Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch

Theo tài liệu ĐHĐCĐ vừa công bố của Cảng Cát Lái, Ban lãnh đạo CLL đặt chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 giảm nhẹ so với kết quả thực hiện được của năm 2019. Cụ thể, doanh thu thuần bằng 99,20% so với kết quả của năm 2019, tương đương với 357,549 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế (LNST) bằng 90,95% kết quả năm 2019, tương đương với 81,200 tỷ đồng.

Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch

Tình trạng kỹ thuật cơ sở hạ tầng (cầu tàu, bãi hàng) và các phương tiện xếp dỡ của cảng Cát Lái ngày cảng cũ.

Ban lãnh đạo CLL cho rằng, kế hoạch kinh doanh năm 2020 của công ty được đặt ra trong tình hình thực tế: Tình trạng kỹ thuật cơ sở hạ tầng (cầu tàu, bãi hàng) và các phương tiện xếp dỡ ngày càng cũ. Do vậy, năng xuất khai thác hạn chế hơn, đồng thời chi phí dành cho nâng cấp cơ sở hạ tầng và sửa chữa bảo dưỡng phương tiện tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, tình hình chung các hãng tàu, đơn vị vận tải sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh, do ảnh hưởng của chính sách kiểm soát dịch COVID-19 đối với dịch vụ vận chuyển và kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa. Đây sẽ là sức ép giảm giá các dịch vụ khai thác cảng của công ty.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán năm 2019, doanh thu thuần của CLL đạt 360,441 tỷ đồng, đạt 95,37% so với kế hoạch của năm 2019 và giảm 4,75% so với năm 2018. LNST hợp nhất đạt 90,267 tỷ đồng, giảm nhẹ so với năm 2018.

Năm 2019, CLL cũng đã đầu tư mua 2.523.400 cổ phần của Công ty CP Cảng ICD Quế Võ (nay là Công ty CP Tân Cảng Quế Võ), chiếm 20% vốn điều lệ của công ty này và đã hoàn thành việc chuyển quyền sở hữu toàn bộ số cổ phần trên vào tháng 12 năm 2019.

Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020 của CLL cũng thể hiện có sự sụt giảm so với cùng kỳ năm 2019. Theo đó, doanh thu quý I đạt 84,223 tỷ đồng, giảm 14,02% so với cùng kỳ năm 2019; LNST đạt 21,224 tỷ đồng, giảm 17,22% so với cùng kỳ năm 2019.

Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch

Lịch sử giao dịch cổ phiếu CLL trên sàn HoSE trong vòng 02 tháng qua có sự tăng trưởng rất thất thường.

Tại ĐHĐCĐ năm 2020, HĐQT CLL dự kiến trình cổ đông phương án phân phối lợi nhuận của năm 2019. Trong đó, công ty dành 74,800 tỷ đồng để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng với 22% vốn điều lệ và trích 4,3 tỷ đồng, tương đương với 5% LNST cho Quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty.

Trên sàn HoSE, trong vòng 02 tháng qua, cổ phiếu CLL có sự tăng trưởng không ổn định và chỉ dao động từ 27.000đ – 29.000đ/cổ phiếu. Hơn nữa, thanh khoản cổ phiếu CLL cũng đang ở mức rất thấp, khi giao dịch thỏa thuận hầu như bằng 0. Trong khi đó, giao dịch khớp lệnh cũng chỉ đạt khối lượng cao nhất là 3.350 cổ phiếu, tương đương giá trị giao dịch là 97 triệu đồng.

Các chuyên gia chứng khoán cho rằng, cổ phiếu CLL đang bị ảnh hưởng bởi kết quả kinh doanh không mấy khả quan trong quý I do tác động của dịch COVID-19. Đồng thời, những phương án đầu tư của CLL chưa mang lại lợi nhuận tức thì, cũng khiến các nhà đầu tư còn e dè với cổ phiếu này.

