Ứng dụng Google Form trong công tác chủ nhiệm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁTRƯỜNG THPT LÊ LAISÁNG KIẾN KINH NGHIỆMĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG CÔNG CỤ GOOGLE FORMVÀ XÂY DỰNG QUY ĐỊNH CỘNG ĐIỂM, XẾP LOẠI GIÁOVIÊN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC XÉT THI ĐUA,KHEN THƯỞNG Ở TRƯỜNG THPT LÊ LAINgười thực hiện: Ngô Công CảnhChức vụ: TTCMSKKN thuộc lĩnh vực: KhácTHANH HOÁ NĂM 2016MỤC LỤCNội dungTrang1. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1- Lí do chọn đề tài...................................................................................................................1Năm học 2015 - 2016 trường THPT Lê Lai - huyện Ngọc Lặc - tỉnh Thanh Hóa tiếp tụcquán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo; Thực hiện việc đổi mới ứng dụng CNTT vào các hoạt động dạy học trongnhà trường theo hướng dẫn số: 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Hướngdẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016. Đồng thời tiếp tục thực hiện các cuộcvận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và quyết tâm thi đua“Dạy tốt, Học tốt” đã và đang tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượnggiáo dục toàn diện của nhà trường..........................................................................................1- Mục đích nghiên cứu............................................................................................................3- Đối tượng nghiên cứu...........................................................................................................3- Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................32. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM...........................................................................42.1. Cơ sở lí luận.....................................................................................................................42.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm..........................................42.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề xét thi đua, khen thưởng........................52.3.1. Xây dựng phiếu hỏi phục vụ nội dung bình xét thi đua, khen thưởng năm học bằngcông cụ Google Form..........................................................................................................52.3.2. Đề xuất các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên phục vụ cho việc bình xét thiđua, khen thưởng năm học................................................................................................182.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc bình xét thi đua, khen thưởng trongnhà trường.............................................................................................................................203. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ....................................................................................................21- Kết luận...............................................................................................................................21- Kiến nghị............................................................................................................................22TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................23PHỤ LỤC..................................................................................................................................241. MỞ ĐẦU- Lí do chọn đề tàiThi đua, khen thưởng là một nội dung quan trọng trong nhà trường, chútrọng và đổi mới công tác thi đua, khen thưởng không những phát huy được sứcmạnh to lớn của tình đoàn kết, thắt chặt hơn mối quan hệ trong công việc giữacán bộ với giáo viên, nhân viên; giữa đội ngũ giáo viên với học sinh mà còn tạosự đồng thuận nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, năng động, sáng tạovươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Ý nghĩa của việc thi đua khen thưởng đãđược Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện qua Lời kêu gọi thi đua ái quốc vào ngày11/6/1948: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Những người thiđua là những người yêu nước nhất”;“Thi đua - Khen thưởng là động lực pháttriển và là biện pháp quan trọng để xây dựng con người mới. Thi đua yêu nướcphải được tiến hành thường xuyên, liên tục hàng ngày".