Ung thư di căn xương sống được bao lâu

Xương là cơ quan hay bị di căn nhất của phần lớn các loại ung thư. Các loại ung thư thường di căn và nhanh chóng di căn xương là: ung thư phổi, ung thư thận, ung thư tuyến giáp, u lympho ác tính, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, …

Theo nghiên cứu có khoảng 75% các bệnh nhân ung thư khi bị di căn xương có biểu hiện chính là đau. Nhiều khi chính triệu chứng đau này khiến cho bệnh nhân đi bệnh viện khám bệnh và phát hiện ra bị ung thư di căn xương.

Trong đó, khối u di căn cột sống chiếm khoảng 3-5% số bệnh nhân chết vì ung thư. Khối u di căn cột sống có thể từ bất kỳ vị trí nào của u nguyên phát, gần một nửa số trường hợp ung thư di căn cột sống có khối u nguyên phát ung thư tuyến tiền liệt, phổi, vú, lymphoma, dạ dày … Đây là các khối u có xu hướng di căn vào xương hay gặp.

Ung thư vú đã di căn đốt sống cổ, ngực, thắt lưng bệnh nhân

2. Dấu hiệu nhận biết ung thư di căn cột sống

Đa số bệnh nhân ung thư di căn cột sống có biểu hiện dễ nhận thấy là đau, sau đó khởi phát rối loạn cảm giác, rối loạn vận động, rối loạn cơ tròn.

Các vị trí ung thư di căn đến xương khớp thường gặp là di căn cột sống ngực, cột sống thắt lưng - cùng, cột sống cổ… đây là tổn thương do di căn ung thư. Nhưng phần nhiều ở người bệnh ung thư khi có di căn được chẩn đoán ở giai đoạn không còn đi lại được. Do vậy người bệnh khi có biểu hiện bất thường, không giảm các triệu chứng cần đến cơ sở để khám và được chỉ định chụp cộng hưởng từ cột sống cho các bệnh nhận ung thư nghi di căn cột sống để tránh chẩn đoán muộn. 

- Người bệnh đau: Theo thống kê đau chiếm 80-90% các trường hợp. Đau thường xuất hiện nhiều tuần trước khi có biểu hiện thiếu hụt thần kinh, thường là đau lưng tại vị trí khối u di căn, tuy nhiên đau không giúp định khu vị trí u di căn.

Khối u ung thư di căn ở vị trí vận động tại cột sống T11-L1 nhưng người bệnh lại có biểu hiện đau ở phần thấp của lưng hoặc đau khớp cùng chậu. Khối u di căn cột sống cổ lại có biểu hiện đau dọc cột sống thắt lưng hoặc đau rễ thần kinh S1.

Người bệnh đau tại chỗ có thể do làm tổn thương vỏ xương, rễ thần kinh, phần mềm cạnh sống, màng cứng, đau thường đỡ nếu điều trị bằng steroid…Ở một số bệnh nhân đau khi đi lại thường gợi ý do làm mất vững cột sống, cố định nẹp cột sống bệnh nhân đỡ đau là một gợi ý cần mổ làm vững cột sống thì mới hết đau.

-Người bệnh rối loạn vận động: Tuỳ từng bệnh nhân có những rối loạn vận động ở các mức độ khác nhau, khám bằng thang điểm cơ lực. Bệnh nhân không đi lại được cần phân biệt do yếu cơ hay do cơ chết làm mất vững cột sống gây đau làm bệnh nhân không dám đi.

-Rối loạn cảm giác: Đối với bệnh nhân ung thư di căn rối loạn cảm giác có thể xuất hiện muộn hơn rối loạn vận động, một số trường hợp biểu hiện tê bì, dị cảm. Vị trí rối loạn cảm giác có thể giúp định hướng vị trí chèn ép thường vị trí chèn ép ở cao 5 đốt so với vị trí rối loạn cảm giác.

-Rối loạn cơ tròn: Người bệnh có thể gặp vấn đề tiểu tiện như, tình trạng tiểu tiện không tự chủ, bí tiểu.

-Hội chứng đuôi ngựa: Khi ung thư di căn khối u chèn ép vào nhiều rễ thần kinh vùng đuôi ngựa. Biểu hiện của bệnh nhân là yếu hai chân, mất cảm giác hai chân, rối loạn cơ tròn.

Ung thư phổi có thể di căn đến cột sống.

3.Phân loại mức độ lan rộng của khối u di căn cột sống

-Loại 1: Khối u di căn một đốt sống, ở trong thân đốt sống.

-Loại 2: Khối u di căn một đốt sống, ở thân đốt và phát triển vào cuống sống một bên, chạm vào màng tủy.