Đánh giá của bạn:

Trên 3 sàn, 826 cổ phiếu giảm giá và có tới 133 mã giảm hết biên độ. Cổ phiếu bất động sản, chứng khoán nằm sàn la liệt. Ở nhóm bất động sản: LDG, QCG, TDC, NBB, ITA, HAR, DRH, IJC, TCH, BII… giảm sàn. Kể cả các mã đầu ngành như VIC, VHM, VRE, NVL, KDH… cùng lao dốc. VHM “thủng” mốc 70.000 đồng/cổ phiếu.

Nhóm xây dựng FCN, HBC, CTD, EVG cùng giảm sàn. ACC, HVH, HTN chìm trong sắc đỏ. Như CTD, từ chỗ hơn 100.000 đồng/cổ phiếu hồi đầu tháng, đóng cửa phiên hôm nay chỉ còn 65.000 đồng/cổ phiếu. Cũng trong khoảng thời gian ấy, nhiều cổ phiếu “chiết khấu” 20 – 30%, nhà đầu tư lỗ nặng. Tài khoản margin những ngày gần đây liên tục nhận được tin nhắn yêu cầu nạp thêm tiền để đảm bảo ngưỡng an toàn.

Trong trường hợp nhà đầu tư không nạp thêm tiền, vi phạm tỷ lệ quy định sẽ bị call margin, hoặc bán giải chấp (force sell). Tệ hơn, call margin chéo có thể xảy ra nếu những mã cần giải chấp mất thanh khoản. Thông thường khi vi phạm tỷ lệ 0,3 (call margin) 0,25 (force sell), khi ấy, CTCK sẽ bán các mã cổ phiếu khác để lấy tiền về. Tuy nhiên, quan sát phiên hôm nay, tình trạng này có thể chưa nghiêm trọng.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu chứng khoán cũng không tránh khỏi tình trạng giảm hết biên độ như EVS, VIG, HBS, APS, BSI, AGR, VCI, CTS, ORS, VIX, FTS...

Cổ phiếu ngân hàng có tới 24/27 mã giảm giá. Bất chấp thị trường điều chỉnh, vẫn có một số mã “vượt đỉnh” ngắn hạn. 3/6 mã tăng trần hôm nay: ACL, ANV, DGW đều vượt đỉnh 6 tháng. Các cổ phiếu ngành cơ bản, bán lẻ, bảo hiểm, một số bluechips hoạt động tích cực: BVH, BWE, FPT, MIG, MWG, PNJ…

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 25,96 điểm (-1,78%) xuống 1.432,6 điểm. HNX-Index giảm 13,59 điểm (-3,26%) xuống 403,12 điểm. UPCoM-Index giảm 2,15 điểm (-1,91%) xuống 110,21 điểm.

Thanh khoản thị trường tăng mạnh so với phiên trước, trong đó, giá trị khớp lệnh riêng sàn HoSE tăng 18,8% lên 24.739 tỷ đồng. Khối ngoại mua ròng khoảng 7 tỷ đồng ở sàn HoSE.

"Ôm margin" cháy tài khoản

Margin hay đòn bẩy tài chính là việc vay tiền của công ty chứng khoán để đầu tư. Lợi ích khi dùng dịch vụ margin là nhà đầu tư có thể mua được lượng cổ phiếu nhiều hơn việc chỉ dùng vốn tự có và tối ưu hiệu suất đầu tư. 

Tuy nhiên, nếu dự báo sai xu hướng giá cổ phiếu, việc sử dụng đòn bẩy sẽ phản tác dụng, làm trầm trọng hơn khoản lỗ mà nhà đầu tư phải gánh chịu. Lúc này call margin, cuộc gọi ký quỹ, nỗi ám ảnh của hầu hết người tham gia thị trường sẽ xuất hiện.

Chỉ trong những phiên điều chỉnh vừa qua (17, 18, 19.1), lệnh call margin dồn dập đã buộc nhà đầu tư phải lựa chọn giữa nạp thêm tiền vào tài khoản hoặc bán giải chấp. Chỉ số VNIndex "bốc hơi" tới hơn 58 điểm, HNX-Index mất 49 điểm.