Đổi mới thi đua, khen thưởng trong nhà trường là thực hiện những nộidung giải pháp mới trong đó có nội dung quan trọng là việc bình xét thi đua,khen thưởng cuối học kỳ và cuối năm học, nhằm tạo động lực động viên, lôicuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thứcgương mẫu đưa phong trào thi đua sâu rộng, thiết thực gắn với công việc hàngngày của mỗi giáo viên, nhân viên trong nhà trường “Người người thi đua, việcviệc thi đua” góp phần hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm học.Năm học 2015 - 2016 trường THPT Lê Lai - huyện Ngọc Lặc - tỉnh ThanhHóa tiếp tục quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; Thực hiện việc đổi mới ứngdụng CNTT vào các hoạt động dạy học trong nhà trường theo hướng dẫnsố: 4983/BGDĐT-CNTT của Bộ giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn thựchiện nhiệm vụ CNTT năm học 2015 - 2016. Đồng thời tiếp tục thực hiệncác cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh” và quyết tâm thi đua “Dạy tốt, Học tốt” đã và đang tạo được sựchuyển biến mạnh mẽ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhàtrường.Với vai trò trách nhiệm là tổ trưởng chuyên môn được Hiệu trưởng giaonhiệm vụ tham mưu giúp việc phụ trách công tác thi đua, khen thưởng trong nhàtrường, bản thân tôi luôn mong muốn công tác thi đua, khen thưởng nhà trườngđi vào thực chất, toàn diện, thường xuyên đúng với ý nghĩa và tầm quan trọngcủa nó. Nhất là việc bình xét thi đua, khen thưởng cuối học kỳ và cuối năm học,các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng phải thực sự xứng đáng là sự tônvinh của nhà trường, xã hội đối với từng cá nhân và tập thể.Vì vậy, tôi mong muốn được chia sẻ cùng đồng nghiệp đề tài: “Đề xuấtgiải pháp ứng dụng công cụ Google Form và xây dựng quy định cộng điểm,1xếp loại giáo viên nhằm nâng cao hiệu quả việc xét thi đua, khen thưởng ởtrường THPT Lê Lai”2- Mục đích nghiên cứuNghiên cứu này có mục đích tạo được nhiều mẫu phiếu hỏi dưới dạng cáccâu trả lời khác nhau và yêu cầu các giáo viên, nhân viên trả lời theo mẫu thiếtkế sẵn cho từng nội dung công việc như đăng ký thi đua, báo cáo thành tích...,gửi phiếu hỏi qua địa chỉ mail chung của trường hoặc mail cá nhân từng giáoviên rồi thu thập thông tin trả lời hoàn toàn tự động, khắc phục những bất cậptrong việc đăng ký, thống kê, báo cáo.... hay lấy ý kiến bằng phiếu hỏi in sẵn.Với nội dung xây dựng quy định cho điểm, xếp loại giáo viên căn căn cứvào kết quả thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân trong từng tháng, từng học kỳvà cả năm học phù hợp với các mức điểm trừ trong quy định này. Bảo đảm đượctính trung thực, khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất,năng lực dạy học, giáo dục, mức độ hoàn thành công việc được giao của từnggiáo viên trong nhà trường theo từng tháng và cả năm học.- Đối tượng nghiên cứuCách tạo biểu mẫu của Google Form để lấy ý kiến giáo viên, nhân viên vềcác nội dung, thông tin cá nhân phục vụ cho việc bình xét thi đua thi đua, khenthưởng theo học kỳ và cả năm học ở trường THPT Lê Lai – huyện Ngọc Lặc –tỉnh Thanh Hóa.Xây dựng các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên hàng tháng và quyđịnh cộng điểm thưởng cuối năm học căn cứ vào thành tích đạt được của từng cánhân trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.- Phương pháp nghiên cứuNghiên cứu lý thuyết: Thu thập và đọc các tài liệu lý luận, các văn bảnpháp qui, các đề tài nghiên cứu về công tác thi đua, khen thưởng. Cách tạo biểumẫu lấy ý kiến, thu thập các thông tin (minh chứng) phục vụ cho việc xét thiđua, khen thưởng trong Google Form và tính năng, tác dụng của nó.Phương pháp lấy ý kiến góp ý, thu thập thông tin: Tiến hành thu thậpcác ý kiến góp ý xây xựng, các minh chứng của giáo viên, nhân viên toàn trườngbằng các mẫu phiếu thiết kế theo từng nội dung muốn thu thập thông tin đượctạo ra nhờ công cụ Google Form.Phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Sau khi thu thập thông tin qua hệthống các mẫu phiếu được thiết lập thì việc thống kê xử lý số liệu hoàn toàn tựđộng đảm bảo độ chính xác, độ tin cậy cao. Các ý kiến góp ý quy định cho điểmxếp loại được tổng hợp theo từng mục thuận lợi cho việc tổng hợp ý kiến, chỉnhsửa mức điểm trừ (điểm cộng) theo từng nội dung trong từng mục của quy định.32. