Trung Quốc trái quả báo nhiều cuộc chiến tranh thuốc phiện

For faster navigation, this Iframe is preloading the Wikiwand page for Chiến tranh nha phiến lần thứ hai.

{{::readMoreArticle.title}}
{{bottomLinkPreText}} {{bottomLinkText}}
This page is based on a Wikipedia article written by contributors [read/edit].
Text is available under the CC BY-SA 4.0 license; additional terms may apply. Images, videos and audio are available under their respective licenses.

Thanks for reporting this video!

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you're using HTTPS Everywhere or you're unable to access any article on Wikiwand, please consider switching to HTTPS [https://www.wikiwand.com].

An extension you use may be preventing Wikiwand articles from loading properly.

If you are using an Ad-Blocker, it might have mistakenly blocked our content. You will need to temporarily disable your Ad-blocker to view this page.

This article was just edited, click to reload

This article has been deleted on Wikipedia [Why?]

Back to homepage

Please click Add in the dialog above

Please click Allow in the top-left corner,
then click Install Now in the dialog

Please click Open in the download dialog,
then click Install

Please click the "Downloads" icon in the Safari toolbar, open the first download in the list,
then click Install

{{::$root.activation.text}}

Install on Chrome Install on Firefox

Hồ Bạch Thảo

Chương 1

Trung Anh tranh chấp khuếch đại

trước chiến tranh nha phiến

[1830-1838]

1. Anh quốc thi thố thủ đoạn mới

Trung Quốc và nước Anh tiếp xúc qua 2 thế kỷ, cả hai đều thấy bất mãn. Trung Quốc không muốn thay đổi điều chỉnh, riêng nước Anh thì không còn nhẫn nại thêm nữa, không biến không thể được. Vào đầu thế kỷ thứ 19, cuộc cách mạng công nghiệp tại Anh quốc dần dần hoàn thành, tăng gia cơ khí hóa sản xuất, cần khuếch trương thị trường và thu giữ nguyên liệu. Ðồng thời giao thông cải tiến không ngừng, hỏa xa bắt đầu dùng, thuyền máy có thể đi xa, hàng hải từ Âu sang Á thời gian rút ngắn lại. Lúc bấy giờ Anh khống chế hàng hải, quân lực ngày một mạnh, sớm chiếm được Ấn Ðộ ; năm 1824 lại chiếm lãnh Tân Gia Ba [Singapore], nơi giữ vị trí chiến lược hàng đầu, khống chế hải đạo trọng yếu từ Ấn Ðộ Dương vào Thái bình Dương. Thực trạng khiến người Anh không bằng lòng cách giao thiệp với Trung Quốc lúc bấy giờ ; cửa ngõ vùng đất rộng nhiều tài nguyên này, cần phải mở ra, cách thức giao dịch phải được cải tiến ; không cần biết Trung Quốc có bằng lòng hay không, cái thế phải hành động như vậy !

Quá khứ nước Anh mậu dịch tại Ðông phương, do công ty Ðông Ấn Ðộ quản lý, lợi ích công ty này độc hưởng. Tuy lúc đầu không có lời dị nghị, nhưng đến thế kỷ thứ 18 xẩy ra đả kích mạnh, các công ty buôn nhỏ như Country Ship [Cảng Cước] phụ họa theo, chủ trương tự do mậu dịch. Các giới công thương thành thị phản đối công ty độc quyền, kinh tế gia lúc bấy giờ cũng đề cao phóng nhiệm. Năm 1813 chính phủ thủ tiêu công ty này chuyên lợi tại Ấn Ðộ, nhưng vẫn bảo lưu độc quyền tại Trung Quốc. Giới công nghiệp tại thành thị nước Anh tiếp tục chỉ trích công ty không đáp ứng được sản phẩm tân công nghệ cần tiêu thụ ; vì mấy năm gần đây buôn bán tại Hoa đình trệ, thương gia Mỹ lại đưa tàu thuyền đến buôn bán cạnh tranh. Cùng đưa ra bằng chứng rằng từ khi công ty này không còn độc quyền tại Ấn Độ, thì mãi lực nơi này tăng lên gấp ba, còn tại Mã Lai tăng lên gấp bốn, để chứng minh cho cái hại của độc quyền. Năm 1832 [Ðạo Quang thứ 14] tân quốc hội Anh thông qua quyết định phế bỏ công ty Ðông Ấn Ðộ chuyên lợi tại Trung Quốc, thần dân Anh quốc được tự do buôn bán tại Thái Bình Dương, Ấn Ðộ Dương ; lập Giám đốc thương vụ tại Quảng Châu [Guangzhou] 1 thay thế cho Ðại ban của công ty, quản lý việc buôn bán giữa Anh, Hoa và có quyền tài phán, thu thuế.

Năm 1833, chính phủ Anh cử viên Tướng lãnh kiêm Nghị viên Thượng nghị viện William John Napier [Luật Lao Ty] làm Giám đốc thương vụ tại Hoa. Quá khứ việc giao thiệp Trung Anh do Ðại ban của công ty chủ trì, mọi việc đều liên quan đến thương vụ ; từ nay trở về sau quy vào chính phủ, do Giám đốc chủ trì ; trừ việc lợi ích thương vụ còn liên quan đến thể diện quốc gia và địa vị viên Giám đốc. Nói tóm lại, việc quan hệ Trung Anh từ nay trở về sau mang tính chính trị, từ cục bộ thương mãi, chuyển sang toàn diện.

Lúc này chính sách của chính phủ Anh vẫn chủ trương điều hợp, hòa hoãn. Quốc vương ban cấp cho William John Napier [Luật Lao Ty] sắc lệnh đòi hỏi giữ thái độ thân thiện, đừng khích động sự căm ghét của người Trung Quốc, dùng phương pháp hiệu lực bảo trì hữu nghị lúc phân xử tranh chấp ; khi cần phải gửi văn thư cho quan phủ thì dùng lời lẽ khiêm cung, không được dùng ngôn từ dọa nạt. Ngoại trừ bất đắc dĩ, không được dùng vũ lực ; nếu như pháp luật Trung Quốc công chính, người Anh đáng tuân thủ. Viên Thủ tướng kiêm bộ trưởng Ngoại giao H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] cũng căn dặn tương tự, rằng hãy cẩn thận hành sự, không gây nguy hiểm cho quan hệ hiện tại Hoa Anh, không hành sử quyền tài phán 2 một cách bừa bãi, trừ khi gặp điều biến cố thuyền binh không được vào Hổ Môn [Humenzhen, Quảng Ðông]. Nhưng đồng thời phải giúp người Anh buôn bán, đem hết khả năng khuếch trương mậu dịch ra khỏi đất Quảng Châu [Guangzhou], tìm các địa phương ven biển để hải quân sử dụng ; thiết lập quan hệ với chính phủ Trung Quốc, sau khi đến nơi hãy dùng văn thư liên lạc ngay với Tổng đốc Lưỡng Quảng.

Có thể thấy rằng trách nhiệm của William John Napier [Luật Lao Ty] không đơn thuần về thương mãi, thực kiêm cả chính tri ; nghiễm nhiên là vị quan do chính phủ Anh gửi tới Trung Quốc. Từ nay trở về sau hành sử chức quyền làm sao khiến Trung quốc thừa nhận địa vị ông, mà không xúc phạm chương trình của Trung Quốc ; cải thiện Trung Anh quan hệ, thăng tiến quyền lợi nước Anh ; thực là vấn đề không đơn giản.

2. Quan hệ song phương cùng việc tuân thủ chương trình cũ

 Sau khi biết công ty Ðông Ấn Ðộ giải thể, năm 1831 Tổng đốc Lưỡng Quảng Lý Hồng Tân đã hiểu dụ Ðại ban nhắn tin về nước rằng “ Hãy phái Ðại ban mới hiểu việc, đến Quảng Ðông để lo việc mậu dịch ”. Hai năm sau Lô Khôn giữ chức Tổng đốc, cũng có sự yêu cầu tương tự ; vậy William John Napier [Luật Lao Ty] đến nhậm chức cũng liên quan đến các điều yêu cầu nêu trên. Nhưng hai Tổng đốc chỉ mong chính phủ Anh gửi đến một Ðại ban, chứ không phải là một Giám đốc, càng không phải là một quan ngoại giao. Khi đặt chức Giám đốc, chính phủ Anh không báo cho Trung Quốc biết, không phải là sơ suất, mà ý coi thường. Ngày 15/7/1834 William John Napier [Luật Lao Ty] đến Áo Môn [Macau]. Tổng đốc Lô Khôn biết rằng địa vị của viên này không giống như Ðại ban, nên nhờ Hàng thương chuyển cáo “ Nếu như muốn đến tỉnh, hãy cho biết để tâu trước,chờ xin chiếu chỉ.” Còn việc mậu dịch, muốn lập chương trình mới, thì nên bàn với Hàng thương bẩm lên, để lãnh chiếu chỉ thi hành. Viên Tổng đốc không hoàn toàn cự tuyệtWilliam John Napier [Luật Lao Ty] đến Quảng Châu, cũng không tuyệt đối chống lại việc thay đổi chương trình, chỉ muốn thính thị Hoàng đế trước, vì không có quyền tự quyết định.

Trước tiên William John Napier [Luật Lao Ty] tuân theo huấn lệnh của Thủ tướng H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] gửi thư cho Lô Khôn, chức tước đề “ Ðại Anh quốc chính quí Ðại thần, Thủy sư thuyền đốc, Ðặc mệnh tổng quản nhân viên mậu dịch Chánh Giám đốc, thế tập Hầu tước ” trình bày rằng “ Anh quốc ân chúa đặc mệnh ” trị lý thương thuyền Anh tại Trung Hoa, công ty Ðông Ấn Ðộ đã giải thể, muốn đến nha môn hội họp, đem “ sự lý canh cải ” cùng trình bày rõ nhiệm vụ, nhờ “ tâu thay Hoàng thượng biết ”. Ngày 25/7 William John Napier [Luật Lao Ty] đến Di quán tại Quảng Châu ; ngày hôm sau đến tỉnh thành đưa thư, nhưng không có ai chịu nhận.

Trước khi William John Napier [Luật Lao Ty] đến Áo Môn, đã tiếp được thông báo của Lô Khôn đợi tâu lên triều đình, nhưng y không chịu đợi mà đến ngay, thực sai thể chế. Lô Khôn viện lý “ Ðại thần Thiên triều không được tự tiện thông thư tín với nước Di bên ngoài ” để từ chối. William John Napier [Luật Lao Ty] tuyên bố rằng y là Giám đốc nước Anh, không thể sánh với Ðại ban, từ nay trở về sau mọi việc đều gửi văn thư thẳng đến nha môn, không qua Hàng thương làm trung gian như trước, y cũng không xưng “ kính bẩm ”, chỉ gửi văn thư hàng ngang mà thôi. Ðó là lập trường tranh chấp của hai bên.

Tổng đốc Lô Khôn không muốn vấn đề trở nên bế tắc, tìm cách mở đường ; nhưng thái độ William John Napier [Luật Lao Ty] kiên quyết, không đếm xỉa ; rồi báo cáo cho Luân Ðôn xin dùng vũ lực áp bách. Ngày 26/8 phát bố cáo chỉ trích Lô Khôn “ cố chấp bất minh ”, bảo thương gia nước Anh đừng lo việc đóng cửa thuyền, vì trước đó 10 ngày Trung Anh mậu dịch đã bị đình chỉ. Lúc này Lô Khôn đả kích William John Napier [Luật Lao Ty] “ mưu chống đối, không tuân pháp độ ; nếu không trừng xử nặng, lấy gì để giữ quốc thể và làm cho các Di nhiếp phục.” Ngày 2/9 ra bố cáo chỉ trích Luật Lao Ty “ hỗn láo tự cao ” “ ngu muội vô tri, khó có thể hiểu dụ bằng lý lẽ ”; rồi chính thức ra lệnh đóng thuyền, đuổi người buôn bán, Thông sự, người phục dịch ra khỏi Di quán. William John Napier [Luật Lao Ty] lập tức điều binh thuyền tiến vào cửa khẩu, oanh kích pháo đài Hổ Môn [Humenzhen, Quảng Ðông] ; lại ra bố cáo lần thứ hai tố cáo Lô Khôn bất nghĩa, bạo ngược, dẫn tới chiến tranh “ Ðại Hoàng đế nước Anh quyền năng cao cả, bản đồ gồm cả bốn biển, khắp nơi đều nhiếp phục, đất đai rộng lớn, của cải giàu có, nước Ðại Thanh không thể so sánh được. Với binh lính dõng mạnh, họp thành đại quân, đánh đâu thắng đó ; lại có thủy sư thuyền lớn, trang bị 120 đại pháo, tuần tiễu các biển ; còn riêng Trung Quốc thì không dám đến biển nào cả ! Các viên Tổng đốc Ðại thần hãy tự hỏi Vương nước ta lại còn phải cung thuận ai nữa ? ”

Sự việc đã đến như vậy, Lô Khôn tuy không muốn gây hấn nhưng không thể không điều binh tăng phòng ; ngay lúc quân Anh tiến đến Hoàng Phố [Huangpu, Quảng Ðông] vào ngày 11/9, bèn bảo Hàng thương chuyển lời cho thương gia Anh bình tĩnh bàn luận. Ðối với William John Napier [Luật Lao Ty] tuy vẫn dùng lời trách, nhưng ngữ khí của viên Tổng đốc cũng có phần hòa bình ; bảo rằng Trung Quốc từ trước tới nay “ lấy tình lý khuất phục người, không chuộng võ lực ” hiện tại William John Napier [Luật Lao Ty] đột ngột dùng binh lực xông vào trong sông, phóng hỏa cự địch, làm tổn thương binh lính cư dân, e không phải là ý kiến của thương gia Anh ; hy vọng William John Napier [Luật Lao Ty] sửa sai lầm tự đổi mới, tuân thủ theo cựu chế. Thương gia Anh cũng không muốn buôn bán đình trệ, cùng với Hàng thương điều giải. Ngày 21/9 William John Napier [Luật Lao Ty] cùng binh thuyền rút ra khỏi Hoàng Phố ; Lô Khôn lấy lại được một phần thể diện, bèn cho phép khôi phục mậu dịch, vụ tranh chấp tạm thời chấm dứt. William John Napier [Luật Lao Ty] cho các thương gia biết rằng, tương lai sẽ có một ngày dùng vũ lực rửa mối hận, để Trung Quốc biết tôn trọng quan chức nước Anh.

Lô Khôn và William John Napier [Luật Lao Ty] không phải hoàn toàn sai trái, do bởi hai bên bối cảnh lịch sử và lập trường bất đồng. Lô Khôn không hiểu về nước Anh, William John Napier [Luật Lao Ty] không hiểu về Trung Quốc, mỗi người cố chấp ý kiến mình. Lô Khôn muốn duy trì hiện trạng, tuyệt không có lòng sinh sự ; William John Napier [Luật Lao Ty] muốn cải biến hiện trạng, từ cặp mắt của Lô Khôn thì cho rằng William John Napier [Luật Lao Ty] muốn khiêu khích.

Sau khi Quảng Châu đóng thuyền ngừng buôn bán, vua Ðạo Quang từng dụ Lô Khôn “ nếu không thương tổn đại thể, không nên quá hà khắc ”, khi binh thuyền Anh tiến vào sông gần tỉnh lỵ, cũng dụ không nên quá căng thẳng rồi gây nên biên hấn. Sau khi binh thuyền của William John Napier [Luật Lao Ty] rút đi, Lô Khôn xin trừ bỏ hải quan tệ đoan, Ðạo Quang cũng ra lệnh chỉnh đốn mậu dịch, cấm tuyệt hà khắc sách nhiễu, khiến lòng người Di vui vẻ theo. Tuy chưa có sự thay đổi căn bản, nhưng cũng thấy được vài biện pháp của Trung Quốc về mối quan hệ Trung Anh.

William John Napier [Luật Lao Ty] bị bệnh nặng tại Quảng Châu, về đến Áo Môn không dậy được, nên viên phó Giám đốc John F. Davis [Ðức Tí Thời]lên thay ; chuyển sang thái độ tiêu cực để chờ quyết định của chính phủ. Lúc bấy giờ nội các Anh cải tổ, chủ trương hòa hiệp trong việc giao dịch với Trung Quốc. Nhưng các công ty buôn nhỏ tại Quảng Châu không đồng ý, họ liên danh đệ đơn xin đưa Toàn quyền đại biểu đến, mang pháo hạm uy hiếp, đòi cách chức Lô Khôn, bồi thường tổn thất, mở rộng cảng khẩu. Năm 1835, John F. Davis [Ðức Tí Thời] thôi chức, George Robinson [La Tân Thần] thay thế ; thái độ cũng giống như viên tiền nhiệm, nên thương gia Anh không phục. Năm 1836, H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] lại giữ chức Bộ trưởng ngoại giao, viên phó Giám đốc Charles Elliot [Nghĩa Luật] xin tích cực hành động, được giao cho giữ chức Giám đốc, hay còn gọi là Lãnh sự.

Charles Elliot [Nghĩa Luật] xin đến tỉnh thành để quản lý thương nhân và nhân viên tàu thuyền, Tổng đốc Ðặng Ðình Trinh tâu lên và được chấp thuận “ y theo chương trình của Ðại ban trước kia, đến tỉnh lo liệu ”. Năm 1839, Tư lệnh hạm đội Ðông Ấn Ðộ Sir F. Maitland [Mã Tha Luân] đến Quảng Ðông, Charles Elliot lại đến Quảng Châu đệ thư cho Ðặng Ðình Trinh, yêu cầu cùng với Mã Tha Luân đến ; thư bị trả lại, hành động thử thách của Charles Elliot bị thất bại. Lúc bấy giờ việc giao thiệp chính trị giữa hai nước Anh, Hoa dằng co nhau ; còn về mặt kinh tế, tranh chấp về nha phiến cũng không dễ giải quyết.

3. Nhập siêu do bởi nha phiến

 Nha phiến truyền từ ngoại vực đến, đời Ðường vào Trung Quốc, thời Minh gọi là a phù dung ; các nước tại Nam Dương dùng làm đồ tiến cống, thị trường cũng buôn bán, giá tương đương vàng. Người Bồ Ðào Nha chở từ Ấn Ðộ đến Quảng Ðông, mãi lực tăng dần. Vào thế kỷ thứ 16, hải quan bắt đầu đánh thuế, xếp vào loại y dược ; đem trộn chung với một loại yên thảo sản xuất từ Phi Luật Tân, dùng để hút. Thời Thanh sơ chế biến càng tinh vi “ Nấu cho thành cao, cắt tre thành ống điếu, ghé vào đèn hít khói này ; trong vòng mấy năm lan ra các tỉnh, thậm chí mở quán bán hàng.” Thời Ung Chính [1729] cho là loại dâm đãng hại người, ra lệnh cấm chỉ ; nhưng chỉ cấm loại trộn với yên thảo, chứ không cấm tinh chất. Lúc bấy giờ mỗi năm nhập khẩu 200 rương, mỗi rương 100 cân ; ngoài người Bồ ra, người Anh cũng buôn bán.