-Loại 3: Khối u di căn một đốt sống, ở thân đốt, chạm vào màng tủy…

-Loại 4: Khối u di căn một đốt sống, ở thân đốt, chèn ép tủy sống…

-Loại 5: Khối u di căn một đốt sống, ở thân đốt, chèn ép tủy sống, xâm nhiễm cấu trúc phần mềm cạnh sống…

-Loại 6: Khối u di căn chủ yếu ở 1 đốt sống và mở rộng thâm nhiễm vào đốt sống kế cận.

-Loại 7: Khối u di căn nhiều đốt sống ở các mức độ khác nhau.

4.Chẩn đoán ung thư di căn cột sống

Sau khi khám lâm sàng ở bệnh nhân có tiền sử đang điều trị ung thư khác, ở người bệnh đang mắc ung thư các bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra trong đó sẽ chỉ định chụp cộng hưởng từ toàn bộ cột sống gồm cột sống cổ, ngực, thắt lưng cùng… giúp xác định vị trí và cấu trúc khối u di căn cột sống, giúp xác định mức độ chèn ép tủy và tổn thương tủy nếu có.

- Chụp cắt lớp vi tính cột sống: được chỉ định trong trường hợp có chống chỉ định với chụp cộng hưởng từ [bệnh nhân mang dị vật kim loại, máy tạo nhịp tim…].

-Siêu âm ổ bụng, siêu âm vùng cổ, soi dạ dày đại tràng, soi tai mũi họng, chụp vú, soi cổ tử cung, chụp cắt lớp vi tính sọ não…. tùy vào định hướng chẩn đoán để tìm khối u và đánh giá tình trạng lan tràn.

- Chỉ định chụp Xquang thông thường và xạ hình xương: để xác định tổn thương đốt sống nhưng không xác định được tổn thương tủy sống.

- Xạ hình xương sẽ giúp phát hiện chính xác vị trí, số lượng các tổn thương di căn xương.

- Chụp PET/CT: Giúp phát hiện tổn thương nguyên phát, mức độ xâm lấn, tình trạng di căn.

- Các xét nghiệm khác: công thức máu, chức năng gan thận, điện giải đồ, đông máu, HbsAg, HIV…

Đau chiếm 80-90% các bệnh nhân và thường là đau lưng tại vị trí khối u di căn

5.Điều trị ung thư di căn cột sống

Ung thư thường gặp di căn đến cột sống là các loại ung thư: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư thận, u lympho ác tính không Hodgkin, đa u tủy xương…Do vậy điều trị đối với các bệnh nhân này là phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh, phục hồi chức năng thần kinh, kiểm soát khối u nguyên phát và di căn, làm vững cột sống và điều trị đau.

Việc điều trị như thế nào tuỳ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân, loại mô bệnh học và giai đoạn bệnh của u nguyên phát. Ngoài ra tuỳ thuộc vào tình trạng chức năng thần kinh của bệnh nhân, mức độ lan rộng của u di căn cột sống, tình trạng mất vững cột sống. Với những bệnh nhân có khối u di căn cột sống chưa xác định được u nguyên phát: cần sinh thiết u di căn cột sống dưới cắt lớp vi tính để xác định mô bệnh học trước khi đưa ra các biện pháp điều trị cụ thể.

Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ thân đốt sống có u di căn, nẹp vít cột sống sẽ được chỉ định đối với trường hợp người bệnh có khối u di căn cột sống làm chèn ép tủy sống, gây mất vững cột sống, bệnh nhân vẫn còn chèn ép sau khi xạ trị …

Bơm xi măng [cement] tạo hình đốt sống sẽ được chỉ định đối với bệnh nhân đau do u di căn gây xẹp đốt sống không có biểu hiện chèn ép tủy. Đau cột sống dai dẳng do xẹp đốt sống do loãng xương ở bệnh nhân điều trị u di căn cột sống. Đau cột sống dai dẳng ở bệnh nhân xẹp đốt sống đã xạ trị vào vùng u di căn cột sống.

Về cơ bản, cũng như điều trị ở các bệnh nhân ung thư khác việc điều trị đa mô thức, kết hợp các phương pháp điều trị khác: điều trị nội khoa, phẫu thuật, xạ trị và hóa chất, điều trị u di căn cột sống bằng sóng cao tần,…Phối hợp điều trị nội khoa, xạ trị, phẫu thuật giải phóng chèn ép thần kinh bằng mở cung sau đốt sống, cải thiện triệu chứng đau và chức năng vận động để có thể phục hồi chức năng thần kinh.