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1. Cơ sở lí luậnVới trách nhiệm là người tham mưu, giúp Hiệu trưởng phụ trách công tácthi đua, khen thưởng trong nhà trường và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng(Chủ tịch Hội đồng thi đua, khen thưởng) về việc hướng dẫn giáo viên, nhânviên nhà trường tìm hiểu các văn bản hướng dẫn về công tác thi đua, khenthưởng của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa, Bộ GD&ĐT, ThủTướng Chính phủ... Đồng thời chủ động soạn thảo các quy định đánh giá chođiểm xếp loại giáo viên, nhân viên theo từng tháng phù hợp để trưng cầu ý kiếngiáo viên toàn trường, chỉnh sửa trình Hiệu trưởng ký ban hành và áp dụng theotừng năm học. Với trách nhiệm đó, tôi nhận thấy rằng: Khi bình xét thi đua,khen thưởng học kỳ hoặc năm học thì người đánh giá (Hội đồng thi đua, khenthưởng) cần phải đưa ra được các minh chứng cần thiết, chính xác, phù hợp, cácthành tích đạt được của cá nhân, thứ hạng điểm của người được đánh giá... đảmbảo sự công khai, công bằng, dân chủ, khách quan, không đánh giá một cáchcảm tính. Để các minh chứng có tính sát thực và hiệu quả, rõ ràng, khách quanvà công bằng cần phải thu thập các thông tin thông qua nhiều bộ phận như: Bannề nếp, Ban giám hiệu, Ban chuyên môn, Tổ chuyên môn, Tổ chủ nhiệm; Kếtquả giảng dạy, giáo dục, thông qua bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinhkém và kết quả giáo dục hai mặt của lớp chủ nhiệm... coi đó như các nguồnminh chứng có giá trị trong việc cho điểm, xếp loại giáo viên theo từng tháng vàxếp loại thi đua cuối học kỳ hay cuối năm học.2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệmThực trạng công tác bình xét thi đua, khen thưởng ở trường THPT Lê Laiqua thực tế theo dõi những năm trước đây, tôi nhận thấy còn bộc lộ những mặthạn chế, bất cập cần phải khắc phục đó là:- Ban giám hiệu chưa chú trọng đúng mức công tác thi đua, khen thưởngnên việc hướng dẫn cho giáo viên, nhân viên tìm hiểu các thông tin qua các vănbản hướng dẫn của cấp trên để đăng ký thi đua đầu năm chưa đầy đủ và cụ thể.Từ đó dẫn đến đa số giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn mơ hồ trong việcđăng ký danh hiệu và hình thức khen thưởng cũng như các tiêu chí, tiêu chuẩnđể đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng đó.- Còn mang tính hình thức, chưa thật sự góp phần nâng cao chất lượnggiảng dạy và học tập; Việc đăng ký thi đua của từng cá nhân, tập thể chưa gắnsát với chức năng, nhiệm vụ được giao của từng giáo viên, nhân viên trong nămhọc. Bên cạnh đó, các qui chế, quy định phục vụ cho việc xét thi đua, khenthưởng năm học còn thiếu, chưa cụ thể và chưa đồng bộ, chất lượng chưa cao.Do vậy, khi bình xét thi đua chưa đưa ra được những con số thực tế, minh chứng4cụ thể để so sánh chất lượng đầu năm đăng ký và chất lượng cuối năm đạt được,dẫn đến việc bình xét khen thưởng đôi khi vẫn còn biểu hiện thiếu dân chủ, thiếucông khai, công bằng, còn qua loa, hình thức, nhận xét đôi khi còn cảm tính, tinhthần đấu tranh phê và tự phê trong xét thi đua, khen thưởng của các thành viêntrong Hội đồng thi đua, khen thưởng chưa cao.- Một vấn đề nữa, cái “tôi” và bệnh thành tích trong xét thi đua, khenthưởng. Nói gì thì nói nhưng cá nhân tôi phải được khen cái đã vì tôi có thànhtích phải được khen. Những người này chỉ cần biết thế mà không hề suy nghĩthử xem kết quả, hiệu quả của việc làm và thành tích của mình đạt được đếnđâu, xứng đáng ở mức nào và có những ai có thành tích hơn mình? Bởi đơn giảnhọ nghĩ rằng khen thưởng là một món đồ trang sức.Từ những cách bình xét thi đua, khen thưởng như vậy đã dẫn đến việc càobằng giữa người thật sự có nỗ lực, cố gắng phấn đấu với người chỉ hoàn thànhphần việc đương nhiên phải làm của mình thậm chí là hoàn thành chưa tốt. Nókhông tạo ra động lực để lôi cuốn, khuyến khích sự năng động, sáng tạo củagiáo viên, nhân viên trong nhà trường. Người xứng đáng được khen cũng khôngcòn cảm thấy vinh dự, tự hào khi