Tình hình dân số Châu Âu hiện nay so với dân số thế giới như thế nào

Ảnh minh họa [interntet].

Tổng dân số trên thế giới tính đến tháng 7/2021 là 7.837 triệu người, trong đó, châu Á chiếm tỷ trọng dân số cao nhất, với gần 60% dân số thế giới.

Bảng 1. Quy mô dân số thế giới và các châu lục Đơn vị: triệu người
Khu vực Quy mô dân số
Thế giới 7.837
Châu Phi 1.373
Châu Mỹ 1.027
Châu Á 4.651
Châu Âu 744
Châu Đại Dương 43
*Nguồn: World population data sheet 2021. www.prb.org.

Theo số liệu báo cáo trên, tính đến thời điểm giữa năm 2021, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới với 1.412 triệu  người. Dự báo đến năm 2050 có khoảng 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô dân số giảm, bao gồm Trung Quốc, Thái Lan và Ukraine. Khu vực được dự báo là dân số sẽ sụt giảm nhanh chóng vào năm 2050 là Đông Âu. Trong khi đó, khu vực chiếm phần đông dân số vẫn là châu Á và châu Phi.

Về mức sinh

Chủ đề báo cáo về tình trạng dân số thế giới năm 2021 tập trung vào mức sinh toàn cầu, bởi vậy, có khá nhiều chỉ tiêu mức sinh được phân tích. Trước hết, thông qua tổng tỷ suất sinh [TFR] cho thấy, mức sinh dân số thế giới có sự biến động lớn theo thời gian và giữa các khu vực.

Tính đến hết năm 2020, tổng tỷ suất sinh đã giảm từ 3,2 con/01 phụ nữ năm 1990 xuống còn 2,3 con/01 phụ nữ2. Tuy nhiên, con số này cũng dao động từ 4,7 con/01 phụ nữ ở vùng cận sa mạc Saharan châu Phi và xuống tới 1,3 con/phụ nữ ở khu vực Đông Á hay Nam Âu. Đồng thời, mức sinh và mức thu nhập vẫn có tỷ lệ nghịch. Đó là những quốc gia có thu nhập thấp nhất thì có mức sinh cao nhất và ngược lại, những quốc gia có thu nhập cao nhất thì mức sinh thấp nhất.

Bảng 2. So sánh mức sinh của dân số thế giới theo nhóm nước
Nhóm nước

[Theo mức thu nhập]

Mức sinh [TFR]
Năm 1990 Năm 2020
Thu nhập cao 1,8 1,5
Thu nhập trung bình 3,4 2,2
Thu nhập thấp 6,4 4,7
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.

Cụ thể, báo cáo đã chỉ ra một số quốc gia có mức sinh cao nhất trên thế giới là Niger có TFR cao nhất là 7,0 và tiếp theo là Somalia với 6,9 và Chad với 6,4. Các quốc gia có mức sinh thấp nhất như Hàn Quốc với TFR là 0,8; Đài Loan là 1,0 và Ukraine là 1,1.

Điều đáng nói, dù các quốc gia và cả cộng đồng quốc tế đã có nhiều nỗ lực giảm tình trạng làm mẹ ở tuổi vị thành niên nhưng vẫn còn khoảng 15% số trẻ sinh ra ở khu vực châu Phi là của những bà mẹ ở độ tuổi từ 15 – 19. Con số này ở châu Mỹ là 12%, châu Đại Dương là 6%, châu Á 5% và châu Âu là 3%.

Tổ chức Save the Children dẫn số liệu của Chính phủ Nam Phi cho thấy, tỷ lệ trẻ vị thành niên mang thai và sinh con tại Gauteng [tỉnh đông dân nhất Nam Phi] tăng ít nhất 60% kể từ khi đại dịch Covid – 19 xảy ra, trong đó, hơn 930 em phải làm mẹ khi chưa đủ 14 tuổi. Hơn 23.000 thiếu niên dưới 18 tuổi tại tỉnh Gauteng sinh con trong thời gian từ tháng 4/2020 – 3/2021, so với con số 14.577 thiếu nữ dưới 19 tuổi sinh con trong cùng kỳ năm trước3.

