giê-hô-va đã trồng để được vinh hiển”. Tôi tin rằng qua mấy câu Kinh Thánh này, chúng ta thấy được mục đích Đức Chúa Trời sai Chúa Giê-xu vào thế gian. Khi chúng ta đọc về sự giảng Tin-Lành cho kẻ khiêm nhường, tôi tin rằng điều này có nghĩa là Tin-Lành của Sự Cứu rỗi giống như thiên sứ đã nói với các gã chăn chiên: “Này ta báo cho các ngươi một tin mừng lớn: Một Đấng Cứu thế đã sanh ra…” Sự Cứu chuộc và sự tha tội lỗi chỉ là phần đầu của chức vụ Chúa Giê-xu. Phần lớn chúng ta là những người tin, thường dừng lại tại điểm này. Nhưng chức vụ của Chúa Giê-xu còn đi xa hơn điểm này nữa. Nhiều Hội Thánh cũng tiếp tục và bước đi trong lẽ đạo chữa bệnh. Điều này tốt. Tôi cũng thích lẽ đạo chữa bệnh. Ở tại Inđônêsia, chúng tôi đã chứng kiến hơn 36.000 người được chữa bệnh lành. Tuy nhiên, chúng ta phải biết và ý thức được rằng sự chữa bệnh chỉ là ở bên ngoài thể xác. Thật là khủng khiếp nếu chữa lành cơ thể rồi để linh hồn người ấy đi vào hỏa ngục! Nếu để một người cứ ở tình trạng bệnh hoạn hầu cho qua đấy linh hồn họ quy phục Ngài còn tốt hơn là chỉ chữa lành cho họ phần thể xác mà thôi. Đấng Christ đã trả giá để chữa lành bệnh tật của chúng ta và chúng ta phải tin cậy vào Ngài về điều đó. Tuy nhiên, chức vụ của Chúa Giê-xu còn đi xa hơn điều này. Trong Hội Thánh chúng ta có rất nhiều người tin cậy Chúa chỉ để được Sự Cứu rỗi và Sự chữa lành bệnh. Tôi không thể so sánh điều này với chi khác được. Có lẽ nó giống như việc mua một cái vé để đi xem đá banh. Bạn chỉ muốn vào xem để hoan hô hay bình phẩm. Bạn không phải là một cầu thủ. Đó là sự ích kỷ mang tính chất “Chỉ thích hưởng thụ”. Phải có một mục đích gì cho đời sống Cơ-đốc-nhân hơn điều này chứ! Các bạn thân mến. Đức Chúa Trời không tạo dựng con người để chỉ có cuộc sống nông cạn như vậy. Nếu tất cả mục đích của chúng ta chỉ có bấy nhiêu thôi thì có lẽ chúng ta sẽ là người quấy rầy ở thiên đàng. Mục đích của Đức Chúa Trời không những cứu chúng ta mà Ngài còn muốn cho chúng ta có một đời sống sâu nhiệm hơn ở trong Ngài. Đức Chúa Trời muốn chúng ta sống có mục đích và mục đích ấy là đem lại sự hưng vượng cho Nước của Ngài. Vì lý do đó mà Chúa Giê-xu muốn giúp chúng ta thi hành chức vụ trong cách sâu nhiệm hơn cho nhu cầu của người khác. Trong câu Kinh Thánh này, Êsai đã nói “Ngài sai ta đến đặng rịt những kẻ tan vỡ tấm lòng”. Càng đi du lịch khắp nước Mỹ, tôi càng thấy trong Hội Thánh còn có rất nhiều tấm lòng bị rạn nứt và thương tích vì những kinh nghiệm trong quá khứ. Tấm lòng của đa số người Mỹ đều có sự cay đắng hoặc bị tổn thương về một điều gì đó. Kết quả là họ cảm thấy buồn bã, không có quyền năng hoặc sự vui mừng tràn ngập như đáng phải có. Qua việc khuyên lơn giúp đỡ nhiều người, tôi khám phá ra rằng những điều làm tổn thương họ đều xuất phát từ trong quá khứ. Đôi lúc là những ký ức khi còn trong tuổi thiếu niên. Mặc dù khi trở thành Cơ-đốc-nhân, họ đã được tha thứ nhưng thường thường những cay đắng và ghen ghét vẫn còn nằm tận đáy lòng. Nhiều người chẳng bao giờ nghĩ rằng họ phải đem những điều ấy đến với Chúa để được Ngài chữa lành.    1. Bệnh suyễn được chữa lành Có nhiều người cố gắng quên các vết thương lòng bằng cách sống thuộc linh hơn. Họ cố gắng chiến đấu và tìm kiếm nhiều hơn về Đức Chúa Trời để mong thỏa mãn chính mình. Nhưng họ không biết rằng điều chính yếu họ phải làm ấy là mở lòng ra xin Đức Chúa Trời hành động ở nơi sâu kín nhất ấy. Ngài muốn chữa lành các vết thương đó. Một trong những ví dụ nổi bật nhất mà tôi nhớ trong trường hợp này là một thiếu phụ ở Ohio. Thiếu phụ này bị bệnh suyễn và đã chịu đựng hơn 20 năm  nay. Trong một buổi nhóm, chị xin cầu nguyện và chúng tôi