Vì sao cây ngô chết khi vẫn ở dưới đất

Vì sao cây ngô chết khi vẫn ở dưới đất

Hoa súng là cư dân quen thuộc của các đầm lầy.

Rễ cây hút nước và chất khoáng trong đất, nhưng cần phải có đủ không khí nó mới phát triển bình thường. Nếu rễ bị ngâm lâu trong nước, thiếu không khí nó sẽ ngừng sinh trưởng, thậm chí chết ngạt. Khi rễ đã chết thì thân cây cũng đổ theo. Nhưng rễ của cây thuỷ sinh lại khác. Chúng đã thích nghi hoàn hảo với môi trường "khó thở" này. Đặc điểm rõ nhất là chúng đều có thể hấp thụ ôxy trong nước, vẫn thở bình thường trong điều kiện ít ôxy.

Quảng cáo

Trong lớp vỏ rễ cây thuỷ sinh đều có những khoang rỗng tương đối lớn giữa các tế bào, thông với nhau thành một hệ thống dẫn khí. Đặc biệt, biểu bì rễ cây là một lớp màng mỏng mờ đục, cho phép lượng ôxy ít ỏi hoà tan trong nước thấm qua (thẩm thấu), vào trong rễ. Theo các khoang rỗng giữa các tế bào, ôxy được phân tán đi khắp rễ, cung cấp đầy đủ dưỡng khí cho bộ phận này hô hấp.

Quảng cáo

Ngoài ra, để thích nghi với môi trường nước, một số thực vật thuỷ sinh còn có cấu tạo đặc biệt. Ví dụ loài sen. Tuy chúng sống trong bùn, một môi trường rất yếm khí, hô hấp tự nhiên gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen lại có rất nhiều lỗ to nhỏ khác nhau. Những lỗ này ăn thông với các lỗ trên cuống lá, đồng thời trong lá lại có nhiều khoang rỗng ăn thông với khí khổng của lá. Vì vậy ngó sen tuy nằm sâu trong bùn nhưng vẫn sống bình thường nhờ tự do thở qua mặt lá.

Một ví dụ khác là củ ấu, rễ của nó cũng mọc trong bùn, nhưng cuống lá phình to, hình thành rất nhiều túi khí, chứa đủ khí để cho rễ thở. Hay như bèo ong, dưới lá có rất nhiều rễ củ. Kỳ thực không phải rễ thật mà là biến dạng của lá, đảm nhiệm tác dụng của rễ.

Lớp biểu bì của thân thực vật thuỷ sinh cũng có tác dụng như rễ. Lớp cutin (vốn giữ cho khỏi mất nước ở mặt lá) không phát triển hoặc hoàn toàn không có. Tế bào lớp vỏ chứa chất diệp lục có khả năng quang hợp, tự tạo chất hữu cơ. Nhờ có thể hô hấp bình thường, lại có “thức ăn để ăn”, nên thực vật thuỷ sinh có thể sống lâu dài trong nước mà không bị thối rữa.

Cây ngô và những câu hỏi vì sao nhiều người chưa lí giải được

Bắp ngô có râu là do hoa đực và hoa cái không mọc liền nhau, hoa đực thì mọc trên đầu của thân, hoa cái thì mọc trên thân. Hoa đực nhờ vào những sợi râu truyền phấn cho hoa cái, hoa cái sau khi thụ phấn mỗi bông hoa nhỏ sẽ trở thành một hạt ngô, còn râu của hoa thì biến thành râu ngô mà ta thường thấy.