Một điểm đáng chú ý trong báo cáo dữ liệu dân số năm 2021, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến sự thay đổi tỷ lệ số ca sinh của những phụ nữ từ 35 tuổi trở lên theo thời gian. Kết quả cũng phản ánh phù hợp với xu hướng kết hôn muộn và độ trễ sinh con của phụ nữ ngày nay, nhất là ở các nước phát triển, có thu nhập cao. [xem Bảng 3].

Bảng 3. Tỷ lệ ca sinh của các bà mẹ từ 35 tuổi trở lên Đơn vị: %
Nhóm nước Tỷ lệ ca sinh
1990 2020
Toàn thế giới 11 14
Các nước phát triển hơn 9 23
Các nước kém phát triển 11 13
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.

Từ năm 1990 – 2020, tỷ lệ sinh ở phụ nữ từ 35 tuổi trở lên đã tăng ở châu Âu [từ 8% lên 24%], châu Đại Dương [từ 13% lên 23%], châu Mỹ [từ 11% lên 16%] và châu Á [từ 9% đến 12%]. Trái lại, con số này gần như thay đổi rất ít ở châu Phi, từ 17% xuống 16%.

Bên cạnh đó, mức sinh cũng đang có chiều hướng giảm ở nhiều quốc gia. Mỹ và Ca-na-đa nằm trong số các quốc gia có mức sinh dưới mức sinh thay thế.

Về mức chết

Báo cáo cũng chỉ ra, có sự ảnh hưởng của Covid – 19 nên mức chết thô [được tính dựa trên số người chết trên 1000 người dân] năm 2020 đã gia tăng hơn so với năm 20194. Cụ thể là, ở Nga đã tăng từ 12/1000 trong năm 2019 lên 15/1000 trong năm 2020. Ở I – ta – li -a, con số đó là 11 và 13 và Mỹ là 9 và10.

Mức chết của trẻ sơ sinh dao động lớn theo các khu vực. Ở châu Phi có mức chết trẻ sơ sinh cao nhất thế giới với 47 trẻ sơ sinh chết trên 1.000 ca sinh ra sống. Con số này lần lượt là 26 ở châu Á, 16 ở châu Đại Dương, 12 ở châu Mỹ và ở châu Âu là thấp nhất với 4/1.000 ca sinh sống.

Chỉ số chết của trẻ sơ sinh phản ánh trình độ phát triển kinh tế – xã hội ở các quốc gia đó, nhất là thể hiện mức độ chăm sóc bà mẹ và trẻ em. Các con số cụ thể được đề cập ở Bảng 4.

Bảng 4. Mức chết của trẻ sơ sinh năm 2021 theo nhóm nước Đơn vị: Số trẻ sinh ra chết trên 1.000 ca sinh sống
Nhóm nước

[Theo mức thu nhập]

 

Mức chết của trẻ sơ sinh

Toàn thế giới 31
Thu nhập cao 4
Thu nhập trung bình 29
– Trung bình cao 11
– Trung bình thấp 35
Thu nhập thấp 51
*Nguồn: World population data sheet 2021, www.prb.org.
Cơ cấu tuổi dân số

Già hóa dân số là xu hướng chung trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, xét từ góc độ cơ cấu tuổi của dân số ở các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng có những khác biệt đáng kể. Tỷ lệ trẻ em [từ 15 tuổi trở xuống] ở vùng Đông, Trung và Tây phi là khá cao, chiếm tới hơn 40% tổng dân số thế giới. Còn khu vực có dân số già nhất trên thế giới là Nam Âu và Tây Âu với 21% dân số từ 65 tuổi trở lên, trong khi khu vực cận Sahara châu Phi có tỷ trọng nhỏ nhất là 3%. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên là 17% gần bằng tỷ lệ người dưới 15 tuổi 18%.

Chú thích:
1. Cục Tham chiếu dân số Hoa Kỳ. Tổng hợp dữ liệu dân số năm 2021. //www.prb.org, ngày 17/8/2021 2. Tổng tỷ suất sinh [TFR] là số con đã sinh ra sống bình quân của một người phụ nữ trong suốt thời kỳ sinh đẻ [15 – 49 tuổi], nếu người phụ nữ đó trong suốt thời kỳ sinh đẻ trải qua tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi như quan sát được trong thời kỳ nghiên cứu.

