Ví dụ về phát triển kinh tế GDCD 11

* Hoạt động 2: GV sử dụng phương pháp đàm thoại tìm hiểu các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

* Mục tiêu:

- HS nắm được các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất.

- Hình thành kỹ năng phân tích, liên hệ thực tiễn.

* Cách tiến hành:

- GV sử dụng sơ đồ dạy học về các yếu tố cơ bản của quá trính sản xuất và mối quan hệ giữa chúng.

GV chia HS làm 2 nhóm rồi cho các em thảo luận theo các câu hỏi sau:

- Để thực hiện quá trình lao động sản xuất, cần phải có những yếu tố cơ bản nào?

- Cần sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

- Sức lao động là gì?

- Hãy phân biệt sức lao động với lao động?

- Nhận xét, chốt lại.

- Lao động là khái niệm có nội hàm rộng hơn. Sức lao động mới chỉ là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Để thực hiện được quá trình lao động thì không chỉ cần có sức lao động mà còn phải có tư liệu sản xuất. Hay nói cách khác, chỉ khi nào sức lao động kết hợp được với tư liệu sản xuất thì mới có lao động. Người có sức lao động muốn thực hiện quá trình lao động thì phải tích cực, chủ động tìm kiếm việc làm. Mặt khác, nền sản xuất xã hội phải phát triển, tạo ra nhiều việc làm để thu hút sức lao động.

- Lao động là hoạt động bản chất nhất của con người, phân biệt con người với loài vật. Ý thức của con người trong lao động thể hiện: lao động có mục đích, có kế hoạch, tự giác sáng tạo ra phương pháp và công cụ lao động, có kỷ luật và cộng đồng trách nhiệm…

- Đối tượng lao động là gì ? Có mấy loại ? Cho ví dụ minh họa.

- Ví dụ: đất trồng, gỗ rừng, quặng kim loại, tôm cá dưới sông, dưới biển…

- Ví dụ: sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy, xi măng để xây dựng .... gọi là nguyên liệu.

- Mọi đối tượng lao động đều bắt nguồn từ tự nhiên nhưng có phải mọi yếu tố tự nhiên đều là đối tượng lao động không ? Vì sao ?

- Không phải mọi yếu tố của tự nhiên đều là đối tượng lao động. Bởi vì chỉ những yếu tố tự nhiên nào mà con người đang tác động trong quá trình sản xuất nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của mình thì mới gọi là đối tượng lao động. Những yếu tố tự nhiên mà con người chưa biết đến, chưa khám phá, chưa tác động thì chưa trở thành đối tượng lao động.

- Tư liệu lao động là gì ?

- Tư liệu lao động được chia thành mấy loại? Nêu nội dung cụ thể?

- Công cụ lao động cũng là yếu tố cách mạng nhất, biến động nhất và là một trong những căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế. C.Mác viết: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải là ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với những tư liệu lao động nào”. “Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa phong kiến, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp”.

- Ví dụ về các công cụ lao động: cày, cuốc, máy gặt đập liên hợp, máy bơm nước…

- Ví dụ về hệ thống bình chứa của sản xuất: ống, thùng, hộp, két, vại, giỏ…

- Ví dụ về kết cấu hạ tầng của sản xuất: đường giao thông, bến cảng, sân bay, nhà ga, phương tiện giao thông vận tải, điện, nước, thủy lợi, bưu điện, thông tin liên lạc…

- Theo em, ranh giới phân chia giữa đối tượng lao động và tư liệu lao động là có tích tương đối hay tuyệt đối (rạch ròi)?

- Có tính tương đối vì một vật trong mối quan hệ này là đối tượng lao động, nhưng trong mối quan hệ khác lại là tư liệu lao động. Ví dụ: Ngày xưa, con trâu là tư liệu lao động của người nông dân, nhưng lại là đối tượng lao động của lò giết mổ.

- Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, yếu tố nào quan trọng và quyết định nhất? Vì sao?

- Sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất vì giữ vai trò chủ thể, sáng tạo, là nguồn lực không cạn kiệt; xét cho cùng, trình độ phát triển của tư liệu sản xuất chính là sự biểu hiện sức sáng tạo của con người.

- Nhận xét, chốt lại.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

a. Sức lao động

- Khái niệm: Là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

- Phân biệt sức lao động với lao động:

 + Sức lao động: là khả năng của lao động.

 + Lao động:

  ● Là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực.

  ● Là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình.

b. Đối tượng lao động

- Khái niệm: Là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhằm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Phân loại (có 2 loại đối tượng lao động):

 + Loại có sẵn trong tự nhiên.

 + Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến ít nhiều.

c. Tư liệu lao động

- Khái niệm: Là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thoả mãn nhu cầu của con người.

- Phân loại (ba loại):

 + Công cụ lao động (hay công cụ sản xuất), là yếu tố quan trọng nhất.

 + Hệ thống bình chứa của sản xuất.

 + Kết cấu hạ tầng của sản xuất.