Anh nhập khẩu Trung Quốc các hàng len, thiếc, đồng, đồng hồ, pha lê ; cùng các hàng vải đến từ Ấn Ðộ. Trung Quốc xuất khẩu qua thương gia Anh các hàng trà, tơ lụa, điều, vải bố, đồ sứ. Lúc đầu mỗi năm xuất khẩu trà khoảng 30 vạn cân, cuối thế kỷ thứ 18 lên đến 1.800 vạn cân, đến thế kỷ thứ 19 đạt 2.000 vạn cân ; chiếm trên 90 % hàng xuất khẩu. Trong một xã hội nông nghiệp tự túc, trai cày ruộng gái dệt vải như Trung Quốc, hàng của nước Anh thiếu thị trường nhập khẩu ; nên thương gia Anh phải dùng bạc nén [ngân lượng] để mua trà, cứ 100 cân gíá 19 lượng. Số bạc nén thương gia Anh bán hàng tại Trung Quốc, chỉ bằng 1/10 số cần mua. Lúc này tại Âu châu chủ nghĩa trọng thương thịnh hành, quý trọng hiện kim, người Anh cảm thấy việc buôn bán tại Trung Quốc tổn thất cho quốc gia rất nhiều ; nên khi phát hiện được nha phiến tiêu thụ mạnh, bèn chú tâm buôn thứ hàng này. Năm 1773, công ty Ðông Ấn Ðộ có được độc quyền mua nha phiến tại Ấn Ðộ, bèn khuyến kích trồng thêm, khống chế vận tải tiêu thụ. Trung Quốc mỗi năm nhập khẩu từ 4.000 rương lên đến 6.000 rương ; mỗi rương giá từ 140 lạng bạc, lên đến 350 lượng ; mở đầu thấy được áp lực của việc buôn nha phiến.

Năm 1796 Trung Quốc đình chỉ đánh thuế nha phiến, coi như hàng cấm. Sau đó 4 năm Tổng đốc Lưỡng Quảng vạch rõ rằng nha phiến “ đối với Di nước ngoài là đất bùn, nhưng đối với ta là hàng hóa bạc nén ”, khiến cho dân nội địa trở thành thất nghiệp ; ông là người đầu tiên luận nha phiến về khía cạnh kinh tế dân sinh. Chiếu ban xuống cấm bán thuốc phiện, từ đó công ty Ðông Ấn Ðộ không chở, toàn bộ giao cho thương nhân Cảng Cước [Country Ship], số bán tăng chứ không giảm. Từ năm 1809 đến 1817 có 5 lần cấm, chủ trương chặn nguồn đến. Thuyền nước ngoài tiến đến cửa khẩu, do Hàng thương cam kết bảo chứng rằng không chở nha phiến, nếu tra ra thuyền bị đuổi về, không chuẩn cho buôn bán ; quan viên tra nã bất lực phân biệt xét xử, những người buôn bán riêng với người nước ngoài bị trừng trị nặng. Nhưng rồi trở thành vô hiệu, gian dân và quan địa phương cấu kết chia lời, thương thuyền Cảng Cước chuyển vận số lượng lớn, giao dịch buôn bán ngay tại Áo Môn, Hoàng Phố. Năm 1813, công ty Ðông Ấn thủ tiêu quyền lực mậu dịch tại Ấn Ðộ, thương nhân Cảng Cước trở nên năng nổ, chuyển vận nha phiến càng nhiều, buôn bán càng thêm thịnh vượng.

Trung Quốc cũng là nước chú trọng đến hiện kim ; từ năm 1780-1818, mấy lần ban chiếu cấm chỉ bạc nén tuổn ra nước ngoài, do nhập đồng hồ, pha lê ; nhưng đương cục tại Quảng Ðông thì biết rằng do bởi nha phiến. Ðầu thế kỷ thứ 19, mậu dịch chính quy tại Trung Quốc phần lớn xuất siêu. Năm 1812, hàng nhập khẩu hóa gíá 1.270 vạn lượng, xuất khẩu ước 1.510 vạn lượng ; năm 1813, nhập khẩu 1.260 vạn lượng, xuất khẩu ước 1.290 vạn lượng ; số liệu này căn cứ vào sổ bạ của Hàng thương tại Quảng Châu. Nhưng nha phiến là vật cấm, không ghi vào sổ bạ ; nếu đem tất cả nha phiến nhập vào, thì số nhập siêu rất lớn. Năm 1818, số hàng nhập khẩu là 1.880 vạn lượng, xuất khẩu khoảng 1400 vạn lượng ; nếu kể thêm 300 vạn lượng nha phiến bán vào, cộng lại số nhập siêu của Trung Quốc lên tới trên 700 vạn lượng !

Ðời Gia Khánh cấm thuốc phiện bị thất bại. Ðầu thời Ðạo Quang, vấn đề này được nhà đương cục quan tâm. Năm 1821[Ðạo Quang thứ 1] Tổng đốc Lưỡng Quảng Nguyễn Nguyên xin thân minh lệnh cấm, đặt nặng trách nhiệm cho các Hàng thương, đem viên tổng Hàng thương giàu có Ngũ Quách Nguyên ra xét xử. Từ đó thuyền nước ngoài tại biển chuyển nha phiến qua phà lênh đênh ngoài cửa khẩu Hổ Môn, đợi thuyển con từ nội địa ra ngầm lấy nha phiến rồi tẩu tán đi các nơi. Bọn này có vũ khí, nếu gặp thuyền quân can thiệp thì chống cự, nếu thỏa thuận được thì hối lộ, thông đồng gây mối tệ. Thời mà thuyền ngoại quốc lênh đênh ngoài cửa khẩu, sử gọi là “ linh đinh tẩu tư ” , nói nôm na là lênh đênh tư lợi tuồn hàng cấm. Ngoài Quảng Ðông ra, miền duyên hải Phúc Kiến [Fujian] lên đến phía bắc, bọn buôn thuốc phiện qua lại như thường, phía bắc đến Thiên Tân [Tianjin, Hà Bắc], Phụng Thiên [Fengtian, tỉnh Liêu Ninh] ; các hải khẩu đều có các cơ sở chuyển vận nha phiến vào nội địa. Số lượng nha phiến tiêu thụ vẫn tiếp tục tăng : từ năm 1821-1828, trung bình mỗi năm hơn 9.000 rương ; 1828-1835, 1 vạn 8.000 rương ; 1835-1838, hơn 3 vạn 9.000 rương. Mỗi rương giá bình quân 400 lượng. Ðầu thế kỷ thứ 19, người Mỹ mua thuốc phiện từ Thổ Nhĩ Kỷ chuyển đến Quảng Châu, mỗi năm cũng đến trên 1.000 rương.

Dưới thời Thanh, dân chúng mua bán bằng tiền đồng, nhưng quốc gia thu, chi lấy bạc nén làm chuẩn. Nhân dân nạp thuế đều căn cứ vào giá bạc nén cao hạ, dùng tiền nạp. Bởi vậy giá bạc nén cao, hạ ; đều ảnh hưởng đến tiền đồng. Sản lượng kim loại bạc của Trung Quốc không nhiều, những người giàu có thường hay tích trữ bạc, phụ nữ cũng hay dùng bạc để chế nữ trang, cung không đáp ứng với cầu, giá bạc nén càng ngày càng tăng. Giá bạc nén càng lên, giá tiền càng xuống, khiến vật giá tăng cao, nhân dân phải dùng nhiều tiền đồng nạp thuế. Số nha phiến nhập khẩu càng tăng, số bạc nén tuồn ra ngoài càng lớn, chẳng khác gì lửa cháy đổ thêm dầu, giá bạc nén tăng vọt. Thời kỳ “ linh đinh tẩu tư ” cung cấp bằng chứng rõ ràng : cuối thế kỷ thứ 18, 1 lượng bạc đổi được 7 hoặc 8 trăm tiền đồng ; đầu thế kỷ thứ 19, đổi được trên dưới 1.000 tiền đồng ; từ 1821-1838, từ 1.200, 1.300 đến trên 1.600 tiền đồng ; trong vòng 40 năm giá bạc nén tăng lên gấp đôi. Nhà nông không có đủ tiền để nạp thuế đúng hạn, tài chính thiếu thốn, nhà đương cục buộc phải chú ý đến bạc nén tuồn ra do buôn lậu nha phiến.

4. Vấn đề cấm nha phiến

 Ðộng cơ chủ yếu thời Gia Khánh cấm thuốc phiện bởi “ làm hỏng tính tình, hại sự sống ”, còn bạc nén mất do buôn lậu là thứ yếu. Thời đầu Ðạo Quang cho hai thứ đều quan trọng ; cách đối phó không ngoài ngăn chặn nguồn từ ngoại lai, đàn áp cấm chỉ tiêu thụ tại nội địa, kết quả đều vô hiệu như cũ. Nguồn đến càng rộng, tiêu thụ càng lớn, bạc lượng thiếu hụt giá càng cao, quốc kế dân sinh càng khó khăn, phong tục càng đồi bại ; “ Trên thì quan phủ, khoa bảng thân sĩ ; dưới đến công, thương, con hát, tôi đòi ; cho đến phụ nữ, tăng ni, đạo sĩ, đều hút thuốc phiện ” “ Một khi đã nghiền, thì một giờ không bỏ được, gia đình trung lưu thường bị phá sản ; thứ khói thuốc này quấy nhiễu trăm mạch, đưa đến bệnh hoạn, lâu rồi tinh thần đại hao, không thể cứu trị.” Lệnh cấm qua quan chức thi hành, nhưng các quan văn võ nha môn trên dưới không ai mà không hút, Tổng đốc, Tuần phủ hầu như một nửa nghiền, Vương Công Ðại thần cũng không thiếu “ chẳng lẽ bọn này chịu lấy đá đè lên chân mình ”. Ðiều mà triều đình lo lắng nhất là binh biền nghiện thuốc phiện, phần lớn hình hài tiều tụy ; các tỉnh đều như vậy, nhưng Quảng Ðông [Guangdong], Quý Châu [Guizhou] lại càng nhiều. Năm 1832 Quảng Ðông loạn lâu không bình định được, nguyên nhân đều do đó mà ra. Còn nha phiến ngoại quốc, mỗi năm phải đổi đến 1.000 vạn lượng bạc, khiến gíá bạc càng cao, tiền đồng càng hạ, dân chúng càng khó khăn, thực quan hệ đến quốc kế dân sinh, không thể xem thường được.

Từ năm 1821 đến 1835, các nơi trong nước bàn luận đến họa thuốc phiện, mất bạc nén ; rồi triều đình ban bố pháp lệnh, không dưới vài chục văn bản. Nội dung không ngoài việc tróc nã các thuyền ngoại quốc và gian dân ngầm buôn bán, đuổi những phà chuyển hàng ngoài biền, bắt những thuyền nhỏ len lỏi trong sông, cấm dân trồng và hút nha phiến, trừng trị các quan lại thiếu trách nhiệm và nghiện hút ; không chuẩn cho thương nhân ngoại quốc thu lậu ngân lượng, chỉ lấy hàng đổi hàng, không cho lấy bạc nén đổi tiền đồng, hoặc lấy tiền ngoại quốc đổi bạc nén, cùng chương trình tra cấm nha phiến. Nhưng nói chung, tất cả đều thất bại.

Sau năm 1831, mỗi năm nhập khẩu nha phiến đến 2 vạn rương, người Anh lấy bạc nén từ Quảng Châu đến 400 vạn lượng ; những điều cấm đoán chỉ ghi trên giấy tờ, cái họa về nha phiến và tiêu mất bạc nén thực không có phương cứu vãn. Năm 1835, các nhân sĩ tại Quảng Châu chủ trương bỏ lệnh cấm, nhưng chỉ hứa lấy hàng đổi hàng, không được mua bán bằng bạc nén ; cùng cho dân chúng trồng thứ này, một khi sản xuất trong nước nhiều, thuốc từ bên ngoài không đến nữa, thì bạc nén không còn xuất lậu ra ngoài. Tổng đốc Lưỡng Quảng Lô Khôn căn cứ vào đó tâu lên, và cho rằng điều nói ra không phải là không có kiến thức. Nửa năm sau, có vị Ngự sử kiến nghị hoàn toàn bỏ việc cấm thuốc phiện, bọn quan lại không dựa được vào đó để sách nhiễu ; huống việc hút thuốc phần nhiều là bọn nhàn đãng, tự hại sinh mệnh của mình, mối nghiệt do tự chuốc lấy ; nhưng quân binh thì không được hút. Thái thường thị Hứa Nãi Tế, từng giữ chức Án sát sứ Quảng Ðông, có khuynh hướng bỏ lệnh cấm ; bèn tổng hợp các lý do nêu trên cùng phát huy thêm, rồi chính thức tâu lên. Chiếu chỉ mệnh quan lại tỉnh Quảng Ðông bàn rồi phúc tấu, Tổng đốc Ðặng Ðình Trinh cho rằng nhân thời thế mà thích nghi, tỏ ý tán thành. Việc bỏ lệnh cấm thuốc phiện có vẻ sắp thi hành, dân buôn và kẻ nghiện thuốc không ai là không cổ vũ, Lãnh sự Anh cũng hưng phấn, cho nhập khẩu nha phiến từ 2 vạn rương đến 3 vạn rương, rồi năm sau [1837] lên đến 4 vạn rương.

Những người chủ trương nghiêm cấm như Nội các học sĩ Chu Tôn, Cấp sự trung Hứa Cầu, Ngự sử Viên Ngọc Lân, nhận ra việc bỏ cấm thuốc phiện quyết không nên thi hành, biện pháp đề ra có nhiều sự trở ngại. Thứ nhất chỉ cấm quan chức sĩ binh hút thuốc, không cấm dân thường ; nhưng người dân hôm nay có thể ngày mai là quan binh, làm sao có thể dự liệu được ? Thứ hai, đã biết rõ nha phiến là độc, lại cho phép lưu hành, còn bắt đóng thuế, không có chính thể như vậy ! Thứ ba, bạc nén tuồn ra nước ngoài là điều đáng lo, cần nhận rõ rằng “ cấm được nha phiến, tự nhiên chặn được bạc nén tuồn ra ”. Thứ tư, vấn đề xuất, nhập giữa Trung Quốc và nước ngoài gần tương đương, nếu nhập thêm mỗi năm 2.000 vạn lượng bạc nha phiến, Trung Quốc còn có hàng hóa nào khác để đổi ? Thứ năm, trồng nha phiến lợi gấp bội ngũ cốc, nếu không cấm thì “ đất đai màu mỡ, tận biến thành cánh đồng nha phiến ! ” Ðiều thứ sáu rất trọng yếu : bạc nén mất quan hệ còn nhỏ, nha phiến tổn thương người tác hại lớn hơn, nếu bỏ lệnh cấm nha phiến, tức “ tuyệt nhân mệnh lại tổn thương nguyên khí.” “ Từ xưa tới nay việc khống chế Di, phải sẵn sàng bên trong mới định bên ngoài ; trị nội bộ trước, trị người sau ; cần nghiêm định điều lệ trừng trị nghiêm khắc bọn gian dân buôn bán, Hàng thương cấu kết, bao che tại các cửa khẩu ; bọn hộ tống thuyền con, binh dịch nhận hối lộ.” Sau đó câu lưu bọn người Di gian giảo, hẹn ngày đuổi những phà lênh đênh khỏi biển ; cùng lệnh báo tin về nước rằng Trung Quốc cấm chỉ, chớ có ngầm buôn bán. Phàm việc “ ra tay quyết đoán, kiên trì tín cẩn, cấm điều gì cũng xong.” Ðạo Quang là ông vua tiếc của, cần kiệm ; đã từng nghiện thuốc phiện, sau giác ngộ từ bỏ, nói rằng “ Vật này không cấm tuyệt, khiến lưu hành trong nội địa, không những tan nhà, mà còn tan cả nước.” Do vậy thái độ tỏ ra kiên định, mấy lần dụ Ðặng Ðình Trinh nghiêm tra bạc nén tuồn ra khỏi nước, xua đuổi phà nước Anh, truy nã bọn bao che buôn bán thuốc phiện lậu. Lãnh sự Anh Charles Elliot [Nghĩa Luật] đối với đòi hỏi của Tổng đốc Ðặng Ðình Trinh, tìm cách lựa lời từ chối. Phà vẫn lênh đênh ngoài mặt biển như cũ, tên bán thuốc phiện nỗi tiếng William Jardine [Tra Ðồn] vẫn nấn ná tại Quảng Châu. Charles Elliot [Nghĩa Luật] lại gửi thư cho Luân Ðôn, xin phái chuyên Sứ cùng binh thuyền đến Bắc Kinh đòi hỏi đánh thuế, bỏ cấm thuốc phiện. Rồi Tư lệnh hạm đội Ðông Ấn Ðộ đến Quảng Ðông để bảo hộ mậu dịch và đó cũng là dấu hiệu trước rằng nước Anh sẽ hành động.

Lời bàn về việc bỏ cấm thuốc phiện tuy không thi hành, nhưng nha phiến tuồn vào, không có cách gì ngăn chặn, giá bạc nén tăng lên không ngừng. Ðã không trị được người, đành y theo chủ trương của Hứa Cầu, chấn chỉnh dân trong nước. Vào tháng 6 năm 1838 [tháng 6 Ðạo Quang thứ 18] Hồng lô tự khanh Hoàng Tước Tư tâu xin trị nặng người hút thuốc phiện ; điểm chính lập luận cũng đề cập đến việc bạc nén thất thoát : Trong vòng 2,3 năm nay giá bạc một lượng từ 1.200, 1.300 tiền đồng lên đến hơn 1.600, tức tăng lên 30 % ; không phải hụt bạc từ trong nước, mà do tuồn ra nước ngoài “Hụt bạc nén nhiều, do buôn thuốc phiện mạnh, mà buôn mạnh do dân hút nhiều. Nếu không hút, thì không buôn, tức thuốc phiện từ nước Di không đến ”. Bởi vậy trị nặng người hút, là trị từ gốc ; hạn trong vòng 1 năm phải hết nghiện, quá 1 năm trị tử tội “ như vậy số bạc lậu ra ngoài sẽ tắc, giá không còn cao lên ”. Chiếu dụ các Tổng đốc Tuần phủ bàn rồi tâu lên, tuy đều cho rằng nha phiến nên cấm, nhưng thiểu số ủng hộ biện pháp mạnh của Hoàng Tước Từ, riêng trong thiểu số đó, có Tổng đốc Hồ Quảng Lâm Tắc Từ.

