Trẻ bị tay chân miệng nên bôi thuốc gì


Nắng nóng xuất hiện trên diện rộng khắp cả nước. Nền nhiệt độ cao cùng với các yếu tố thuận lợi khác khiến các loại bệnh dịch có cơ hội bùng phát và gây ảnh hưởng tới sức khỏe người dân. Trong số đó, Bệnh tay chân miệng là một trong những dịch bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, có khả năng gây biến chứng nguy hiểm và thường tăng cao vào tháng 4 – 5 hàng năm. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bệnh và ngăn chặn dịch trở nên cấp thiết vào khoảng thời gian này.

Thế nào là bệnh Tay – Chân – Miệng?

Bệnh tay chân miệng do siêu vi trùng đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi.

Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2 – tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt.

Các biểu hiện chính của bệnh tay chân miệng như sau:

– Thời gian ủ bệnh: Từ 3 – 6 ngày.

– Sốt: Có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao tới 39 – 40 độ C.

– Đau họng, chảy nước bọt liên tục.

– Biếng ăn hoặc bỏ ăn.

– Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường.

– Sang thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối mông.

– Sang thương ở miệng, đa số là những vết loét đỏ [do các bóng nước vỡ ra], đường kính 2 – 3 mm ở vòm họng, niêm mạc má, nướu răng, lưỡi.

– Sang thương ở da, thường là bóng nước, có đường kính 2 – 10 mm, hình bầu dục hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm trên da.

Điều trị bệnh tay chân miệng cho bé

Ảnh minh họa

Chú ý: Có một số trường hợp không điển hình chỉ có loét miệng, sang thương da rất ít hoặc không rõ ràng dạng bóng nước, mà chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban.

Điều trị bệnh tay chân miệng

Hiện không có thuốc đặc hiệu diệt virus gây bệnh tay chân miệng. Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Tuy nhiên các mẹ cũng cần lưu ý phải đưa bé tới khám tại các chuyên khoa da liễu, tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc.

Các loại thuốc thường nhằm mục đích hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bé cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn. Tại các thương tổn ngoài da, bôi các dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm. Khi có biến chứng viêm não, màng não, viêm cơ tim, viêm phổi phải nhập viện để có biện pháp điều trị tích cực.
Với những trường hợp mắc bệnh nhẹ [độ I] thì có thể điều trị tại nhà theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Khi có một trong các triệu chứng sau: Sốt cao trên 39 độ C, giật mình liên tục, chới với, quấy khóc, bứt rứt, co giật thì người nhà cần đưa bé vào bệnh viện ngay.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để phát hiện và điều trị lâm sàng cho các bé bị Tay chân miệng ở thể nhẹ và có thể điều trị tại nhà. 

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Quý khách vui lòng liên hệ: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894

Sai lầm trong cách điều trị bệnh tay chân miệng

Tuy rằng việc chăm sóc bệnh nhân tại nhà khá đơn giản và có thể giúp hồi phục nhanh chóng nhưng có không ít các mẹ hay người nhà mắc phải một số sai lầm trong chăm sóc trẻ bị tay – chân – miệng.

1. Vệ sinh miệng cho trẻ bị tay chân miệng sai cách

Tránh dùng khăn sữa, bông gạc vệ sinh vùng miệng cho trẻ

Trẻ em bị tay – chân – miệng thường bị những vết loét bên trong miệng nên việc vệ sinh và chăm sóc là điều cần thiết. Tuy nhiên, chăm sóc không đúng cách có thể có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó các bạn tuyệt đối không nên dùng khăn sữa, bông gạc thấm nước muối để vệ sinh răng miệng cho trẻ, vì nó có thể làm tăng nguy cơ chạm vỡ các vết loét và làm tăng nguy phát sinh nấm. Thay vì sử dụng khăn sữa và tăm bông bạn chỉ cần sử dụng nước muối sinh lý xúc miệng cho trẻ sau mỗi lần ăn, trước khi đi ngủ và sau khi đi dậy.

2. Ủ ấm trẻ bị tay chân miệng quá mức

Nhiều bậc cha mẹ thường có xu hướng ủ ấm cho trẻ quá mức với hi vọng trẻ toát mồ hôi sẽ hạ nhiệt. Tuy nhiên đây là việc làm rất sai lầm, không những không giúp trẻ hạ sốt, bớt bệnh mà còn làm tình trạng tay chân miệng trẻ em có diễn biến xấu hơn, thậm chí gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Lúc này, thay vì ủ ấm trẻ quá mức mẹ nên cho bé mặc đồ rộng rãi, thoáng mát để bé cảm thấy dễ chịu hơn.