cầu nguyện thiết tha nhưng chẳng có hiệu quả gì. Tôi ngạc nhiên không biết có điều gì sai lầm trong chị hoặc là tôi chưa ý thức được ý muốn của Đức Chúa Trời cho đời sống của chị. Nhưng vào một đêm trước khi tôi rời khỏi thành phố đó, trong khi tôi nói chuyện với chị thì Chúa phán với tôi về câu Kinh Thánh “Buộc lại những tấm lòng tan vỡ”. Ngay lúc bấy giờ tôi chưa hiểu hoàn toàn được ý nghĩa của câu Kinh Thánh này. Tôi hỏi thiếu phụ: Chị ghét người nào không? Trước khi tin Chúa thì có nhưng bây giờ thì không. Tôi không ghét ai cả. Lúc ấy tự nhiên tôi nhận ra mình đặt câu hỏi chưa đúng nên tôi hỏi lại: Trong quá khứ có ai làm tổn thương chị không? Có thể chị đã tha thứ cho họ rồi nhưng vết thương vẫn còn nằm đó, mỗi lần nhớ đến là chị lại đau lòng hay chăng? Chị ta vẫn không hiểu điều tôi muốn nói. Tôi phải giải thích cho chị an lòng là tôi không có ý muốn tìm quá khứ để khiển trách chị. Đây là lần đầu tiên tôi đặt những câu hỏi lạ lùng như vậy. Tôi nói thêm cho chị vài ví dụ nữa, cuối cùng vấn đề được Chúa đưa ra ánh sáng. Chị bắt đầu kêu lớn lên và nói: “Ô, vết thương còn đây! Tôi đã bị tổn thương rất lâu ở điều này” Chị thuật lại cho tôi biết khi còn nhỏ, mẹ chết sớm và cha lấy người mẹ kế. Người này đối xử tệ bạc với chị. Hễ khi nào chị làm sai điều chi thì bà mẹ kế này chửi rủa thậm tệ. Điều này làm chị bị tổn thương rất nhiều. Là con nên chị không thể phản ứng ra ngoài nhưng cứ chôn chặt nó tận đáy lòng, lâu ngày vết thương càng sâu hơn. Khi tiếp nhận Chúa, tuy chị đã tha thứ cho người mẹ kế nhưng chị chưa xin Chúa buộc lại tấm lòng tan vỡ của chị và vì thế vết thương vẫn còn. Đêm hôm ấy, tôi cầu nguyện và xin Chúa hàn gắn lại vết thương lòng này như trong Êsai 61:3 nói về “Lòng nặng nề”. Nhiều người vẫn còn mang tấm lòng nặng nề vì những kinh nghiệm trong quá khứ. Ngay cả những người có kinh nghiệm về báptêm trong Thánh Linh nữa, tấm lòng nặng nề ấy cứ vẫn còn nằm ở đây nếu họ không đem đến Chúa Giê-xu để được Ngài chữa lành. Sau khi cầu nguyện, người thiếu phụ nói: “Ngợi khen Đức Chúa Trời, tôi vừa được giải thoát. Trong lòng tôi thật sự được tự do rồi. Tôi không thể giải thích điều này cho anh được, nhưng sự vui vẻ và bình an thật sự đã tràn ngập lòng tôi thật lớn lao…” Sáng hôm sau, khi chị thức dậy thì căn bệnh suyễn đã hoàn toàn dứt khỏi . Đây là một trường hợp bệnh chứng bên ngoài là hậu quả của một sự tổn thương trong tâm hồn.    1. Nhu cầu lớn nhất của người Mỹ và mọi người Tôi có thể nói rằng 95% nguồn gốc bệnh tật của người Mỹ là do vấn đề tinh thần và vấn đề tâm linh. Chỉ có 5% thật sự bởi vấn đề thể chất. Những chứng bệnh thần kinh phần lớn do những sự căng thẳng, lo âu, phiền muộn và sợ hãi. Khắp nơi trên đất Mỹ tôi đều gặp những loại người này. Thật là kinh khủng! Dân Mỹ cần nhu cầu khác hơn là Sự Cứu chuộc, họ cần công việc hơn là Chúa Giê-xu. Chắc chắn ở Mỹ có nhiều người sẽ lên thiên đàng, nhưng đội quân của Chúa Giê-xu thì lại rất yếu. Phần lớn nhiều người đánh trận một mình mà không có sự tiếp trợ của Chúa Giê-xu. Khi chúng ta làm điều đó thì thực sự là chúng ta gặp bối rối bởi vì chúng ta chiến đấu cô đơn. Ở Mỹ các bạn hát bài “Tinh binh Giê-xu tiến lên” nhưng các bạn lại ngồi ở đấy và để cho Mục sư làm việc. Thật là đáng buồn ! Hỡi các bạn thân mến, đây chính là nhu cầu lớn nhất của người Mỹ: Hãy đến nơi nguồn bình an và vui vẻ. Trong đoạn này Êsai cũng nói với chúng ta là hãy rao cho kẻ phu tù: Đó là những người đang làm nô lệ cho tội lỗi. Ngục nào đây? Ngục của tội lỗi. Chúng ta hãy rao giảng danh Giê-xu để cứu tội nhân ra khỏi xiềng xích của tội lỗi. Đây cũng là vấn đề gốc rễ của người Mỹ. Ảnh hưởng của quyền lực tối