Chương 2

Lâm Tắc Từ cấm thuốc phiện

[1839-1840]

1. Quyết sách của vua Ðạo Quang

 Lâm Tắc Từ [1785-1850] người tỉnh Phúc Kiến [Fujian], xuất thân Tiến sĩ ; lúc 48 tuổi giữ chức Tuần phủ Giang Tô [Jiangsu], 53 tuổi Tổng đốc Hồ Quảng [Huguang]. Ðứng về truyền thống Trung Quốc mà bàn, ông ta là người tài đức kiêm toàn, ngôn hành xứng với chức vụ ; lấy tiêu chuẩn Tây phương để đánh giá cũng là vị công chức hết sức với nhiệm vụ, thanh liêm chính trực. Ông rất lưu tâm đến thời cuộc “ mắt thấy nha phiến vô cùng độc hại, tâm lòng như sôi sục ”. Trong thời gian giữ chức Tuần phủ Giang Tô [1832-1833] dâng tấu triệp, tối thiểu hai lần đề cập đến họa nha phiến, cho rằng thuốc phiện do Tây Dương đưa vào, đổi lấy bạc nén của ta, thực thuộc loại “ mưu gom của cải, hại tính mệnh ” “ đối với cái hại cho quốc kế dân sinh, lửa giận khiến tóc muốn dựng đứng lên.” Trừ phi “ thuyền ngoại quốc trước khi đến cửa khẩu, nghiêm cách gia tăng tuần tiễu để tuyệt nguồn ; khi đã đến cửa khẩu, ra sức kê tra, nếu như lén lút lậu vượt hoặc có phát hiện khác, đem gian thương mưu lợi trao cho quân binh tra cứu, trừng trị nặng ; khiến cho lệnh ban, quyết tâm thi hành, mới có thể triệt gốc rễ, trừ hại lớn.” Có thể thấy được tấm lòng Lâm ghét nha phiến và quyết tâm diệt trừ.

Ðối với biện pháp mạnh của Hoàng Tước Tư, Lâm Tắc Từ hết sức ủng hộ. Ông lập luận cái hại của nha phiến quá sâu, phép thường không thể ngăn chặn được, dùng tử hình cấm thuốc phiện chính hợp với cái lý “ trị tội chết để không còn chết thêm ”. Lúc bấy giờ đặt biện pháp, thi hành tại Hồ Nam [Hunan], Hồ Bắc [Hubei] ; không đến ba tháng thấy có sự công hiệu. Một khi nghe lệnh trị tội chết, thì không những “ bọn mở quán buôn bán trốn đi xa, mà người hút thuốc cũng quyết định chừa, dân tình không phải không sợ pháp luật, tập tục thay đổi lớn.” Trong một tờ tâu bàn thêm về cái hại của thuốc phiện, và sự tất yếu phải trừng trị, ông kê ra người nghiện thuốc tối thiểu mỗi người mỗi năm tốn 36 lạng bạc, với nhân số Trung Quốc 4 vạn vạn người, nếu trăm người có một người hút thuốc, thì mỗi năm số bạc nén lậu ra không dưới 1 vạn vạn lượng ; mà trước mắt số người hút không dừng ở con số 1 % ! Ông kết luận : “ Nha phiến nếu không cấm tuyệt, thì nước mỗi ngày một nghèo, dân mỗi ngày một yếu ; chỉ hơn chục năm sau, trung nguyên không còn quân mạnh có thể ngự địch, không có bạc nén để lo quân lương.”

Lâm Tắc Từ nhấn mạnh cái hại của nha phiến qua hai lãnh vực kinh tế, quốc phòng ; khiến vua Ðạo Quang xúc động tâm kinh, trong ngày ban chiếu chỉ tưởng lệ. Tiếp theo mệnh Quân cơ đại thần hội bàn phúc tấu, các Tổng đốc, Tuần phủ cấp tốc tra xét. Vương, công nghiền hút bị cách chức ; Hứa Nãi Tế, người chủ trương bỏ cấm thuốc phiện, bị bãi quan. Triệu Lâm Tắc Từ đến gặp mặt ; trong 7 ngày từ ngày 28/12/1838 đến 3/1/1839 gặp 8 lần, mỗi lần khoảng 1 giờ rưỡi. Ban cho ngựa dùng trong Tử cấm thành, để biểu thị sự vinh hiển ; giao chức Khâm sai đại thần, tra biện hải khẩu Quảng Ðông, tiết chế Thủy sư, với trọng trách thanh tra lai nguyên nha phiến. Ðồng thời mệnh Tổng đốc, Tuần phủ Quảng Ðông ra sức hợp tác, nhắm “ trừ sạch ô uế, đoạn tuyệt gốc rễ ”.

Hoàng Tước Tư, Lâm Tắc Từ kiến nghị, chú trọng nghiêm trị nghiện hút, trị mình trước trị người sau ; ý vua Ðạo Quang thì cả hai phương diện đều chú ý, nội ngoại cùng tấn công, nguồn cung cấp cần nên đoạn tuyệt trước. Nhiệm vụ chính của Lâm Tắc Từ là đối ngoại, riêng đối nội giao cho các quan Tổng đốc, Tuần phủ tại các tỉnh đảm trách. Nhưng chương trình xử tội chết kẻ buôn bán thuốc phiện cùng người nghiện hút, mãi đến tháng 2 năm 1839 mới định xong, hẳn có sự trở ngại.

Do Tổng đốc Trực Lệ [Zheli] Kỳ Thiện, đứng đầu 21 Tổng đốc, Tuần phủ ; không cho việc xử tử hình là đúng. Chủ tịch Quân cơ đại thần Mục Chương A cũng có thái độ chần chừ ; cả hai đều là người Mãn, nằm trong Bát kỳ, quyền trọng vị cao, được vua Ðạo Quang sủng ái. Họ Lâm ngày ngày được triệu kiến, giao chức vị cao, phá cách ân sủng, khiến “ quan Khu mật viện phải động sắc ”. Lâm “ triều kiến xong, cùng với các đồng liêu bàn không hợp, trong ngoài cấu kết, người có quyền cho rằng Lâm gặp nguy ”. “ Khu mật ” chỉ Mục Chương A, “ ngoài ” chỉ Mục Kỳ Thiện ; đây là hai người Mãn đố kỵ với người Hán, sợ Lâm Tắc Từ lung lay lòng vua, thay nắm quyền lợi của họ. Lâm cũng biết “ thân hãm nguy cơ, nhưng từ chối không được, chỉ biết đem hết ngu thành, mong trừ mối họa lớn cho Trung nguyên.” Ðạo Quang thì “ huấn dụ thiết tha, ủy nhiệm trọng chức ”, khiến họ Lâm không thể không “ chảy nước mắt nhận chức, còn họa phúc vinh nhục không tính đến.”

2. Cưỡng chế giao nạp nha phiến

 Nhiệm vụ chính của Lâm Tắc Từ là đoạn tuyệt nguồn nha phiến ; sau khi lãnh trách nhiệm lập tức điều tra việc nhập hàng lậu tại Quảng Ðông, cùng giao cho Tổng đốc, Tuần phủ tra bắt gian thương. William Jardine [Tra Ðồn], tên đầu sỏ buôn lậu nha phiến người Anh, qua hai năm xua đuổi mà không chịu đi, nay rời khỏi Quảng Châu để trở về nước ; sự việc giúp Lâm Tắc Từ lấy được thanh thế lúc ban đầu ; nhưng số người chần chờ nhìn ngó vẫn còn đông. Vào ngày 10/3/1839 Lâm bắt đầu hành động, ông ban ra 2 đạo dụ đưa cho người ngoại quốc, nội dung bàn về lợi ích của thông thương, buôn thuốc phiện là tội, lệ cấm rất nghiêm, không thể buôn lén ; thông sức các phà chở nha phiến phải mang nạp quan, không được tàng trữ chút nào. Lại đưa ra bản cam kết bằng chữ Hán và chữ nước ngoài, cam đoan “ Từ nay thuyền đến không được chở kèm nha phiến ; nếu mang đến, một khi bắt được, hàng hóa phải nạp quan, bản thân chịu tội chết, thuận tình cam chịu tội. ” Ông nhấn mạnh pháp luật phải thi hành “ Nếu một ngày chưa hết nha phiến, thì bản Ðại thần chưa trở về ; thề thủy chung với công việc này, không có lý gì để dừng lại.” Lại có một đạo dụ cấp cho Hàng thương, kết tội bọn này cấu kết với người Di lừa dối quan phủ ; lệnh trong 3 ngày lo liệu hai vấn đề nạp thuốc phiện và cam kết nêu trên, nếu không “ đem một, hai người ra xử tội chết, tài sản tịch thu.” Ngày thứ 2, Hải quan bố cáo, cấm người ngoại quốc rời khỏi Quảng Châu [Guangzhou] đến Áo Môn [Macau], đợi Khâm sai đại thần tra xét.

Gần 100 năm nay, chính phủ Trung Quốc đối với việc thông thương với Tây phương, chưa bao giờ kiên quyết như vậy. Ngoại quốc cho rằng viên chức Trung Quốc thuộc loại đầu cọp đuôi rắn, chỉ ưa phô diễn, rồi mọi việc sẽ kết thúc. Ba ngày sau, họ chỉ nguyện ý nạp 1.037 rương nha phiến ; Lâm cho rằng quá ít, cự không chịu nhận, thực hiện đình chỉ mậu dịch, đuổi dân buôn, công nhân về Di quán, bắt tên buôn thuốc phiện Lancelot Dent [Ðiên Ðịa], tên này địa vị chỉ dưới William Jardine [Tra Ðồn]. Lãnh sự Charles Elliot [Nghĩa Luật] nghe tin, ngày 24/3 từ Áo Môn đến ngay Di quán ; ngay chiều hôm đó Lâm phái binh bao vây Di quán, cấm chỉ ra vào ; số người ngoại quốc bị giữ tại Di quán hơn 300 người, sinh hoạt rất bất tiện, nhưng thực phẩm thì không để thiếu. Họ Lâm phải thi thố cách này, vì nha phiến chất tại các phà ngoài biển, rất khó khống chế ; chính lấy tĩnh chế động, bắt giặc thì bắt đầu sỏ, sử dụng biện pháp hữu hiệu “ không ác nhưng nghiêm.”

Sau khi Di quán bị vây một ngày, Charles Elliot [Nghĩa Luật] tránh gặp Lâm Tắc Từ, nhưng đệ bẩm lên Ðặng Ðình Trinh yêu cầu nội trong ba ngày khôi phục người Anh và thuyền được di chuyển tự do, nếu không sẽ gặp khó khăn bởi hành động, mà hậu quả sẽ không chịu trách nhiệm, lại xin cho Ủy viên gặp để thương thảo. Lâm phái nhân viên đến Dương hàng đàm thoại, nhưng Charles Elliot và thương nhân ngoại quốc không đến. Lâm trách Charles Elliot kháng cự vi phạm, nếu như nạp hết số thuốc phiện tại phà, thì trở lại buôn bán bình thường, việc trước kia không truy cứu. Lại dán thiếp hiểu dụ, đề cập đến thiên lý, quốc pháp, nhân tình, sự thế ; khuyên nên nạp thuốc phiện và làm giấy cam kết.

Ngày 27/3 Charles Elliot khuất phục, trực tiếp bẩm xin với Lâm, đem số nha phiến người Anh kinh doanh, nạp đủ. Cũng trong ngày, bố cáo cho người Anh tuân thủ ; tổng kê số nha phiến là 20.283 rương. Lâm ưng thuận, thưởng cho thực phẩm trâu, dê ; giao hạn nếu nạp được ¼ cho khôi phục việc buôn bán ; nạp 2/4, được đi lại từ tỉnh thành đến Áo Môn, nạp ¾ cho mở cửa thuyền mậu dịch, nạp hết trở lại bình thường. Charles Elliot mệnh viên Phó lãnh sự chiêu tập các phà lênh đênh ngoài biển, ngày 22/4 bắt đầu nạp nha phiến, ước 40 ngày thì xong. Ngảy 3/6 thực hành thiêu hủy ; trước đó nơi bờ biển tại Hổ Môn [Humenzhen], chọn một chỗ thích hợp đào vũng dẫn nước vào, đổ nhiều muối, đem nha phiến trộn vào, cùng thêm vôi vào dung dịch, lấy bừa sắt bừa kỹ, trộn lật, rồi tống ra biển ; thời gian mất 20 ngày mới thiêu hủy xong. Trong thời gian thiêu hủy Khâm mệnh Lâm Tắc Từ, và Tổng đốc Ðặng Ðình Trinh thay phiên giám sát. Thuyền trưởng Mỹ, thương nhân, Giáo sĩ đều được tham quan ; chứng thực việc chấp hành, vua Ðạo Quang khen “ đại khoái nhân tâm.”

3. Kiên trì bắt cam kết và giao hung phạm

 Người Anh chịu nạp thuốc phiện, thứ nhất do áp lực bởi Lâm Tắc Từ không có cách gì kháng cự, thứ hai do Charles Elliot [Nghĩa Luật] tuyên bố vấn đề nạp nha phiến sẽ do nước Anh quản lý, thương nhân không lo việc tổn thất. Sau khi nha phiến nạp xong, theo lệnh của Charles Elliot họ trở về Áo Môn, đình chỉ cho thuyền vào cửa khẩu, để chờ lệnh của chính phủ Anh. Nạp nha phiến và cam kết là 2 điều quan trọng Lâm Tắc Từ đòi hỏi. Tại thương hội Quảng Ðông [Guangdong] liên danh bẩm trình vĩnh viễn không đưa nha phiến vào Trung Quốc, nha phiến cũng đã nạp xong, thấy được ý hối hận của Charles Elliot, nên khi y xin khoan hạn ký bản cam kết, họ Lâm đã chấp nhận. Ðó là nguyên nhân tại sao cam kết chưa ký hết, mà thương nhân Anh đã được rời Quảng Châu [Guangzhou].

Lúc này những thuyền Anh đến Quảng Ðông, ngoài nha phiến còn tải gạo, vải bố, vải hoa;  lâu ngày không khỏi ẩm thấp mối mọt ; nên đối với lệnh không cho vào cửa khẩu của Charles Elliot, không khỏi bất mãn. Bởi vậy Charles Elliot thay đổi kế hoạch, xin Lâm Tắc Từ cho người đến bàn. Lâm Tắc Từ cho là thành thực, thưởng 1.600 hộp trà ; lại cho thuyền trống đến Hoàng Phố [Huangpu] lấy hàng. Charles Elliot yêu cầu lấy hàng tại Áo Môn, Lâm cho rằng nếu chấp nhận như vậy Áo Môn sẽ thành nơi chứa trữ buôn bán nha phiến ; bèn hẹn trong 5 ngày đến Hoàng Phố lấy hàng, nếu không thì lập tức trở về nước. Charles Elliot cho rằng thuyền nước Anh không đến Hoàng Phố vì nhà đương cục Quảng Châu làm nhiều điều không đúng, nếu như không cho lấy hàng tại Áo Môn thì không có gì phải bàn thêm. Lâm thấy rằng những thuyền đến sau vẫn mang thuốc phiện bán trên biển, càng thấy Charles Elliot vẫn giữ trong lòng sự chống đối.

Trong lúc hai bên tranh chấp chưa giải quyết xong, thì đầu tháng 7 xẩy ra vụ người Anh ẩu đả rồi giết chết một người Hoa tên là Lâm Duy Hỷ tại Cửu Long [Kowloon, Hương Cảng]. Charles Elliot tập nã hung phạm, xử nạp tiền chuộc và giam một thời gian ngắn. Lâm Tắc Từ mấy lần ra lệnh giao tội phạm, Charles Elliot trả lời Nữ hoàng Anh không cho phép. Lâm Tắc Từ cho rằng nói láo “ Nước này vốn có định lệ đến buôn bán tại nước nào, thì chịu pháp luật của nước đó ” “ Giết người phải thường mệnh, Trung Quốc và người nước ngoài đều như vậy. Nếu phạm tội tại y quốc địa phương, phải do y quốc biện lý ; như tại Thiên triều, sao không giao cho hiến quan thẩm tra ? ” lời bàn luận đúng với quốc tế công pháp. Lại bảo rằng Charles Elliot là một quan chức Anh “ tra rõ tội phạm người Di, lại giữ tại thuyền ; nếu chống lại không giao, là can tội che giấu tội phạm tức đồng tội với tội phạm.” Charles Elliot không lung lay, Lâm bất đắc dĩ phải phong tỏa Áo Môn, không cho người Anh cư trú. Hạ tuần tháng 8, Charles Elliot và người Anh chuyển đến Hương Cảng [Hongkong], hoặc trên thuyền vùng phụ cận. Lâm bố cáo với đoàn luyện cùng thôn dân tại duyên hải, trong trường hợp người Anh lên bờ thì xua đuổi, đoạn tuyệt mọi tiếp tế, khiến bị khốn khó. Ngày 4/9, Charles Elliot mang một thuyền chiến mới đến Cửu Long, yêu cầu mua thực phẩm không được, bèn khai pháo ; pháo đài Trung Quốc mãnh liệt bắn trả lại, cà hai bên đều tổn thất. Lâm cũng không có ý quyết liệt, chỉ thủ thế mà thôi. Thái độ của triều đình Bắc Kinh cường ngạnh hơn, Ðạo Quang ra chỉ thị “ Trẫm không lo khanh phản ứng mãnh liệt, chỉ răn khanh đừng sợ sệt ; trước ra uy sau mới nghe, khống chế là biện pháp tốt.”