được khen thưởng, người không xứng đángđược khen lại cứ ngỡ mình giỏi, lại khoe khoang, tự mãn và cho rằng chỉ cómình là hơn hết. Người xứng đáng khen mà không được khen sẽ cảm thấy bấtmãn, tự ti, và không còn muốn phấn đấu nữa. Nếu khen kiểu này thì người xứngđáng được khen và người không xứng đáng được khen đều có suy nghĩ tiêu cựcsẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến phong trào thi đua của nhà trường.Trong năm học 2014-2015 và 2015-206, với vai trò là người tham mưugiúp Hiệu trưởng trong công tác thi đua, khen thưởng, tôi đã đề xuất giải phápứng dụng công cụ Google Form thiết kế các phiếu hỏi để thu thập các thông tin,các ý kiến góp ý sửa đổi quy định cho điểm, các minh chứng phục vụ cho việcxét thi đua năm học và đã được áp dụng mang lại hiệu quả rõ rệt. Đồng thời gửithông tin đầy đủ đến toàn trường nội dung của các văn bản mới nhất về thi đua,khen thưởng để việc đăng ký danh hiệu và hình thức khen thưởng cũng như cáctiêu chí, tiêu chuẩn để đạt được các danh hiệu và hình thức khen thưởng mộtcách rõ ràng, chính xác. Do đó, công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trườngnăm học vừa qua đã thật sự đúng với mục đích ý nghĩa của nó, tạo động lựcđộng viên, lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể năng động, sáng tạovươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, và quan trọng nhất là việc thay đổitư duy, nhận thức trong mỗi người về công tác thi đua, khen thưởng.2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề xét thi đua, khen thưởng2.3.1. Xây dựng phiếu hỏi phục vụ nội dung bình xét thi đua, khen thưởngnăm học bằng công cụ Google Form* Xây dựng phiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm học5Đầu mỗi năm học, trước khi Hội nghị viên chức diễn ra tôi xây dựng mộtphiếu hỏi để toàn thể cán bộ giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, hình thức khenthưởng cho cá nhân và tập thể sau đó gửi qua nhóm Mail của nhà trường() và yêu cầu tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên phảihoàn thành việc đăng ký đúng thời gian để báo cáo Hiệu trưởng. Vào cuối nămhọc, sau khi có các văn bản hướng dẫn thi đua của Sở GD&ĐT Thanh Hóa vàcấp trên tôi tiến hành chọn lọc những nội dung mới nhất cung cấp cho toàn thểcán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường được biết qua Mail; tiếp theo tôi thiết kếphiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm vào đầu tháng 5, trên cơ sở thành tíchcác cá nhân và tập thể đạt được trong năm học, mọi cá nhân tập thể đánh giá lạiviệc đăng ký thi đua đầu năm của cá nhân và tiến hành đăng ký xét thi đua cuốinăm học theo phiếu hỏi qua Mail nhà trường hoặc Mail cá nhân.Cụ thể, việc xây dựng phiếu hỏi đăng ký xét thi đua cuối năm học 20152016 bằng công cụ Google Form được tiến hành như sau:Bước 1: Truy cập Gmail của cá nhân. Chọn ứng dụng Google Drive trên góctrái màn hình hình:Tiếp tục click vào “Thay đổi cài đặt ngôn ngữ” và click vào biểu tượng chiếc bút(1) sau đó tìm chọn clik vào “Tiếng Việt” trong danh sách (2) rồi click vào“Xong”: Đến đây việc thay đổi ngôn ngữ đã hoàn tất.6Bước 2. Tạo FormClick vào Drive, chọn “Mới” rồi di chuyển chuột tới “Ứng dụng khác”,chọn “Google Biểu mẫu”. Cửa sổ hiện ra như hình sau:Tiếp theo chọn tiêu đề (Chính là tiêu đề bạn đang cần Form) rồi chọn đếntiêu đề cho câu hỏi (mô tả: sử dụng văn bản trợ giúp nếu cần); tiếp đến chọnloại câu hỏi:Tại giao diện của phần tạo phiếu đăng ký ta lần lượt điền các nội dung:- Phần “Mẫu không có tiêu đề” in đậm ở đầu ta điền vào đó tên mẫu của mình.Ví dụ: ĐĂNG KÝ XÉT THI ĐUA CUỐI NĂM HỌC 2015-2016.- Phần “Mô tả biểu mẫu” dùng để miêu tả cụ thể cho From, cho giáo viên biếtbạn là ai, đang làm gì, đây là From để làm gì,…7Ví dụ: Yêu cầu tất cả giáo viên, nhân viên phải đăng ký. Nếu không đăngký coi như không đề nghị xét thi đua năm học. Hạn cuối cùng đăng ký trướcngày 15/05/2016.Bước 3: Tạo nội dung cho FormKhi sử dụng Google Form chúng ta có thể tạo ra một phiếu hỏi online vớiđịnh dạng tùy ý của người thu thập thông tin (người khảo sát), có thể bổ sung,sửa chữa câu hỏi, thay đổi nhiều dạng câu hỏi, tạo chủ đề hấp dẫn đối với ngườitham gia trả lời. Để làm được điều này người thu thập thông tin phải xác định rõ:Cần hỏi về cái gì? Mục đích của câu hỏi là gì? Số lượng câu hỏi là bao nhiêucho mỗi nội dung? Dạng câu hỏi một lựa chọn, nhiều lựa chọn hay dạng vănbản?....