⇒ Trong các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, sức lao động là yếu tố quan trọng và quyết định nhất

Ví dụ về phát triển kinh tế GDCD 11

a. Thế nào là sản xuất của cải vật chất?

Sản xuất của cải vật chất là sự tác động của con người vào tự nhiên, biến đổi các yếu tố của tự nhiên để tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Vai trò của sản xuất của cải vật chất

- Sản xuất của cải vật chất là cơ sở tồn tại của xã hội

+ Con người luôn cần ăn, mặc, ở, đi lại,… vì vậy cần sản xuất để đáp ứng các nhu cầu đó.

+ Xã hội sẽ không tồn tại nếu ngừng sản xuất ra của cải vật chất.

- Sản xuất của cải vật chất quyết định mọi hoạt động của xã hội.

+ Là tiền đề, là cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của xã hội.

+ Giúp con người ngày càng hoàn thiện và phát triển toàn diện.

=> Sản xuất vật chất giữ vai trò là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội, xét đến cùng quyết định toan bộ sự vận động của đời sống xã hội.

2. Các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất

Mọi quá trình sản xuất đều là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.

Ví dụ về phát triển kinh tế GDCD 11

a. Sức lao động

- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất.

- Sức lao động là khả năng của lao động, còn lao động là sự tiêu dung sức lao động trong hiện thực.

- Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người làm biến đổi những yếu tố của tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của con người.

b. Đối tượng lao động

- Đối tượng lao động là những yếu tố của tự nhiên mà lao động của con người tác động vào nhắm biến đổi nó cho phù hợp với mục đích của con người.

- Đối tượng lao động có hai loại:

+ Loại có sẵn trong tự nhiên, khai thác là dùng được => đối tượng của ngành công nghiệp khai thác (đất, tôm cá,…)

+ Loại đã trải qua tác động của lao động, được cải biến gọi là nguyên liệu à đối tượng của các ngành công nghiệp chế biến (sợi để dệt vải, sắt thép để chế tạo máy,…)

- Đối tượng lao động ngày càng đa dạng, phong phú, con người ngày càng tạo ra nhiều nguyên vật liệu nhân tạo có tính năng, tác dụng theo ý muốn.

c. Tư liệu lao động

- Tư liệu lao động là một vật hay hệ thống những vật làm nhiệm vụ truyền dẫn sự tác động của con người lên đối tượng lao động, nhằm biến đổi đối tượng lao động thành sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của con người.

- Tư liệu lao động chia làm ba loại:

+ Công cụ lao động => yếu tố quan trọng nhất, “là căn cứ cơ bản để phân biệt các thời đại kinh tế”.

+ Hệ thống bình chứa.

+ Kết cấu hạ tầng => phải đi trước một bước so với sản xuất trực tiếp.

- Đối tượng lao động và tư liệu lao động kết hợp lại thành tư liệu sản xuất. Quá trình lao động sản xuất là sự kết hợp giữa sức lao động với tư liệu sản xuất.

- Sức lao động với tính sáng tạo, giữ vai trò quan trọng và quyết định nhất. Trình độ phát triển của tư liệu sản xuất là sự phản ánh sức lao động sáng tạo của con người.

=> Trách nhiệm của mỗi công dân: thường xuyên rèn luyện, học tập để nâng cao hiệu quả lao động, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mỗi trường.

3. Phát triển kinh tế và ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với  cá nhân, gia đình và xã hội

a. Phát triển kinh tế 

- Phát triển kinh tế là sự tăng trưởng kinh tế gắn liền với cơ cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ và ông bằng xã hội.

- Phát triển kinh tế gồm 3 nội dung:

+ Sự tăng trưởng kinh tế: sự tăng lên về số lượng, chất lượng sản phẩm và các yếu tố của quá trình sản xuất ra nó trong một thời kì nhất định.

+ Quy mô tăng trưởng kinh tế.

+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Cơ sở của tăng trưởng kinh tế: cấu kinh tế hợp lí, tiến bộ để đảm bảo tăng trưởng kinh tế bền vững.

b. Ý nghĩa của phát triển kinh tế đối với cá nhân, gia đình, xã hội

- Đối với cá nhân: giúp có việc làm và thu nhập ổn định, cuộc sống ấm no, nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân.

- Đối với gia đình: là tiền đề, cơ sở quan trọng để thực hiện tốt các chức năng của gia đinh.

- Đối với xã hội:

+ Tăng thu nhập quốc dân và phúc lợi xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống cộng đồng, giảm bớt tình trạng đói nghèo…

+ Giải quyết việc làm, giảm thất nghiệp, giảm tệ nạn xã hội.

+ Là tiền đề vật chất để phát triển văn hóa, giáo dục, y tế,..; đảm bảo ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.

+ Tạo điều kiện củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chế độ chính trị, tang hiệu lực quản lí của Nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

+ Là điều kiện tên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước tiên tiến trên thế giới; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, mở rộng quan hệ quốc tế, định hướng xã hội chủ nghĩa.

=> Tích cực tham gia phát triển kinh tế vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của công dân, góp phần thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.