tăm, ma quỷ ngày nay thật lớn, có lẽ gấp trăm ngàn lần hơn nửa thế kỷ trước đây.    1. Những hình thức của ma quỷ tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới Ma quỷ hành động tại Mỹ ngày nay trong các hình thức Bói khoa, coi chỉ tay, bói bài, cầu cơ, đồng cốt, thờ ma quỷ… Những điều này thật dễ sợ. Việc coi tử vi thì hầu như thông dụng từ lâu, nó nhan nhãn trong các nhật báo, tạp chí, trên ti vi và hầu hết ở mọi nơi bạn đều có thể thấy được. Bạn khó mà trốn khỏi ảnh hưởng của ma quỷ trong các hình thức đa dạng này. Dường như tại bất cứ nơi đâu bạn cũng đều gặp quyền lực của ma quỷ. Chúng ta, mỗi Cơ-đốc-nhân cần phải biết rõ điểm họa này. Đừng bao giờ nói: “Ồ chuyện đó không phải của ma quỷ đâu. Đó chỉ là trí tưởng tượng hoặc chỉ là sự thay đổi về trào lưu văn hóa mà thôi…”. Nếu chúng ta nói như vậy là đã đánh mất vị thế tấn công vào ma quỷ rồi. Khi chúng ta nói “ma quỷ không có thật”. Thì chúng rất thích điều ấy, vì như vậy chứng tỏ chúng ta đang ngủ mê và để nó lộng hành. “Ở giữa ngươi chớ ai đem con trai hay con gái mình qua lửa. Chớ nên có thầy bói, hoặc kẻ xem sao mà bói, thầy phù thủy, thầy pháp, hay dùng ếm chú, người đi hỏi đồng cốt, kẻ thuật số hay là kẻ đi cầu vong… Vì Đức Giê-hô-va lấy làm gớm ghiếc kẻ làm các việc này và vì những sự gớm ghiếc ấy nên Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi đuổi các dân tộc đó khỏi trước mặt các ngươi. Ngươi phải ở trọn vẹn với Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi”  Phục truyền 18:10-13    1. Ma thuật, ảo thuật [Black Magic, White Magic] Có hai loại phù phép: Ma thuật và ảo thuật. Ma thuật là loại phù thủy có quyền lực làm cho chết người. Trước đây tôi tưởng rằng ở Mỹ không có loại này, tuy nhiên khi đọcsách báo tôi biết rằng chúng cũng đã đến trên đất Mỹ này rồi. Còn ảo thuật là cái ảnh hưởng nhiều ở Mỹ ngày nay. Nói đến ảo thuật, tôi muốn nói đến việc sử dụng quyền lực của ma quỷ trong lãnh vực tốt như: chữa bệnh, tiên đoán những việc tốt lành… Nhiều người Mỹ quá mù quáng đến nỗi họ tưởng rằng mình nghe lời Đức Chúa Trời, nhưng kỳ thực đó là lời của ma quỷ. Tôi không dám khinh dễ phần đông dân chúng Mỹ. Nhưng nếu không có cỏ xanh cho chiên ăn thì chúng buộc phải nuốt lá cây khô! Những mục sư tại Mỹ phải chắc chắn rằng mình nuôi chiên bằng đồng cỏ xanh tươi. Tại sao tín đồ lại đến những thầy bói và đi xem tử vi? Bởi vì Hội Thánh đã mất ân tứ nói tiên tri, vì thế tín đồ lại phải đi ra ngoài tìm ma quỷ để nói cho mình biết tương lai. “Tất cả các quyền lực của ma quỷ là sự giả tạo của các ân tứ thuộc linh”. Cách để cứu chúng ta ra khỏi đều đó là hãy nhìn quyền năng của Đức Chúa Trời hành động trong đời sống chúng ta. Đó là lối giải quyết duy nhất. Ngày nay người ta mệt mọi về Lời và sự giảng dạy. Đa số tín đồ chỉ thích Mục sư giảng chừng 5 phút. Mọi người ngày nay cần một chỗ dựa vững chắc. Thế gian này sẽ qua đi và họ đang cần chân lý. Họ cần một thành lũy kiên cố là Chúa Giê-xu và quyền năng của Ngài. Có hai điều xảy ra khi một người tín đồ đi xem số tử vi. Trước hết là họ phạm tội cùng Đức Chúa Trời vì Đức Chúa Trời phán “Đừng làm điều gớm ghiếc ấy”. Thứ hai là ma quỷ sẽ cột trói họ. Họ không cần sự tha thứ về sự cột trói này, nhưng họ cần được giải thoát. Tha thứ và giải thoát là hai điều hoàn toàn khác nhau. Ngày nay chúng ta thường cầu nguyện để được tha thứ nhưng rất ít khi cầu nguyện để được giải thoát. Chúng ta cần phải thực hành câu Kinh Thánh Mathiơ 18:18 “Quả thật, quả thật Ta nói cùng các ngươi: Hễ điều chi các ngươi buộc ở dưới đất thì cũng sẽ buộc ở trên trời, và điều gì các ngươi mở ở dưới đất thì cũng sẽ mở ở trên trời” Chúng ta phải cầu