Trò chơi các trẻ em người chứt thường chơi

2021-07-05T04:37:37-04:00 2021-07-05T04:37:37-04:00 http://thuviensonla.com.vn/dia-chi-son-la/tro-choi-va-do-choi-dan-gian-muong-923.html https://sg.cdnki.com/tro-choi-cac-tre-em-nguoi-chut-thuong-choi---aHR0cDovL3RodXZpZW5zb25sYS5jb20udm4vdXBsb2Fkcy9uZXdzLzIwMThfMDUvMi5qcGc=.webp

Thư viện tỉnh Sơn La - Thư viện điện tử số trực tuyến http://thuviensonla.com.vn/uploads/logo.png

Thứ hai - 21/05/2018 04:31 2.295 0

Trò chơi các trẻ em người chứt thường chơi

           Trò chơi và đồ chơi dân gian là một mảng quan trọng trong di sản văn hóa phi vật thể của người Mường. Đây là tri thức bản địa tồn tại dưới dạng các trò chơi dân gian ngoài mục đích chính là giải trí còn có mục đích rèn luyện thể lực, rèn luyện trí óc, giáo dục con người; đồng thời nó phản ánh đời sống, sinh hoạt, sản xuất, quan hệ giữa con người với con người và với thiên nhiên. Với người Mường, từ bao đời nay trò chơi dân gian đã đồng hành cùng con người những lúc vui buồn cũng như khi mệt mỏi, có khi là lúc nông nhàn hay vào mùa lễ tết. Bất cứ lúc nào hay ở nơi đâu cũng xuất hiện những trò chơi dân gian giúp con người được vui chơi, được giải trí nhất là với con trẻ. Không chỉ có vậy, với người Mường trò chơi dân gian còn là công cụ hữu ích để giáo dục, rèn luyện trẻ em, giúp các em vừa chơi, vừa học, có một số kỹ năng và nhân cách con người.
           Năm 2014, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam và Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin đã xuất bản cuốn sách “Trò chơi và đồ chơi dân gian Mường” của tác giả Bùi Huy Vọng sưu tầm và ghi chép lại với mong muốn nhằm giới thiệu với bạn đọc sự đa dạng, phong phú của trò chơi, đồ chơi dân gian; cùng cách thức chơi, đối tượng chơi, luật chơi, các bước tiến hành của từng trò chơi hay cách chế tạo đồ chơi dân gian Mường.
          Các trò chơi dân gian của người Mường khá đa dạng và phong phú, được dân gian sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và trong cuộc sống thường ngày. Các trò chơi được tổ chức đa dạng cho cả trẻ em và người lớn chơi, các trò chủ yếu là trò chơi tập thể và được giới thiệu rất cụ thể cách thức chơi, đối tượng chơi, luật chơi, các bước tiến hành của từng trò chơi trong cuốn sách ở phần: “Trò chơi dân gian trong đời sống của người Mường” như: Trò Gom thuốc búng hay còn gọi là trò Đố lá; trò Đánh đồng hồ; trò Vật Mường đè khà; trò Đè chân, đè tay; trò Đi-u; trò Rồng lộn bắt con út; Đánh cờ Mường; trò Đánh Mảng; trò Đập Nàng Khót; trò Đập Nàng Bạn; trò Bắt Còn; trò Đánh đu của trẻ em; trò Đánh Cù quay, trò Nỏ bắn bia...
            Trò chơi dân gian Mường nếu nhìn vào đặc điểm rất dễ nhận thấy có trò chơi tay không, trò chơi có đồ chơi và trò chơi đồng dao, có trò chơi cho trẻ em và trò chơi cho người lớn. Có những trò mang tính suy ngẫm trí tuệ như trò: Đố lá, Đi Hùm (Cờ Đi Hùm), Đánh Cúi Cái (Đánh Lợn cái)… Chơi các trò này người chơi, nhất là các em nhỏ phải vận dụng sức suy nghĩ của bộ óc, phải tinh nhanh và phán đoán đường đi, nước bước… Sau mỗi cuộc chơi con người như sáng tỏ ra nhiều điều, nhất là trò Đố Lá giúp trẻ em quan sát, nhận biết được các loại lá trong tự nhiên, một bước chuẩn bị cho cuộc sống sau này của người miền núi.
            Có những trò mang tính thể thao, thượng võ như trò: Vật Mường đè khà, Nỏ bắn bia… Các trò này ngoài việc rèn luyện sức khỏe, nó còn rèn luyện cho con người có tinh thần quả cảm, tinh anh và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Ban đầu vào các cuộc chơi ai nấy đều hăng hái và có phần ngạo nghễ. Khi kết thúc cuộc chơi người thắng, người thua đều phục nhau và tôn trọng lẫn nhau.  

