Trong 4 chữ vàng cho người phụ nữ là gì năm 2024

Lịch sử dân tộc đã ghi nhận sự đóng góp vô cùng to lớn của các thế hệ phụ nữ Việt Nam. Cùng với những đức tính cần cù, chịu thương chịu khó, nhẫn nhịn, vị tha, chung thủy… từ thực tiễn cuộc sống và chiến đấu, đã hình thành nên những phẩm chất, đức tính quý báu rất riêng của người phụ nữ Việt Nam, đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh khái quát qua 8 chữ vàng: “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Trong thời đại Hồ Chí Minh, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng cách mạng quan trọng. Điển hình là “đội quân tóc dài” đã trở thành nỗi ám ảnh, khiếp sợ của kẻ thù. Đã có biết bao bà mẹ lần lượt tiễn những đứa con yêu thương lên đường ra trận, rồi không ngày trở về. Họ là những bà mẹ anh hùng đã sinh ra những người con anh hùng. Đã có biết bao cô gái quên tuổi thanh xuân, quên hạnh phúc riêng tư cùng xung phong ra chiến trường như nam giới.

Với truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của mình, ở bất cứ thời kỳ nào, trong bất cứ hoàn cảnh nào, những phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam luôn tỏa sáng, góp phần nâng cao vai trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, để phát huy hơn nữa những phẩm chất đạo đức truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, đặc biệt là 4 phẩm chất “Tự trọng, tự tin, đảm đang, trung hậu” nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mỗi người phụ nữ càng phải luôn phấn đấu, học tập để nâng cao nhận thức, bồi dưỡng kỹ năng sống, tu dưỡng rèn luyện không ngừng, xứng đáng là người “giữ ngọn lửa ấm” trong mỗi gia đình, đồng thời góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Chính sự kết hợp hài hòa những phẩm chất tinh hoa truyền thống và những tính cách hiện đại, văn minh sẽ tạo nên giá trị và vẻ đẹp đích thực của người phụ nữ Việt Nam.

Ngày nay, phụ nữ tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chung của cộng đồng. Từ đó họ có thêm cơ hội được tiếp cận với thông tin và kiến thức, nâng cao sự hiểu biết về pháp luật, chính sách; nhu cầu giao lưu, mở rộng các mối quan hệ, thực hành dân chủ sẽ giúp phụ nữ hòa nhập tốt hơn vào đời sống xã hội và là điều kiện để thực hiện bình đẳng giới. Phụ nữ Việt Nam luôn là niềm tự hào của dân tộc. Phụ nữ đã và đang tiếp tục phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước; đồng thời luôn là chỗ dựa tin cậy cho mỗi mái ấm gia đình, xây dựng cuộc sống ngày càng giàu đẹp, đúng như Bác Hồ đã nói: “Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cũng như già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ”.

Tám chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong ngày 8 tháng 3 là những chữ gì và có ý nghĩa như thế nào? - Câu hỏi của chị H (Nghệ An)

Tám chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong ngày 8 tháng 3 quốc tế phụ nữ là những chữ gì và có ý nghĩa như thế nào?

Sinh thời, Bác Hồ luôn coi phụ nữ là một nửa của xã hội, là lực lượng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng.

Bác đã từng nói: "Non sông gấm vóc Việt Nam do phụ nữ ta, trẻ cùng già, ra sức dệt thêu mà thêm tốt đẹp, rực rỡ".

Trong kháng chiến chống Pháp, Bác đã khen ngợi: "Nhân dân ta anh hùng là nhờ có các bà mẹ Việt Nam anh hùng".

Trong kháng chiến chống Mỹ, Bác đã nói: "Dân tộc ta và Đảng ta đời đời biết ơn các bà mẹ Việt Nam đã sinh ra và cống hiến những người ưu tú, đã và đang chiến đấu anh dũng tuyệt vời bảo vệ non sông gấm vóc do tổ tiên ta để lại".

Ngày 8 tháng 3 năm 1965, nhân kỷ niệm 55 năm ngày quốc tế phụ nữ (1910-1965) Bác dành tặng phụ nữ Việt Nam bức trướng thêu tám chữ vàng: “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang”.

Trong 4 chữ vàng cho người phụ nữ là gì năm 2024

Trong đó:

- Hai chữ "Anh hùng" thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, hy sinh của phụ nữ Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Chữ "Bất khuất" thể hiện tinh thần kiên cường, bất khuất trước mọi khó khăn thử thách, không chịu khuất phục trước kẻ thù.

- Chữ "Trung hậu" thể hiện phẩm chất đạo đức cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam, luôn sống thủy chung, son sắt, hết lòng vì gia đình, xã hội.

- Chữ "Đảm đang" thể hiện vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình và xã hội, luôn đảm đang, chu đáo, khéo léo trong mọi công việc.

Trong lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Họ là những tấm gương sáng ngời về tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của phụ nữ Việt Nam, đã góp phần làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của phụ nữ Việt Nam.

Họ đã có những đóng góp to lớn trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tham gia chiến đấu, lao động, sản xuất, góp phần làm nên thắng lợi của dân tộc. Những đóng góp của họ sẽ mãi mãi được khắc ghi trong lịch sử dân tộc.

Tiêu biểu như:

+ Thời đại Hùng Vương có Bà Trưng Trắc, Bà Trưng Nhị, Hai Bà Trưng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược, lập nên nhà nước độc lập đầu tiên của dân tộc Việt Nam.

+ Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, có chị Võ Thị Sáu, bà Nguyễn Thị Minh Khai và hàng triệu phụ nữ tham gia phong trào đấu tranh giành độc lập, góp phần làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Đảng bộ huyện Bác Ái

Trong 4 chữ vàng cho người phụ nữ là gì năm 2024

Tám chữ vàng mà Bác Hồ dành tặng cho người phụ nữ Việt Nam trong ngày 8 tháng 3 là những chữ gì và có ý nghĩa như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhà nước đã có những chính sách gì dành cho người lao động nữ?

Căn cứ theo Điều 135 Bộ Luật Lao động 2019 đã nêu rõ những chính sách của Nhà nước dành cho lao động nữ như sau:

- Thứ nhất: Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

- Thứ hai: Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.

- Thứ ba: Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.

- Thứ tư: Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.

- Thứ năm: Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động nữ như thế nào?

Căn cứ theo Điều 136 Bộ Luật Lao động 2019 quy định nhwunxg trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với lao động nữ như sau:

- Bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong tuyển dụng, bố trí, sắp xếp việc làm, đào tạo, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương và các chế độ khác.

- Tham khảo ý kiến của lao động nữ hoặc đại diện của họ khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của phụ nữ.

- Bảo đảm có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc.

- Giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng nhà trẻ, lớp mẫu giáo hoặc một phần chi phí gửi trẻ, mẫu giáo cho người lao động.

Người lao động nữ sẽ được nghỉ làm nhận nguyên lương vào những ngày lễ, tết nào?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết được nghỉ làm, hưởng nguyên lương như sau: