Về bản chất toàn cầu hóa là gì

Mục lục

  • Bản chất của toàn cầu hóa là gì?
  • Mặt tích cực của toàn cầu hóa là gì?
  • Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là gì?
  • Vai trò của toàn cầu hóa

Bản chất của toàn cầu hóa là gì?

Bản chất của toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối quan hệ, sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Hay phụ thuộc các quốc gia lẫn nhau của tất cả các khu vực, quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Hơn nữa, bản chất của toàn cầu hóa còn được biểu hiện trong việc tương tác qua lại lẫn nhau. Đây chính là cầu nối cho các nước ở trong khu vực.

Mặt tích cực của toàn cầu hóa là gì?

Việc đẩy mạnh quá trình toàn cầu hóa hiện đại hóa cho phép các quốc gia có cơ hội phát triển đất nước và con người. Từ đó tạo ra những giá trị cuộc sống mới. Thay đổi đời sống nhận thức cũng như tưởng tượng của công dân nước mình theo chiều hướng hiện đại.

Toàn cầu hóa mang đến sự công bằng trong cạnh tranh xã hội, đời sống con người ngày càng được cải thiện rõ rệt. Quyền sống và quyền con người được ưu tiên hàng đầu.

Các sáng kiến mới cho đời sống xã hội và kinh tế được mở rộng. Tạo môi trường phát triển cho tri thức nhân loại. Là sự kết nối bền vững từ bên trong mỗi công dân chưa không đơn thuần là những vỏ bọc bên ngoài.

Mặt tiêu cực của toàn cầu hóa là gì?

– Làm trầm trọng thêm sự bất công xã hội, đào sâu hố ngăn cách giàu – nghèo trong từng nước và giữa các nước.

– Làm cho mọi mặt hoạt động và đời sống con người kém an toàn [từ kém an toàn về kinh tế, tài chính đến kém an toàn về chính trị].

– Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và xâm phạm nền độc lập tự chủ của các quốc gia,…

Vai trò của toàn cầu hóa

Một vài vai trò của toàn cầu hóa:

  • Phát huy tối đa thế mạnh của các quốc gia khi liên kết với những quốc gia khác trên thế giới.
  • Mở rộng thị trường cạnh tranh thương mại và dịch vụ.
  • Giải quyết vấn đề việc làm giữa các quốc gia.
  • Đời sống nhân dân được cải thiện tốt hơn.
  • Xây dựng cộng đồng văn hóa theo hướng tích cực mỗi ngày.
  • Tiết kiệm tài nguyên môi trường, sử dụng đúng lúc, đúng thời điểm và khai thác triệt để các nguồn tài nguyên lãng phí.
  • Có nhiều ngành nghề mới.

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Xét về bản chất, toàn cầu hóa là?” cùng với những kiến thức mở rộng về Toàn cầu hóa là tài liệu đắt giá môn Địa lý 12 dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.

Trắc nghiệm: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là?

A. Xu thế khách quan, là một thực tế không thể đảo ngược được, làm cho mọi mặt đời sống của con người kém an toàn hơn.

B. Kết quả của quá trình tăng tiến mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

D. Sự phát triển nhanh chóng các mối quan hệ thương mại, là sự phụ thuộc lẫn nhau trên phạm vi toàn cầu.

Trả lời:

Đáp án đúng: C. Quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Bổ sung thêm những kiến thức thú vị về Toàn cầu hóa nhé!

Kiến thức tham khảo về Toàn cầu hóa

1. Khái niệm toàn cầu hóa

- Toàn cầu hóa là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế... trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt trong phạm vi kinh tế, toàn cầu hoá hầu như được dùng để chỉ các tác động của thương mại nói chung và tự do hóa thương mại hay "tự do thương mại" nói riêng. Cũng ở góc độ kinh tế, người ta chỉ thấy các dòng chảy tư bản ở quy mô toàn cầu kéo theo các dòng chảy thương mại, kỹ thuật, công nghệ, thông tin, văn hóa.

- Xét về bản chất, toàn cầu hoá là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.

2. Đặc điểm của toàn cầu hóa

Như đã giải thích toàn cầu hóa là sự kết nối về nhiều mặt [chính trị – kinh tế – xã hội- văn hóa] giữa các quốc gia. Về cơ bản, toàn cầu hóa sẽ có những đặc điểm như sau:

+ Kinh tế: cho phép các tập đoàn kinh tế lợi thế của mình để hợp tác phát triển trên các quốc gia khác. Từ đó hạn chế được chi phí sản xuất, nhân công lao động , nguồn nhiên liệu, khách hàng…

+ Xã hội: liên kết dân cư giữa các vùng kinh tế khác nhau

+ Chính trị: tạo ra nhiều tổ chức chính trị lớn hợp pháp bảo vệ quyền lợi cho các đơn vị đầu tư và được vị được đầu tư.

