Vật lý 8 nhiệt lượng là gì

2.1. Nhiệt lượng của một vật thu vào để nóng lên phụ thuộc những yếu tố nào?

Dự đoán: Phụ thuộc 3 yếu tố:

  • Khối lượng của vật

  • Độ tăng nhiệt của vật

  • Chất cấu tạo nên vật.

2.1.1. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để vật cần nóng lên với khối lượng của vật.

Vật lý 8 nhiệt lượng là gì

C1: Yếu tố nào ở hai cốc được giữ giống nhau, yếu tố nào được thay đồi? Tại sao phải làm như thế ?

  • Độ tăng nhiệt độ và chất cấu tạo lên vật được giữ giống nhau, khối lượng khác nhau. Mục đích để tìm mối quan hệ giữa nhiệt lượng và khối lượng

⇒ Kết luận:

  • Nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên phụ thuộc vào khối lượng. Khối lượng càng lớn thì nhiệt lượng thu vào của vật càng lớn.

2.1.2. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với độ tăng nhiệt độ

C3: Trong  thí nghiệm phải giữ khối lượng và chất cấu tạo nên vật là giống nhau. Muốn vậy hai cốc phải đựng cùng một lượng nước.

C4: Cho độ tăng nhiệt độ khác nhau. Muốn vậy phải để cho nhiệt độ cuối của 2 chất khác nhau bằng cách cho thời gian đun khác nhau

⇒ Kết luận:

  • Độ tăng nhiệt độ càng lớn thì nhiệt lượng vật thu vào càng lớn.

2.1.3. Quan hệ giữa nhiệt lượng thu vào để làm nóng vật lên với chất làm vật

C6: Những yếu tố nào thay đổi, không thay đổi ?

  • Trong thí nghiệm :  Khối lượng không đổi, độ tăng nhiệt độ giống nhau, chất làm vật khác nhau.

⇒ Kết luận:

  • Nhiệt lượng thu vào để vật nóng lên phụ thuộc vào chất làm vật. 

2.2. Công thức tính nhiệt lượng

  • Công thức tính nhiệt lượng:

\(Q=m.C.\Delta t\)

  • Trong  đó:

    • Q: Nhiệt lượng vật thu vào( J)

    • m: Khối lượng của vật( kg)

    • C: Nhiệt dung riêng của chất( J/ kg.K)

    • \(\Delta t\) :  Độ tăng nhiệt độ( oC)

  • Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thu vào để làm cho 1kg chất đó tăng thêm \(1^oC\)

CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

I - NHIỆT LƯỢNG MỘT VẬT THU VÀO ĐỂ NÓNG LÊN PHỤ THUỘC NHỮNG YẾU TỐ NÀO?

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc vào:

     + Khối lượng

     + Độ tăng nhiệt độ của vật

     + Nhiệt dung riêng của chất làm nên vật.

II - NHIỆT DUNG RIÊNG

Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần truyền cho $1kg$ chất đó để nhiệt độ tăng thêm ${1^0}C\left( {1K} \right)$

- Ký hiệu: $c$

- Đơn vị: $J/kg.K$

III - CÔNG THỨC TÍNH NHIỆT LƯỢNG

Công thức tính nhiệt lượng thu vào:

\(Q = mc\Delta t = mc\left( {{t_2} - {t_1}} \right)\)

Trong đó

     + $m$: khối lượng của vật $\left( {kg} \right)$

     + ${t_2}$: nhiệt độ cuối của vật $\left( {^0C} \right)$

     + ${t_1}$:  nhiệt độ đầu của vật $\left( {^0C} \right)$

     + \(\Delta t = {t_2} - {t_1}\): độ tăng nhiệt độ, tính ra \(^0C\) hoặc \(K\)

     + $c$: nhiệt dung riêng của chất làm nên vật $\left( {J/kg.K} \right)$

     + $Q$: nhiệt lượng thu vào của vật $\left( J \right)$

IV - CHÚ Ý

 Ngoài $J,{\rm{ }}kJ$ đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng $calo,{\rm{ }}kcalo$

 $1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J$

I - NHIỆT NĂNG

Các phân tử cấu tạo nên vật chuyên động không ngừng, do đó chúng có động năng

Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

- Nhiệt năng có quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ: Nhiệt độ của vật càng cao thì các phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh và nhiệt năng của vật càng lớn.

II - CÁC CÁCH LÀM THAY ĐỔI NHIỆT NĂNG

Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng 2 cách:

- Thực hiện công

Ví dụ: Chà xát đồng tiền xu xuống mặt bàn

- Truyền nhiệt

Ví dụ: Thả đồng tiền xu vào nước nóng

III - NHIỆT LƯỢNG

Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.

- Kí hiệu Q.

- Đơn vị của nhiệt lượng là Jun (J), kilôJun (kJ)

1 kJ = 1000J

Thí nghiệm về truyền nhiệt

Sơ đồ tư duy về nhiệt năng

Vật lý 8 nhiệt lượng là gì