2. Vì sao có một số bắp ngô thiếu hạt và “ngô trọc”?

Vì sao cây ngô chết khi vẫn ở dưới đất

Ngô là cây trồng truyền phấn dị hoa, nhờ phấn hoa đực trên đỉnh ngọn rơi vào đầu nhụy mới có thể kết quả. Bình thường việc “vận chuyển” phấn hoa này là do gió đảm nhiệm. Có khi không may, khi ngô đang ra hoa, gặp phải điều kiện khí hậu không tốt như gặp gió to, phấn hoa thường bị thổi đi rất xa, không thể rơi ngay trên đầu nhuỵ cái. Có khi gặp những trận mưa liên miên, khiến cho nhuỵ đực không thể ra hoa rồi phát tán phấn, cho dù có thể phát tán phấn nhưng phấn hoa thường do hút nước nở ra rồi vỡ hoặc dính lại thành miếng, mất đi sức sống; có khi ở nhiệt độ cao lại khô, nhuỵ đực ra hoa phát tán phấn sớm, còn nhuỵ cái thì ra hoa muộn tạo thành hiện tượng nhụy cái ra hoa tách rời. Trong tình trạng như vậy nhuỵ cái rất khó có đủ phấn hoa để hoàn thành sự thụ tinh, dẫn đến hiện tượng “trọc” và thiếu hạt.

Muốn khắc phục hiện tượng này giúp cho bắp ngô ra to và mập, có thể khi ra hoa giúp chúng vận chuyển phấn hoa – sự trợ giúp thụ phấn nhân tạo. Phương pháp thụ phấn nhân tạo rất đơn giản, thường dùng máy thu lượm để thu lượm phấn hoa, sau đó dùng máy thụ phấn hoặc bút lông, bàn chải bôi phấn hoa lên đầu nhụy cái.

3. Vì sao có bắp ngô kết trên ngọn?

Cây ngô trổ hoa đực trên ngọn và trổ hoa cái giữa thân. Phấn hoa đực rơi xuống, hoa cái thụ phấn và sinh ra hạt. Đó là nguyên nhân khiến bắp ngô thường xuất hiện giữa thân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những cây ngô có bắp trên ngọn.

Cây ngô (bắp) thuộc họ lúa, có gốc gác từ vùng núi cao á nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nay được di thực đi khắp thế giới với nhiều giống khác nhau.

Thủa ban đầu, ngô là loài cây có nhị (đực) và nhuỵ (cái) trong cùng một hoa. Sau, qua sự chọn lọc tự nhiên và sự chăm sóc của con người, ngô dần tiến hoá: nhuỵ ở hoa trên ngọn bị thoái hoá, nhị ở hoa giữa thân cây cũng thoái hoá. Những cơ quan sinh sản bị thoái hoá kia hiện vẫn còn dấu vết, song trong điều kiện bình thường thì chẳng phát dục. Chỉ khi thoả mãn một số điều kiện nhất định, chẳng hạn nhiều ngày nắng quá hoặc hoa đực sinh trưởng không bình thường, cây ngô lại kết bắp trên ngọn. Đó là hiện tượng lại giống.

4. Vì sao trên cùng một bắp ngô lại có những hạt màu sắc khác nhau?

Vì sao cây ngô chết khi vẫn ở dưới đất

Cây ngô trổ hoa đực trên ngọn và trổ hoa cái giữa thân. Phấn hoa đực rơi xuống, hoa cái thụ phấn và sinh ra hạt. Đó là nguyên nhân khiến bắp ngô thường xuất hiện giữa thân. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn sẽ gặp những cây ngô có bắp trên ngọn.

Cây ngô (bắp) thuộc họ lúa, có gốc gác từ vùng núi cao á nhiệt đới Trung và Nam Mỹ, nay được di thực đi khắp thế giới với nhiều giống khác nhau.

Thủa ban đầu, ngô là loài cây có nhị (đực) và nhuỵ (cái) trong cùng một hoa. Sau, qua sự chọn lọc tự nhiên và sự chăm sóc của con người, ngô dần tiến hoá: nhuỵ ở hoa trên ngọn bị thoái hoá, nhị ở hoa giữa thân cây cũng thoái hoá. Những cơ quan sinh sản bị thoái hoá kia hiện vẫn còn dấu vết, song trong điều kiện bình thường thì chẳng phát dục. Chỉ khi thoả mãn một số điều kiện nhất định, chẳng hạn nhiều ngày nắng quá hoặc hoa đực sinh trưởng không bình thường, cây ngô lại kết bắp trên ngọn. Đó là hiện tượng lại giống.

5. Vì sao không gọi là quả ngô lại gọi bắp ngô?

Ngô, bắp hay bẹ là một loại cây lương thực có nguồn gốc từ châu Mỹ, sau đó lan tỏa ra khắp thế giới vào cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. Hiện nó là một trong bốn loại cây lương thực chính của Việt Nam gồm: Lúa, ngô, sắn và khoai lang.