+ Pháp lý: thay đổi cách thức luật pháp quốc tế được tạo ra và thực thi

+ Văn hóa: tạo ra sự giao lưu văn hóa, nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật, cảm thụ nghệ thuật của thế giới…

3. Toàn cầu hóa diễn ra như thế nào?

- Toàn cầu hóa được thúc đẩy dựa vào sự hợp tác về chính trị, văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia. Như vậy có thể thấy hoạt động toàn cầu hóa tỷ lệ thuận với các mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu về chính trị, văn hóa và kinh tế. Ngoài ra quá trình toàn cầu hóa còn được thúc đẩy mạnh mẽ nhờ sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, đặc biệt là giao thông vận tải và hệ thống viễn thông.

- Có thể thấy nhờ quá trình toàn cầu hóa mà việc lưu thông tiền tệ, công nghệ, nguyên nhiên vật liệu và thậm chí là việc đi lại của con người từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn rất nhiều.
Đóng góp một phần không nhỏ vào quá trình toàn cầu hóa không thể không kể đến những phát minh công nghệ vĩ đại như: Internet, công nghệ truyền thông, trí tuệ nhân tạo AI.... Trong đó:

+ Internet: Sự phát triển mạnh mẽ của internet đã giúp cho con người dễ dàng chia sẻ và nắm bắt những thông tin mới và tiếp cận với nhiều nền văn hóa của các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.

+ Công nghệ truyền thông: Sự ra đời của 4G và 5G đã cải thiện đáng kể tốc độ kết nối và phản hồi của mạng di động và mạng không dây.

+ Mạng lưới thiết bị kết nối internet [IoT] và trí tuệ nhân tạo AI: Giám sát và theo dõi quá trình vận hành và giao thương các sản phẩm xuyên biên giới một cách hiệu quả.

+ Blockchain: Phát triển cơ sở dữ liệu và lưu trữ thông tin và số liệu của các nguyên, nhiên vật liệu trong chuỗi cung ứng. Ngoài ra công nghệ blockchain đảm bảo an toàn cho việc truy cập vào các dữ liệu trong các ngành mang tính bảo mật cao như y tế, ngân hàng...

+ Giao thông vận tải: Sự phát triển của công nghệ hàng không và đường sắt đã giúp quá trình giao thương giữa các quốc gia trở nên đơn giản và thuận tiện hơn bao giờ hết.

+ Những sự tiến bộ trong quy trình sản xuất: Với sự phát triển của công nghệ tự động hóa và in 3D đã giúp giảm thiểu đáng kể thời gian và chi phí sản xuất.

4. Biểu hiện toàn cầu hóa ở Việt Nam

- Toàn cầu hóa trở thành xu thế từ những năm 80 của thế kỷ XX, kết nối nền kinh tế các quốc gia, dân tộc lại với nhau. Để đất nước phát triển thì xu thế toàn cầu hóa là tất yếu. Toàn cầu hóa vừa là thời cơ cũng vừa là thách thức đối với Việt Nam.

- Ở Việt Nam, toàn cầu hóa được biểu hiện thông qua:

+ Sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế. Việt Nam ra nhập WTO năm 2006 và sau gần 15 năm Việt Nam đã có những bước tăng trưởng vượt trội, kinh tế chuyển mình mạnh mẽ.

+ Khi gia nhập WTO, Việt Nam là một nước có thu nhập thấp, năm 2016 khi tham gia AEC và các FTA mới, Việt Nam đã gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình [thấp], là một trong 32 nước có kim ngạch xuất khẩu trên 100 tỷ USD, trong đó có một số mặt hàng đứng hàng đầu thế giới, là nước thu hút FDI ổn định nhất trong ASEAN.

+ Tính đến nay, nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đã chọn Việt Nam làm “điểm đến”, như: Microsoft, Samsung, LG, Canon, Toyota, Honda…

+ Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia. Việt Nam đã thu hút sự đầu tư của rất nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia như trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí sẽ có Shell [Anh – Hà Lan], Mobil Oil [Mỹ], Total [Pháp],…; trong lĩnh vực bưu chính có Nokia [Phần Lan], Samsung [Hàn Quốc],…;

+ Ngoài ra còn các lĩnh vực điện tử, may mặc, công nghệ ô tô,… đem lại nhiều công việc cho người lao động.

+ Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tăng mạnh. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã liên tục rót vốn đầu tư ra nước ngoài với hơn 30 quốc gia và hàng tỷ USD.

+ Thị trường tài chính quốc tế mở rộng. Các ngân hàng trong nước kết nối với nhau và kết nối với ngân hàng nước ngoài thông qua mạng viễn thông điện tử. Bên cạnh các ngân hàng trong nước, Việt Nam cũng có rất nhiều những ngân hàng nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam như: HSBC; ANZ Việt Nam [ANZ Bank]; Standard Chartered; Shinhan Vietnam; Citibank Vietnam,…

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

Chủ Đề