- Phần “Câu hỏi không có tiêu đề”: Là câu hỏi mình muốn hỏi giáo viênVí dụ: Họ và tên? Chức vụ? Giáo viên môn?- Phần “Văn bản trợ giúp”: Nguyễn Văn A….- Phần “Lựa chọn loại câu hỏi”: Bạn lựa chọn loại câu hỏi cho phù hợpvới nội dung hỏi. Ví dụ: “Họ và tên…..” thì chọn loại câu hỏi “Trả lời ngắn”.Các dạng câu hỏi có thể tạo trong Form bao gồm:- Trả lời ngắn (Text): Loại câu hỏi này thì mục trả lời sẽ là 1 câu ngắn.Loại này sử dụng khi ta muốn đặt 1 câu hỏi mở cho giáo viên, không có đáp áncụ thể bắt buộc.Ví dụ: Họ và tên, chức vụ?8- Đoạn văn bản (Paragraph Text): Có thể là một đoạn văn, bài văn dài.Ví dụ: Đồng chí hãy cho ý kiến góp ý về các nội dung xét thi đua, khen thưởngtrong nhà trường?- Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (Multiple choice): Loại này thì phần đápán sẽ có nhiều lựa chọn, giáo viên chỉ được chọn 1 trong các đáp án đưa ra.Ví dụ: Đăng ký xét thi đua cuối năm học 2015-2016- Hộp kiểm (checkboxes): Tương tự như “Nhiều lựa chọn” nhưng giáo viên sẽđược chọn nhiều hơn 1 đáp án.- Menu thả xuống – Chọn từ danh sách (Choose from a list): Tương tự như“Nhiều lựa chọn”, nhưng giáo viên chỉ được chọn một mục từ một danh sách màngười thiết kế cài đặt.- Phạm vi tuyến tính - Thang chia mức độ (Scale): Tạo ra thang đo tỉ lệ.Ví dụ: Tạo mẫu phiếu lấy ý kiến giáo viên về mức điểm cộng cuối năm:9- Lưới trắc nghiệm (Grid): Tạo ra nhiều lựa chọn theo cả hàng và cột, phù hợpcho việc khảo sát nhiều mục.Ví dụ: Khi lấy ý kiến giáo viên về quy định cộng điểm thưởng, kết quảđược thể hiện như sau:- Ngày: Tạo ra lựa chọn về ngày tháng trong mẫu đăng ký (khảo sát).- Thời gian: Tạo lựa chọn về thời gian cụ thể: Giờ - Phút - Giây.Nếu muốn người dùng bắt buộc phải trả lời câu hỏi (điền vào mục này) thìcần chọn vào ô Bắt buộc (Required question). Sau khi hoàn thiện câu hỏi sẽ nàysẽ có dấu “ * ”Sau khi xong một nội dung câu hỏi, ta chuyển sang làm câu hỏi tiếp theobằng cách click “Thêm câu hỏi” hoặc “sao chép” câu hỏi trước và chỉnh sửa lạiđịnh dạng cho phù hợp với của nội dung câu hỏi (ta cũng có thể xóa câu hỏi khiclick vào biểu tượng thùng rác). Tiếp tục lần lượt cho đến khi hoàn thành tất cảcác câu hỏi của phiếu đăng ký.Trước khi click vào “Gửi” cần phải vào mục “Câu trả lời” và click vào“Tạo bảng tính” như hình dưới đây:10Tiếp theo click vào mục cài đặt và điền các nội dung phù hợp, kết thúcclick vào “Lưu”:Cửa sổ của phiếu đăng ký sau khi hoàn thành sẽ có dạng như sau:Lưu ý: Mọi thay đổi sẽ được Google Drive tự động lưu lại ngay sau khi thaotác, vì vậy không cần quan tâm đến việc Form đã lưu hay chưa.Ngoài ra có thể trang trí mẫu phiếu để tạo hứng thú cho người trả lời, trênphiếu ta chọn “Thay đổi chủ đề” và điều chỉnh font chữ, màu chữ,…ở các mục11và màu nền tại phần “Tùy chỉnh” bên phải màn hình tương ứng với “Chủ đề” đãlựa chọn…Đến đây, cơ bản đã xong phần tạo nội dung cho Form và ta đã có mộtphiếu hỏi hoàn chỉnh. Click vào “Xem biểu mẫu trực tiếp” ( biểu tượng con mắtcạnh mục cài đặt ở phía trên bên phải) ta sẽ có một phiếu đăng ký xét thi đua đãhoàn thành như hình dưới đây:Bước 4: Phần chia sẻTính năng chia sẻ không có giới hạn nào cho việc chia sẻ Google Form, tacó thể gửi qua Mail cá nhân hoặc nhóm Mail toàn trường, gửi qua mạng xã hộihttp://facebook.com, nhúng vào Blog hay Webstie.12Sau khi chọn “Gửi biểu mẫu” một cửa sổ mới hiện ra, ta tiếp tục chọn vàđiền các nội dung phù hợp với yêu cầu biễu mẫu:Phần tin nhắn (Confirmation message): Cho phép ta nhập nội dung như“Cảm ơn đồng chí đã đóng góp ý kiến!”; “Cảm ơn đồng chí đã hoàn thành bảnđăng ký!”