nguyện, nếu có 10 sự trói buộc thì chúng ta phải nhân danh Chúa mở trói cho từng điều một. Do việc cởi trói đó chúng ta sẽ được tự do. Là Cơ-đốc-nhân, chúng ta phải có quyền trên quyền lực của ma quỷ. Đây là vị trí của Đấng Christ: “… và Ngài làm cho chúng ta đồng sống lại và đồng ngồi trong các nơi trên trời trong Đức Chúa Giê-xu Christ”  Êphêsô 2:6 Chúng ta  được ngồi trên quyền lực của ma quỷ. Mỗi Cơ-đốc-nhân phải sử dụng quyền này. Nếu không sử dụng thì anh em chúng ta lại bị khốn khó. Mỗi người cần phải về nhà lục lời tìm cho ra những vết tích của quyền lực ma quỷ. Nếu trong báo chí có nói về số tử vi thì đừng giữ báo trong nhà, và bạn cũng nên chấm dứt việc mang những số báo ấy vào nhà của bạn. Tại sao vậy? “…Các ngươi phải làm như vầy: Phá những bàn thờ, đập bể những pho tượng, đánh hạ các thần A-sê-ra và đốt những hình chạm của chúng nó. Vì ngươi là một dân thánh cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi; Ngài đã chọn ngươi trong muôn dân trên đất, đặng làm một dân thuộc riêng về Ngài”  Phục truyền 7:5-6. Các ngươi phải thiêu đốt những tượng chạm về các thần chúng nó. Chớ tham lam, cũng chớ lấy cho mình bạc hay là vàng bọc các tượng ấy, e ngươi phải mắc bẫy chăng; vì vật ấy lấy làm gớm ghiếc cho Giê-hô-va Đức Chúa Trời ngươi. Chớ đem vàng gớm ghiếc này vào nhà mình, e ngươi cũng đáng bị diệt như nó. Khá gớm ghê và hiềm nó đến điều, vì là một vật đáng diệt”  Phục truyền 7:25-26 Khi Kinh Thánh nói điều gì, tốt nhất là chúng ta nên nghe theo lời ấy. Ở Inđônêsia, chúng tôi thường sử dụng Kinh Thánh theo y như cách Kinh Thánh dạy. Khi chúng ta đạt đến mức độ sử dụng Kinh Thánh theo cách đơn sơ thì Đức Chúa Trời sẽ hành động thật kỳ diệu. Tôi tin chắc rằng ở Inđônêsia sẽ chẳng bao giờ quên chân lý này. Khi Kinh Thánh nói: “Đừng mang nó vào nhà!” thì bạn nên làm theo điều chỉ dạy ấy. Tôi có thể thuật lại cho bạn biết hằng trăm câu chuyện của những người đã đem các loại ấy vào nhà và đã có những nan đề trong gia đình họ. Vô tuyến truyền hình ở Mỹ là một trong những nguồn gốc xấu nhất của quyền lực ma quỷ vào trong nhà chúng ta. Ồ, Cơ-đốc-nhân phải cẩn thận với việc sử dụng TV là dường nào! Nếu ta để cho con cái mình nhồi nhét hết những gì ở trên TV thì thật là nguy hiểm. Bây giờ các bạn đang gặt hái kết quả đó. Ai đang đọcnhững điều này phải chú ý cẩn thận và thực hành ngay. Cũng nên báo cho các bạn của mình về mọi nguy cơ đó. Hãy đem những thần tượng vật chất, những báo đồi trụy, những sách dơ bẩn và những gì thuộc về bói khoa cũng như các thứ ô uế khác ra khỏi nhà bạn và đốt đi. Hãy tiên bố chấm dứt mọi sự liên lạc với ma quỷ.    1. Bị trói buộc bởi tội của ông cha ta Có một sự trói buộc khác của ma quỷ mà người ta cần được giải phóng. Trong cuôc phục hưng, Đức Chúa Trời đã tỏ cho chúng tôi biết điều này. “Ngươi chớ quỳ lạy trước các hình tượng đó, và cũng đừng hầu việc chúng nó. Vì Ta là Giê-hô-va Đức Chúa Trời kỵ tà. Hễ ai ghét Ta, Ta sẽ nhân tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời” Xuất Êdíptô Ký 20:5 Chẳng hạn như, nếu ông nội của tôi phạm tội tà dâm với nhiều người đàn bà, thì linh của tội tà dâm ấy [spirit of adultery] sẽ còn truyền lại cho cha tôi, tôi và con cái tôi. Nhiều Cơ-đốc-nhân trung tín, ngay cả người được báptêm bằng Thánh Linh có thể vẫn còn cảm giác rằng mình bị một sự trói buộc nào đó trì kéo lại. Có một sức mạnh thuộc linh cố đẩy họ lui vào đường lối sai lầm của ông cha mình. Khi chúng ta kéo lại thì đó là tội lỗi do dòng dõi truyền lại trên chúng ta. “Vì biết rằng chẳng phải bởi vật hay hư nát như bạc hoặc vàng mà anh em đã được chuộc khỏi sự ăn ở không ra chi của tổ tiên truyền lại cho mình.” Phierơ 