Charles Elliot là kẻ theo chủ nghĩa thực dụng, trước đó nhắm khống chế Lâm Tắc Từ, không cho thương thuyền Anh ghé vào Hoàng Phố ; đồng thời cho thuyền Mỹ thay Anh chở hàng vải vóc vào bán, cùng mua trà. Rồi xin buôn bán tại Áo Môn nhưng không được ; sau khi bắn phá tại Cửu Long không có kết quả, người Anh gặp khó khăn, bèn nghĩ đến việc thỏa hiệp ; gửi thư cho viên Ðồng tri Áo Môn, biểu thị hòa bình, xin gặp mặt thương nghị. Lâm vốn không muốn quyết liệt, chỉ mong cấm được nguồn vào của nha phiến, nếu Charles Elliot hối hận, thì chấp nhận theo điều xin ; với điều kiện thuyền mới đến phải giao nạp nha phiến, giao tội phạm, phải đưa phà lênh đênh ngoài biển về nước, mới khôi phục bình thường mậu dịch. Hạ tuần tháng 9, Charles Elliot đến Áo Môn, mang thiếp phúc đáp rằng thuyền Anh hiện không có nha phiến, hãy cộng đồng tra xét, nếu như thấy được thì hàng hóa tịch thu, người buôn thì bị đuổi về, thương gia Anh tại Quảng Ðông cộng đồng cam kết, có lãnh sự đóng dấu ký tên ; hung phạm sẽ tra rõ, nếu như là người Anh thì chiếu theo luật Anh thẩm biện ; riêng phà thì chờ khi thuận gió sẽ đưa về nước. Lâm lại đề ra biện pháp rằng những thương thuyền tình nguyện cam kết, cho buôn bán như thường, không tra xét thêm ; những thuyền chưa cam kết, cho khám thuyền, như thấy có nha phiến thì hàng bị quan tịch thu, người bị xử tử ; hẹn trong 10 ngày phải nạp hung phạm. Charles Elliot tránh chiếu theo mẫu cam kết, chỉ đồng ý tra xét. Lâm cho rằng ký tờ cam kết và tra xét là hai việc ; vả lại đã không có nha phiến, thì sao lại sợ cam kết ?

Lâm Tắc Từ kiên quyết như vậy vì lúc bấy giờ có chủ thuyền Anh, cùng thuyền các nước Mỹ, Pháp đều chiếu theo dạng thức cam kết. Ông ta biết rằng thương gia Anh bất mãn với Charles Elliot, không phải không muốn cam kết, vả lại “ người Di không coi thường việc cam kết, như vậy việc cam kết có thể dựa được.” Charles Elliot trước sau xử trí bất đồng, quá khứ bị Lâm áp bách phải nạp thuốc phiện vì người Anh bị Lâm giữ tại Di quán ; nay không sợ Lâm tái thi hành áp lực, nên quyết không chấp nhận mẫu cam kết “…mang nha phiến đến, một khi bắt được, hàng hóa phải nạp quan, bản thân chịu tội chết…”, nếu không muốn tự dẫm vào nguy cơ. Lâm dọa rằng nếu Charles Elliot phản phúc sẽ cho binh thuyền bắt hung phạm và phạm nhân buôn thuốc phiện, cùng hỏa thiêu thuyền Anh ; Charles Elliot biết rằng Lâm thiếu hạm đội hùng mạnh, không thể làm việc đó, nên không sợ chút nào.

4. Tìm hiểu Tây phương cùng vận dụng ngoại giao

 Từ hàng trăm năm, Trung Quốc đối với các nước Tây phương rất xa cách ; ngay cả tên nước, cùng vị trí phương vị cũng lẫn lộn, không nói đến những điều khác. Riêng Lâm Tắc Từ tự xưng “ quê nhà tại bờ biển Phúc Kiến, đối với kỹ năng của dân Di, đã từng sớm biết ” ; kỳ thực kiến thức về Tây phương cũng rất hạn chế, Lâm cũng không che giấu điều đó. Nhiệm vụ của Lâm là tra xét sự kiện tại hải khẩu, cấm tuyệt nha phiến, mọi sự đều liên quan đến người Tây phương, đặc biệt là người Anh, nên cần phải biết rõ động thái của họ. Trước khi rời kinh đô Bắc Kinh, Lâm đã sai khiến một số người biết rõ việc mậu dịch tại Quảng Ðông sưu tầm thêm tư liệu ; trên đường xuống phía nam, từng bàn bạc với những người đã làm quan cùng thông hiểu tình hình tại Quảng Ðông ; sau khi đến nơi, hỏi han Lương Ðình Thụ, người chuyên làm việc với người Di, lại tập hợp 600 học sinh tại 3 thư viện, mở cuộc thi “ Quan phong thí ” 3 để hỏi về thực trạng nha phiến tuồn nhập vào, và cách thức diệt trừ.

Ðối với tình hình Tây phương, cần phải biết sự thực, mới vạch ra được phương lược khống chế. Lâm ra lệnh những người buôn bán với Tây dương, Thông sự, hướng dẫn thủy trình các nơi, thăm dò tình hình Tây phương, từng ngày báo cáo. Lại chọn những người thông hiểu ngoại văn phiên dịch sách báo, người Tây phương cũng có kẻ tình nguyện giúp, dịch các tạp chí phần lớn xuất bản từ Áo Môn, Nam Dương, Ấn Ðộ, Luân Ðôn, soạn thành tập nhan đề Hoa sự Di ngôn lục yếu. Giao cho ba thanh niên Trung Quốc, một người từng du học tại Mỹ, hai người khác từng học tại Mãn Lạt Gia [Malacca] tuyển dịch Tứ Châu Chí [Murray, Cyclopaedia of Geography] ; lại giao cho Giáo sĩ Peter Parker [Bá Giá] người Mỹ, dịch một phần Vạn Quốc luật lệ [De Vattel, Law of Nations] ; tại văn thư xử lý việc giao hung phạm, Lâm đã từng dẫn dụng tài liệu này. Ðối với các sách về vũ khí, thuyền máy cũng biên dịch ; người ngoại quốc cho ông là “ người tốt thông minh, có điều tâm đắc, không nề gian khổ, thường chú trọng tập dùng ”.

Không phải riêng nước Anh buôn lậu nha phiến, người Mỹ, Bồ cũng tham gia ; nhưng không đông bằng người Anh. Mệnh lệnh của Lâm, nếu có nha phiến thì nhất luật đem nạp, Lãnh sự Mỹ bẩm xưng rằng nha phiến của người Mỹ chỉ thay Anh tiêu thụ, đã giao hoàn Charles Elliot [Nghĩa Luật] chuyển nạp. Lúc đầu Lâm không tin, nhưng qua lời minh xác của Charles Elliot, thì không tra cứu thêm nữa. Áo Môn là nơi tẩu tán nha phiến, người Bồ tình nguyện cam kết không còn cất giấu nha phiến. Lâm bảo rằng nếu cải bỏ lỗi lầm theo điều thiện, do “ Binh đầu ” [Tổng đốc Bồ] ký thêm vào, thì chấp nhận. Charles Elliot tự nguyện thay Mỹ bảo đảm, là muốn kết liên với người Mỹ thành một khối để dễ bề hành động ; Lâm không muốn họ dính dấp vào, để rảnh tay chuyên đối phó với Anh. Lúc Di quán bị vây, thương gia Mỹ tên Kinh [C.W. King] thanh minh rằng y không buôn nha phiến, mà lại khuyên người khác đừng buôn, khiến Lâm có ấn tượng tốt. Sau khi nạp thuốc phiện xong, để sớm khôi phục mậu dịch, Lâm cho thuyền Mỹ ra vào trước, thay thế lợi ích của Anh, để người Anh theo đó mà vào khuôn khổ. Một đàng thì khoan, một đàng nghiêm, có tác dụng phân hóa, đó là chính sách dùng Di chế Di. Ðối với Anh, Mỹ như vậy ; còn đối thương nhân Anh và Charles Elliot cũng dùng sách lược tương tự. Charles Elliot cấm chỉ thuyền Anh vào cửa khẩu ; Lâm phái hai vị Ðồng tri, cùng Hàng thương, Thông sự, trực tiếp dẫn thương gia Anh vào cửa khẩu mậu dịch, gia tăng hiệu quả khiến cho Charles Elliot gặp khó khăn.

Muốn đoạn tuyệt nha phiến từ gốc, khi Lâm Tắc Từ bệ kiến vua Ðạo Quang, tâu sẽ dùng hịch hiểu dụ khuyên nước Anh tự thi hành cấm chỉ. Lúc mới đến Quảng Ðông đã soạn bản chiếu hội [thông báo] gửi cho Nữ hoàng Queen Alexandrina Victoria [Duy Ða Lợi Á 1819-1901], bảy tháng sau Áo Môn nguyệt báo bình luận rằng ông ta lưu tâm đến nước ngoài, đem cân nhắc bản chiếu hội thấy được sở trường kiến thức. Nội dung chiếu hội trình bày việc thông thương cần có lợi cho hai bên, không thể “ dùng vật hại người để mưu cầu không chán ”. Nước Anh cấm nha phiến rất nghiêm, đã biết rõ cái hại của nha phiến ; cái mà không dùng để hại nước Anh, không thể chuyển sang hại Trung quốc “ Giả sử có người nước nào buôn lậu nha phiến đến nước Anh, dụ người hút thuốc, đáng cho quý Quốc vương ghét bỏ tuyệt trừ.” “ Quí Quốc vương trong lòng nhân hậu, không thể lấy cái mình không muốn, đưa cho người ” “ Quý Quốc vương chính lệnh nghiêm minh, nhưng thuyền buôn thì nhiều nên không quan sát hết ”. Nay dùng văn thư chiếu hội, để Anh quốc thấy được Trung Quốc cấm lệnh nghiêm, nếu như nghiêm sức Ấn Ðộ không trồng thuốc phiện, càng “ thi hành nhân chính hưng lợi trừ hại, trời ban phước thần ban phúc ” “ Giúp việc giáo hóa, làm rõ chính sách, xưa nay cùng chung một ý nghĩa ; người nước khác đến nước Anh buôn bán cần phải tuân thủ pháp luật của nước Anh, huống hồ là Thiên triều ? Nay định luật cho người Hoa, buôn thuốc phiện bị tội chết, hút thuốc phiện bị tội chết. Giả sử người Anh không mang thuốc phiện đến, thì người Hoa lấy đâu mà mua, lấy đâu mà hút. Vậy gian thương nước ngoài đã hãm người vào chỗ chết, há lại để riêng sống. Người ta giết một mạng người, thì phải thường mạng, huống hồ nha phiến hại người, nào chỉ một mạng ! ”

Xét theo đạo đức của Trung Quốc, lập luận của Lâm Tắc Từ không đáng chê ; nhưng theo quan điểm vụ lợi, thương nghiệp của Tây phương thì chỉ là đàn gảy tai trâu !

 5. Phong tỏa cảng

 Lâm Tắc Từ tiếp tục tăng cường gây áp lực kinh tế với Anh và hy vọng có thể giải quyết bằng con đường ngoại giao. Riêng Charles Elliot [Nghĩa Luật] thì lúc cương lúc nhu, muốn kéo dài ngày tháng để chờ huấn thị của chính phủ Anh. Charles Elliot cũng không sợ hành động quân sự của Lâm, điều y phiền muộn là một bộ phận thương gia Anh không nhất trí với y, chịu cam kết theo thể thức để nhập khẩu buôn bán, tổn thương uy quyền, phá hoại sách lược của y, và trợ giúp cho Lâm tăng khí thế. Ngày mồng 2 tháng 11, Charles Elliot mang hai chiếc thuyền binh đến Xuyên Tỵ, ngoài cửa khẩu Hổ Môn ; chuẩn bị ngăn chặn thuyền Anh tiến vào cửa khẩu, cùng đưa văn thư cho quan thủy sư Ðề đốc Quảng Ðông Quan Thiên Bồi yêu cầu đừng hỏa thiêu thuyền Anh, chuẩn cho người Anh lên bờ cư trú. Vào ngày thứ hai, có thuyền Anh đã ký giấy cam kết, chuẩn bị tiến vào cửa khẩu, thuyền binh Anh ra lệnh bắt lui về ; Quan Thiên Bồi ra tra cứu, thuyền binh Anh bèn khai pháo, xung đột lại xẩy ra. Từ đó trở đi, thuyền binh Anh và pháo đài Trung Quốc oanh kích lẫn nhau, không còn khả năng hòa hoãn.

Vào tháng 10, triều đình Bắc Kinh ra chiếu chỉ “ Bọn di Anh nếu cứ phản phúc, tức phải dùng binh uy, vĩnh viễn không tái giao dịch ”. Sau cuộc hải chiến tại Xuyên Tỵ, Charles Elliot công bố dùng thực lực ngăn chặn thuyền tiến vào cửa khẩu, Lâm cũng tuyên bố hẹn sau một tháng sẽ đình chỉ mậu dịch với người Anh ; vào đầu tháng 12, phong bế cảng không cho người Anh vào. Charles Elliot cũng yêu cầu cho người Anh trở về Áo Môn, để đợi Nữ hoàng Anh quyết định, nhưng bị Lâm Tắc Từ bác. Vua Ðạo Quang nghe tin về giao chiến tại Xuyên Tỵ, càng tỏ ra cường ngạnh vạch tội trạng người Anh, bảo họ quanh co, phía ta ngay thẳng “ nếu chúng mấy lần kháng cự, vẫn cho thông thương, thực không thành sự thể. ” “ Tất cả thuyền bè của nước này hãy đuổi ra cửa khẩu hết, không cần phân biệt có cam kết hay không ; còn hung phạm giết người Hoa, cũng không ra lệnh giao nạp.” Vào năm 1840, điều Lâm Tắc Từ làm Tổng đốc Lưỡng Quảng, để tiện quán triệt chính sách đối ngoại. Có người chủ trương bế quan tỏa cảng, không cho phép bất cứ nước nào buôn bán, Lâm cho rằng không được, nếu như không phân biệt tốt xấu “ kẻ chống đối cũng cấm, kẻ cung thuận cũng cấm ” thực thuộc không có danh nghĩa. Chỉ cấm riêng nước Anh buôn bán, có thể lợi dụng sự mâu thuẫn giữa các nước và nước này, khiến chúng chia lòng ; “ nếu cấm tất cả, thì sau khi thất vọng, chúng sẽ liên kết thành một mối ” để mưu phá ta. Kiến giải của Lâm Tắc Từ, thực hơn người.

Lâm và Charles Elliot [Nghĩa Luật] không có cách gì để thỏa hiệp, thuyền buôn Anh vẫn ở lỳ không chịu đi kế tục buôn lậu thuốc phiện, lại có quân hạm yểm hộ. Nếu Lâm dùng biện pháp mạnh để đối phó, thì thủy sư của Trung Quốc không thể chiến thắng ; chỉ có cách là tiếp tục nghiêm cách thi hành phong tỏa kinh tế, tuyệt đường tiếp tế thuyền Anh, nhất là thực phẩm và nước uống. Thuyền Anh đậu ngoài biển rất bất tiện, Charles Elliot cầu xin Tổng đốc Áo Môn cho thuyền Anh ghé trở lại, người Bồ trước áp lực của Lâm, không dám ưng thuận. Nhưng gian dân và các thuyền nhỏ, bị người Anh đưa mối lợi dụ dỗ, ngầm ra biển đem thực phẩm và chuyển vận nha phiến. Lâm đối với thuyền Anh thì dùng phòng thủ chiến, gây khó khăn ; đối với thuyền của bọn phỉ buôn lậu thì dùng thế công, không ngừng đột kích ban đêm, thi thố hỏa công, thuyền Anh cũng bị uy hiếp. Còn về việc phòng thủ các cửa khẩu, thì trước đây Tổng đốc Ðặng Ðình Trinh đã cho đặt cọc gỗ, chông sắt, phần nhiều bị thủy triều và gió bão làm hư ; Lâm cho làm lại, đặt thêm pháo đài, mua hơn 300 khẩu pháo Tây dương, cùng mua thuyền Tây dương hiệu Cambridge, thuyền máy mỗi thứ một chiếc, tuyển thêm 5 000 quân cho Thủy sư ; tiếp tục thị sát thao diễn bắn súng, mẫu tử pháo 4. Những thứ Lâm cho làm, tuy không đủ để chế ngự chiến hạm nước Anh, nhưng đã đem hết sức mình.

Chương 3

Chính sách pháo hạm của nước Anh

[1840-1842]

 1. Quyết định dùng binh :

Từ trước tại nước Anh đã có tranh luận dùng vũ lực để mở cửa Trung Quốc, nhưng không tiện hành động vì vấn đề nha phiến. Trong lúc Trung Quốc khẩn trương cấm nha phiến, chính phủ Anh cũng chưa có quyết sách rõ ràng ; một mặt cảnh cáo thương gia Anh, nếu bị tổn thất về nha phiến thì tự lo lấy ; một mặt mệnh Charles Elliot [Nghĩa Luật] không can thiệp vào sự kinh doanh của thương gia. Vào năm 1839, sau khi nạp nha phiến, Charles Elliot mấy lần gửi báo cáo cho Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] kiến nghị cấp tốc hành động, cùng xin Tổng đốc Ấn Ðộ phái quân hạm đến. Vào đầu tháng 8, thương gia tại Luân Ðôn hội họp thảo luận các vấn đề đối với Trung Hoa, cùng với hiệp hội Ấn Ðộ và Trung Quốc [thành lập năm 1836] nhấn mạnh các điều : mậu dịch nha phiến có lợi cho nước Anh cần phát triển thương vụ, cưỡng bách Trung Quốc bồi thường số nha phiến bị thu, mở rộng các cảng khẩu tại duyên hải và sông Trường Giang, thương nhân Trung, Anh trực tiếp giao dịch, người Anh được mang quyến thuộc đến cư trú ; nếu như Trung Quốc không chịu mở cảng khẩu thì cắt nhượng các đảo. Lại cho rằng lúc này là thời cơ thích hợp đánh Trung Quốc, vũ lực có thể thu hiệu quả ngoài mong ước. Dư luận nước Anh rúng động vì nghe những tin tức thổi phồng như quan dân nước Anh tại Trung Quốc bị bạo lực hiếp chế, mất tự do, đoạn tuyệt ăn uống cơ hồ bị chết đói, lại uy hiếp đòi xử tử ; cả nước Anh đều bị ô nhục. Lại bảo Trung Quốc không muốn nhập khẩu nha phiến vì muốn tự trồng lấy ; Lâm Tắc Từ và các quan viên khác kinh doanh về việc này.

Hạ tuần tháng 9, H. J. T. Palmerston nhận được báo cáo của Charles Elliot thỉnh cầu cần thiết phải dùng binh ; William Jardine [Tra Ðồn], đầu sỏ buôn nha phiến từ Quảng Ðông trở về nước ra sức vận động, cùng cung cấp nguồn tình báo dùng để đánh Trung Quốc. Thương gia tại các thành thị lớn cũng rầm rộ gửi thư cho chính phủ yêu cầu có biện pháp hữu hiệu để bảo hộ quyền lợi thương gia tại Trung Quốc. Ngày 18/10 H. J. T. Palmerston thông tri cho Charles Elliot biết Anh sẽ mang quân đến. William Jardine đề ra phương án cụ thể nên phái bao nhiêu quân hạm, quân lính 7000 người ; chiếm lĩnh Hương Cảng, Hạ Môn [Xiamen,Phúc Kiến], Ðan Sơn [Zhoushan, Chiết Giang] ; phong tỏa các cảng khẩu trọng yếu, cưỡng bách Trung Quốc tạ tội, bồi thường tiền nha phiến bị thiêu hủy, đính lập điều ước ; ngoài Quảng Châu, mở thêm các cửa khẩu tại Ninh Ba [Ningbo, Chiết Giang], Thượng Hải [Shanghai, Giang Tô], Giao Châu [Jiaozhow, Sơn Ðông]. Tháng giêng năm 1840, Nữ hoàng Victoria [Duy Ða Lợi Á] diễn thuyết tại quốc hội nội dung mật thiết lưu ý đến quyền lợi người Anh tại Trung Quốc cùng sự tôn nghiêm của quốc gia ; lúc này tin tức về việc người Anh phải rời Áo Môn [Macau], cùng giao tranh tại Xuyên Tỵ đến nơi, chính phủ quyết định gửi hạm đội Ấn Ðộ đến tăng viện. Tháng 2 tổ chức quân viễn chinh Ðông phương, dùng Ðề đốc hải quân tại Hảo Vọng Giác [Cape of Good Hope] là George Elliot [Ý Luật], anh của Charles Elliot, làm Thống soái hải quân kiêm Chánh toàn quyền ; riêng Charles Elliot làm Phó toàn quyền.