Tóm lại: Ung thư di căn cột sống là nơi thường gặp nhất của di căn xương, theo thống kê khoảng 30-70% người bệnh ung thư có khối u di căn đến cột sống.  Việc chẩn đoán sớm và xác định được khối u  là điều quan trọng trong điều trị.  Ngoài các phương pháp điều trị như phẫu thuật, nội khoa,… thì vật lý trị liệu rất quan trọng đối với người bệnh. Tập luyện có tác dụng cải thiện chức năng vận động, tăng cường sự linh hoạt cho các khớp và hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Video chỉ dẫn dinh dưỡng cho F0, F1 tại nhà


Có thể nói thắc mắc “Ung thư sống được bao lâu” luôn là mối quan tâm hàng đầu của nhiều bệnh nhân và người nhà. Hầu hết mọi người đều muốn biết điều này để dự tính, lên kế hoạch cho những chuyện trong hiện tại, tương lai. Vậy nếu bạn cũng đang thắc mắc về vấn đề này, mời bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Có thể nói là rất khó để có thể xác định được rõ ràng khoảng thời gian mà bệnh ung thư có thể sống được bao lâu. Điều này còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

- Loại ung thư mà bệnh nhân đang mắc phải: có những loại ung thư có tiên lượng rất tốt và thời gian người bệnh sống thêm sẽ kéo dài hơn những loại ung thư khác chẳng hạn như: ung thư tuyến giáp, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư da…

- Tinh thần, thể chất của người bệnh: khi đối diện với căn bệnh ung thư, bệnh nhân thường có 2 luồng suy nghĩ:

  • Suy nghĩ tích cực: tin rằng những điều tốt đẹp sẽ đến với họ, việc điều trị sẽ thành công tốt đẹp.
  • Suy nghĩ tiêu cực: những người bệnh nhân này luôn nghĩ ra những điều xấu, không tích cực sẽ xảy ra.

Với những bệnh nhân thường xuyên suy nghĩ tiêu cực thì sức khỏe của họ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn sức khỏe tổng thể và làm giảm hiệu quả điều trị dẫn tới thời gian sống ngắn hơn nhóm bệnh nhân luôn lạc quan, tin tưởng vào tương lai.

- Thời điểm phát hiện được bệnh: có thể nói rằng đây là yếu tố quan trọng quyết định thời gian bệnh nhân ung thư sống được bao lâu. Càng phát hiện bệnh sớm ngay từ những giai đoạn đầu thì càng có lợi cho người bệnh và ngược lại.

- Độ tuổi của bệnh nhân: thông thường bệnh nhân ung thư trẻ tuổi có khả năng phục hồi tốt hơn so với người già và do vậy những bệnh nhân trẻ tuổi sẽ có thời gian sống lâu hơn so với người già. Trừ trường hợp bệnh nhân mắc bệnh ung thư bạch cầu cấp tính thì người trẻ thường có tiên lượng kém hơn người già.

- Các yếu tố khác: thời gian sống thêm của bệnh nhân ung thư dài hay ngắn còn phụ thuộc vào sự hiểu biết, điều kiện kinh tế của từng bệnh nhân.

1.1. Ung thư giai đoạn đầu

Ngay từ thời điểm phát hiện được bệnh ung thư giai đoạn đầu, bạn và người thân nên đến các cơ sở y tế uy tín để điều trị kịp thời. Vì điều này có thể giúp bạn điều trị thành công ngay từ giai đoạn đầu, kéo dài thời gian sống thêm sau chuẩn đoán thêm 5 năm, 10 năm hoặc đã có những bệnh nhân điều trị tốt có thể sống thêm 20 năm.

Tuy nhiên lại có rất ít bệnh nhân phát hiện được bệnh ngay từ giai đoạn này, ở nước ta con số này chỉ chiếm khoảng 20% bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh ở giai đoạn đầu.

Chính vì vậy, hãy khám sức khỏe định kỳ thường xuyên 2 lần/năm để phát hiện kịp thời những vấn đề về sức khỏe của bản thân bạn nhé.

1.2. Ung thư giai đoạn 2 và giai đoạn 3

Bệnh nhân ung thư đang ở giai đoạn 2 và giai đoạn 3 thường có thời gian sống ngắn hơn so với giai đoạn đầu tiên bởi khi đó các khối u đang ngày càng phát triển nhanh chóng và xuất hiện sự di căn tới các hạch bạch huyết và các cơ quan khác.

Trung bình, tỷ lệ sống thêm sau 5 năm của bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn 2 và giai đoạn 3 vào khoảng 45 – 50%. Tuy nhiên, con số này không thể nói lên chính xác từng trường hợp bệnh nhân cụ thể có thể sống thêm là bao lâu.