3. Lạm dụng truyền nước

Ngoài ủ ấm trẻ quá mức nhiều bậc phụ huynh còn sai lầm trong việc lạm dụng truyền nước với mong muốn trẻ sẽ mau hồi phục. Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế thì biện pháp truyền nước chỉ nên áp dụng khi trẻ có những biểu hiện mất nước nặng như nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao và phải theo chỉ định của bác sĩ. Trong trường hợp bé chỉ bị sốt nhẹ và được chỉ định điều trị tại nhà bạn chỉ nên tăng cường cho bé uống nhiều nước và các loại trái cây, nhất là các loại trái cây giàu vitamin C để tăng cường sức đề kháng.

4. Lạm dụng sử dụng thuốc

Khi bé bị bệnh tay chân miệng các bạn cũng không nên vì quá nôn nóng trong việc điều trị mà lạm dụng sử dụng các loại thuốc kháng sinh, bởi điều này không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ mà còn làm tăng nguy cơ trẻ bị kháng thuốc kháng sinh, từ đó gây khó khăn trong việc điều trị say này. Kể cả việc dùng thuốc hạ sốt và vitamin cũng vậy, mọi loại thuốc sử dụng cho bé cần phải có sự chỉ định của các bác sĩ.

5. Kiêng khem quá mức

Không nên kiêng tắm cho trẻ

Một điều quan trọng nữa mà khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng mà các mẹ cần đặc biệt lưu ý đó là tuyệt đối không kiêng tắm. Hãy tắm cho bé mỗi ngày bằng nước ấm để làm sạch cơ thể, giúp bé cảm thấy thoải mái và làm “triệt tiêu” nơi nương náu của các mầm bệnh.

Bệnh tay chân miệng trẻ em không khó điều trị nhưng cần kiên nhẫn trong lộ trình điều trị. Hi vọng với những chia sẻ trên bạn đã tránh được các sai lầm để chăm sóc bé đúng cách, góp phần giúp bé mau chóng hồi phục sức khỏe.

Phòng khám gia đình Việt Úc – Chăm sóc tại nhà Việt Úc cung cấp các dịch vụ bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để phát hiện và điều trị lâm sàng cho các bé bị Tay chân miệng ở thể nhẹ và có thể điều trị tại nhà. 

Xem thêm bài viết:

>> Dịch vụ bác sĩ gia đình – khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh

Nếu Quý khách có nhu cầu sử dụng bác sĩ gia đình khám bệnh tại nhà tại Hà Nội và Hồ Chí Minh, Quý khách vui lòng liên hệ: Hotline Hà Nội: 1800 6896, Hotline Hồ Chí Minh 1800 6894


Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? Cần kiêng gì cho trẻ khi mắc bệnh? là những thắc mắc được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây, UNICA sẽ giúp các bậc phụ huynh biết được loại thuốc phù hợp cũng như cách chăm sóc tốt nhất được chuyên gia lưu ý khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng.

Nguyên nhân khiến trẻ mắc tay chân miệng

Trước khi tìm hiểu câu trả lời cho vấn đề trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì nhanh khỏi, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ mắc tay chân miệng để có cách chăm sóc hiệu quả nhất. 

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng do virus gây ra. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do 2 loại virus Coxsackievirus A16 [nhóm A16] và Enterovirus 71 [EV71]. Những trường hợp có biến chứng nặng thường do EV71 gây nên. Hai loại virus này lây lan rất nhanh qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hoặc nước bọt từ trẻ bệnh sang trẻ không bị bệnh.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là một bệnh lý nhiễm trùng do virus gây ra

Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và ít gặp hơn ở nhóm trẻ dưới 6 tháng và trên 5 tuổi. Đây là bệnh xảy ra quanh năm nhưng nhiều nhất vào tháng mùa hè, thời điểm giao mùa, không khí ẩm và ấm áp.