Các hạt ngô có nguồn gốc từ hoa cái của cây nên về mặt sinh học mỗi hạt ngô chính là một trái cây. Tuy nhiên, do cấu tạo giống như các loại hạt (hạt thóc, hạt lạc, hạt đậu) nên không ai gọi quả/ trái ngô mà thường gọi là “hạt ngô”.

“Bất kì loại cây nào cũng cần nước, nếu không có nước cây sẽ chết. Song mỗi loại cây lại có tập tính sinh sống khác nhau, có loại cây cần nhiều nước, có loại cây cần ít nước.

Sau mấy hôm mưa liên tiếp, khắp nơi đầy nước, nếu không kịp thời hút nước thì rất nhiều loại cây nông nghiệp như cây bông, đậu tương, ngô… sẽ bị ngập chết, nếu để lâu thân cây sẽ bị thối rữa. Nhưng loài hoa sen lại không như vậy, phần lớn một nửa thân cây luôn luôn ngập trong nước, hay các cây như cây rong cá vàng, cây bèo còn sống hẳn ở trong nước mà chẳng sao cả.

Tại sao vậy?

Rễ của cây nói chung là dùng để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng, nhưng phải có đủ không khí thì rễ mới có thể phát triển bình thường, nếu rễ bị ngâm trong nước lâu, không đủ không khí, rễ sẽ bị ngừng sinh trưởng, thậm chí còn bị hỏng rễ mà chết cây.

Tuy nhiên, rễ cây sống dưới nước so với rễ bình thường lại khác, do chịu ảnh hưởng của môi trường lâu dài khiến cho nó có khả năng thích nghi sinh sống trong nước, thậm chí là có thể hấp thụ oxi ở trong nước, ngay cả khi lượng oxi tương đối ít, cũng có thể hô hấp bình thường. Chúng làm thế nào để hấp thụ lượng oxi ít ỏi trong nước như vậy. Trong lớp vỏ của rễ cây có các khe giữa các tế bào, trên dưới thông nhau đã hình thành một hệ thống dẫn không khí. Điều quan trọng hơn là lớp biểu bì của rễ là một lớp màng mỏng trong suốt có thể giúp lượng oxi ít ỏi xuyên qua nó đưa tới rễ cây. Khi hiện tượng thẩm thấu xảy ra, do nồng độ hai bên màng khác nhau nên đã sản sinh ra một áp lực thẩm thấu mà sức thẩm thấu của lớp biểu bì ở cây sống dưới nước cực mạnh nên oxi được thấm vào trong rễ, làm cho rễ hấp thụ được một ít oxi, rồi thông qua các khe giữa tế bào tương đối lớn nên cung cấp đủ khí cho rễ hô hấp.

Có một số cây, để thích nghi với môi trường nước, trên thân còn có một số cấu tạo đặc biệt, ví dụ như ngó sen, nó luôn luôn ngâm sâu trong hồ ao đầm lầy, nơi mà không khí khó lưu thông, hô hấp tự nhiên cũng gặp khó khăn, nhưng trong ngó sen có rất nhiều lỗ to nhỏ, những lỗ này xuyên với những lỗ ở trên bề mặt lá, đồng thời trong lá cũng có nhiều khe, thông với những lỗ khí ở trên mặt lá. Vì vậy tuy chìm sâu trong bùn nhưng có thể nhờ mặt lá để hô hấp khí trong lành mà sống được. Lại như củ ấu, rễ của nó cũng ngập trong bùn bẩn, nhưng lá nó nở to, tạo nên nhiều túi khí có thể dự trữ lớn không khí cung cấp cho rễ thở.

Ngoài ra, lớp biểu bì của thân cây sống dưới nước cũng giống như rễ, có chức năng hấp thụ, các tế bào biểu bì cũng có chất diệp lục có thể tiến hành quang hợp, tự tạo ra thức ăn cho cây.

Do cây sống dưới nước có cấu tạo thích nghi với môi trường hô hấp bình thường, lại có “lương thực” để ăn, nên chúng sống lâu dài trong nước mà không bị mục nát.”

Twitter Facebook LinkedIn