Phương án của chính phủ Anh đối với Trung Quốc có thể thấy trong văn kiện vào tháng 2/1840 do H. J. T. Palmerston gửi chiếu hội cho Tể tướng Trung Quốc, cùng huấn lệnh ban cho hai viên chánh, phó Toàn quyền :

Mở đầu chiếu hội trách Trung Quốc hành động không đúng, gây nên những lý do phải dùng binh : Thứ nhất quan lại Quảng Châu cấm nha phiến, tàn hại người Anh, lăng nhục Lãnh sự. Thứ hai quan lại Quảng Châu [Guangzhou] từ trước tới nay bao che nha phiến, chính phủ Bắc Kinh [Beijing] biết nhưng không hỏi, nếu như muốn cấm phải trị tội quan lại trước. Nay đổ tội cho người nước ngoài, mà không thông tri cho chính phủ Anh biết trước ; nên cần phải bồi thường số nha phiến bị tịch thu, rửa hờn cho Lãnh sự bị nhục, từ nay trở về sau quan lại Anh và Trung Quóc giao dịch phải theo nghi lễ văn minh bình đẳng. Thứ ba nhường các hải đảo. Thứ tư, bồi thường số tiền Hàng thương thiếu. Ðể sớm đạt được các hạng nêu trên, quyết định huy động hải lục quân ra sức truy đánh, phong tỏa cửa biển, lưu giữ thuyền bè, chiếm lĩnh đất đại, cho đến lúc giải quyết xong thì dừng ; nếu không thì chiến tranh không ngừng. Nước Anh đã phái Toàn quyền đến cửa khẩu Bạch Hà [Baihekou,Thiên Tân] gửi chiếu hội, hy vọng Trung Quốc sẽ gửi Khâm sai đại thần đến đàm phán. Còn lần này dụng binh, quân phí đều do Trung Quốc bồi thường.

Huấn lệnh cho Toàn quyền có những điểm quan trọng như chiếm cứ Ðan Sơn, rồi tiến đến cửa khẩu Bạch Hà gửi chiếu hội, trường hợp không mãn ý sẽ tiếp tục hành động. Nếu Trung Quốc thỏa thuận đính lập điều ước, sẽ trả hải đảo theo yêu cầu. Ðiều ước chấp nhận an toàn sinh mệnh tài sản người Anh, được tự do cư trú giao dịch tại cửa khẩu không bị Công hàng hạn chế, tôn trọng Lãnh sự, định rõ qui tắc thuế ; nếu người Anh mang vật cấm hoặc buôn lậu có thể tịch thu, nhưng không được xâm phạm thân thể, Lãnh sự có quyền thẩm xét. Bến cảng có thể tùy nghi dùng Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu [Fuzhou, Phúc Kiến] , Ninh Ba, Thượng Hải.

Khi H. J. T. Palmerston đến quốc hội báo cáo mục đích dùng binh tại Hoa, cùng đề án về quân phí, các Nghị sĩ ủng hộ chính phủ phụ họa rằng Trung Quốc làm ô nhục quốc kỳ nước Anh, xâm hại thương vụ, cướp đoạt tài sản gây nguy khốn cho tính mệnh dân Anh, đáng trừng trị thêm. Phái phản đối đả kích chính phủ không sớm ngăn ngừa buôn bán nha phiến, quốc kỳ đáng bảo hộ cho điều công chính vinh dự, không thể bảo hộ vật độc hại. Nhưng vào ngày đầu tháng 4, quốc hội Anh đa số đã chấp thuận chính sách của chính phủ ; nhưng chính phủ Anh cũng không chính thức tuyên chiến, cho rằng hành động quân sự là báo phục [reprisal], không phải là chiến tranh.

2. Chiến tranh sơ khởi

Tháng 6/1840 quân Anh từ Hảo Vọng Giác [Cape of good hope], mang 16 chiếc Quân hạm Ấn Ðộ, 4 thuyền máy vũ trang, 28 thuyền vận tải, 4.000 quân thủy bộ đến vùng biển Quảng Ðông. Chiến lược của quân Anh là gây áp lực tại phương bắc, khiến cho Thanh đình mau bị khuất phục ; cho nên không đánh Quảng Châu, chỉ phong tỏa mà thôi. Khi qua Hạ Môn [ Xiamen,Phúc Kiến] có sự xung đột, một số pháo đài phòng thủ bị hủy, quân lính thương vong trên 20 người, riêng quân Anh cũng bị tổn thất. Vào tháng 7, chiến hạm Anh đến Ðịnh Hải [Dinghai, Chiết Giang] phụ cận Ðan Sơn, hẹn cho quan địa phương trong 1 giờ phải giao nạp thành trì và pháo đài. Ngày thứ 2 đánh chiếm Ðịnh Hải, cướp bóc rất nhiều, khiến dân cừu địch, trật tự không dễ duy trì, việc cấp dưỡng cho quân Anh gặp khó khăn, không ít bị nhiễm bệnh hoặc tử vong.

Lúc mới bắt đầu cấm thuốc phiện, rất ít người dự liệu sẽ dẫn đến chiến tranh. Lâm Tắc Từ càng không lưu tâm gây hấn, thủy chung không chọn thế công. Bạn của Lâm là Cung Tự Trân, tuy nói rằng bọn Di nhân nguồn lợi bị đoạn tuyệt, sẽ làm việc ngang ngạnh, cần phải dùng vũ lực để thắng ; chỉ khuyên Lâm tu chỉnh võ bị, không để cho Di vào biên cảnh, nhưng cũng đừng ra biển giao chiến. Sau khi chiến hạm Anh xuất hiện tại biển Quảng Ðông, Lâm sợ chúng theo gió nam xâm phạm phía bắc ; lập tức báo cho các tỉnh đề phòng. Ngoại trừ Ðặng Ðình Trinh mới được điều nhiệm chức Tổng đốc Mân Chiết có quân phòng ; các tỉnh khác cho rằng sự việc xẩy ra tại Quảng Ðông nên không lưu ý. Thực ra nếu có chuẩn bị cũng chẳng làm gì được, vì tại Trung Quốc lúc bấy giờ binh bị phế bỏ, không có tinh thần và kỷ luật, vũ khí thì chỉ có cung, tên, đao, kích, súng điểu thương, ống phóng v.v…về thủy quân, người Anh bảo rằng “chỉ cần hai chiến hạm, cũng có thể đánh tan”.

Lâm tuy không có ý chiến tranh, nhưng tình thế dẫn đến, cuối cùng cũng không tránh được và dự liệu quân Anh “nếu không gây hấn tại Quảng Ðông, thì sẽ đánh tỉnh khác” ; nếu có sự thất bại thì sẽ đổ tội rằng Lâm “đã gây Di hấn”. Ðến khi Ðịnh Hải bị hãm, thì đúng như dự liệu ; cả triều đình chấn hãi, không chỉ riêng người không chịu cấm thuốc phiện như Mục Chương A chỉ trích! Lúc đầu vua Ðạo Quang nghiêm trừng Tuần phủ Chiết Giang và Ðề đốc, vẫn ra lệnh duyên hải đánh dẹp ; nhưng 10 ngày sau lệnh cho viên Tổng đốc Lưỡng Giang vừa nhận chức Khâm sai đại thần Y Lý Bố mật tra tình hình quân Anh gây hấn ; riêng sai Tổng đốc Trực Lệ Kỳ Thiện tùy cơ biện lý, nếu như thuyền Anh đến cửa khẩu Thiên Tân [TianJin, Hà Bắc] thì đừng khai pháo ngay, hãy đưa văn thư họ giao trình lên ; rõ ràng chính sách đã cải biến.

Quân Anh dùng Ðịnh Hải làm cơ sở, để kế tục tiến về phía bắc xuất hiện vùng cửa khẩu Bạch Hà [Ðại Cô, Thiên Tân], nơi mà Kỳ Thiện phải đương đầu. Kỳ Thiện vốn mâu thuẫn với Lâm Tắc Từ, và được Mục Chương A hỗ trợ. Gần đây thanh vọng Lâm càng lớn, Kỳ Thiện càng ghen tức ; về lợi hại thiết thân do bởi mâu thuẫn kẻ Mãn người Hán. Với kinh nghiệm trên 20 năm Tổng đốc, Tuần phủ ; Kỳ Thiện biết rõ một khi Ðịnh Hải [Dinghai, Chiết Giang] giữ không được, nhược điểm của Trung Quốc đã thấy rõ. Nay những viên quan lớn tại Chiết Giang đã bị tội, nếu một ngày Thiên Tân, cửa ngõ của kinh sư không giữ được, thì Kỳ Thiện sẽ bị trừng phạt như thế nào? Dụ của vua cho tùy cơ biện lý, y tự biết phải hành động ra sao.

Charles Elliot [Nghĩa Luật] và viên Tư lệnh G. Bremer [Bá Mạch] gửi văn thư bài xích Lâm Tắc Từ, Ðặng Ðình Trinh “hành động vô đạo” “coi thường dụ của vua”. Trong chiếu hội của Ngoại trưởng H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] cũng đề cập “ nhân quan hiến làm hại nhân dân bản quốc, cùng tổn thương uy nghi của đại Anh quốc, nên Anh quốc mang thủy lục quân đến Trung Quốc để rửa nhục minh oan.” Kỳ Thiện vin vào để nhận định rằng nước Anh chỉ bất mãn Lâm Tắc Từ, Ðặng Ðình Trinh ; xu thế hai bên không thể cùng tồn tại. Ngoài việc chuyển chiếu hội về triều, y còn đề cao nước Anh binh thuyền lớn, đại pháo nhiều “ nếu năm nay đánh lui được, thì năm sau chúng lại đến, một lần biên hấn mở ra, thì binh đao không kết thúc.”

Tâm lý vua Ðạo Quang đã bị giao động, hiện tại hạm đội Anh đến gần kinh kỳ, uy lực mạnh như vậy, đại họa trong gang tấc ; nhưng đối với riêng nhà vua thì lời lẽ họ vẫn tỏ ra cung kính, đề cập rằng nước Anh động binh vì giận ghét quan hiến tại Quảng Châu. Bèn dựa theo lời lẽ của họ, như thuận theo nước đẩy thuyền đi, sai Kỳ Thiện báo cho người Anh rằng Lâm Tắc Từ “ bị người lừa dối, thi hành không đúng, điều yêu cầu rửa nhục minh oan, đại Hoàng đế đã nghe, cần phải điều tra cho rõ, để trị nặng tội này ” ; riêng phái Khâm sai đại thần đến Quảng Ðông để làm rõ sự oan ức ; mệnh thuyền hạm trở về phía nam, để chờ xử lý. Riêng đối với những điều khoản đòi hỏi trong chiếu hội thì chưa ưng thuận, có thể còn muốn nấn ná chờ thương lượng thêm.

Kỳ Thiện căn cứ vào đó, để hội đàm với Charles Elliot tại Ðại Cô. Charles Elliot “thô lỗ, cường ngạnh” kiên trì đòi hỏi, nếu không được thì sẽ đánh. Kỳ Thiện ẩn nhẫn cho rằng về những điều như văn thư bình hành, cắt nhượng hải đảo xin để bàn tiếp sau ; còn về việc bắt nạp thuốc phiện, do Lâm Tắc Từ, Trịnh Ðình Trinh làm, triều đình không thể bồi thường. Rồi Kỳ Thiện lại trực tiếp báo cho Thống soái George Elliot [Ý Luật] rằng tương lai Khâm sai đại thần sẽ đến Quảng Ðông điều tra kỹ về việc bắt nạp nha phiến, sẽ có cách xử lý thỏa đáng. George Elliot, Charles Elliot cho rằng trên nguyên tắc đã đáp ứng yêu cầu của nước Anh, hơn nữa phía bắc khí hậu lạnh không tiện dừng lâu, quan quân tại Ðịnh Hải lắm bệnh, ngoại cảnh gian nan ; bèn chấp thuận trở về Quảng Ðông, trả lại Ðịnh Hải cho Trung Quốc, để đợi tiếp tục nghị bàn. Trung tuần tháng 9 hạm đội Anh rời Ðại Cô [Taku, Thiên Tân] hướng về phía nam. Tháng 11 George Elliot bị bệnh, giao nhiệm vụ cho Charles Elliot rồi trở về Luân Ðôn dưỡng bệnh.

Kỳ Thiện được giao chức Khâm sai đại thần, đến kinh đô trực tiếp tâu trình ; riêng Lâm Tắc Từ, Ðặng Ðình Trinh bị cách chức nghị xử. Khâm sai đại thần Y Lý Bố phụ trách quân vụ tại tỉnh Chiết Giang trước đó đã nói rằng chiến hạm Anh to lớn chắc dày, không thể chống cự ; lại nhân đã nghị hòa xong tại Thiên Tân, nên vào đầu tháng 11 cùng Charles Elliot bàn định xong việc đình chiến. Lâm Tắc Từ sau khi bị tội, vẫn ra sức tâu nha phiến đáng nghiêm trừng, người Anh dục vọng không chán, việc phòng biển không thể xem thường, cần phải tạo thuyền chế pháo ; lúc này vua Ðạo Quang tâm lòng nặng với hòa hoãn, nên chê rằng “lời tâu hồ đồ”.

3. Hòa đàm không kết quả

Kiến thức về quốc tế của Lâm Tắc Từ cố nhiên khiếm khuyết, nhưng Kỳ Thiện lại còn kém hơn. Ðiều hiểu biết về nước Anh của Kỳ Thiện, chỉ dựa vào lời thuật lại của viên Thiên tổng Bạch Hàm Chương, viên này hai lần lên chiến hạm Pháp tại cửa biển Ðại Cô ; kế đó là Bao Bằng, một kẻ từng buôn thuốc phiện với người Anh, được viên Tuần phủ Sơn Ðông [Shandong] giới thiệu đến.

Vào cuối tháng 11/1840, Kỳ Thiện đến Quảng Châu. Ðầu tháng 12 Kỳ Thiện sai Bảo Bằng đến đàm phán với Charles Elliot [Nghĩa Luật], viên này đòi hỏi phải chấp nhận điều ước của nước Anh đưa ra, nếu không sẽ đánh. Kỳ Thiện bằng lòng bồi thường một phần tiền nha phiến, giao thiệp hai bên bình hành, nhưng cự tuyệt việc cấp cho hải đảo. Bao Bằng cấp tốc đàm phán tiếp, Charles Elliot “ lời lẽ kiêu ngạo, hay la mắng, mỗi lần mở miệng thì đòi đánh ” . Kỳ Thiện hứa bồi thường tiền nha phiến, Charles Elliot tỏ rằng ngoài việc hỗ thị tại Quảng Châu nếu tăng thêm các cửa khẩu Hạ Môn, Ðịnh Hải, thì sẽ bỏ yêu cầu về hải đảo. Kỳ Thiện có ý ưng thuận, nhưng Bắc Kinh không chịu. Sau khi Kỳ Thiện đến Quảng Ðông, Ðạo Quang cho rằng quân Anh tại Ðịnh Hải chưa hoàn toàn triệt thoái hết, tàu Anh tại vùng biển Phúc Kiến qua lại, bắt binh đinh trên các thuyền chở gạo chở muối, lòng hung ác không ngừng, nhiều cách ngụy trá, nên mệnh Kỳ Thiện cật vấn Charles Elliot “ nếu như trả lại Ðịnh Hải, thì không phải mệt quân lính, đó là thượng sách ; nếu không chịu kềm chế, gây lắm chuyện, thì sẽ trù tính biện pháp.” Kỳ Thiện cũng nói quân Anh tỏ ra kiêu mạn hơn trước ; Ðạo Quang cho điều binh tăng viện Quảng Ðông, chuẩn bị đánh dẹp.

Phương cách của Kỳ Thiện ngược lại với Lâm Tắc Từ, đối với Charles Elliot tỏ tấm lòng thành và cũng muốn kéo dài thời gian. Charles Elliot cũng thấy được bụng dạ của Kỳ Thiện, nên quyết định đánh xong rồi thương nghị. Vào ngày 17/1/1841, quân Anh đột kích các pháo đài tại Ðại Giác, Sa Giác thuộc Hổ Môn [Humenzhen, Quảng Ðông] ; quân phòng thủ tử thương hơn 700, 11 binh thuyền bị thiêu hủy. Kỳ Thiện nhượng bộ, lập hiệp nghị sơ bộ với Charles Elliot được gọi là “Xuyên Tỵ thảo ước” bao quát cắt nhường Hương Cảng, bồi thương 600 vạn nguyên, hai nước giao dịch bình đẳng, khôi phục mậu dịch tại Quảng Châu, phóng thích người Anh bị bắt tại Chiết Giang [Zhejiang] ; quân Anh trả lại Sa Giác, Ðại Giác, cùng Ðịnh Hải. Charles Elliot đồng ý hòa vì cho rằng sau khi khôi phục mậu dịch, có thể chở về Anh số lượng trà 3000 vạn bảng [pound], chính phủ Anh có thể thu 300 vạn bảng tiền thuế ; có được Hương Cảng thì không cần các cảng khẩu khác, số tiền Hàng thương thiếu có thể do thương gia tự lo giải quyết ; hơn nữa quân Anh tại Ðịnh Hải bị bệnh tật chết nhiều, rút lui tại đó là đúng. Ngày 26/1, Hương Cảng chính thức vào tay người Anh. Sau đó Kỳ Thiện tiếp tục hội đàm với Charles Elliot, cho đến lúc nhận được chỉ dụ phải đích thân đánh dẹp, thì biết rằng không còn khả năng được phê chuẩn điều ước, nên cáo ốm không thương nghị thêm với Charles Elliot [Nghĩa Luật] nữa.