Trò chơi các trẻ em người chứt thường chơi

         Có một số trò mang tính sa - man giáo như trò Đập Nàng Khót, Đập Nàng Bạn… Các trò này mang tính sơ khai của hình thái sân khấu múa rối. Người chơi nhập cuộc chơi với thần linh và cũng là nhân vật chơi, có đối đáp, có các biểu tượng ngôn ngữ đặc trưng ước lệ, bên ra câu hỏi, bên trả lời bằng cách đập tay xuống sạp nhà…
           Hình thái tổ chức các trò chơi dân gian Mường được chơi trên các sân bãi nhìn chung là không cần rộng lắm, các trò chủ yếu là trò chơi tập thể. Các trò chơi dân gian rất dễ chơi, dễ tổ chức, dễ làm theo, có những trò chơi mang tính tự phát dần hình thành có tổ chức như trò Đố lá. Có những trò có tính tổ chức cao như trò: Đi - u, Rồng lộn bắt con út, Đánh Mảng… Người chơi các trò này được rèn luyện tính hòa đồng trong tập thể, tôn trọng tập thể và loại bỏ tính e dè, rụt rè trước đám đông.
             Chơi các trò chơi, người chơi và người xem ở ngoài đều cảm thấy rất vui, luôn chan hòa tiếng cười, nói. Tính thi đua hay sự phân định thắng thua là đặc trưng của các trò chơi dân gian Mường. Chính vì thế, trừ các trò như: Ném còn, chơi đu… còn lại các trò chơi khác hầu như đầy ắp tiếng nói, đôi khi có tranh luận, bàn bạc với nhau về từng trường hợp phạm quy cụ thể trong một trò chơi hay một cuộc chơi nào đó.
               Ngoài các trò chơi dân gian ra, người Mường còn tạo hình các loại đồ vật với nhiều hình dạng khác nhau nhằm mục đích phục vụ cho người chơi. Đồ chơi có tác dụng kích thích sự tưởng tượng, óc sáng tạo của trẻ nhỏ. Trong phần “Đồ chơi dân gian phổ biến của người Mường” đã nêu rất rõ về đồ chơi dân gian Mường cơ bản có hai loại: Loại được làm ra phục vụ cho các cuộc chơi như: Trái Còn; trái Cù dùng chơi trong trò đánh Cù quay; Đu dùng trong trò chơi Đu; cái Khắng dùng trong trò đánh Khắng; đồng hồ dùng trong trò đánh Hồ… Loại dùng để chơi nhưng không phải trong các cuộc chơi như: Trái Quày, Xe Xoỏ - Chong chóng gió...
Các đồ chơi dân gian Mường đều được làm từ các vật liệu có sẵn trong tự nhiên, trong đời sống của người Mường như: Tre, nứa, gỗ, đá, hòn cuội, quả cà, cọng rạ… Đồ chơi dân gian không chỉ dùng cho người đang sống chơi, trong các món đồ tùy táng chôn theo người chết, người Mường vẫn sắm sửa những đồ chơi cho hồn người chết mang về mường ma như: Trái Còn, cây Bông cây Hoa…
            Ngày nay trong cuộc sống hiện đại, trò chơi dân gian Mường đã phai nhạt rất nhiều, có một số trò chơi đang đi vào quên lãng và hầu như không thấy ở đâu còn chơi nữa, như trò: Đập Nàng Khót, Đập Nàng Bạn, Rồng lộn bắt con út… Có những trò chơi sau một thời gian dài quên lãng nay đang được khôi phục lại như trò Ném Còn, trò Chơi Đu… Song cũng có những trò chơi trường tồn với thời gian và luôn đồng hành cùng người Mường như trò: Đánh Mảng, đánh Cù quay…
             Qua 230 trang sách, cuốn “Trò chơi và đồ chơi dân gian Mường” của tác giả Bùi Huy Vọng đã góp phần khẳng định: Những trò chơi dân gian và đồ chơi dân gian Mường có từ lâu đời và trở thành một bộ phận, một mảng văn hóa đồng hành cùng con người bao đời qua trong cuộc sống của đồng bào Mường.
                Thư viện tỉnh Sơn La trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!         

Tác giả bài viết: Phòng Địa Chí

Nguồn tin: Thư viện tỉnh Sơn La