1:18 Nếu người cha có tính hay nóng giận cũng thường truyền lại cho con cái mình điều này. Nhiều khi ông cha chúng ta đã có những mối liên hệ với ma quỷ và ảnh hưởng này áp đặt trên chúng ta. Ngày nay nhiều người trong chúng ta muốn sống theo Lời Chúa nhưng cứ bị trói buộc mà không biết tại sao. Đó là do những sự trói buộc đã truyền lại từ ông cha mang đến. Tôi cầu nguyện: Thưa Chúa, tại sao chúng con phải chịu ảnh hưởng hậu quả tội lỗi của tổ phụ chúng con? Chúa phán: “Có hai cách mà quyền lực của ma quỷ hành động. Chẳng hạn như có hai cách té xuống hố” Một là tự động nhảy xuống và cách kia là bị người khác xô xuống”. Việc chúng ta bị sự trói buộc của quyền lực ma quỷ cũng giống như vậy. Một là chúng ta tự ý chủ động trong việc tiếp xúc với quyền lực của ma quỷ như đi xem bói, coi tử vi hoặc làm điều ác… Cách thứ hai chúng ta bị trói buộc là do sự phạm tội của tổ tiên chúng ta. Vì sự nguyền rủa đó mà ngày nay ma quỷ có thể xui chúng ta phạm tội y như tổ phụ chúng ta trong đời sống của mình. Tôi cầu xin Chúa Giê-xu giúp bạn ý thức tầm quan trọng của sự trói buộc này và tuyên bố cắt đứt ảnh hưởng của ma quỷ trong đời sống chúng ta. Đây là cách đắc thắng những sự cám dỗ gây ra do tội lỗi của tổ phụ chúng ta. 15. Đức Chúa Trời cung cấp mọi nhu cầu Ở đảo Timor, chúng tôi có một bệnh viện. Sau cơn phục hưng, bạn khó có thể kiếm được nhiều Cơ đốc nhân nằm tại đó. Đa số là người ngoại và người Hồi giáo, rất hiếm khi gặp Cơ đốc nhân. Tại sao? Vì mỗi khi Cơ đốc nhân đau bệnh, họ cầu nguyện và tin cậy Đức Chúa Trời chữa bệnh cho họ. Tôi nhận thấy ở Mỹ có điều này: khi bạn nhức đầu, bạn chạy tìm lấy lọ thuốc Aspirin trước hết, sau đó mới cầu nguyện xin Chúa chữa lành. Phần lớn các bạn, hễ khi nào nhuốm bệnh là đi bác sĩ ngay và chưa bao giờ nghĩ đến Chúa Giê-xu. Nhưng chúng tôi ở Inđônêsia, sau cơn phục hưng, chúng tôi luôn đến với Chúa Giê-xu trước khi nghĩ đến lọ thuốc Aspirin hoặc đi đến bệnh viện. Bạn có biết, thật là một điều lý thú: Khi bạn tin cậy Chúa Giê-xu thì Ngài cất đi mọi sự sợ hãi, lo lắng, bối rối ra khỏi bạn. Do đó bạn không cần dùng thuốc để chữa bệnh đau bao tử hoặc bệnh nhức đầu. Và khi bạn có sự bình an của Ngài, bạn cũng không hay đau nữa. Có lẽ tại vì có nhiều lo lắng bối rối trong người Mỹ nên hằng ngày các bạn đã tốn hàng triệu viên thuốc Aspirin. Bạn chưa biết sự bình an thật trong Chúa Giê-xu. Một ngày kia ở Inđônêsia, có một nữ y-tá đến gặp tôi. Chị này nói với tôi trong dáng vẻ giận dữ: Anh Mel Tari, cuộc phục hưng này mang đến kết quả thật tệ hại quá. Tại sao chị nói như thế? Tại sao à? Bây giờ chúng tôi không có đủ tiền để chi phí cho bệnh viện nữa. Ồ, vậy bệnh viện quý vị cần điều gì? Khó tìm thấy người bệnh để cho quý vị điều trị tại bệnh viện phải không? Phải, dường như mọi người đều khỏe mạnh và không cần đến chúng tôi nữa! Đúng thế, ấy là do sự cầu nguyện của họ nơi Chúa Giê-xu. Nếu Đức Chúa Trời làm cho dân chúng ở đây mạnh khỏe thì tại sao chị lại nổi giận và rủa sả chúng tôi? Tôi bắt đầu nói chuyện với chị về Chúa Giê-xu và khuyên chị tiếp nhận Ngài để Ngài cũng sẽ giúp đỡ chị nữa. Sau một lúc, chị bằng lòng tiếp nhận Chúa Giê-xu làm Cứu Chúa của đời sống chị. Bây giờ, khi chị đi vào các làng để giúp đỡ dân chúng về thuốc men thì rất nhiều lần chị chỉ cần cầu nguyện cho họ và họ được Chúa chữa lành. Sau này có dịp tôi hỏi chị thích phương cách chữa bệnh nào nhất: Bằng sự chăm sóc thuốc thang cho bệnh nhân tại bệnh viện hay bằng sự cầu nguyện để Chúa chữa lành. Chị nói chị thích cầu nguyện cho bệnh nhân hơn vì khi họ đến bệnh viện thì sự chăm sóc phải vất vả hơn. Chị nói: “Khi anh cầu nguyện cho họ thì chỉ trong