Vua Ðạo Quang muốn Kỳ Thiện đánh dẹp, lại nhận được tin không giữ được Ðại Giác, Sa Giác thì lại càng thêm giận dữ, bèn tuyên chiến với quân Anh vào ngày 27/1 ; mệnh Kỳ Thiện và Y Lý Bố tại Chiết Giang cùng tiến quân. Ba ngày sau được tin đã nhượng cho người Anh đất Hương Cảng, bèn phái thêm người cháu là Dịch Sơn làm Tĩnh nghịch tướng quân ; cùng Quân cơ đại thần Thượng thư bộ Hộ Long Văn, Ðề đốc Hồ Nam [Hunan] Dương Phương làm Tham tán đại thần đến Quảng Châu tăng viện ; cùng phủ nhận Xuyên Tỵ thảo ước. Lại cho rằng Y Lý Bố nghi ngờ sợ sệt, bèn sai một viên quan chủ chiến là Dụ Khiêm giữ chức Khâm sai đại thần, liệu biện việc đánh dẹp tại Chiết Giang ; ngoài ra trách Kỳ Thiện nặng nề, bắt giải về kinh cùng tịch thu tài sản ; sự trừng phạt còn nặng nề hơn đối với Lâm Tắc Từ.

Trong lần cuối hội đàm, thái độ của Kỳ Thiện khiến Charles Elliot nghi, y bèn ra tay hành động trước. Ngày 26/1, tức trước khi Bắc Kinh tuyên chiến một ngày, quân Anh tổng công kích Hổ Môn, pháo đài đều bị hủy hết, Ðề đốc Quan Thiên Bồi tử trận. Ngày thứ hai, pháo đài Ô Dõng tại Hổ Môn bị chiếm, quân phòng thủ bị bắt và giết hơn 1.000, số còn lại đào ngũ ; binh thuyền Anh tiến đến Hoàng Phố [Hoangpu, Quảng Ðông]. Ngày thứ ba, người mới nhậm chức Tham tán Dương Phương đến nơi, xin đình chiến. Charles Elliot cũng nhận định rằng quân số không đủ, tại Quảng Châu không có cấp chỉ huy tối cao, cũng đồng ý tạm đình chiến, khôi phục thông thương. Nhưng lòng quyết chiến của vua Ðạo Quang vẫn kiên định ; hai, ba lần sai Dịch Sơn tiến binh. Quân các tỉnh đến tham chiến, thì chỉ lo mưu lợi “ ngày ngày báo cáo tiêu dùng lương, tranh được cung ứng” còn việc được thua không lo đến. Ngày 21/5, khoảng 1700 quân thủy bộ lợi dụng ban đêm, sử dụng khoái thuyền đột kích, dùng hỏa tiển, ống phun lửa đánh hỏa công, cướp phá Di quán, làm quân Anh quẫn bách. Sáng hôm sau 2.400 quân Anh phản công, cả ba đạo quân của triều đình đều bị thua. Trong 4 ngày, các vị trí quan trọng tại Quảng Châu đều mất, ngoài thành lửa cháy ; Dịch Sơn chỉ huy 18. 000 quân đều rút vào trong thành, tình trạng tuyệt vọng cơ hồ muốn treo cờ trắng.

Charles Elliot cho rằng Quảng Châu là một thành lớn trù mật, quân Anh không nhiều, sau khi chiếm lĩnh sẽ bị dân coi là cừu địch phản kháng, khống chế không dễ ; giống như tiền lệ trước đây tại Ðịnh Hải. Hơn nữa Quảng Châu cách Bắc Kinh xa, triều đình nhà Thanh không cho là áp lực trực tiếp để khuất phục ngay ; chẳng bằng khôi phục thông thương, bắt bồi thường, đợi sau khi được viện binh từ Ấn Ðộ đến, sẽ vượt lên sông Trường Giang [Changjiang] tấn công. Ngày 27/5, Charles Elliot cùng đại biểu của Dịch Sơn đính lập điều ước như sau : Trong 6 ngày, Khâm sai đại thần Trung Quốc cùng quân lính rút ra khỏi thành 60 lý, nạp tiền chuộc thành 600 vạn, sau khi giao xong quân Anh rút ra khỏi Hổ Môn. Khi chưa giải quyết xong, không được đặt quân phòng thủ ; lại bồi thường tổn thất tại Di quán số tiền 30 vạn.

Qua một năm nay, nhờ sự cổ võ của Lâm Tắc Từ, nhân dân Quảng Ðông tham gia tổ chức đoàn luyện, tinh thần chống địch dấy lên. Lúc bấy giờ quân Anh kỹ luật không nghiêm, vào ngày 29/5 trên đường triệt thoái khỏi ngoại ô Quảng Châu xẩy ra cướp phá hiếp dâm ; nên khoảng 200 quân Anh bị hơn 1000 dân vây tại vùng Tam Nguyên Lý [Sanyuanli, Quảng Ðông] phía bắc thành. Ngày hôm sau, 2.000 quân Anh đến tiếp viện, dân chúng vẫn không chịu rút ; lúc bấy giờ mưa bão dấy lên, súng quân Anh bắn không hiệu quả, trong lúc giao tranh tử thương 20 người. Qua sự khuyên giải của viên Tri phủ Quảng Ðông mới được yên ; đó là lần thứ nhất dân Quảng Ðông có hành động trực tiếp chống quân Anh. Kế đó ban bố cáo văn “ Thệ diệt Anh nghịch ”, tinh thần cao, lòng tự tin mạnh ; rồi các tổ chức phản Anh lần lượt thành lập.

Quảng Châu điều ước nội dung hoàn toàn đầu hàng, nhưng Dịch Sơn tạo ra những lời che dấu, tâu lên triều đình rằng : thứ nhất Quảng Châu nhân dân cần phải bảo toàn, người Anh lại khẩn khoản xin “Ðại Hoàng đế ra ân, truy cứu tiền buôn thiếu, chuẩn cho sự thông thương, sẽ rút ra khỏi Hổ Môn, không dám gây sự”, nên tạm chuẩn theo điều xin. Hàng thương nợ tiền 600 vạn, tự trả được 200 vạn, số còn lại ngân khố cho mượn, rồi chia ra trả từng năm. Thứ ba rút ra khỏi thành Quảng Châu để lo đàn áp thổ phỉ, vả lại trời nóng mưa nhiều, không thể không chọn nơi đồn trú an doanh.

Người cầm quân cờ là vua Ðạo Quang, không hiểu rõ sự tình, lúc đánh lúc hòa khiến sự việc đến như vậy, nên cũng đành phải chấp nhận. Rồi mệnh rút quân tiếp viện tại Quảng Châu và duyên hải, coi như không có chuyện gì xẩy ra ; đâu có liệu rằng quân Anh chưa tha, lại trên đường mang đại quân tiến đến.

4. Chiến sự tiếp tục

Triều đình Bắc Kinh hẳn không bằng lòng việc làm của Kỳ Thiện, Dịch Sơn ; riêng về phía nước Anh, Charles Elliot [Nghĩa Luật] cũng bị chỉ trích vì không hoàn thành nhiệm vụ. Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng H. J. T. Palmerston [Ba Mạch Tôn] cũng nghiêm trách Charles Elliot không tuân huấn lệnh, vào ngày 30/4 nội các phủ nhận thảo ước, triệu hồi Charles Elliot ; cử Sir Henry Pottinger [Phác Ðỉnh Tra] làm Toàn quyền với sứ mệnh đòi nhiều tiền bồi thường, mở thêm các cửa khẩu, cùng giúp cho người Anh có nhiều tiện nghi, an toàn.

Sir Henry Pottinger rời nước Anh vào ngày 5/6/1841, đến Áo Môn vào ngày 10/8, đây là chuyến đi nhanh nhất từ Âu Châu đên viễn đông lúc bấy giờ. 10 ngày sau, quân Anh 3.500 người, xâm phạm phương bắc lần thứ hai. Bước thứ nhất đánh Hạ Môn [Xiamen, Phúc Kiến], Tổng binh Giang Kế Vân chết trận ; quân Anh phá pháo đài, lưu quân tại đảo Cổ Lãng, rồi tiếp tục tiến đến Ðịnh Hải [Dinghai, Chiết Giang]. Tại nơi này trong mấy tháng nay, viên Khâm sai đại thần Dụ Khiêm phụ trách tỉnh Chiết Giang tích cực đề phòng, quân số khoảng 7.000. Quân Anh 3 lần tấn công, 3 viên Tổng binh Trịnh Quốc Hồng, Cát Vân Phi, Vương Tích Bằng mãnh liệt chống cự, cuối cùng vì vũ khí thua sút, lần lượt trận vong, quân lính tổn thất 1.000 ; quân Anh tử trận khoảng 30 người. Ðịnh Hải thất hãm lần thứ hai vào ngày 1/10, tuy nhiên dân chúng không theo, người Anh chỉ kiểm soát được trong phạm vi 10 dặm xung quanh huyện thành, để làm chỗ dừng quân mủa đông, chờ đại binh tới. Vào ngày 10/10 quân Anh tiếp tục chiếm Trấn Hải [Zhenhai, Chiết Giang], Dụ Khiêm trầm mình tự tử, Tổng binh Tạ Triều Ân đánh đến cùng rồi chết. Ngày 13, quân Anh vươn tay chiếm lấy Ninh Ba [Ningbo, Chiết Giang], cướp bóc gian dâm, bị dân chúng chống đối bắt được hơn 40 quân Anh.

Sau khi Dụ Khiêm tuẩn nạn, vua Ðạo Quang sai người cháu khác là Ðại học sĩ, Thượng thư bộ Lễ Dịch Kinh làm Dương Uy tướng quân ; nhiệm vụ cổ võ hương dõng đoàn luyện tại vùng duyên hải, làm vững rào dậu tảo thanh vùng biển, hậu thưởng cho các thân sĩ quyên góp lương hướng ; chinh điều quân 9 tỉnh nhưng thực số chỉ 1 vạn 1 ngàn quân. Lại phái các đại viên đảm trách các chỗ quan trọng như Giang Tô, Thiên Tân và kinh đô, động viên lực lượng cả nước.

Dịch Kinh chần chừ dọc đường, hạch sách cung ứng, sau 4 tháng, tức tháng 2/1842, bắt đầu đến Thiệu Hưng [Shaoxing, bắc Chiết Giang]. Cũng như Dịch Sơn, Dịch Kinh không muốn đánh ; nhưng bị nhà vua thúc dục, không thể không đánh. Ngày 10/3, quân thủy lục 3 cánh cùng tiến, 1 cánh vào được thành Ninh Ba, nhưng bị đánh lui. Hơn 1200 quân Anh truy kích đến Từ Khê [Cixi, Chiết Giang], phía tây bắc Ninh Ba ; quân hai bên giáp lá cà, quân Thanh chết gần 1.000 trong đó có Phó tướng Chu Quí, phía quân Anh tổn thất hơn 20 người ; suốt mấy tháng chuẩn bị phản công, bị thất bại hoàn toàn.

Quân Anh sau khi được tăng viện, bèn bỏ Ninh Ba, Trấn Hải ; tấn công yếu địa Sạ Phố [zhapazhen] tại vùng vịnh Hàng Châu [bắc Chiết Giang]. Vùng này quân phòng thủ trên 6.000 người, nội bộ bất hòa, nghi kỵ người Hán. Vào ngày 8/5 quân Anh đổ bộ, lực lượng phòng thủ gồm quân Thiểm Tây [Shaanxi], Cam Túc [Gansu], và kỳ binh kháng cự, cuối cùng cũng không cứu được Sạ Phố. Quân Thanh tử thương hơn 600 người, dân chúng bị giết hơn 700 ; quân Anh 30 người chết trong đó có 1 Thượng hiệu 5, bị thương 62 người. Vào đầu tháng 6, Hải quân Anh đến cửa khẩu Ngô Tùng [Songjiang, Thượng Hải], tại đây quân phòng thủ khoảng 1 vạn người. Sáng ngày 16 bắt đầu đánh, qua 2 giờ đồng hồ, Tổng đốc Lưỡng Giang [Liangjiang] Ngưu Giám sợ hãi bỏ trốn, Ðề đốc Giang Nam Trần Hoa Thành trận vong ; Ngô Tùng, Bảo Sơn [Baoshan, Thượng Hải] đều mất, quân dân Thượng Hải bỏ thành chạy.

Quân Anh cho rằng vùng Hoa bắc quá lạnh, không tiện đóng quân lâu ngày, nên không mang quân chiếm Ðại Cô [Taku] ,Thiên Tân ; bèn đổi kế hoạch tiến chiếm vùng giàu có, tương đối ấm ngược theo sông Trường Giang [Chiangjiang], với ý đồ cắt đường giao thông nam bắc. Triều đình Bắc Kinh cũng lo lắng việc quân Thanh vào Trường Giang, ngăn cản lưu thông tại Vận Hà [Yunhy]. Mục tiêu quân Anh tấn công cũng chính là Trấn Giang [Zhenjiang, nơi giao điểm của Trường Giang và Vận Hà, cùng cố đô Kim Lăng [Nam Kinh, Nanjing]. Vào tháng 7 đại quân Anh gồm 50 tàu chiến, 10 chiếc thuyền máy, hơn 50 thuyền vận tải, 9.000 quân binh ngược theo sông Trường Giang. Quân Thanh tại ải Giang Âm [Jiangyin, Giang Tô] quan trọng ven sông Trường Giang bỏ chạy, quân Anh bình yên ngược sông đến Trấn Giang. Quân trú phòng tại Trấn Giang gồm 6.000 ; thành trong là quân Bát Kỳ 6 [Mãn Thanh], thành ngoài là Lục doanh [quân Hán]. Chỉ huy, Phó đô thống Hải Linh, nghe tin Ngô Tùng, Sạ Phố đã thất thủ ; bèn mang binh giết người Hán vì cho là Hán gian, khiến lòng người hoang mang. Ngày 21/7 hơn 6000 quân Anh, sau khi khắc phục thành ngoài, đánh thẳng vào thành trong ; cùng với 1500 quân Kỳ cận chiến, quân Anh bị chết hơn 170 người, quân Kỳ chết khoảng 600, dân chúng tử thương rất nhiểu, toàn thành bị đốt cướp, tan hoang Ðối ngạn với Trấn Giang là thành Dương Châu rất lo lắng, chấp nhận nạp 50 vạn tiền cho quân Anh, nên không bị chiếm lãnh. Nhưng dân tại Trấn Giang và Dương Châu [Yangzhou] vẫn không chịu khuất, tiếp tục chống cự ; vào ngày 4/8 quân Anh tiến bức Nam Kinh.

Chương 4

Sơ biến thời cận đại
[1842-1850]

1. Điều ước Nam Kinh :

 Triều đình thời Ðạo Quang không có chính sách đối ngoại nhất quán, lúc hòa lúc chiến, do bởi không biết mình biết người. Mở đầu tuy không muốn gây hấn, cuối cùng phải lao vào chiến tranh. Thời Ðịnh Hải mất, kinh đô bị uy hiếp, bèn chuyển hướng sang hòa ; rồi bị ép không chịu nổi, lại quay sang tiến công ; tiến công thất bại đành phải khuất phục. Chẳng ngờ đối phương không tha, bất đắc dĩ phải ứng chiến. Rồi chiến tranh bất lợi, Ðịnh Hải mất lần thứ hai, Trấn Hải [Zhenhai], Ninh Ba không giữ được ; viên Tuần phủ Chiết Giang Lưu Vận Kha vốn chủ chiến, thấy rằng nếu không xin hòa không có đường khác, bèn xin dùng lại Y Lý Bố, người đã từng giao thiệp với quân Anh tại Chiết Giang, nhưng không được chấp thuận. Vào đầu năm 1842, loạn tại phía nam Hồ Bắc [Hubei] dấy lên, kế tiếp cuộc phản công của Dịch Kinh thất bại, Hàng Châu [Hangzhou] chấn động ; Lưu Vận Kha lại tiếp tục trình bày những nguy cơ về nhân tâm, sĩ khí, hỏa khí, lương hướng, và tiếp tục xin phái Y Lý Bố đến Chiết Giang, nếu không “ khó có thể giữ được, ngoài ra bọn giặc lại thừa cơ dấy lên ”. Vua Ðạo Quang bèn nghe theo lời bàn, điểu Kỳ Anh làm Tướng quân Hàng Châu giao chức Khâm sai đại thần, mệnh Y Lý Bố phụ tá.

Kỳ Anh dựa vào Y Lý Bố, Y Lý Bố lại dựa vào gia nhân là Trương Hỷ. Lúc Ðịnh Hải mất lần thứ nhất, Trương Hỷ từng đến nơi này để gặp Charles Elliot [Nghĩa Luật] xúc tiến cuộc đình chiến tại Chiết Giang. Khi Kỳ Anh đến Hàng Châu, nghe tin Sạ Phố mất ; qua Trương Hỷ, Y Lý Bố chuyển thư yêu cầu người Anh đình chiến để thông thương, kế tiếp hai bên liên lạc chiếu hội, về phía người Anh đòi hỏi phải chấp nhận mọi yêu cầu. Lúc bấy giờ quân Anh đã vào sông Trường Giang, tuyên bố sẽ đánh Nam Kinh, Thiên Tân [Tianjin], rồi đến Bắc Kinh. Vua Ðạo Quang lo sợ, phẫn uất ; đến lúc mất Trấn Giang [Zhenjiang], tỏ ý bằng lòng giao thiệp song phương ngang hàng, cắt nhượng Hương Cảng, tăng mở cửa khẩu, giao cho Kỳ Anh, Y Lý Bố toàn quyền hòa nghị ; riêng không chịu bồi thường.

Quân Anh tiến tới Nam Kinh, Tổng đốc Lưỡng Giang Ngưu Giám xin hòa ; Sir Henry Pottinger [Phác Ðỉnh Tra] đáp rằng đợi Khâm sai đại thần Kỳ Anh, Y Lý Bố đến sẽ thuận theo lời yêu cầu, có thể không đánh thành. Ngày 8/8 Y Lý Bố đến trước, sai Trương Hỷ lên chiến hạm Anh hai lần, gặp viên Thông dịch John R. Morrison [Mã Nho Hàn] để sắp xếp trước. Sau khi Kỳ Anh đến nơi, Sir Henry Pottinger hẹn ngày 14/8 bàn luận, nếu không sẽ đánh thành. Ngày 17 Bố chánh Giang Ninh [Nam Kinh] Hoàng Ân Ðồng bàn thảo điều ước với John R. Morrison. Ngày 22, Ðạo Quang chấp nhận toàn bộ ; Kỳ Anh, Y Lý Bố, Ngưu Giám thể theo lời mời của Sir Henry Pottinger lên thăm tàu ; Sir Henry Pottinger cũng lên bờ đáp lễ.