… Kết thúc bạn chọn “Gửi”. Như vậy là toàn thể cán bộ, giáo viên,nhân viên đều nhận được phiếu yêu cầu trả lời cho việc đăng ký xét thi đua cuốinăm học. Mỗi cá nhân vào mail của mình và tiến hành điền các thông tin yêucầu trả lời theo mẫu đã xây dựng và gửi đi.Khi hết thời gian yêu cầu, muốn ngừng nhận câu trả lời (đóng Form) thìclick vào tắt “Chấp nhận phản hồi”:13Bước 5: Phần thống kê và xem tóm tắt câu trả lờiTính năng thu thập và xử lý thông tin những thông tin thu thập sẽ dễ dàngđược xuất ra một file bảng tính dưới dạng Excel trong Google Drive (trước đóta cần click chuột vào biểu tượng tạo bảng tính Excel ở cuối bước 3).Như vậy, thay vì tạo một phiếu hỏi hỏi giáo viên trên Word hoặc Exel,chúng ta có thể sử dụng Google Form để tạo một phiếu hỏi online. Tùy theo mụcđích có thể sử dụng một hoặc một vài kiểu câu hỏi trong các dạng câu hỏi nóitrên. Đây chính là một giải pháp hiệu quả thu nhận ý kiến đóng góp hoặc thuthập thông tin quý giá từ phía người dùng (giáo viên, nhân viên) để từ đó cảithiện chất lượng việc xét thi đua, khen thưởng năm học. Google Form cho phépta tạo ra phiếu tham khảo ý kiến hoặc biểu mẫu yêu cầu mọi cá nhân cần phảihoàn thành bằng một mẫu trực tuyến đơn giản và chỉnh sửa nhanh chóng thànhcác mẫu khác nhau theo các nội dung nhất định. Kết quả được sắp xếp gọn gàngtrong một bảng tính Excel và chúng ta tùy ý thao tác trên bảng tính này theo yêucầu công việc. Đây chính là điểm mới nhất và hiệu quả của đề tài này.Ví dụ: Đăng ký xét thi đua cuối năm học 2015-2016 (câu trả lời) có dạng:* Sử dụng phiếu hỏi đã lập bằng công cụ Google Form để thu thập thông tincá nhân giáo viên, nhân viên trong việc bình xét thi đua, khen thưởngSau khi đã xây dựng các mẫu phiếu hỏi trong Word hoặc trong Excel vềcác nội dung cần thiết phục vụ cho việc bình xét thi đua năm học và được Hiệutrưởng đồng ý, tôi tiến hành lập các phiếu hỏi theo định dạng phù hợp với từng14nội dung cụ thể, cuối cùng là chuyển đến giáo viên toàn trường qua địa chỉ Mailchung () hoặc Mail cá nhân của giáo viên, nhân viên.15Công việc tiếp theo là các cá nhân mở Mail của mình và tiến hành trả lờitất cả các câu hỏi trong phiếu gửi (lưu ý: Các câu hỏi gắn dấu “ * ” bắt buộccác cá nhân phải trả lời thì mới gửi đi được)Tiếp tục chọn “Đánh giá và Gửi”, click Ok vào hộp thoại vừa xuất hiện,một trang mới hiện ra cho phép ta rà soát lại các nội dung vừa mới trả lời. Nếukhông sửa các câu đã trả lời ta click chuột vào “Gửi” ở cuối trang bên trái. Kếtquả cuối cùng hiện ra thông báo bạn đã gửi phiếu thành công:16* Thu nhận kết quả từ mẫu phiếu trả lờiKhi giáo viên, nhân viên toàn trường đã hoàn thành việc trả lời các phiếuhỏi, ta vào lại mẫu phiếu hỏi trong Google Drive (của người thiết kế). Clickchuột vào “Câu trả lời” sẽ xuất hiện ba cách xem câu trả lời (Bản tóm tắt; Cánhân; Xem câu trả lời trong bảng tính) như hình minh họa dưới đây:Phần thống kê kết quả cho ta dưới dạng biểu đồ dễ nhận biết, đánh giá:17Dựa vào những mẫu thống kê này, người thiết lập phiếu hỏi sẽ thu nhậnđược thông tin đầy đủ về các câu trả lời phản hồi của giáo viên, nhân viên đốivới các câu hỏi trong từng loại phiếu hỏi đã gửi. Mặt khác, với nội dung các câutrả lời được thống kê trong bảng tính Excel chúng ta có thể tùy ý thao tác trênbảng tính này theo yêu cầu của việc bình xét thi đua, khen thưởng.2.3.2. Đề xuất các quy định cho điểm, xếp loại giáo viên phục vụ cho việcbình xét thi đua, khen thưởng năm họcĐầu mỗi năm học vào cuối tháng 8, sau khi xin ý kiến và được sự đồng ýcủa Hiệu trưởng tôi tiến hành chỉnh sửa hoặc bổ sung một số nội dung khôngphù hợp đã nảy sinh trong quá trình thực hiện năm học trước của quy định chođiểm, xếp loại giáo viên hàng tháng (tệp đính kèm) và cả năm học; quy địnhcộng điểm cuối năm (tệp đính kèm). Sau đó tiến hành trưng cầu ý kiến toàn thểcán bộ, giáo viên, nhân viên qua Mail bằng các phiếu hỏi được thiết kế bởi côngcụ Google Form và tổng hợp ý kiến chỉnh sửa bổ sung lại một lần nữa trước khitrình Hiệu trưởng ký công bố ban hành chính thức áp dụng cho năm học mới.Cuối mỗi tháng, sau khi có kết quả thống kê báo cáo của các bộ phận theodõi, kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ năm học của toàn trường (Bangiám hiệu, Ban chuyên môn, Ban nề nếp, Tổ chuyên môn, Ban lao động, Đoànthanh niên) tôi tạo mẫu phiếu hỏi thống kê các lỗi trong quá trình thực hiệnnhiệm vụ của các cá nhân trong nhà trường và gửi phiếu hỏi cho Ban giám hiệuvà các trưởng ban theo dõi, giám sát… Chỉ có người nào nhận được phiếu hỏi18qua Mail mới có quyền xem và nhập dữ liệu và nội dung nhập của ai được thốngkê riêng trong bảng tổng hợp chung nên rất dễ dàng thuận tiện cho việc rà soát,đối chiếu kiểm tra và gắn