1.3. Ung thư di căn sống được bao lâu?

Giai đoạn ung thư di căn hay còn gọi là giai đoạn cuối thường diễn biến với mức độ phức tạp và nguy hiểm nhất trong tất cả các giai đoạn của ung thư. Việc điều trị cho bệnh nhân lúc này tập trung chủ yếu vào việc giảm nhẹ triệu chứng, hạn chế sự di căn của khối u.

Và thời gian sống mà người bệnh ung thư di căn sống được bao lâu thường sẽ không nhiều nữa. Tùy theo vào sự đáp ứng của từng bệnh nhân trong quá trình điều trị mà thời gian sống của người bệnh cũng có sự khác nhau.

Ung thư di căn vào xương sống được bao lâu

Tùy vị trí khối u ban đầu mà khi di căn vào xương mà mức độ ảnh hưởng tới cơ thể cũng khác nhau. Khi ung thư di căn vào xương sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới vận động của người bệnh, thậm chí nếu ung thư di căn vào tủy xương thì có thể gây rối loạn đến chức năng tạo máu của cơ thể.

Khi đó, tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân là khoảng  20 – 30%, sức khỏe của bệnh nhân có sự suy giảm nghiêm trọng.

Ung thư di căn lên não sống được bao lâu

Có thể nói rằng, não là một trong những bộ phận quan trọng, điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể. Chính vì vậy, khi ung thư di căn lên não thì bệnh nhân có thể đối diện với hàng loạt biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, tổn thương nhiều dây thần kinh, phá hủy cấu trúc và chức năng của nhiều vùng trong não bộ.

Chính vì thế, đối với những người bệnh như vậy thì cần có sự kiểm soát chặt chẽ của các bác sĩ và nhân viên y tế.

2. Cách giúp kéo dài thời gian sống, tăng chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư

Có một tín hiệu đáng mừng nhất là trong mười năm qua, tỷ lệ sống trung bình 5 năm sau chuẩn đoán của bệnh nhân đã tăng khoảng 10%. Điều này cho thấy những tiến bộ trong điều trị ung thư của y học thế giới và cải thiện trong sự nhận thức của người dân.

Và chắc hẳn bạn cũng đang mong muốn mình nằm trong những bệnh nhân có hiệu quả điều trị cao, tăng cường chất lượng cuộc sống đúng không nào? Vậy mời bạn hãy cùng tìm hiểu những biện pháp dưới đây nhé.

Thực hiện theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ

Bạn biết đấy, có rất nhiều thông tin lan truyền rằng sử dụng cách này hay cách kia để chữa trị bệnh ung thư mà chưa có sự kiểm chứng của khoa học. Chẳng hạn gần đây, nhiều người truyền tai nhau rằng có thể sử dụng mật cóc để chữa ung thư gan, nhưng điều này rất nguy hiểm và có thể đe dọa tính mạng của bạn.

Không những vậy, nhiều bệnh nhân ung thư trong quá trình điều trị thường bỏ cuộc giữa chừng bởi nhiều lý do như “thấy chữa mãi mà không đỡ”, sợ tốn kém, nghĩ rằng mình không còn sống được bao lâu nữa…

Tất cả những hiện tượng như đã nêu trên có thể làm giảm hiệu quả điều trị đi rất nhiều, rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân. Chính vì vậy, cách tốt nhất mà bạn có thể làm lúc này tin tưởng và tuân thủ trị phác đồ điều trị, tin tưởng vào bản thân, vào bác sĩ điều trị để có thể đạt được kết quả tốt nhất nhé.

Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ

Tập thể dục thường xuyên, ăn uống tốt và kiểm soát những bệnh mà bạn đang mắc phải

Theo nhiều chuyên gia nghiên cứu thì việc tập luyện thường xuyên có thể giúp cải thiện thời gian sống, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh ung thư. Vậy còn chần chừ gì nữa, ngay từ ngày hôm nay, bạn hãy bước ra khỏi giường bệnh và tận hưởng không khí ngoài trời bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng ngay nhé.

Bên cạnh đó, những bệnh mạn tính [hen suyễn, bệnh tim mạch] mà bạn đã mắc từ trước hoặc là mắc sau khi bị ung thư cũng cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì những căn bệnh này ít nhiều đều có sự tác động đến sức khỏe tổng thể của bạn. Do đó, bạn cần trao đổi với bác sĩ thật kỹ để kiểm soát những loại bệnh này.