Ngày 29/8/1842 chính thức ký điều ước tên gọi là Nam Kinh điều ước, nhưng phía Trung Quốc thì có tên Vạn Niên hòa ước. Ðiều ước chủ yếu gồm : Chuẩn cho người Anh mang quyến thuộc đến cư trú ; đặt 5 cảng khẩu mậu dịch : Quảng Châu [Guangzhou, Quảng Ðông], Phúc Châu [Fuzhou, Phúc Kiến], Hạ Môn [Xiaman, Phúc Kiến], Ninh Ba [Ningbo, Chiết Giang], Thượng Hải [Shanghai], thiết lập lãnh sự ; cấp nhường Hương Cảng cho người Anh. Bồi thường nha phiến số tiền 600 vạn nguyên, tiền Hàng thương thiếu 300 vạn, tiền binh phí 1200 vạn, tổng cộng 2100 vạn nguyên 7 ; giao trước 600 vạn nguyên, số còn lại giao xong trong 4 năm. Chuẩn cho người Anh được tự do mậu dịch không kinh qua trung gian Hàng thương ; trả người Anh bị bắt, khoan miễn cho người Trung Quốc từng giao dịch làm việc với Anh. Những hàng xuất khẩu đánh thuế một cách công bình ; hàng hóa của nước Anh nhập khẩu theo lệ nạp thuế xong, thương nhân Trung Quốc vận chuyển không phải chịu thêm thuế. Sau khi Trung Quốc hứa thi hành hòa ước, quân Anh sẽ rút ra khỏi sông Trường Giang. Riêng Ðịnh Hải [Dinghai, Chiết Giang], đảo Cổ Lãng [Gulang, Phúc Kiến], thì đợi sau khi trả xong nợ và mở các cửa khẩu mới rút.

Cuộc đàm phán lần này, bọn Kỳ Anh “ khoanh tay nhận điều ước, không bàn thêm được một lời ”. Ðối với vấn đề nha phiến, từ thời Kỳ Thiện làm Khâm sai đại thần trở về sau đều để trong bụng ; chỉ dụ của vua Ðạo Quang không đề cập đến, riêng trong điều ước, một chữ cũng không thấy. Sir Henry Pottinger khuyên Trung Quốc bỏ lệnh cấm để đánh thuế, nhưng Hoàng Ân Ðồng đáp “ xin gác lại, để thương lượng sau ”, viên này cùng với Kỳ Anh cho rằng vua Ðạo Quang sợ mất thể diện không chính thức tuyên bố bỏ thuốc phiện, nên theo phương cách không nghe và không hỏi. Ðầu tháng chín, Ðạo Quang phê chuẩn điều ước, chấp nhận châm chước một vài chi tiết. Qua Kỳ Anh và Sir Henry Pottinger văn thư qua lại chiếu hội để làm rõ một vài điểm như : từ nay trở về sau thương nhân thiếu tiền, quan không trả nợ thay ; người Anh không được che chở gian dân ; trường hợp người Anh và Hoa có việc tố tụng “ người Anh do chính phủ Anh xử lý, người Hoa do Trung Quốc tra cứu ” như vậy người Anh dành được trị ngoại pháp quyền.

Lần bồi thường thứ nhất 600 vạn nguyên, lấy từ ngân khố các tỉnh Giang Tô [Jiangsu], Chiết Giang [Zhejiang], An Huy [Anquing], cùng tiền quyên góp ; đã giao đủ để hạm đội Anh rút ra biển. Riêng việc giao trả quân Anh bị bắt là vấn đề gay go. Khi chiến hạm Anh lên phía bắc lần thứ hai, có thuyền bị nạn tại Ðài Loan [Taiwan]. Một chiếc đụng phải đá ngầm, thủy quân da trắng lên tiểu đĩnh thoát khỏi, riêng hơn 100 quân da đen bị bắt ; còn một chiếc thuyền buôn khác hơn 40 người bị mắc cạn, 19 người bị giam cấm cố, số còn lại bị giết. Nay Sir Henry Pottinger biết được, kết tội quan chức Ðài Loan giết người bị nạn, đòi bồi thường. Triều đình Bắc Kinh và Kỳ Anh rất lo hòa ước bị hủy, bèn sai Tổng đốc Mân Chiết tra xét, bắt Tổng binh và Tri đạo Ðài Loan thẩm vấn, sự việc mới được yên.

Lần chiến tranh này, người Trung Quốc cho rằng nguyên nhân bởi nha phiến, riêng phía nước Anh công nhận nguyên nhân dùng binh do bởi thương vụ và chính trị. Hòa ước Nam Kinh tuy có định rõ điều khoản, nhưng chỉ là đại cương ; nước Anh muốn minh xác quy định thêm, để được cụ thể tường tận. Trung Quốc cũng cho rằng từ này trở về sau hai bên mở rộng giao dịch, sẽ có nhiều chuyện xẩy ra, nên phải có chương trình rõ ràng để tuân thủ. Liên quan đến vấn đề thông thương có nhiều điều phức tạp, không thể giải quyết trong hạn ngày giờ ; nhưng Trung Quốc muốn quân Anh mau ra khỏi sông Trường Giang, phía người Anh ở lâu trên tàu cũng bất tiện, nên cả hai bên định đến Quảng Châu giải quyết. Triều đình Bắc Kinh giao Kỳ Anh chức Tổng đốc Lưỡng Giang, thống lãnh việc thông thương tại các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang, Phúc Kiến ; giao cho Y Lý Bố chức Khâm sai đại thần, Tướng quân Quảng Châu, phụ trách bàn về điều ước thông thương ; chẳng bao lâu Y Lý Bố bị bệnh mất, cải nhiệm Kỳ Anh liệu biện.

Sau khi đến Quảng Châu, để tỏ sự thành tín, Kỳ Anh hẹn với Sir Henry Pottinger gặp nhau tại Hương Cảng để bàn bạc. Vào ngày 22/7/1843, Trung Anh công bố chương trình thông thương tại 5 của khẩu, định thuế suất hàng hóa 4 %, riêng trà thuế suất 10 %, đình chỉ mọi loại phí trước kia quy định phải nạp. Người Hoa và người Anh kiện cáo, người nước nào xử theo pháp luật nước đó, quân hạm nước Anh được ghé tại 5 cửa khẩu. Ngày 8/10/1843 lại đính thêm Thông thương phụ niêm thiện hậu điều ước, còn gọi là Hổ Môn điều ước định rõ thương gia Anh tại 5 cửa khẩu không được tự tiện vào vùng hương thôn phụ cận, tại 5 cửa khẩu có thể mướn nhà, hoặc mướn đất để xây ; nếu như Trung Quốc ban ơn cho các nước khác, thì cũng đều được hưởng điều kiện như người Anh.

Nói chung hòa ước Nam Kinh người Anh được đãi ngộ như một tối huệ quốc về quan thuế, tô giới, và quyền lãnh sự tài phán ; đây chính là hòa ước bất bình đẳng. Riêng Kỳ Anh và người phụ tá là Hoàng Ân Ðồng hoàn toàn không hiểu được những điều khoản này xâm phạm chủ quyền Trung Quốc rất nhiều ; ngược lại còn cho rằng có điều tiện lợi vì người nước nào do nước đó phân xử quản lý, chỉ cần nước Anh không che chở cho người Trung Quốc phạm pháp là họ mãn ý. Nhìn về quá khứ quan hệ giữa Trung Quốc và Tây Phương thao túng trong tay Trung Quốc, nay thì mọi việc nằm trong tay người ; quá khứ Trung Quốc không đối đãi bình đẳng, người Anh nhiều lời kêu gọi bình đẳng ; hiện tại cho đến về sau thì ngược lại, bất bình đẳng được dùng để đối xử với Trung Quốc.

2. Mỹ Pháp bắt chước Anh

 Lúc Lâm Tắc Từ bắt nạp nha phiến tại Quảng Châu [1839], Giáo sĩ Mỹ Peter Parker [Bá Giá] từng khuyên Lâm nên đính ước giao thương cùng các nước. Thương nhân Mỹ cũng đòi hỏi trong nước đưa đại biểu đến Trung Quốc đàm phán ; cùng liên hợp với Anh, Pháp, Hà Lan yêu cầu cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Năm sau [1840] quốc hội Mỹ chú ý đến tình hình tại Quảng Châu, chính phủ trù tính đưa quân hạm đến. Năm 1842, L. Kearny [Gia Ni] Tư lệnh hạm đội Ðông Ấn độ phụng mệnh đến Quảng Ðông với nhiệm vụ bảo hộ thương thuyền Mỹ, cấm buôn thuốc phiện, không tham gia vào cuộc tranh chấp giữa Anh Hoa. L. Kearny gửi thư cho Tổng đốc Lưỡng Quảng, yêu cầu cho Mỹ cùng được buôn bán, để hai bên cùng có lợi. Ðương cục phụ trách Di vụ cho rằng từ trước tới nay Mỹ tỏ ra cung thuận, người Anh cũng không phản đối việc Mỹ đến buôn bán tại các cửa khẩu mới mở, nếu như từ chối thì Mỹ “ được ơn với người Anh, mà gây oán với Trung Quốc ”, vậy cách hay nhất là dựa theo tình thế tìm đường tốt, đối xử chung một lòng nhân. Nhưng L. Kearny không có quốc thư về đàm phán đính ước, nên phải trở về nước.

Ðại biểu chính thức của nước Mỹ là Caleb Cushing [Cố Thịnh] nhận được huấn lệnh rằng : người Mỹ tại các cửa khẩu mới mở được hưởng đãi ngộ như nước Anh, không bảo hộ thương nhân Mỹ buôn bán phi pháp, cùng xin đến kinh đô hội kiến. Trong quốc thư Tổng thống John Tyler [Thái Lộc] trình bày “ với ý thái bình, cùng tấm lòng hòa hảo.” Ðó là lần thứ nhất nước Mỹ biểu thị chính sách với Trung Quốc.

Trước khi Caleb Cushing đến, lãnh sự Mỹ tại Quảng Châu xin Kỳ Anh chuẩn cho Caleb Cushing đến Bắc Kinh yết kiến, nhưng bị từ chối. Tháng 2/1844 Caleb Cushing đến Áo Môn, báo cho Tổng đốc Lưỡng Quảng biết rằng đợi thuyền binh ổn định chỗ đậu, sẽ lên Thiên Tân xin đến kinh đô nghị ước và chiêm cận. Lại bảo rằng “ không thương nghị với các quan, chỉ thương nghị với Khâm sai đại thần.” Lúc bấy giờ Kỳ Anh đã trở về Nam Kinh, triều đình nhà Thanh biết rằng việc này không thể giao cho người khác, bèn điều Kỳ Anh trở lại Quảng Châu, giữ chức Tổng đốc Lưỡng Quảng, tái ban cho Khâm sai đại thần quan phòng, biện lý các việc thông thương tại duyên hải, tương đương với Ðại thần về ngoại giao.

Sau khi đến Quảng Châu, Kỳ Anh đích thân đến Áo Môn gặp Caleb Cushing để yêu cầu đừng đến kinh đô. Lúc đầu Caleb Cushing cố tình tránh né, không đáp thẳng vào lời yêu cầu ; một tuần sau thông báo chấp nhận lời yêu cầu và xin bắt đầu nghị bàn. Về điều ước, đã có tiền lệ với người Anh, bản thảo ước phía Mỹ đưa ra đại để không trái ngược, nên dễ cho Kỳ Anh chấp thuận ; tuy nhiên về chi tiết Kỳ Anh đã rơi vào mưu thuật của Caleb Cushing. Ngày 3/7/1844 Trung Mỹ điều ước ký tại thôn Vọng Hạ [Áo Môn], nên còn được gọi là Vọng Hạ điều ước. Ngoại trừ vấn đề bồi thường được gạt ra ngoài, các điểm khác ghi trong điều ước Trung Anh đều có đủ trong đó, lại thêm những chi tiết như : về quyền lãnh sự tài phán, trường hợp Trung Mỹ tranh chấp, người Mỹ do Lãnh sự Mỹ xử, riêng đối với người ngoại quốc tranh chấp với Mỹ, cũng đều do Mỹ xử ; quan chức Trung Quốc tại cảng khẩu phụ trách tiếp đãi binh thuyền Mỹ, chuẩn cho người Mỹ tại 5 cảng khẩu xây giáo đường, nghĩa địa ; điều ước cứ 12 năm tu sửa một lần, nước Mỹ được hưởng tối huệ quốc đãi ngộ, lý do được cho là Mỹ không buôn bán nha phiến. Caleb Cushing tự xưng rằng chính họ đã mở cửa ngõ vào Trung Quốc.

Riêng nước Pháp tại Trung Quốc lúc bấy giờ, không có lợi ích lớn về thương nghiệp, họ chú ý đến vấn đề truyền giáo. Ðối với Trung Anh xung đột Pháp rất lưu ý, năm 1841 gửi hai quan sát viên đến Quảng Ðông theo dõi. Sau khi Trung Anh hòa ước ký kết, Pháp vin theo lệ thỉnh cầu, Kỳ Anh chủ trương nhất luật đối đãi với các nước Tây phương, nên chấp nhận. Tháng 8/1844 đại biểu Pháp Théodore de Lagrené [Lạt Ngạc Ni] đến Áo Môn, hộ tống bởi 8 binh thuyền để gây áp lực. Qua những lần tiếp xúc, thủ đoạn của Théodore de Lagrené cũng rất cao tay, trước hết y đề ra những điều khó có thể chấp nhận được như việc lên Bắc Kinh triều kiến vua Ðạo Quang, xin cắt nhường đất Hổ Môn vv… sau vài hôm mới nêu lên điểm trọng yếu là bỏ cấm đạo Thiên Chúa, khiến Kỳ Anh không tiện bác thêm. Kết quả chấp nhận cho người Trung Quốc theo đạo Thiên Chúa, nhưng Giáo sĩ ngoại quốc không được tự tiện vào nội địa truyền giáo. Ngày 24/10/1844 hòa ước Trung Pháp được ký tại Hoàng Phố tỉnh Quảng Ðông, được xưng gọn là Hoàng Phố điều ước, về mậu dịch cũng tương tự như hòa ước ký với Mỹ, duy có thêm vấn đề truyền giáo và bảo vệ phần mộ giáo đường.

Sau khi điều ước ký xong Théodore de Lagrené cũng chưa thỏa mãn, y kiên trì đòi hỏi phải thông tư cho các tỉnh thả những người theo đạo, chuẩn cho xây dựng giáo đường, tụ họp, nhà vua công khai ban dụ tuyên bố, đem các giáo đường thời Khang Hy trả lại cho giáo dân ; nếu không “ thì việc giữa hai nước, không biết sẽ như thế nào ! ”. Lúc này có lời đồn rằng quân Pháp sẽ chiếm Ðịnh Hải, vua Ðạo Quang phẫn khái trước cuộc biến thiên, nhưng chỉ đành “ tòng theo sự quyền nghi ”. Ngày 8/2/1846, y theo lời đòi hỏi của Théodore de Lagrené, bỏ cấm Thiên Chúa giáo ; việc này cũng thi hành luôn cho đạo Cơ Ðốc [Protestantism], vì Mỹ, Anh có nhiều tín đồ đạo này, đã được công nhận là tối huệ quốc.

Sau khi ký điều ước với các nước Anh, Mỹ, Pháp ; các nước Tây phương khác như Hà Lan, Tỉ Lợi Thì, Ðan Mạch, Phổ Lỗ Sĩ, Tây Ban Nha cũng đều được hứa tham gia chương trình hỗ thị. Riêng Thụy Ðiển từng chính thức lập điều ước ; Bồ Ðào Nha yêu cầu miễn địa tô tại Áo Môn và khuyếch trương địa giới ; tuy không hoàn toàn chấp nhận, nhưng cũng được chước giảm một phần tiền mướn đất.

3. Việc thông thương tại 5 cửa khẩu

 Từ năm 1843-1844, 5 cửa khẩu ghi trong điều ước : Quảng Châu, Hạ Môn, Thượng Hải, Ninh Ba, Phúc Châu lần lượt mở cửa. Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh Ba địa thế hẹp, nên thương vụ không phồn thịnh. Mậu dịch tại Quảng Châu khôi phục, thương gia từ Lưỡng Hồ, Giang Tây mang trà, tơ tới, hàng Tây phương buôn lên phía bắc “ chốn thị tứ, điềm nhiên vui với nghề nghiệp ”, nhưng tình trạng tốt cũng chỉ bất thường.

Thượng Hải tại cửa sông Trường Giang và Hoàng Phố, giao thông tiện lợi ; vị trí gần các tỉnh Giang Tô, Chiết Giang giàu có, từ xưa tới nay vốn là hải khẩu quan trọng trong nước. Khi mới mở cửa khẩu, thương thuyền ngoại quốc đến chưa nhiều, một năm khoảng 20 chiếc, đến năm 1847 vượt lên trên 100 chiếc. Ðến năm 1850 áp đảo Quảng Châu, năm 1855 có đến trên 400 thuyền ngoại quốc đến. Các nhà buôn lớn tại Quảng Châu di chuyển đến, hoặc lập chi điếm tại nơi này ; Thượng Hải trở thành thị thành lớn nhất toàn nước. Tô giới của nước Anh lúc đầu chỉ có 27 mẫu Anh 8 , năm 1845 giữ 187 mẫu, 3 năm sau khuyếch trương đến 450 mẫu. Tô giới Pháp định vào năm 1849, khoảng 200 mẫu Anh. Tô giới Mỹ hình thành năm 1847, phạm vi không hoàn toàn cố định, khoảng 1.000 mẫu Anh ; năm 1863 gộp với nước Anh, gọi là công cộng tô giới. Ngoài việc buôn bán bình thường, nơi này còn tàng trữ dung dưỡng hành động phạm pháp.

Còn vùng đất cắt nhượng, Hương Cảng, vốn là nơi tụ tập ra vào của hải tặc, chỉ có vài chục hộ đánh cá. Sau khi người Anh chiếm cứ, bèn tạc núi mở đường, kiến thiết lớn ; trở thành khu trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự của nước Anh tại Viễn Ðông. Một thời là nơi tâp trung nha phiến, công khai mậu dịch.