trách nhiệm cá nhân. Kết quả thu được thể hiện nhưhình dưới đây:Dựa trên bảng theo dõi tình hình thực hiện nhiệm vụ của từng cá nhântrong tháng, tôi tiến hành cho điểm, xếp loại giáo viên theo quy định đã thốngnhất đầu năm. Sau đó gửi qua Mail cho toàn trường kiểm tra lại việc cho điểm,xếp loại cũng như việc giám sát theo dõi của các bộ phận đối với cá nhân cóchính xác không, từ đó các cá nhân có thể đề nghị điều chỉnh bổ sung nếu thấychưa chính xác. Sau khi nhận được ý kiến phản hồi của giáo viên đề nghị chỉnhsửa bổ sung, phối hợp với các bộ phận liên quan, tôi tiến hành xác minh lại cácthông tin phản hồi có đúng hay không rồi chỉnh sửa lại (nếu cần) và trình Hiệutrưởng ký công bố chính thức thông báo cho điểm xếp loại tháng (tệp đính kèm)qua Mail toàn trường.(nội dung cụ thể của quy định cho điểm xếp loại, quy định cộng điểm vàcác thông báo xếp loại hàng tháng được trình bày tại phần phụ lục).Cuối học kỳ I, căn cứ vào điểm bình quân học kỳ và thành tích cá nhânđạt được, tôi tiến hành xếp thứ hạng theo tổng điểm tạo ra bảng tổng hợp xếphạng học kỳ I (tệp đính kèm). Sau khi trưng cầu ý kiến giáo viên, nhân viên toàntrường nếu không có đề nghị điều chỉnh thì đây là nguồn minh chứng quan trọngđể Hội đồng thi đua, khen thưởng xếp loại và xét thi đua học kỳ I.Cuối năm học, căn cứ vào điểm bình quân cả năm và tổng điểm đạt đượcsau khi cộng thêm điểm thưởng theo quy định, tôi tiến hành xếp thứ hạng từ caoxuống thấp cùng với các thành tích mà cá nhân đạt được trong cả năm học tạonên bảng tổng hợp (tệp đính kèm) các minh chứng đầy đủ công khai gửi chotoàn thể giáo viên, nhân viên nhà trường qua Mail trước khi Hội đồng thi đuakhen thưởng họp. Sau khi có phản hồi của giáo viên, nhân viên về thành tích cá19nhân hoặc việc cộng điểm thưởng chưa chính xác, phối hợp với các bộ phận liênquan tôi tiến hành rà soát xác minh lại và chỉnh sửa lần cuối nếu giáo viên phảnánh đúng. Đây chính là tài liệu chính thức được sử dụng trong phiên họp Hộiđồng thi đua, khen thưởng dùng để bình xét thi đua giáo viên, nhân viên cuốinăm học.Trên cơ sở đó, mọi cá nhân, tập thể đều nỗ lực phấn đấu tích lũy các điểmsố theo từng tháng, các thành tích trong năm học để cuối học kỳ hoặc cuối nămcó được điểm số cao nhất dành được vị trí thứ hạng cao trong danh sách đề nghịxét khen thưởng. Đồng thời, căn cứ vào danh sách đăng ký xét khen thưởng cuốinăm học (tệp đính kèm) của các cá nhân, các văn bản mới nhất, các văn bản cònhiệu lực về việc xét thi đua, khen thưởng năm học của Sở GD&ĐT, UBND tỉnh,Bộ GD&ĐT …. để định ra danh sách các cá nhân đủ điều kiện đề xuất các danhhiệu và hình thức khen thưởng cao đúng theo số lượng quy định để Hội đồng thiđua, khen thưởng thảo luận và bỏ phiếu kín.Với cách làm này, mọi cá nhân trong nhà trường đều có trách nhiệm góp ýkiến xây dựng quy định và khi áp dụng thực hiện đã đảm bảo tính trung thực,khách quan, dân chủ và công bằng; phản ánh đúng phẩm chất, năng lực dạy họcvà giáo dục cũng như việc thực hiện nề nếp, các nhiệm vụ kiêm nhiệm kháctrong năm học của giáo viên, nhân viên.2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với việc bình xét thi đua, khenthưởng trong nhà trườngKhi ứng dụng công cụ Google Form và áp dụng quy định cho điểm, xếploại giáo viên ở hai năm học vừa qua trong việc xét thi đua, khen thưởng học kỳvà năm học tôi nhận thấy hiệu quả rất rõ rệt, đó là:- Nhanh chóng và thuận tiện trong việc thống kê, tổng hợp và chia sẻthông tin với Ban giám hiệu, trưởng các đoàn thể… khi cần.- Dữ liệu được lưu dưới dạng bảng tính Excel thuận tiện cho việc khaithác để phục vụ việc xét thi đua, khen thưởng học kỳ và cả năm học.- Công cụ Google Form có thể giúp giáo viên hoàn tất các mẫu phiếu hỏitrực tuyến chỉ với vài thao tác đơn giản dễ dàng, giáo viên trong trường đượcchủ động về thời gian, không gian trả lời phiếu hỏi online mà không chịu áp lựcnào về tâm lý.- Sử dụng công cụ Google Form giúp chúng ta có thể tiết kiệm được thờigian, nhân lực, tiết kiệm kinh phí trong khâu in ấn, photocoppi, thao tác dễ dàngthuận lợi chỉ cần gửi phiếu hỏi qua mail một lần.