Áp lực bán giải chấp lớn khiến cổ phiếu nóng la liệt nằm sàn, bán không ai mua dẫn đến phải bán lan sang cả cổ phiếu thuộc nhóm cơ bản tốt để giữ tỉ lệ an toàn. 

Trước đó, vào tháng 3.2020, dịch COVID-19 xuất hiện cũng đã làm chao đảo thị trường chứng khoán. Sức ép call margin tiếp tục đè nặng lên vai các chỉ số. Trong 11 phiên giao dịch, VNIndex giảm 25,22% còn VN30 mất 24,3%.

Có thể thấy đòn bẩy là một con dao hai lưỡi, vừa phóng đại lợi nhuận khi thị trường tăng giá, vừa khuếch đại thua lỗ khi cổ phiếu lao dốc.

Thị trường càng giảm, áp lực giải chấp càng mạnh. Nếu ở giai đoạn giảm đầu, nhà đầu tư có thể cầm cự bằng nộp thêm tiền, thì về sau, khi tiền mặt đã cạn, việc phải bán cổ phiếu để trả nợ là điều không thể dừng lại. Tình xuống xấu nhất là "cháy" tài khoản, thậm chí vướng vào nợ nần với những người “trót” mù quáng vì ôm margin.

Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch
Các công ty chứng khoán hiện nay đang rơi vào tình trạng căng cứng margin trước làn sóng gia nhập thị trường của các nhà đầu tư mới. Đồ hoạ: Đức Mạnh

Bài học không thể bỏ qua, đừng để chứng khoán là canh bạc

Hiện nay, Ủy ban chứng khoán nhà nước chỉ cho phép công ty chứng khoán cho nhà đầu tư vay với tỉ lệ 50%, tức tỉ lệ đòn bẩy tối đa là 1:2. Tuy nhiên, một số công ty có thể có tỉ lệ đòn bẩy cao hơn lên đến 1:3, thậm chí 1:4 khi nhà đầu tư mua những cổ phiếu tốt mà họ có thể kiểm soát được rủi ro.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, chỉ nên sử dụng margin khi bạn là một người có kinh nghiệm lâu năm. Nhà đầu tư F0 mới gia nhập không nên sử dụng.

Khi thị trường có dấu hiệu tăng trưởng rõ ràng thì nên cân nhắc tới margin. Đòn bẩy phù hợp trong các giao dịch ngắn hạn, nếu đầu tư lâu dài thì margin không phải một lựa chọn khôn ngoan.

Tránh ký quỹ với những cổ phiếu tăng nóng không có nguyên nhân rõ ràng hay lợi nhuận quá thấp mà nên tập trung vào các mã có tính thanh khoản và cơ bản tốt.

Nhà đầu tư lưu ý hãy chủ động hạ hết phần margin khi thị trường chuyển biến xấu và đi vào downtrend (xu hướng giảm). Nếu không kịp hạ tỉ trọng, cần quan sát trạng thái thị trường rồi mới đưa ra chiến lược hành động cho tài khoản.

Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)

Liên tiếp trong vài phiên gần đây, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều cổ phiếu bất ngờ bị “đạp sàn” ngay trước phiên ATC. Việc thị trường giảm mạnh trong một khung giờ nhất định khiến nhiều nhà đầu tư hoài nghi có hay không việc thị trường đang bị chi phối bởi một nhóm nhà tạo lập muốn kéo giá để trục lợi?

Thị trường chứng khoán ngày 20/4 tiếp tục có phiên giảm điểm với độ rộng lan ra hầu hết các mã ngành, hàng loạt cổ phiếu giảm sàn. Đóng cửa, chỉ số VN-Index mất 21,73 điểm, mất ngưỡng hỗ trợ quan trọng là 1.400 điểm, lùi về mốc 1.384,73 điểm. Vốn hóa của HOSE cũng giảm gần 86.410 tỷ đồng, tương đương hơn 3,7 tỷ USD.