Trẻ bị tay chân miệng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, viêm cơ tim, viêm phổi, thậm chí là tử vong. Vì vậy, để đề phòng các biến chứng nguy hiểm này, cha mẹ cần theo dõi trẻ cẩn thận. Nếu phát hiện các dấu hiệu như: sốt cao, thở bất thường, nôn trớ, co giật… cha mẹ cần cho trẻ đến bệnh viện để được chăm sóc và điều trị kịp thời.

Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì nhanh khỏi?

Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có thuốc đặc trị hoặc vắc – xin phòng bệnh, nên việc điều trị chủ yếu vẫn là điều trị các chứng bệnh. Thông thường, bệnh có thể biến mất sau 7 đến 10 ngày. Những bộ phận dễ mắc bệnh nhất như: miệng, chân, tay, lưỡi, các vùng trên cơ thể. Các nốt phát ban sẽ dần hình thành dạng phỏng nước và khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? các bậc phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc để bôi cho trẻ, nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Việc bôi thuốc sẽ giúp biểu hiện của bệnh thuyên giảm nhưng sẽ khiến các vết loét có thể bị tổn thương và khó điều trị hơn.

Đặc biệt, cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại cồn để sát khuẩn các vết loét cho trẻ. Bởi vì mỗi loại cồn sẽ có những thông số lượng cồn khác nhau, nếu sử dụng không đúng sẽ làm cho các vết loét trở nên nghiêng trọng và khó lành hơn. Chính vì vậy, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn loại thuốc bôi cũng như thuốc sát khuẩn phù hợp, an toàn cho trẻ.

Cha mẹ không nên tự ý bôi thuốc cho trẻ nếu không có sự chỉ dẫn của bác sĩ

Khi đi khám, các bác sĩ thường tư vấn sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn nhẹ nhàng cho da như: milian, xanh methylen… và sử dụng kamistad, zytee cho niêm mạc khi da bắt đầu xuất hiện các vết loét. 

1. Xanh Methylen

Xanh Methylen là một loại thuốc được sử dụng nhiều trong việc điều trị bênh tay chân miệng ở trẻ. Đây là một loại dung dịch có tác dụng sát khuẩn vết thương ngoài giueps tiêu diệt các virut gây hại, gây ra vết thương ngoài ra này. Điển hình như bệnh tây chân miệng, sử dụng Xanh Methylen bôi vào tất cả các nốt phát ban trên cơ thể trẻ. Ngược điểm của loại thuốc này là rất dễ bẩn quần áo của trẻ, tuy nhiên hiệu quả thì rất đáng ngạc nhiên đấy nhé!

Xanh Methylen thuốc bôi tay chân miệng hữu hiệu cho bé

2. Acyclovir

Acyclovir là loại thuốc kháng sinh đặc trị điều trị virut gây hại cho cơ thể. Giúp ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt không để các virut có cơ hội phát triển, phá huỷ gây tổn thương cơ thể. Thuốc còn giúp ngăn cản sự tái phsats của bệnh tay chân miệng ở trẻ và giúp vết thương mau lành, tránh viêm loét thêm.

Acyclovir bôi trực tiếp lên vết phát ban tay chân miệng của trẻ

3. Su Bạc

Gel Su bạc là loại thuốc kháng khuẩn tự nhiên an toàn lành tính cho bé. Loại gel này có tác dụng diệt khuẩn, giúp vết thương mau lành, giảm ngứa cho vết thương. Các bận phụ huynh có thể yên tâm sử dụng bởi gel su bạc hoàn toàn không gây ra phản ứng hay tác dụng phụ cho bé. Thậm chí những vết thương ở niêm mạc miệng cũng không hề đáng e ngại. Bạn vẫn có thể thoải mái bôi cho bé mà không phải lo ngịa bất cứ vấn đề gì. 

Gel Su Bạc vô cùng lành tính cho bé

4. Betadine 10%

Betadine là một loại dung dịch kháng khuẩn có thành phần chính là Povidone iod nồng độ 10%. Với Beatadine, thuốc không chỉ có chức năng kháng khuẩn mà nó còn có tác dụng tuyệt vời trong việc hạn chế các vết loét trên da lan ra mạnh mẽ hơn.

Betadine

5. Thuốc tím

Thuốc tím là một loại thuốc vô cùng quen thuộc dùng cho trẻ bị chân tay miệng. Với giá thành khá rẻ, chỉ khoảng 8000 đồng 1 gói, mẹ có thể dùng để sát khuẩn cho bé trong trường hợp bé bị nổi mụn nước hoặc phát ban.