một phút Đức Chúa Trời chữa lành cho họ ngay và anh không cần làm gì thêm cho căn bệnh của họ nữa. Đôi lúc chúng tôi tụ tập hàng trăm người bệnh lại và chúng tôi cầu nguyện cho họ. Đức Chúa Trời làm việc rất kỳ diệu trong nhiều người tại đó. Nếu như trước kia thì tôi phải làm mất nhiều ngày để chăm sóc họ. Ồ anh Mel Tari ơi! Đường lối của Chúa thật tốt đẹp hơn cách thức của chúng ta rất nhiều. a. Ánh sáng xuyên qua khu rừng già. Trong sự đi rao giảng Tin lành. Rất nhiều lần chúng tôi phải đi bộ trong đêm tối hoặc phải đi qua các khu rừng già. Thật là khó khăn vì chúng tôi không có bản đồ nào để tìm đường đi cả. Nhưng Đức Chúa Trời bảo chúng tôi phải cầu nguyện để xin ánh sáng. Ngài đã cho đoàn dân Ysơraên trụ lửa soi đường trong Sa mạc, chẳng lẽ Ngài lại không ban cho chúng tôi ánh sáng để đi trong các khu rừng già hay sao? Như bạn biết đấy, trong các khu rừng già hầu như không có ban ngày vì bóng cây che khuất ánh sáng mặt trời hoàn toàn. Ánh sáng Đức Chúa Trời ban cho chúng tôi sau khi cầu nguyện thất giống như ánh sáng của đèn pha chiếu xuống từ trên máy bay trực thăng vậy. Khi ánh sáng rẽ bên phải thì chúng tôi đi sang bên phải. Nếu ánh sáng rẽ trái thì chúng tôi bước qua trái. Nếu ánh sáng cứ tiến về phía trước thì chúng tôi cứ đi thẳng. Cuối cùng chúng tôi tìm ra được cái làng hoặc là nhà thờ hay là nhà riêng của ai đó là nơi mà Đức Chúa Trời muốn chúng tôi đến đấy rao giảng Tin lành. Rất nhiều lần Đức Chúa Trời dẫn chúng tôi đi ngày đêm trong rừng già theo cách này. Chúng tôi không biết đường và tốt nhất là cứ đi theo ánh sáng soi lối chỉ đường này. Khi chúng tôi bước theo ánh sáng, bao giờ chúng tôi cũng đến đúng nơi mà Đức Chúa Trời muốn chúng tôi đến. b. Những đám mây trở thành những chiếc dù Đôi khi chúng tôi phải đi khi trời nắng, và ở Inđônêsia trời rất nóng. Nhiều lúc từ 30-50 độ C [90-120 độ F], và khi bạn đi bộ thì sức nóng thật ghê gớm. Nhưng Đức Chúa Trời đã ban cho chúng tôi một trụ mây. Ngài đặt trụ mây ở trên trời, và bóng mây che mát bên trên chúng tôi. Khi chúng tôi tiến về phía trước thì bóng mát vẫn đi trước chúng tôi. Nó giống như một cái dù lớn. Chúng tôi đi dưới bóng cây dù đó và ngợi khen Đức Chúa Trời. Vì sao? Vì Kinh thánh cho biết: “Đức Chúa Trời tôi sẽ làm cho đầy đủ mọi sự cần dùng của anh em y theo sự giàu có của Ngài ở nơi vinh hiển trong Đức Chúa Giê-xu Christ.” Philíp 4:19. Tôi tin rằng nếu bạn cần bánh, Đức Chúa Trời sẽ ban bánh cho bạn, nếu bạn cần tiền, Ngài sẽ cho bạn có tiền. Nếu bạn cần sự chữa lành thuộc thể, Ngài sẽ ban cho điều ấy, và nếu bạn cần chữa bệnh thuộc linh, Ngài cũng đáp ứng nhu cầu đó. Tôi thuật cho các bạn nghe về nhiều phép lạ. Nhưng mong các bạn đừng quá chú trọng vào phép lạ, thay vào đó tôi mong các bạn hãy nhìn xem Chúa Giê-xu. Chúng ta hãy có ước muốn để Chúa Giê-xu sống trong chúng ta và Ngài làm việc trong đời sống chúng ta. Chúng tôi cũng muốn Ngài dùng các bạn như Ngài đã dùng chúng tôi tại Inđônêsia. Chúng tôi thường hát bài: Nào việc chi Giê-xu không thể làm... Chúng ta có thực sự hiểu hết những gì chúng ta hát không? Đó là lời cầu nguyện của tôi xin Ngài dùng các bạn ở Mỹ cũng như cách Ngài dùng chúng tôi ở Inđônêsia. c. Dịch vụ kiếm tiền ở Mỹ làm tổn thương. Không phải tất cả dịch vụ của Cơ đốc đều là tiền bạc. Tôi không đồng ý với các dịch vụ kiếm tiền tại Mỹ. Điều này thực sự làm tổn thương tôi. Trong cuộc phục hưng tại Inđônêsia, Đức Chúa Trời phán với chúng tôi rằng Ngài không cho phép chúng tôi nói với người khác rằng mình cần tiền. Ngài bảo chúng tôi: “Nếu các con cần tiền, các con phải nói với ta và chỉ một mình ta mà thôi.” Hễ khi nào ân điển Ngài còn ở với chúng