Đáng lưu ý, đây cũng là phiên giảm điểm thứ 5 liên tiếp của VN-Index, với hơn 90 điểm đã bị “bốc hơi.” Điểm chung tại hầu hết các phiên giao dịch này là nhiều cổ phiếu bất ngờ có sự lao dốc, nằm sàn vào thời điểm sau 14 giờ, ngay trước phiên ATC. Thậm chí, có phiên VN-Index tăng gần 10 điểm trong buổi sáng, nhưng vẫn quay đầu giảm mạnh hơn 20 điểm vào buổi chiều. Điều này đã khiến nhiều nhà đầu tư cá nhân, nhất là những nhà đầu tư mới (F0) hoảng loạn, gây áp lực giảm điểm cho phiên tiếp theo.

Lý giải nguyên nhân diễn ra hiệu ứng giảm điểm vào phiên chiều, ông Nguyễn Thế Minh, Giám đốc Phân tích khối khách hàng cá nhân, Công ty cổ phần Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng  đó thường là do tình trạng call margin (lệnh dừng ký quỹ) hoặc Force-sell (bán giải chấp cổ phiếu) ở nhiều nhóm cổ phiếu. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư đã có lượng vay margin khá cao, rơi vào trạng thái cảnh báo bán của các công ty chứng khoán.

Theo ông Minh, thị trường chứng khoán giảm điểm mạnh vào cuối phiên trong những ngày gần đây trùng hợp với xu hướng cổ phiếu bị các công ty chứng khoán bán ra để thu hồi margin tăng lên. Trong bối cảnh cầu thị trường khá yếu, thanh khoản thấp thì với lượng lớn margin của các công ty chứng khoán bán ra đã tạo ra hiệu ứng domino giảm sốc ngay lập tức.

Từ tháng 11-12/2021 và đầu năm nay, nhóm cổ phiếu midcap (cổ phiếu của các doanh nghiệp quy mô vừa phải, có vốn hóa ở mức trung bình từ 1.000 tỷ đồng đến 10.000 tỷ đồng) và smallcap (các công ty có giá trị vốn hóa thị trường thấp) tăng trưởng rất nóng và các cổ phiếu này hút lượng margin rất cao trên thị trường. Do đó, với những cú giảm điểm kéo dài, thanh khoản lại thấp thì việc call margin ở nhóm cổ phiếu này sẽ không bán được.

Các công ty chứng khoán có thể sẽ mang các cổ phiếu vốn hóa lớn mang ra bán, dẫn đến các cổ phiếu blue-chip cũng bị ảnh hưởng giảm sâu theo trong đợt này.

“Kể từ sau vụ việc liên quan đến FLC, Tân Hoàng Minh, các công ty chứng khoán có khuynh hướng thắt chặt vấn đề quản trị rủi ro. Nhiều công ty chứng khoán bắt đầu hạ tỷ lệ cho vay margin ở nhóm cổ phiếu bất động sản, thay vì trước đó cho vay từ 40-50% thì hiện chỉ còn 30%. Hành động này cũng phần nào khiến giá cổ phiếu giao dịch bằng margin của các nhà đầu tư bị ảnh hưởng. Những tin đồn xung quanh là yếu tố tiền đề, còn việc call margin là nguyên nhân chính khiến VN-Index giảm mạnh liên tiếp trong 5 phiên gần đây," ông Minh cho biết.

Ở góc nhìn khác, ông Huỳnh Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn chứng khoán Ngân hàng Đông Á cho rằng hiệu ứng domino của việc siết chặt phát hành trái phiếu doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước. Trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu để huy động vốn nhưng dòng tiền có thực sự chảy vào sản xuất, kinh doanh hay đi đâu vẫn còn bỏ ngỏ.