Hơn thế nữa, một số biến chứng gây ra bởi ung thư cũng có thể đe dọa tới tính mạng của bệnh nhân ung thư. Ví dụ như các cục máu đông thường xuất hiện phổ biến ở bệnh nhân ung thư, khi chúng vỡ ra và di chuyển đến phổi có thể gây tắc mạch phổi.

Không những vậy, một số tình trạng bệnh nhân ung thư bị trầm cảm đang có xu hướng ngày càng tăng cao và hậu quả nguy hiểm nhất đó chính là người bệnh có thể tự tử.

Tập thể dục hàng ngày giúp bệnh nhân ung thư kéo dài thời gian sống

Tự cổ vũ chính mình

Bạn biết không, sức mạnh từ chính sâu tiềm thức trong con người bạn có một sức mạnh to lớn, chúng có thể giúp bạn đối diện và vượt qua những khó khăn, thử thách trên hành trình chữa trị ung thư.

Tự nhủ với chính mình rằng “Cố lên, rồi mọi chuyện sẽ ổn thôi” là cách giúp bạn cảm thấy yêu đời, lạc quan và mạnh mẽ hơn mỗi ngày.

Với những việc này sẽ giúp bạn ngày một bản lĩnh hơn, đánh gục những thứ có thể cản bước bạn trong quá trình điều trị ung thư.

Tìm kiếm sự giúp đỡ từ bạn bè, gia đình và cộng đồng

Sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình và các tổ chức sẽ tạo điều kiện cho bạn có cơ hội điều trị tốt nhất, kéo dài thời gian sống hơn rất nhiều.

Một nghiên cứu lớn cho thấy mức độ hỗ trợ từ xã hội có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do ung thư tới 25%.

Sự giúp đỡ từ những người xung quanh giúp bạn cải thiện được cảm xúc, điều kiện tài chính trong quá trình chữa bệnh và cả những cơ hội được tiếp xúc với phương pháp điều trị ung thư mới.

Tìm hiểu tất cả những kiến thức có liên quan đến loại bệnh ung thư mà bạn đang mắc phải

Những hiểu biết về loại ung thư mà bạn đang mắc phải sẽ là hành trang cần thiết cho bạn trong quá trình điều trị ung thư. Nhữn kiến thức này giúp bạn biết được cách chăm sóc bản thân, hiểu về cách điều trị ung thư và tin tưởng vào các phương pháp điều trị hiện đại.

Và một trong những đột phá trong việc hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả ngày nay đang thu hút được vô vàn sự quan tâm, chú ý của nhiều nhà khoa học đó chính là hoạt chất Fucoidan.

Theo tài liệu của Tiến sĩ Daisuke Tachikawa, Viện phó bệnh viện Matsuzaki Memorial [Thành phố Ogori, Quận Fukuoka, Kushu, Nhật Bản] chức năng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư của Fucoidan hoạt động như sau:

  • Tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, chống hình thành khối u, chống oxi hóa, giúp ngăn ngừa sự tấn công của gốc tự do.
  • Kích thích tế bào ung thư tự chết theo chương trình Apoptosis.
  • Ức chế sự hình thành mạch máu mới, nhờ vậy cắt bỏ nguồn cung cấp chất dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.
  • Đặc biệt, khi phối hợp với hóa – xạ trị, giúp người bệnh giảm nhẹ được độc tính, các tác dụng phụ, gia tăng hiệu quả phác đồ điều trị ung thư.

Hiểu rõ những tác dụng tuyệt vời của Fucoidan đối với bệnh nhân ung thư như vậy nên các nhà bào chế đến từ Nhật Bản đã cho ra đời sản phẩm bảo vệ sức khỏe King Fucoidan & Agaricus. Đây cũng là sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng được bào chế từ Fucoidan 100% tảo Mozuku và bột nghiền nấm Agaricus. 

Đây cũng là sản phẩm được nhập khẩu và được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. King Fucoidan & Agaricus rất thích hợp dùng cho người muốn phòng ngừa và hỗ trợ điều trị u bướu khi kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Để được tư vấn về sản phẩm và cách mua hàng, mời bạn gọi điện tới tổng đài miễn cước 18000069, để được hướng dẫn cụ thể. 

Mong rằng qua những thông tin mà bài viết đã chia sẻ đã giúp bạn trả lời được câu hỏi ung thư sống được bao lâu và đặc biệt là Ung thư di căn [vào não, xương] sống được bao lâu. Chúc bạn sẽ có thêm nhiều sức mạnh và nghị lực để vượt qua căn bệnh này.

Ung thư căn bệnh quái ác nhưng chẳng thế đánh gục được những chiến binh ấy

Dược sĩ: Nguyễn Ngọc Bích

Video liên quan

Chủ Đề