tôi, thì chúng tôi chưa bao giờ nói với người khác rằng chúng tôi cần tiền. Các bạn có biết gì xảy ra tại các Hội Thánh ở Mỹ không? Trong nhiều cách, các bạn đã làm dập tắt sự cảm động của Đức Thánh Linh. Thường thường tôi nghe những bài giảng trong đó chỉ có 5 phút nói về Chúa Giê-xu nhưng đến 25 phút nói về nhu cầu tiền bạc. Một lần nọ, tôi rất bực mình khi nghe vị mục sư tại một trong những nhà thờ mời tôi đến hầu việc Chúa đã đứng lên nói: Chúa cho tôi biết rằng sẽ có 33 người ở đây sẽ dâng $250 để xây dựng lại một ngôi nhà cho danh Chúa Giê-xu. Tôi nghĩ: Lạy Chúa, có bao nhiêu người đang lợi dụng danh Ngài để kiếm tiền! Vị mục sư ấy kêu gọi: Bây giờ chúng ta hãy cầu nguyện và xem thử xem ai sẽ đáp lại lời kêu gọi của Ngài. Ma quỷ sẽ nói nhỏ vào tai các bạn rằng các bạn sẽ làm những việc lớn hơn trong tương lai. Hãy cẩn thận, vì Đức Chúa Trời muốn bạn dâng hiến ngay hôm nay... Ông lại cẩn thận trưng dẫn câu Kinh thánh – Ngày mai không phải của các bạn, nhưng chính là hôm nay. Châm ngôn 27:1. Bây giờ ai muốn dâng $250?... Tôi không có ý nói rằng số tiền này sẽ được dùng cách sai lầm, có lẽ nó được dùng một cách chính đáng. Nhưng dùng sự sợ hãi và dọa nạt thì không phải là cách thuộc linh để quyên tiền dâng hiến. [But using fear and threats isn’t the spiritual way to get money!] Trong thư Phaolô gởi cho Hội Thánh tại Galati viết: Tôi lấy làm lạ cho anh em đã vội bỏ Đấng gọi anh em bởi ơn Đức Chúa Giê-xu Christ đặng theo Tin lành khác  Galati 1:6 Đây là điều xảy ra trong các Hội Thánh chúng ta. Có lẽ động cơ là thuộc linh, nhưng cách thực hiện lại là xác thịt. Vì vậy, kết quả đã làm nhơ bẩn Tin lành. Tôi chưa bao giờ phải nói lời xin ai giúp tiền bạc cho tôi, nhưng Đức Chúa Trời đã cung cấp đầy đủ các khoản nhu cầu của tôi trong chyến đi thăm viếng nước Mỹ cũng như đi vòng quanh thế giới. 50 xu tôi có trong túi khi đến Mỹ đã giống như một chút dầu trong bình của người đàn bà góa. d. Quần áo của chúng tôi vẫn được giữ sạch Đức Chúa Trời thực hiện rất nhiều phép lạ tại Inđônêsia vì chúng tôi có rất nhiều nhu cầu. Ở Mỹ không có những nhu cầu giống như vậy. Một ngày nọ ,khi tôi nói chuyện tại một trường học ở Mỹ, có một học sinh nam nói với tôi: Đó là những gì chúng tôi cần ở đây. Chúng tôi cần biến nước thành rượu nho trong Hội Thánh chúng tôi, chúng tôi cần những phép lạ như thế. Tôi nói với anh ta: Các bạn không cần xin Đức Chúa Trời biến nước thành rượu nho, vì ở đây bạn có rất nhiều nho. Nhưng tại Inđônêsia thì chúng tôi không có, vì thế Đức Chúa Trời cần thực hiện nhiều phép lạ hơn. Đức Chúa Trời luôn luôn làm phép lạ vì mục đích cụ thể. Ở Mỹ các bạn có những nhu cầu khác, các bạn cần quyền năng của Đức Chúa Trời để chinh phục linh hồn tội nhân cho Chúa Giê-xu. Các bạn có thể trông đợi Đức Chúa Trời ban cho các bạn điều đó. Nếu các bạn đã có nho rồi thì không cần phải cầu xin Đức Chúa Trời ban cho nước nho nữa! Ở Inđônêsia, đôi khi chúng tôi gặp bối rối trong việc giữ gìn quần áo cho sạch. Một ngày kia, chúng tôi đi đến một làng nhỏ bên ngoài thành phố Soe và chúng tôi mỗi người chỉ mặc có một bộ quần áo. Chúng tôi không đem theo quần áo khác để thay đổi vì tưởng rằng chỉ ở lại đấy một hai ngày thôi. Ở Timor, khi bạn mặc áo trong một ngày đã thấy nhớp kinh khủng vì bụi bặm, hơi ẩm và nhiệt độ cao. Ở trong làng ấy cũng không có xà phòng để giặt nữa. Chúng tôi hỏi Chúa: Lạy Chúa, quần áo chúng con nhớp hết cả rồi. Bây giờ chúng con phải làm gì? Khi chúng tôi cầu nguyện thì lập tức quần áo của chúng tôi được sạch ngay. Mặc dầu chúng tôi ở tại làng đó nhiều ngày, Đức Chúa Trời vẫn giữ cho quần áo chúng tôi luôn sạch sẽ, chỉnh tề. Mọi người không