[Thị trường tiếp tục lao dốc, VN-Index xuyên thủng mốc 1.385 điểm]

Theo ông Tuấn, diễn biến của thị trường chứng khoán kể từ sau khi Tập đoàn Tân Hoàng Minh bị hủy 9 lô trái phiếu đến nay có thể là câu trả lời cho vấn đề đó, nghĩa là đã có một phần dòng tiền doanh nghiệp huy động qua phát hành trái phiếu chảy vào đầu cơ trên thị trường chứng khoán. Với việc siết chặt dòng vốn qua kênh này thì dòng tiền đi sai mục đích sẽ được rút ra khỏi thị trường chứng khoán.

Do đó, các công ty chứng khoán đang cấp margin lớn cho những dòng tiền như thế đang phải đánh giá lại. Đây là sự kiện khơi mào cho áp lực bán mạnh trong những phiên gần đây. Tuy nhiên, đã có một lớp nhà đầu tư lớn tận dụng vấn đề này để "tung hỏa mù" để khiến thị trường rơi mạnh hơn, mua được cổ phiếu rẻ hơn với mục đích trục lợi.

Ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam cũng cho rằng việc bán tháo cổ phiếu vào cuối phiên trong những ngày gần đây là hành động có chủ đích của các nhà đầu tư cá mập/bigboys đang trục lợi trên thị trường.

“Đã 3-4 phiên liên tiếp, cứ sau 14 giờ là nhiều cổ phiếu bị đạp giảm giá mạnh, thậm chí qua phiên ATC là "đạp sàn" luôn. Rõ ràng đây là hành động có chủ đích để tạo ra hiệu ứng hoảng loạn tiếp tục bán ra trong phiên tiếp theo của nhà đầu tư cá nhân, nhất là nhà đầu tư mới trên thị trường. Họ không có nhiều kinh nghiệm về thị trường, dễ rơi vào khuynh hướng tiêu cực,” ông Phương nhận định.

Tuy nhiên, có một điểm nhà đầu tư cần lưu ý là trong những phiên thị trường “đỏ lửa,” nhà đầu tư nước ngoài, nhất là các quỹ đầu tư nước ngoài thường quay trở lại mua ròng.

Vì sao cổ phiếu cll không có giao dịch
(Ảnh minh họa. Nguồn: Vietnam+)

Theo ông Phương, các nhà đầu tư nước ngoài rất chuyên nghiệp và tỉnh táo trước những biến động. Khi thị trường tăng mạnh, khối ngoại thường có khuynh hướng bán nhiều hơn, còn khi thị trường giảm sâu, nhất là giảm vô lý như hiện nay thì họ thường quay trở lại mua ròng. Điều này cho thấy, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội tăng trưởng và với kinh nghiệm đầu tư lâu năm, họ thường mạnh dạn giải ngân mua vào. Đây có thể là “kim chỉ nam” để nhà đầu tư vững tâm hơn với triển vọng thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới, tránh rơi vào bẫy của các nhà tạo lập trên thị trường.

Thực tế, trong phiên hôm nay, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 439 tỷ đồng trên HOSE và 20,78 tỷ đồng trên HNX, trong khi chỉ bán ròng 15,83 tỷ đồng trên UPCOM. Như vậy, trong 7 phiên trở lại đây, khối ngoại đã mua ròng hơn 2.000 tỷ đồng và trở thành điểm sáng thị trường.

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng với tâm lý thị trường trong ngắn hạn vẫn còn khá tiêu cực, việc “bắt đáy” cổ phiếu ở thời điểm hiện tại vẫn là tương đối rủi ro.

Nhà đầu tư nên cân nhắc tạm thời đứng ngoài thị trường và quan sát diễn biến giao dịch trong một vài phiên tới, chủ yếu là để chờ đợi thị trường chung ổn định trở lại cũng như để các tín hiệu tạo đáy ngắn hạn của cổ phiếu trở nên chắc chắn hơn.

Các công ty chứng khoán kỳ vọng diễn biến giao dịch trên thị trường sẽ lấy lại sự ổn định sau một vài phiên và nhịp hồi phục nhiều khả năng sẽ khởi đầu từ các cổ phiếu vốn hóa lớn ghi nhận mức giảm ít hơn chỉ số chung./.

Hứa Chung (TTXVN/Vietnam+)