- Có thể thiết lập hoặc sửa đổi nhanh chóng các mẫu phiếu hỏi có sẵn phùhợp với nội dung từng câu hỏi cần thu thập thông tin trong việc xét thi đua, khenthưởng năm học. Góp phần tạo ra sự sáng tạo, tài liệu chuyên nghiệp, gây đượcấn tượng với nhiều người.20- Các số liệu thi đua chính xác và được công bố công khai trước khi Hộiđồng thi đua, khen thưởng tiến hành họp xét. Do đó sau cuộc họp, khi công bốkết quả thì hầu như không có kiến nghị hoặc thắc mắc, xì xào bàn tán…Người được khen thưởng thật sự là điển hình nổi bật, là tấm gương để mọi giáoviên, nhân viên trong nhà trường học hỏi.Vì vậy, công tác thi đua, khen thưởng trong nhà trường năm học vừa quađã thật sự đúng với mục đích ý nghĩa của nó, tạo động lực thúc đẩy, động viên,lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân, tập thể khơi dậy mọi tiềm năng, ý thức tựgiác, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, tích cực hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao trong năm học.3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ- Kết luậnĐổi mới công tác bình xét thi đua, khen thưởng trong nhà trường bằngviệc ứng dụng công cụ Google Form là sáng kiến hoàn toàn mới đã vận dụng tạiđơn vị có hiệu quả thật sự trong hai năm học vừa qua. Điều này được thể hiện ởviệc công khai, dân chủ, minh bạch, công bằng, tôn trọng ý kiến mọi người vàviệc xét thi đua, khen thưởng đã đi vào nề nếp đúng quy trình và đúng theo quyđịnh của các văn bản hiện hành.Các quy định cho điểm, xếp loại rất rõ ràng cụ thể, sát thực với tình hìnhthực tế tại nhà trường và đã được thống nhất thực hiện, từ đó đã xây dựng đượctinh thần đoàn kết hợp tác, nêu cao tính tự phê bình và phê bình, đánh giá đúngngười đúng việc. Mặt khác, mọi cá nhân trong nhà trường đã hiểu và nắm vữngcác quy định về việc xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; điềuquan trọng hơn là sự thay đổi tư duy, nhận thức và hiểu rõ ý nghĩa, tầm quantrọng của công tác thi đua, khen thưởng trong mỗi cá nhân cán bộ, giáo viên,nhân viên nhà trường.Với ứng dụng công cụ Google Form trong đề tài này, tôi tin tưởng vàokhả năng phát triển mở rộng phạm vi nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhưviệc lấy ý kiến giáo viên đối với các chức danh chủ chốt trong các hoạt độnggiáo dục của nhà trường; hoặc việc lấy ý kiến học sinh toàn trường về các giáoviên trực tiếp đứng lớp… Từ đó lãnh đạo nhà trường tự rút kinh nghiệm và đánhgiá, bố trí sắp xếp cán bộ phù hợp; hoặc từ ý kiến của học sinh, mỗi giáo viên tựnhìn nhận lại quá trình dạy học của mình để điều chỉnh về các mặt như: nề nếptác phong, ứng xử sư phạm, phương pháp giảng dạy cũng như dung lượng kiếnthức cho phù hợp với đối tượng học sinh từng lớp dạy. Đồng thời, đây cũng làmột kênh thông tin giúp Ban giám hiệu nắm bắt được mặt mạnh mặt yếu củatừng giáo viên, qua đó có kế hoạch phân công hợp lý, phát huy được sở trườngcủa từng người…21- Kiến nghịHiện nay mạng internet rất phổ biến và các thiết bị công nghệ như máytính, laptop, máy tính bảng, smartphone… rất thông dụng và tiện lợi nên việc sửdụng công cụ Google Form trong các cuộc khảo sát thăm dò ý kiến trên diệnrộng không chỉ trong nhà trường, trong lĩnh vực giáo dục mà có thể áp dụngrộng rãi ở các lĩnh vực khác vì công cụ này rất thuận tiện cho việc tiến hành,thống kê tổng hợp báo cáo kết quả cũng như việc giảm tốt đa về thời gian, nhânlực và kinh phí. Người được thăm dò rất chủ động về thời gian, không gian vàkhông bị áp lực về tâm lý khi được hỏi, điều đó làm tăng thêm độ tin cậy củamẫu thống kê thăm dò khi tiến hành trên diện rộng.XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNGThanh Hóa, ngày 25 tháng 05 năm 2016Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,không sao chép nội dung của người khác.(Ký và ghi rõ họ tên)Ngô Công Cảnh22TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Những trắc nghiệm tâm lý: Ngô Công Hoan; Nguyễn Thị Thanh Bình;Nguyễn Thị Kim Quý, nxb Giáo dục.2. Khoa học quản lí giáo dục: Trần Kiểm, nxb Giáo dục.3. Tham khảo thông tin trên mạng Internet tại rất nhiều địa chỉ, ví dụ:*http://banthiduakhenthuongtw.gov.vn/tabid/40/Default.aspx*https://phamngocluong.wordpress.com/2014/06/03/huong-dan-su-dunggoogle-drive-tao-mau-form-dang-ky-form-ban-hang-co-ban/*http://rces.info/sinh-vien-kinh-te-nckh/huong-dan-su-dung-google-formde-thiet-ke-bang-hoi-online/#23