thể tưởng tượng việc này có thể xảy ra. Họ nói: Những người này sao ngày nào cũng sạch sẽ và lịch sự cả. Nhưng khi chúng tôi về đến Soe là nơi có xà phòng thì phải đem chúng đi giặt vì đã quá dơ. Vì thế chúng ta không nên trông đợi Đức Chúa Trời làm phép lạ nếu chúng ta không có nhu cầu thực sự. Chúng ta phải nhớ rằng Đức Chúa Trời có mục đích cho mỗi phép lạ được thực hiện. Giống như phép lạ kêu người chết sống lại, ở Inđônêsia Đức Chúa Trời đã kêu 10-15 người từ kẻ chết sống lại. Tại sao? Nếu tôi chết mà các bạn cầu nguyện cho tôi sống lại, chắc tôi không đồng ý vì tôi muốn lên thiên đàng ở với Chúa Giê-xu luôn luôn. Như vậy, Ngài chỉ thực hiện phép lạ trong những trường hợp đặc biệt. Trong dịp khác tôi sẽ nói với các bạn nhiều hơn về phép lạ này. 16. Lời cầu nguyện cho bạn Lạy Chúa Giê-xu, chúng con cảm ơn Ngài vì công việc của Đức Thánh Linh ở trong chúng con sẽ bày tỏ chính Ngài cho người khác qua đời sống của chúng con. Chúng con cảm ơn Ngài vì sự vận hành của Thánh Linh không những trong quyền năng, nhưng còn trong tình yêu. Không những trong quyền năng, tình yêu, mà còn trong trật tự nữa. Chúng con thấy trong đời sống mình đã nhiều lần thiếu quyền năng và tình yêu chân thật. Chúng con ngợi khen danh Ngài vì Đức Thánh Linh có thể ban cho chúng con tình yêu chân thật ấy. Và với tình yêu đang hành động trong chúng con, Ngài sẽ được bày tỏ qua đời sống của chúng con. Do đó nhiều người thấy được quyền năng Ngài. Chúa yêu quí, chúng con không muốn chỉ biết về tình yêu và quyền năng của Ngài mà thôi, nhưng chúng con muốn được kinh nghiệm thực sự điều ấy. Chúng con muốn quyền năng và tình yêu là một phần của đời sống chúng con. Chúa ơi. Xin Ngài làm báptem cho chúng con bằng Đức Thánh Linh để chúng con nhận được quyền năng và tình yêu. Như vậy đời sống chúng con sẽ chiếu sáng và Ngài có thể dùng đời sống chúng con trở thành một máng xối phước hạnh chảy đến những người khác đang trông đợi Ngài. Lạy Chúa, những người trẻ của thế hệ chúng con đã quay sang ma túy, rượu, thuốc lá, dâm dục và nhiều điều khác nữa vì họ không tìm thấy tình yêu trong gia đình nên cố tìm kiếm đủ loại tình yêu trần tục. Chúa Giê-xu yêu dấu ơi, xin giúp chúng con có thể chỉ cho họ tình yêu thật của Đức Chúa Trời vì chỉ có tình yêu của Ngài mới thỏa mãn họ. Chúa yêu dấu, tình yêu của Ngài không phải là tình yêu vị kỷ, nhưng là tình yêu thiên thượng. Chúa ơi, chúng con cần tình yêu ấy trong đời sống chúng con, gia đình chúng con, Hội Thánh và xã hội chúng con. Xin hãy để Thánh Linh Ngài tự do hành động trong đời sống chúng con. Xin hãy đem chúng con đến sự đầy dẫy quyền năng Ngài, và như Kinh thánh nói, xin cho chúng con đâm rễ càng sâu hơn trong tình yêu của Ngài. Lạy Chúa, con cũng cầu nguyện cho các anh chị em của con. Nếu họ có nhu cầu nào về thuộc linh cũng như thuộc thể, xin Ngài đáp ứng các nhu cầu đó. Chúa Giê-xu yêu dấu ơi, xin giúp chúng con tin cậy Ngài cách rất đơn sơ. Xin cho chúng con biết để Ngài làm trọn công việc của Ngài qua đời sống chúng con và Ngài đáp ứng các nhu cầu của chúng con. Chúa Giê-xu yêu dấu, xin Ngài cho chúng con gặp Ngài trước khi Ngài đáp ứng các nhu cầu khác của chúng con. Lạy Chúa, chúng con sẵn sàng đầu phục Ngài, dâng hiến đời sống của chúng con cho Ngài để thực hiện chương trình của Ngài qua đời sống chúng con cho đến khi chúng con bước vào sự đầy đủ trọn vẹn của Đấng Christ và sự hoàn toàn tự do của Đức Thánh Linh. Lạy Chúa Giê-xu, chúng con cảm tạ Ngài và cầu nguyện trong danh Chúa Giê-xu. A-men!

Cuốn sách này được phát lại từ website: //www.vnsalvation.com/



Yêu thích0
Chia sẻ

Trả lời

Dùng đạo cụ Báo cáo

Video liên quan

Chủ Đề