Trả Coin la gì

Coin, Token có lẽ là hai thuật ngữ được nhắc nhiều nhất  và cực kì quen thuộc đối với bất kỳ ai khi tham gia vào thị trường Crypto nhưng có lẽ nhiều người vẫn chưa phân biệt được bản chất sự khác biệt giữa Coin & Token, dẫn đến việc sử dụng không được chính xác và sử dụng chúng như hai từ đồng nghĩa.

Vì vậy trong bài viết này, mình sẽ giúp các bạn phân biệt được rõ ràng hơn về sự khác nhau giữa coin và token là gì cũng như tính ứng dụng của chúng trong từng trường hợp cụ thể. 

Ngay bây giờ, hãy cùng mình tìm hiểu thôi nào!

Coin là gì?

Coin là thuật ngữ được sử dụng để mô tả một loại tài sản tiền điện tử hoạt động độc lập và được phát hành trên chính blockchain của nó. Nếu bạn để ý có thể thấy gần đây, các dự án DeFi hay Game NFT thường thiết kế đến 2 token hoạt động trong giao thức nhưng với Coin, sẽ chỉ có một Coin duy nhất trong một Blockchain.

Có thể tưởng tượng mỗi nền tảng blockchain giống như một nền kinh tế và Coin là phương tiện tiền tệ chính được sử dụng để có thể tham gia tương tác trên hệ sinh thái của mỗi blockchain đó.

Chẳng hạn như: BTC là đồng coin đại diện cho blockchain Bitcoin, ETH là đồng coin của blockchain Ethereum, SOL là của Solana,...

Ngoài ra, người ta còn thường sử dụng thuật ngữ Altcoin (từ ghép giữa Alternative và Coin) mang hàm ý các đồng Coin thay thế loại để chỉ chung các loại Coin khác ngoài BTC trong thị trường. 

Ứng dụng của coin

Blockchain hiểu đơn giản là một cuốn sổ cái, ra đời nhằm cung cấp một mạng lưới giao dịch, trao đổi với thông tin được công khai minh bạch. 

Để một mạng lưới hoạt động được, Blockchain đòi hỏi cần phải có những người tham gia vào hệ thống, đóng vai trò là các Validators để xác thực các giao dịch và đưa dữ liệu về cuốn sổ cái Blockchain.

Do đó, để khuyến khích sự đóng góp của các Validators, Coin được sử dụng như một khoản thù lao, mà người dùng phải trả để có thể được phê duyệt giao dịch trên mạng lưới đó. 

Các đồng Coin phổ biến trong thị trường có thể kể đến như:

  • BTC của Blockchain Bitcoin.
  • ETH của Blockchain Ethereum.
  • ADA của Blockchain Cardano.
  • SOL của Blockchain Solana.

Token là gì?

Token là các tài sản tiền điện tử cũng là các tài sản tiền điện nhưng có một sự khác biệt lớn đó là nó không có blockchain riêng mà được tạo ra từ các blockchain sẵn có. Token bao gồm hai dạng:

  • Token thông thường: Được phát triển dưới dạng tiêu chuẩn (standard) như ERC-20, BEP-20, SPL,...
  • Token không thể thay thế (NFT - Non fungible token): Được phát triển dưới dạng tiêu chuẩn như ERC-721, BEP-721,...

Có thể liên tưởng, token giống như các sinh vật sống phụ thuộc trên một nền tảng blockchain. Do đó, nó sẽ thừa hưởng tất cả những ưu nhược điểm của chính blockchain mẹ.

Chẳng hạn như Ethereum vốn dĩ được biết đến là một blockchain có tốc độ giao dịch chậm và phí giao dịch cao. Do đó, khi thực hiện giao dịch các token mang tiêu chuẩn ERC-20 trên mạng Ethereum, bạn thường phải trả mức phí giao dịch cao và thời gian giao dịch chậm hay thậm chí gặp tình trạng tắc nghẽn vào những lúc thị trường có nhu cầu giao dịch tăng cao.

Cách tạo ra token như thế nào?

Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao chỉ nghe đến hệ sinh thái Ethereum, hệ sinh thái Solana, hệ sinh thái Binance Smart Chain,… nhưng chưa từng nghe tới hệ sinh thái Bitcoin hay không?

Trong trường hợp bạn chưa biết thì khác với hầu hết những nền tảng blockchain khác trong thị trường, Bitcoin không cho phép các nhà phát triển xây dựng các Dapps trên blockchain Bitcoin của mình. Do đó, sẽ không tồn tại token hay dapps nào trên blockchain Bitcoin.

Tuy nhiên, phần lớn các blockchain khác trong thị trường với mục tiêu phát triển như mỗi một nền kinh tế riêng. Do đó, họ cho phép các nhà phát triển đến để xây dựng các giao thức và phát hành (issue) token trên chính blockchain của họ.