Trước thời chiến tranh Trung Anh, mậu dịch tại Trung quốc do Hàng thương khống chế, thực tế đảm nhiệm việc buôn bán. Bọn họ lúc đầu được mướn để giúp cho ngoại quốc mua bán các vật linh tinh, cùng phục vụ chốn ăn ở nhu yếu. Ðến khi việc buôn bán với ngoại quốc trở nên phồn thịnh, Hàng thương gánh vác thêm những dịch vụ khác, nên quyền lực thêm nặng. Sau khi 5 cửa khẩu khai thông, ngoại quốc tuy có quyền trực tiếp chọn người buôn bán, nhưng cũng cần đến thuật buôn bán chuyên môn của lớp Hàng thương cũ. Sau khi Thượng Hải hưng khởi, những tay buôn kinh nghiệm tại Quảng Châu đến, nổi tiếng như Ngô Kiến Chương, Từ Nhuận ; hoặc những cựu thương gia tại Chiết Giang như Mục Bỉnh Nguyên, Dương Phường v v… Ngoài việc buôn bán tại chỗ, họ vào nội địa thu mua trà, tơ ; hoặc bán các hàng nước ngoài, giao dịch chuyền tay cả ngàn vàng. Tuy nhiên vấn đề mua bán lúc bấy giờ, phần lớn không giống như dịch vụ của Hàng thương trước kia. Từ đó những người dân duyên hải “ tranh nhau làm việc cho ngoại quốc ” ; người biết nói tiếng ngoại quốc “ đông mau như chim đàn ” ; không ít người giàu có lớn, họ tiếp xúc quen với Tây phương, tập sống theo lối Tây.

Sau khi mở cửa thông thương, hàng buôn lậu rất nhiều, đặc biệt là nha phiến. Tại các hải khẩu ; ngoài Hương Cảng, Thượng Hải là nơi quan trọng ; nha phiến trử trên phà, dùng loại thuyền chạy nhanh “ phi tiễn thuyền ” vận chuyển đi các nơi. Các thương phẩm khác cũng có buôn lậu, nếu như khám phá được, thì Lãnh sự tìm cách che chở. Chỉ khoảng 1/2 hoặc 1/3 hàng hóa, nạp thuế qua hải quan. Nhà cầm quyền tại Áo Môn và thương cảng tổ chức hộ thuyền, dùng các thuyền buôn và thuyền cướp có trang bị súng ống ; gọi là bảo hộ nhưng hạch sách các thuyền tư, thảm bạo hơn là bắt người, trói nhốt, đưa đến Mỹ Lạp Ðinh [Latin America] ; đường đường người Hoa nhưng số phận như trâu chó.

4. Hoạt động của các giáo sĩ 

Trước thời chiến tranh nha phiến, Thiên Chúa giáo tại Hoa chưa hoàn toàn tuyệt tích ; năm 1846 chiếu chỉ bỏ cấm đạo đưa đến nhiều tiện lợi, các giáo phái hoạt động triển khai, có riêng khu vực truyền giáo như Giang Tô, An Huy. Sau năm 1843, tại Thượng Hải, gần quê hương của Từ Quang Khải, thiết lập tổng hội ; xây quan tượng đài, bác vật viện, thư viện, trường học, nhà in. Năm 1853 trong giáo khu có 78 trường học, hơn 1.200 học sinh, tín đồ mỗi ngày một tăng ; theo thống kê giáo đồ Thiên Chúa giáo toàn quốc ước 30 vạn người.

Giáo sĩ tân giáo người Mỹ tại Áo Môn, Quảng Châu hoạt động rất năng nổ, đầu tiên vào năm 1803 Mỹ quốc công lý hội [American Board of Commissions for Foreign Missions] phái các Giáo Sĩ như E. C. Bridgman [Tỳ Trị Văn], David Abeel [Nhã Tỳ Lý] đến Trung Quốc. Năm 1832 E. C. Bridgman phát hành Trung Quốc hối văn bằng tiếng Anh [The Chinese Repository] tại Quảng Châu ; lại cùng David Abeel mở trường học. Giáo sĩ Samuel Wells Williams [Vệ Tam Úy] trước tác [Trung Quốc tổng luậnThe Middle Kingdom, 1848] và Hoa văn chú âm tự điển [Syllabic Dictionary of Chinese Language, 1874]. Năm 1835 Peter Parker [Bá Giá] lập y viện đầu tiên tại Quảng Châu, tên là Canton Hospital. Các giáo đồ Bố đạo hội 9 đến sau, chia đến các thành phố ven biển lập giáo đường, mở trường, nhà thương, cùng cơ sở ấn hành sách báo. Tân giáo tổ chức không nghiêm mật bằng Thiên Chúa giáo, nhưng tinh thần năng nổ, phương pháp mới, đối với việc thâu nhập văn hóa Tây phương có ảnh hưởng lớn. Các quốc gia theo Tân giáo ảnh hưởng kinh tế tại Trung Quốc mạnh hơn các quốc gia theo Thiên Chúa giáo, tuy nhiên Thiên Chúa giáo có bề dày về lịch sử, thế lực thâm nhập vào nội địa, tín đồ đông hơn ; trong khi phạm vi hoạt động của Tân giáo phần lớn hạn chế tại các thương khẩu.

5. Nghiên cứu về Tây phương

Trước thời chiến tranh nha phiến, trí thức Trung Quốc chú tâm nghiên cứu Tây phương, chủ chốt có Lương Ðình Ðan với các tác phẩm Quảng Ðông hải phòng hối lãm, Việt hải quan chí. Trong thời kỳ chiến tranh, nhắm tìm hiểu về các nước Tây phương, Vương Uẩn Hương soạn Hải ngoại phiên di lục. Sau thời kỳ chiến tranh Lương Ðình Ðan tham khảo những tài liệu do các Giáo sĩ Anh Mỹ biên tập, soạn sách Hợp chúng quốc chí ; lại thu thập những điều bản thân nghe thấy, chép thành sách Di phân kỷ văn.

Ðối với việc nghiên cứu Tây phương sâu hơn một bực, có Ngụy Nguyên [1774-1857]. Ngụy người Thiệu Dương [Shaoyang], tỉnh Hồ Nam, chuyên về học liên quan đến nhân sinh, là bạn thân của Lâm Tắc Từ. Từ năm 1840-1841 làm tham mưu dưới trướng Dụ Khiêm, qua những lời khẩu cung của tù binh Anh, soạn sách Anh Cát Lợi tiểu chí. Năm 1841 Ngụy gặp Lâm Tắc Từ tại Trấn Giang ; lúc này sách Thánh vũ Ký đã hoàn thành, bèn cho bổ sung thêm thiên Dương sưu tiễu phủ ký, bàn về chiến tranh nha phiến. Tháng 1/1843 Ngụy Nguyên ra mắt bộ Hải quốc đồ chí 50 quyển, đây là một tác phẩm lớn về địa lý, lịch sử thế giới và tình hình chính giáo Tây phương. Tài liệu phần lớn được lấy từ họa báo, sách dịch do Lâm chủ trương tại Quảng Châu, mà cốt cán là bộ Tứ châu chí. Năm 1847, đích thân đến Quảng Châu, Áo Môn, phỏng vấn danh nho Trần Phong cùng Lý sự quán Bồ Ðào Nha, lại đến Hương Cảng mua bản đồ thế giới, triển khai Hải Quốc đồ chí thành 60 quyển. Lại 5 năm sau [1853] đọc thêm các sách Trung Tây, như Ðịa lý bị khảo của Marchis [Mã Cát Sĩ] người Bồ Ðào Nha, tiếp tục hoàn thành, tăng đến 100 quyển.

Ngụy Nguyên là một học giả đầu tiên, sau chiến tranh nha phiến, thấy được sự biến thiên của thời đại và ảnh hưởng lớn của Tây phương ; ông viết : “ Khí vận trong thiên hạ rõ ràng do biến. Quả đất hình tròn, phải chăng biến chuyển từ tây sang đông ? ” ; “ Trong những viễn khách đến phương đông, biết yêu lễ thi hành điều nghĩa, trên thông thiên tượng, dưới xem địa lý, thắm thiết nhân tình, thông quán cổ kim ; là kẻ sĩ trên thế giới, là bạn tốt của ta ” ; “ Thánh nhân coi thiên hạ như một nhà, bốn biển là anh em, nên mềm dẻo với người xa, giữ lễ với tân khách, đó là đại độ của bực vương giả ; hỏi han phong tục, tìm hiểu mọi việc trên địa cầu là chức phận của bậc trí sĩ ”. Chủ ý tác giả Hải Quốc đồ chí là biết mình biết người, tự cho mình hiểu biết chưa đủ, đàm luận học hỏi khắp nơi “ dùng [sở trường] của Di để đánh Di, dùng Di để chế ngự Di ” . Lại luận về “ học sở trường kỹ thuật của Di để chế ngự Di ” ; cái mà ông chú ý nhất về sở trường kỹ thuật là thuyền và pháo, đáng mở xưởng cục, mời chuyên viên Anh, Mỹ, chế tạo thao diễn ; đặt thêm ngành thủy sư, đào tạo khoa bảng chuyên về chế thuyền, pháo Tây dương, hỏa khí. Ông đề cao chế độ dân chủ tại Mỹ, gọi chương trình [hiến pháp] của nước Mỹ “ đời qua đời không có mối tệ ”, “ 27 bộ [tiểu bang] 10 cộng cử một đại Tù trưởng [Tổng thống] cứ 4 năm thì thay đổi, quan chức tuy thay nhưng lòng người vui vẻ một dạ ”, “ Nghị sự, tố tụng, tuyển quan, cử hiền tài, đề bạt từ dưới lên ; cứ dân chấp nhận là được, dân phủ nhận thì bỏ ” lại “ vừa giàu và mạnh nhưng không ăn hiếp nước nhỏ, không quen thói cú vọ với Trung Quốc, vì nghĩa phẫn giận, tình nguyện ra tay ”. Lại cho rằng thời đại biến đổi, sự việc nhân vật thời xưa không thể giống ngày nay “ cố chấp việc xưa để ràng buộc ngày nay là vu hãm hiện tại ; cố chấp hiện tại để xét việc xưa là vu hãm cổ nhân ”. Những điều nghị luận khích thiết, người thời bấy giờ chưa ai nói tới, nên cho là “ Kỳ thư ” ; nhưng đáng tiếc ảnh hưởng sách ông tại Trung Quốc không nhiều, nhưng ảnh hưởng tại Nhật bản lại mạnh.

So với Vạn quốc đồ chí của Ngụy Nguyên tương đồng, nhưng có hệ thống hơn, đó là công trình của Từ Kế Dư. Năm 1840-1851, làm quan tại Phúc Kiến, trải qua các chức Ðạo viên, Bố chánh, lên đến Tuần phủ, họ Từ lưu ý việc liên quan đến nước ngoài. Từng kết giao với Giáo sĩ Mỹ David Abeel [Nhã Tỳ Lý] từ Mỹ đến đảo Cổ Lãng năm 1842, Từ soạn Doanh hoàn chí lược, hoàn thành năm 1848, ấn hành năm 1850 ; tường thuật từng nước về địa lý, lịch sử, chính trị, kèm theo địa đồ mới chính xác.

6. Dân Quảng Ðông chống người Anh

Chính sách pháo hạm của ngoại quốc khiến cho triều đình nhà Thanh bị khuất phục, nhưng những điều ước trên giấy không thay đổi được lòng dân đối với ngoại bang ; từ đó trở về sau, mối quan hệ không biến chuyển tốt, mà trở nên ác hóa. Kẻ chiến thắng Anh quốc rút được kinh nghiệm rằng thái độ cường ngạnh đáp ứng hữu hiệu, càng làm cho Trung Quốc lùi bước, nên tiếp tục khuyếch đại, hoành hành kiêu căng ; khiến cho triều đình và dân chúng càng thêm phẫn giận. Ðó là nguyên nhân tại sao sau điều ước Nam Kinh xung đột giữa Trung Anh liên tiếp xẩy ra, càng ngày càng ác liệt.

Sự kiện xung đột phần lớn xẩy ra tại Quảng Châu, sơ khởi do nhân dân chống Anh, được quan lại biểu đồng tình. Dân Quảng Ðông cương cường, tiếp xúc với ngoại nhân từ lâu, mâu thuẫn với ngoại nhân có phần ác liệt. Thời nha phiến chiến tranh, lòng giận địch càng cao, Lâm Tắc từ tưởng thưởng đoàn luyện, ảnh hưởng cũng rất mạnh ; vụ dân chúng nổi dậy đánh quân Anh tại Tam Nguyên Lý càng củng cố lòng tin, nên tổ chức vũ trang “ Bình Anh đoàn ” ra đời. Năm 1842, lập “ Thăng bình xã học ” “ Kẻ giàu giúp lương, người nghèo ra sức, cử hành đoàn luyện, căn cứ từng hộ mộ người ” ; tuy rằng quan phủ chỉ muốn dùng tổ chức này để tự vệ, chứ không phải để gây hấn.

Sau chiến tranh nha phiến, người Anh tại Quảng Châu có thái độ chinh phục “ từ lời nói, dấy lên phong ba ” mỗi lần “ đi trên phố, la mắng dân tránh đường, chưa kịp thì lấy roi đánh ”. Một người dân Phúc Kiến lưu ngụ tại Quảng Châu, với tấm lòng đầy nhiệt tâm, in truyền đơn đả kích người Anh và hô hào dân chúng định ngày tập hội ; bị viên Tổng đốc Kỳ Cống xua đuổi. Khoảng 10 ngày sau đó, xẩy ra vụ Di quán bị đốt trong đêm, chết 2 người Anh, 3 người Hoa ; Sir Henry Pottinger [Phác Ðỉnh Tra] dọa mang quân đến bao vây tỉnh, Kỳ Cống chấp nhận bồi thường và xử tử 10 người. Sir Henry Pottinger cho rằng trước sự tức giận của đám đông, không nên gây thêm phong ba, bèn cho kết thúc vụ việc. Năm 1844, người Anh lại đòi mướn đất tại phía nam Quảng Châu, dân nổi lên phản đối, Tổng đốc Hương Cảng [Hong kong] Sir John Francis Davis [Ðức Tí Thời] chuẩn bị cưỡng chiếm, thân sĩ dân chúng dán bố cáo chống lại, cuối cùng đành hủy bỏ.

Qua hai sự kiện đã xẩy ra, triều đình và dân chúng đều cảm thấy rằng “ dân có thể chế ngự Di ”. Qua điều ước Nam Kinh nhường cho Anh 5 cảng khẩu buôn bán, người Anh cho cảng khẩu là thành thị, nên đòi hỏi vào thành. Tại Thượng Hải [Shanghai], Ninh Ba [Ninhbo] không gặp khó khăn ; Phúc Châu [Fuzhow], Hạ Môn [Xiamen] có mâu thuẫn nhỏ ; riêng Quảng Châu thì kiên cường cự tuyệt. Năm 1843 Sir Henry Pottinger mấy lần xin vào thành gặp Kỳ Anh, bị Thanh bình xã học cực lực chống đối, viên đại diện Anh đành gác bỏ. Năm sau Sir John Francis Davis tái đề xuất, cũng không được như ý. Dân Quảng Ðông mỗi lần gặp vài ba người Anh vào thành, bèn tụ lại la hét, có lúc ẩu đả. Năm 1847 người Anh bị nhục tại Phật Sơn [Foshan], Sir John Francis David không đợi tra cứu bèn mang chiến hạm vào sông gần tỉnh lỵ, chiếm lãnh pháo đài, Kỳ Anh phải đích thân đến Di quán thương lượng. Lại xẩy ra vụ ẩu đả tại Hoàng Trúc Kỳ, vùng phụ cận Quảng Châu, khiến 6 người Anh và 3 người Hoa chết, Sir John Francis David lại mang quân hạm đến tỉnh thành, Kỳ Anh phải đem 4 hung thủ ra xử tử.

Sau vụ Hoàng Trúc Kỳ, Kỳ Anh có ý xin giải nhiệm ; tháng 2/1848 sắc mệnh Kỳ Anh trở về kinh, cử Từ Quảng Tấn thay giữ chức Tổng đốc, kiêm Khâm sai đại thần ; Diệp Danh Sâm lãnh chức Tuần phủ Quảng Ðông. Hành động này chứng tỏ triều đình có sự chuyển biến, trong sắc dụ cho Từ vua Ðạo Quang lưu ý “ trách nhiệm chính của Ðại thần là yên dân, lòng dân không mất thì người nước ngoài không thể khinh nhờn ; từ nay trở về sau trong sự giao thiệp giữa dân và ngoại Di, không thể trừng phạt một cách thiên lệch. ”

Phía Trung Quốc thay đổi nhân sự, về phía Anh cũng cử S.J. Bonham [Văn Hàn] giữ chức Công sứ Anh, cùng Tổng đốc Hương Cảng. S.J Bonham, từng giữ chức tại Tân Gia Ba [Singapore] và Mãn Lạt Gia nên biết ít nhiều về người Hoa, yêu cầu năm sau tiến vào thành Quảng Châu ; nhưng bị Từ Quảng Tấn từ chối vì “ lòng dân không hứa.”

Qua sự dằng co giữa hai bên, phía Anh cân nhắc lợi hại về việc buôn bán, cuối cùng bố cáo với thương gia ngoại quốc rằng “ bãi bỏ việc tiến thành, mọi người an tâm mậu dịch.”  ; triều Thanh coi đó là một thắng lợi lớn./.

Chú thích:

1 Giúp xác định vị trí trên Google maps, các địa danh Trung Quốc được ghi thêm phiên âm Pin Yin, như Quảng Châu với âm [Guangzhou]. Ðộc gỉả chỉ cần chép Guangzhou vào ô chữ nhật trên Google map, rồi gõ vào bên phải, thì vị trí Quảng Châu sẽ hiện trên bản đồ. 

2 Lãnh sự tài phán quyền [consular jurisdiction] quyền này ban cho người ngoại quốc tại quốc gia phạm tội, không do quốc gia đó xử, mà do Lãnh sự phán xử.

3 Quan phong thí : cuộc thi trình bày về phong tục văn hóa [Tây phương] 

4 Mẫu tử pháo : loại pháo có pháo con gắn vào pháo mẹ, được nạp vào buồng ; khi bắn kích hỏa từ pháo con, tống đạn từ pháo mẹ ra.

5 Thượng hiệu : thông thường Lục quân, Thủy quân lục chiến gọi là Colonel ; Hải quân gọi là Captain. 

6 Bát kỳ : dưới triều Thanh, quân gốc Mãn Thanh có 8 sắc cờ, gọi là bát Kỳ ; riêng quân gốc Hán gọi là Lục kỳ.

7 Số tiền giao để không đánh thành Dương Châu là 50 vạn nguyên, chuộc thành Quảng Châu là 500 vạn nguyên ; như vậy thực tế bồi thường là 2.750 vạn nguyên.

8 1 mẫu Anh tương đương 4.046 mét vuông [m2].

9 Bố đạo hội : một chi phái Cơ Ðốc giáo có nhiều tín đồ tại các thành phố ven biển Trung Quốc.

10 Lúc bấy giờ nước Mỹ chỉ mới có 27 tiểu bang.

nguồn bài viết

Video liên quan

Chủ Đề