Tra cứu cấp độ dịch tại địa phương

Khai báo di chuyển nội địa trên PC-Covid

Để tiến hành khai báo y tế trước khi di chuyển về quê ăn Tết, hãy mở ứng dụng PC-Covid trên điện thoại, chọn tiếp vào mục Khai báo y tế và chọn Khai báo di chuyển nội địa để tự khai, hoặc Khai báo di chuyển hộ người khác để khai báo cho trẻ em, người lớn tuổi đi cùng.

Các bước khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-Covid

Tại trang nhập thông tin khai báo, hãy bắt đầu bằng việc chọn phương tiện di chuyển, sau đó nhập tất cả các thông tin được yêu cầu và nhấp chọn Gửi tờ khai khi đã khai báo xong.

Khi được yêu cầu tờ khai y tế điện tử, hãy mở ứng dụng PC-Covid, chọn vào mục Khai báo y tế, sau đó nhấp chọn Xem danh sách tờ khai di chuyển. Đây chính là tờ khai điện tử mà bạn cần phải trình báo.

Mở và trình báo tờ khai y tế trên PC-Covid

Nếu chọn di chuyển bằng phương tiện công cộng, tờ khai y tế sẽ được kiểm tra tại cửa khởi hành [sân bay, ga tàu hỏa] hoặc trước khi lên xe khách. Ngoài ra, nhiều địa phương vẫn có thể yêu cầu bạn trình diện mã này tại điểm đến.

Đối với hình thức di chuyển bằng phương tiện cá nhân, một số địa phương sẽ kiểm tra tờ khai này ngay chốt kiểm soát dịch bệnh, thường được đặt ngay các cửa ngõ ra, vào tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

9 loại thuốc và 6 thiết bị cần chuẩn bị để cách ly, điều trị Covid-19 tại nhà

Tra cứu cấp độ vùng dịch nơi đi

Để nắm chính sách đi lại, bạn đọc có thể truy cập vào các trang mạng xã hội của địa phương [nếu có] hoặc xem trong các văn bản “quy định phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh” tại Cổng Thông tin điện tử của tỉnh với tên miền [tên tỉnh].gov.vn.

Đa phần, chính sách các tỉnh phụ thuộc vào hai yếu tố: cấp độ vùng dịch và tình trạng tiêm vắc xin. Trong đó, tình trạng tiêm vắc xin hiện hành yêu cầu phải tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 2 cách thời điểm đến địa phương 14 ngày.

Để kiểm tra cấp độ vùng dịch, hãy truy cập vào //capdodich.yte.gov.vn/map.

Tại đây, hãy tìm kiếm địa phương bạn đang sinh sống, làm việc bằng cách chọn trong danh sách ở góc trên cùng bản đồ, chọn trực tiếp trên bản đồ hoặc nhấp chuột vào tên của địa phương trong bảng thống kê bên phải. Tiếp đến, hãy chọn cấp độ hành chính quận/huyện/thành phố/thị xã. Trong ví dụ ở hình minh họa bên dưới, chúng tôi sẽ chọn để tra cứu các phường trong quận 1 [TP.HCM].

Tra cứu cấp độ dịch của đơn vị hành chính xã/phường

Với chính sách di chuyển liên tỉnh, bạn sẽ cần quan tâm đến cấp độ dịch của đơn vị hành chính xã/phường được hiển thị ở bảng thống kê bên trái.

Ghi nhận thực tế, nhiều địa phương đã làm rất tốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách y tế đối với người đến từ ngoại tỉnh, không chỉ trên cổng thông tin điện tử mà còn thể hiện trực quan, sinh động trên các trang mạng xã hội. Nhờ đó, người dân rất dễ dàng tiếp cận và nắm bắt thông tin.

Bên cạnh Cổng thông tin điện tử, Thừa Thiên-Huế phổ biến trực quan các chính sách trên nền tảng Facebook

Trong khi đó, một số địa phương đăng tải chính sách đi lại trong văn bản hành chính và người dân vẫn phải chật vật tìm kiếm trên trang web cổng thông tin điện tử. Như vậy, các địa phương nên có những phương án tuyên truyền, phổ biến chính sách di chuyển trực quan hơn, rộng rãi hơn, để người dân dễ tiếp cận, nắm bắt và lên kế hoạch về quê ăn Tết thuận tiện hơn.

Tin liên quan

Về quê đón Tết có phải cách ly, xét nghiệm hay không… đang là vấn đề được người dân cả nước quan tâm trong bối cảnh Tết Nguyên đán đang tới gần.