Thực chất, bất kỳ ai cũng có thể tạo ra được token, điều kiện duy nhất để tạo ra token chỉ là phải tiêu tốn một lượng phí bắt buộc dành cho mạng lưới. 

Với Coin98 Wallet, bạn có thể ra token chỉ với một vài bước đơn giản như sau:

Bước 1: Vào Coin98 Wallet và chọn mục “Công cụ”.

Bước 2: Lướt màn hình lên và chọn tiếp vào mục “Token Issuer”.

Bước 3: Chọn mạng lưới mà bạn muốn tạo token và thực hiện thiết lập các thông tin của token (logo, tên, mã, tổng cung,...). Sau đó, nhấn chọn “Khởi tạo”.

Bước 4: Chọn “Xác nhận” để tiến hành phát hành ra token của bạn. Tùy thuộc vào mỗi nền tảng blockchain mà sẽ có phí khởi tạo token khác nhau.

Trả Coin la gì
Cách tạo ra token

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng Coin98 Wallet chi tiết dễ hiểu (mới nhất).

Nếu nhìn qua quy trình phát hành một loại token như trên, có thể thấy việc ra mắt 1 token là rất đơn giản. Mặt khác, trên BSC phí khởi tạo cũng rất thấp nên cũng khá dễ hiểu khi số lượng dự án scam tồn tại trên thị trường là rất nhiều.

Do đó, nếu một dự án mập mờ về thông tin và đồng thời có đội ngũ ẩn danh thì bạn nên đặt dấu chấm hỏi dành cho dự án đó thay vì đắm chìm vào whitepaper mà họ đang vẽ ra để thu hút chúng ta.

Mục đích tạo ra token

Các token hầu hết được tạo ra với mục đích làm phương tiện để người dùng có thể tương tác và sử dụng các sản phẩm trên các ứng dụng phi tập trung (Dapps) ở trên mỗi nền tảng blockchain.

Đối với mỗi dự án, số lượng token sẽ được thiết kế linh động sao cho phù hợp với quy mô, mục tiêu và chiến lược của họ nhưng sẽ có 2 hình thức như sau: 

  • Số lượng token hữu hạn: UNI, SUSHI, RAY, AAVE,...
  • Số lượng token vô hạn: Token nổi bật mà ai cũng biết là: CAKE

Lợi ích của việc tạo token

Bạn có từng thắc mắc rằng tại sao các dự án DeFi, họ lại không tự xây dựng một blockchain riêng và phát triển ứng dụng của mình trên đó để tối ưu được lợi nhuận thay vì các giao dịch trên dapps của họ lại phải trả phí gas cho nền tảng blockchain mà họ đang “ký sinh” ở trên?

Thực chất việc phát triển một nền tảng blockchain riêng là rất tốn kém cả về mặt chi phí lẫn thời gian. Do đó, sau khi chọn lựa được một nền tảng blockchain phù hợp để token của họ có thể thừa hưởng những đặc tính công nghệ từ blockchain mẹ thì việc của họ chỉ còn là tập trung vào xây dựng sản phẩm thay vì phải tốn thời gian, chi phí để phát triển một blockchain mà chưa chắc rằng nó sẽ hoạt hiệu quả, tối ưu và bảo mật hơn so với các blockchain đã có sẵn trên thị trường.

⇒ Chính vì lý do này nên nhiều dự án họ đã chọn cách xây dựng cách rút ngắn thời gian của mình lại bằng cách xây dựng các dự án trên các blockchain có công nghệ phù hợp và có người dùng.

Ngoài ra, vẫn có một số trường hợp sau khi phát triển thành công, token của dự án được đông đảo người dùng đón nhận, khi đó dự án đã có đủ nguồn lực về tài chính và số lượng người dùng thì họ mới chuyển sang xây dựng một blockchain để phục vụ cho ứng dụng của họ. 

Chẳng hạn như Axie Infinity đã phát triển blockchain Ronin để phục vụ cho việc giao dịch các NFT không tốn phí và mang tham vọng phát triển thành một nền tảng blockchain chuyên phục vụ cho các ứng dụng Game NFT.

Cách hoạt động của token

Ở phần này mình sẽ lấy ví dụ về cách các token được luân chuyển trong giao thức cho vay phi tập trung AAVE. Cụ thể như sau:

(1) Người cho vay gửi tiền vào Pool của giao thức AAVE và nhận về aTokens theo tỷ lệ 1:1 (token bảo chứng, xác nhận số lượng token đã đóng góp trong pool).

(2) Người vay muốn sử dụng tài sản trong pool thì phải thế chấp một lượng tài sản.