3. Channels Television, Teen Pregnancies Surge In South Africa Amid Covid -19 Pandemic, //www.channelstv.com, truy cập ngày 24/8/2021


4. Liselle Yorke, Impact of Covid -19 Pandemic on Global Birth and Death Rates Unclear, With Many Countries Lacking Reliable Data, //www.prb.org. TS. Tạ Thị Hương
Học viện Hành chính Quốc gia

Nếu không có họ, dân số lục địa này sẽ bắt đầu co lại

Các nước lớn nhất của CHÂU ÂU cũng đã từng là một trong những nơi đông nhất so với bất cứ đâu. Vào năm 1950, bốn tiểu bang đông dân nhất trên thế giới chỉ có ở Tây Âu. Nhưng tỷ lệ sinh giảm trong hàng thập kỷ đã dẫn đến sự gia tăng dân số chậm hơn ở châu Âu so với các khu vực khác. Đến năm 2017, nước đông dân nhất châu Âu - Đức - chỉ đứng thứ 16 trên toàn cầu. Tỉ lệ sinh của châu lục này hiện nay rất thấp đến nỗi tổng dân số ở nhiều nước châu Âu đã bắt đầu suy giảm.

Giải pháp được đưa ra là thu hút thêm nhiều người nước ngoài. Tuần này, Eurostat - cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu, cho biết dân số khu vực này đã tăng lên vào năm 2016 nhờ vào dân nhập cư. Số sinh và số người chết tương đương nhau ở mức 5,1 triệu, trong khi chênh lệch giữa số dân nhập cư và xuất cư đã làm dân số tăng từ 1,5 triệu lên 511,8 triệu. Tại 13 trong 28 quốc gia thành viên của Châu Âu, số người chết nhiều hơn số sinh vào năm ngoái. Nhưng không phải dân số ở tất cả các nước đều giảm. Một lượng lớn người nhập cư vào Đức [chủ yếu là dân tị nạn người Syria], và một số nhỏ di cư đến Phần Lan và Ba Lan, điều đó có nghĩa là dân số ở đó vẫn đang phát triển.

Bất chấp tất cả những khó khăn chính trị mà người nhập cư có thể gây ra, Châu Âu vẫn sẽ cần nhiều người hơn nếu họ muốn tránh thu hẹp dân số. Đến năm 2050, Eurostat ước tính rằng chỉ có Ireland, Pháp, Na Uy và Anh nhận thấy dân số của họ sẽ tăng lên mà không cần dân nhập cư. Ngược lại, Đức và Ý lại cần số lượng lớn dân nhập cư: không có người mới đến, họ sẽ phải đối mặt với sự sụt giảm từ 18% xuống 16%. Và ngay cả khi liên tục có dân nhập cư, trung tâm dự báo của Eurostat cho biết Đức sẽ vẫn chỉ duy trì được 82,8 triệu người như hiện tại.

Ngay cả việc duy trì số lượng di dân ở mức hiện tại cũng không ngăn được hầu hết các nước Đông Âu và Địa Trung Hải không bị thu hẹp dân số. Nhóm này trước đây đã làm mất số dân của mình kể từ khi Liên bang Xô viết giải tán. Khi các quốc gia này gia nhập EU, phần lớn dân cư của họ di cư sang các nước thành viên EU giàu có hơn để làm việc, và hầu hết họ đã ở lại đó. Tại Latvia, một trong năm nước mà Eurostat dự báo sự di cư sẽ làm tình trạng suy giảm dân số ngày càng xấu đi, dân số đã giảm 14% trong năm ngoái. Đối với những người bỏ đi, sự tự do sống và làm việc ở nơi họ chọn là một lợi ích to lớn. Nhưng các nước gia có số di dân chuyển đến cũng phải đối mặt với một nhiệm vụ khó khăn. Họ phải thu hút và giữ chân người lao động mới, hoặc tăng tỷ lệ sinh, hoặc học cách sống với dân số đang suy giảm.

Video liên quan

Chủ Đề