Thuốc tím

6. Gel Kamistad

Kamistad được sử dụng chủ yếu để bôi các vết thương trong miệng như: nhiệt miệng, lở loét miệng. Với thành phần an toàn được chiết xuất từ hoa cúc, bé có thể nuốt vào dạ dày khi bôi trong miệng mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Gel Kamistad

7. Gel Kin Baby

Trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? Mẹ có thể sử dụng Gel Kin Baby đẻ bôi phần khoang miệng cho bé. Ngoài chức năng là giảm đau các vết loét miệng, Kin Baby còn có tác dụng tuyệt vời trong việc làm mờ sẹo. Với thành phần là Chamomile, Acid Ursolic, Vitamin B5 gel Kin Baby có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Gel Kin Baby

8. Dung dịch Glycerin borat

Dung dịch Glycerin Borat có nguồn gốc từ Việt Nam với thành phần chính là Natri Tetraborat 3%. Với giá thành thấp chỉ khoảng 15000 đồng /1 chai, mẹ có thể yên tâm sử dụng cho trẻ sơ sinh bằng cách thấm vào bông và bôi lên vùng da bị lở loét. 

Dung dịch Glycerin Borat

Trẻ bị tay chân miệng cần kiêng gì?

Sau khi nắm được trẻ bị tay chân miệng bôi gì và để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, cha mẹ cần lưu ý cho trẻ kiêng khem những điều sau đây:

1. Cách ly trẻ

Bệnh tay chân miệng ở trẻ rất dễ lây lan, do đó, khi trẻ mắc bệnh, cha mẹ cần cách ly trẻ với mọi người xung quanh. Nếu trẻ đang đi học thì hãy xin phép thầy cô cho trẻ nghỉ ở nhà cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh. Khi chăm sóc trẻ tại nhà, cha mẹ cần cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng riêng, môi trường được vệ sinh sạch sẽ cùng chế độ chăm sóc phù hợp để trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

2. Không cho trẻ dùng chung đồ chơi

Trong giai đoạn trẻ mắc bệnh, tuyệt đối không được chia sẻ đồ chơi của con cho các trẻ khác để tránh lây lan bệnh. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên cho trẻ ngậm ti giả, các đồ dùng của bé cần được thường xuyên khử trùng và vệ sinh sạch sẽ.

3. Trẻ mắc tay chân miệng không cần kiêng nước    

Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ không nên cho trẻ kiêng nước, mà hãy tắm gội cho bé bình thường bằng nước ấm. Để không làm vỡ các bọng nước, mẹ hãy nhẹ nhàng lau rửa cho con. Việc tắm gội sạch sẽ, sẽ làm hạn chế các vi khuẩn giúp bé nhanh lành bệnh hơn. 

Khi trẻ mắc tay chân miệng, cha mẹ cần tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

4. Không cho trẻ ăn đồ đặc, ăn cay, nóng

Việc cho trẻ ăn những thức ăn đặc hoặc cay nóng sẽ khiến miệng trẻ đau đớn, khó chịu. Bên cạnh đó, mẹ cần hạn chế các loại thực phẩm chua nhiều như cam, chanh. Khi bị đau, trẻ thường có tâm lý sợ hãi, bỏ ăn khiến sức khỏe bị suy giảm. Vì vậy, mẹ cần nấu thức ăn mềm và để nguội cho bé ăn. Ngoài ra, hãy cho con uống thêm khoáng chất và vitamin theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Để tình nhanh chóng đẩy lùi tình trạng bệnh, cha mẹ cần kiên nhẫn sử dụng đúng theo lời khuyên của bác sĩ.

Như vậy, UNICA đã giải đáp những thắc mắc của các bậc phụ huynh về trẻ bị tay chân miệng bôi thuốc gì? Cần cho trẻ kiêng gì khi mắc bệnh? Hy vọng rằng, với những thông tin bổ ích trên, cha mẹ sẽ biết cách chăm sóc để giúp trẻ khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, để biết thêm nhiều kiến thức chăm con tránh được những bệnh truyền nhiễm trong mùa dịch mời bạn đọc tham khảo khoá học dạy con đúng cách tại Unica bạn nhé.

Cảm ơn bạn đọc theo dõi bài viết.


Tags: Chăm sóc trẻ Nuôi con

Video liên quan

Chủ Đề