(3) Đối với người cho vay khi muốn rút lại tài sản thì thực hiện trả lại aTokens. Số token mà họ nhận được sẽ bằng Tài sản cho vay + lãi suất cho vay.

(4) Đối với người đi vay nếu muốn chấm dứt nợ vay thì phải trả lại số lượng tài sản đã mượn và một phần phí vay. Sau đó, họ sẽ nhận lại được 100% tài sản thế chấp. 

Trả Coin la gì
Cơ chế vận hành của các token trong AAVE

Phân loại các Token

Thông qua các thông tin trên có lẽ bạn cũng đã hiểu được bản chất token là gì. Ở phần này, chúng ta sẽ đào sâu hơn có những loại token nào tồn tại trong thị trường và chức năng của chúng ra sao nhé!

Trong thế giới Crypto chúng ta sẽ thường bắt gặp những loại token sau:

Platform tokens (token nền tảng)

Là token nền tảng sử dụng cơ sở hạ tầng của blockchain để cung cấp các dapps tùy theo các mục đích sử dụng. Chẳng hạn như DAI (stablecoin được neo giá với USD) sử dụng cơ sở hạ tầng của Ethereum nên sở hữu được những tính năng của blockchain mẹ như đem lại cho người dùng độ bảo mật cao, tính phi tập trung.

Security tokens (token chứng khoán)

Security token được hiểu là các token chứng khoán, chúng được xuất hiện do những lo ngại về các quy định của luật chứng khoán mà SEC đang tìm cách để “đàn áp” một số loại tài sản crypto.

Mặc dù security token chưa được phổ biến nhưng các token này đóng vai trò đại diện cho các tài sản chứng khoán, quyền sở hữu về bất động sản, máy móc thiết bị,... của thị trường truyền thống để thể hiện lên trên blockchain.  

Transactional tokens

Đây là các token giữ vai trò như một đơn vị tiền tệ dùng để trao đổi, giao dịch với các loại tài sản cũng như sản phẩm dịch vụ khác trong giao thức.

Utility tokens (token tiện ích)

Utility tokens là các token tiện ích của một giao thức trên blockchain. Có thể xem nó là sợi dây kết nối giữa người dùng để tương tác với các dịch vụ của giao thức đó và ngoài ra các loại token này được dùng để trả khoản phí khi người dùng sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của giao thức đó.

Governance tokens (token quản trị)

Công nghệ blockchain ra đời với tư tưởng đề cao sự phân quyền, tính phi tập trung. Do đó, khái niệm governance tokens ra đời.

Cụ thể hơn các governance tokens đóng vai trò trong việc cho phép những người nắm giữ tham gia vào các biểu quyết, bầu chọn về những đề xuất nhằm cải thiện hay thay đổi về sản phẩm của dự án. Điều này làm cho thế giới mang tính cộng đồng và trở phẳng hơn.

Phân biệt coin và token

Như vậy mình đã làm rõ được khái niệm về Coin và Token cũng như tính ứng dụng và mục đích sự có mặt của chúng đối với các Dapps.

Để dễ dàng phân biệt hơn, mình sẽ tóm tắt những điểm khác nhau cơ bản thông qua bảng sau:

Trả Coin la gì
Sự khác nhau giữa Coin & Token

*Ví dụ:

ETH: 

  • Là đồng coin của nền tảng blockchain Ethereum, được tạo ra và đại diện cho chính nền tảng Ethereum.
  • Các giao dịch trên Ethereum sẽ phải cần dùng ETH để trả phí xác thực giao dịch.
  • Sử dụng địa chỉ ví riêng.

CAKE:

  • Là token của sàn Dex Pancakeswap, được phát hành theo tiêu chuẩn BEP-20 trên blockchain Binance Smart Chain.
  • Để các giao dịch được thực hiện, người dùng cần phải trả phí Gas cho mạng lưới BSC bằng BNB. Còn CAKE sẽ được sử dụng cho hoạt động như:
    • Dùng CAKE để tham gia các hoạt động staking, farming trên giao thức.
    • Tham gia mua IFO, NFT, mua vé số,...
    • Phí sử dụng sản phẩm trên nền tảng.
    • Tham gia vào việc bỏ phiếu trước các đề xuất của dự án.
  • Sử dụng chung địa chỉ ví với ví của coin nền tảng.

Xem thêm: Crypto là gì? Tất tần tật kiến thức về tiền điện tử cho người mới.

Tổng kết

Qua bài viết này mình hy vọng có thể giúp anh em có thể hiểu rõ được coin là gì và token là gì cũng như sự khác biệt giữa Coin và Token. Nếu anh em có bất kỳ thắc mắc nào thì đừng ngần ngại mà hãy comment ngay bên dưới, mình sẽ giải đáp cho anh em nhé!