Hiện nay, mỗi địa phương đang có những quy định khác nhau trong phòng chống dịch bệnh. Đa phần, chính sách các tỉnh phụ thuộc vào hai yếu tố: Cấp độ vùng dịch nơi bạn sinh sống trước khi về quê và tình trạng tiêm vaccine. Trong đó, tình trạng tiêm vaccine hiện hành yêu cầu phải tiêm đủ 2 mũi và mũi thứ 2 cách thời điểm đến địa phương 14 ngày.

Với chính sách di chuyển liên tỉnh, người dân sẽ cần quan tâm đến cấp độ dịch của đơn vị hành chính xã/phường nơi đang sinh sống. 

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách khai báo y tế và tra cứu vùng dịch nơi đi, nhằm chủ động lên kế hoạch về quê ăn Tết an toàn.

Cấp độ dịch toàn quốc được cập nhật liên tục tại //capdodich.yte.gov.vn/map.

Để kiểm tra cấp độ vùng dịch, hãy truy cập vào địa chỉ //capdodich.yte.gov.vn/map - trang web do Cục Công nghệ Thông tin - Bộ Y tế quản lý.

Tại đây, hãy tìm kiếm địa phương bạn đang sinh sống, làm việc bằng cách chọn trong danh sách ở góc trên của màn hình. Chọn trực tiếp trên bản đồ hoặc nhấp chuột vào tên của địa phương trong bảng thống kê bên phải.

This browser does not support the video element.

Cách tra cứu cấp độ dịch toàn quốc.

Tiếp đến, bạn hãy chọn cấp độ hành chính quận/huyện/thành phố/thị xã và theo dõi chi tiết bên bảng thống kê cấp độ dịch theo từng xã/phường/thị trấn phía bên trái.

Trong ví dụ ở hình minh họa bên dưới, chúng tôi chọn để tra cứu các phường trong quận Cầu Giấy [Hà Nội].

Cấp độ dịch ở quận Cầu Giấy [Hà Nội], tra cứu chiều 18.1.

Cùng với đó, để nắm được chính sách đi lại, người dân tìm hiểu các quy định phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh với tên miền [tên tỉnh].gov.vn hoặc xem trên website Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, liên hệ trạm y tế địa phương.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thái Bình liên tục cập nhật cấp độ dịch.

TP. HCM, ngày 20/07/2022

Thư Xin Lỗi Vì Đang Bị Tấn Công DDoS

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT chân thành xin lỗi Quý khách vì website không vào được hoặc vào rất chậm trong hơn 1 ngày qua.

Khoảng 8 giờ sáng ngày 19/7/2022, trang www.ThuVienPhapLuat.vn có biểu hiện bị tấn công DDoS dẫn đến quá tải. Người dùng truy cập vào web không được, hoặc vào được thì rất chậm.

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã báo cáo và nhờ sự hỗ trợ của Trung Tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia [NCSC], nhờ đó đã phần nào hạn chế hậu quả của cuộc tấn công.

Đến chiều ngày 20/07 việc tấn công DDoS vẫn đang tiếp diễn, nhưng người dùng đã có thể sử dụng, dù hơi chậm, nhờ các giải pháp mà NCSC đưa ra.

DDoS là hình thức hacker gửi lượng lớn truy cập giả vào hệ thống, nhằm gây tắc nghẽn hệ thống, khiến người dùng không thể truy cập và sử dụng dịch vụ bình thường trên trang www.ThuVienPhapLuat.vn .

Tấn công DDoS không làm ảnh hưởng đến dữ liệu, không đánh mất thông tin người dùng. Nó chỉ làm tắc nghẽn đường dẫn, làm khách hàng khó hoặc không thể truy cập vào dịch vụ.

Ngay khi bị tấn công DDoS, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã họp xem thời gian qua mình có làm sai hay gây thù chuốc oán với cá nhân tổ chức nào không.

Và nhận thấy mình không gây thù với bạn nào, nên chưa hiểu được mục đích của lần DDoS này là gì.

Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:

  • sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống pháp luật
  • và kết nối cộng đồng dân luật Việt Nam,
  • nhằm giúp công chúng loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu,
  • và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng nhà nước pháp quyền.

Luật sư Nguyễn Thụy Hân, Phòng Cộng Đồng Ngành Luật cho rằng: “Mỗi ngày chúng tôi hỗ trợ pháp lý cho hàng ngàn trường hợp, phổ cập kiến thức pháp luật đến hàng triệu người, thiết nghĩ các hacker chân chính không ai lại đi phá làm gì”.

Dù thế nào, để xảy ra bất tiện này cũng là lỗi của chúng tôi, một lần nữa THƯ VIỆN PHÁP LUẬT xin gửi lời xin lỗi đến cộng đồng, khách hàng.

Video liên quan

Chủ Đề