Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương là lớp đứng đầu khối 6

Soạn bài Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 107 – 109 SGK Ngữ văn lớp 6 tập 2

1. Định hướng Thảo luận nhóm về một vấn đề

a] Thảo luận nhóm về nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện là nêu lên ý kiến của các cá nhân và trao đổi, thảo luận để thống nhất trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy.

b] Để thảo luận trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện, các em cần:

Xác định sự việc, sự kiện => Nêu kết quả của sự việc, sự kiện => Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện => Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm.

2. Thực hành Thảo luận nhóm về một vấn đề trang 

Bài tập:

Chọn một trong hai vấn đề sau để thảo luận:

– Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?

– Vì sao cuối học kì 1, lớp em được tuyên dương và khen thưởng là lớp đứng đầu khối 6

=> Lựa chọn vấn đề: Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm?

a] Chuẩn bị

– Lựa chọn sự việc hoặc sự kiện cần thảo luận về nguyên nhân đưa đến kết quả của sự việc hoặc sự kiện ấy

Trả lời: Nguyên nhân dẫn đến nước sạch khan hiếm:

+ Sự tăng nhanh của dân số Thế giới.

+ Môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng

+ Hiện tượng biến đổi khí hậu

+ Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm bởi nhiều lí do khác nhau

+ Sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý

– Thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân của sự việc hoặc sự kiện

Liên Hợp Quốc [LHQ] vừa công bố báo cáo mang tên: “Tương lai 2008” [State of Future 2008], dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới.

– Lựa chọn phương tiện hình ảnh để hỗ trợ.

– Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm

b] Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý: Tìm ý bằng cách lập và trả lời các câu hỏi:

+ Kết quả của sự việc hoặc sự kiện đó là tình trạng thiếu nước sạch trầm trọng ở nhiều nơi

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh đường ruột, bệnh ngoài da và một số căn bệnh khác.
  • Thiếu hụt nguồn nước phục vụ đời sống, nông nghiệp và sản xuất

+ Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch là

  • Sự tăng nhanh của dân số Thế giới.
  • Môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng
  • Hiện tượng biến đổi khí hậu
  • Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm bởi nhiều lí do khác nhau
  • Sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý

=> Theo em nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước sạch là Sự tăng nhanh của dân số thế giới.

– Lập dàn ý bằng cách dựa vào những ý đã tìm được, sắp xếp theo ba phần của bài nói.

Mở bài: Nêu sự việc hoặc sự kiện và kết quả của sự việc hoặc sự kiện

Nước có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả những sinh vật. Nước quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng

Thân bài:

+  Trình bày tình trạng nước ngọt trên trái đất hiện nay [dồi dào, vô tận hay cạn kiệt, báo động.]

Tình trạng nước ngọt trên trái đất hiện nay ngày càng khan hiếm, có nguy cơ cạn kiện, ở một số nơi đã lâm vào tình trạng đáng báo động.

+ Lần lượt nêu các nguyên nhân dẫn đến kết quả

  • Sự tăng nhanh của dân số Thế giới.
  • Môi trường sinh thái bị phá hoại do nạn chặt phá rừng
  • Hiện tượng biến đổi khí hậu
  • Nước bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, bị ô nhiễm bởi nhiều lí do khác nhau
  • Sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý

Kết bài:

+ Khẳng định lại một cách ngắn gọn về ý kiến đã trình bày

Con người cần sử dụng nước sạch một cách hợp lý và cố gắng hạn chế các yếu tố tác động xấu đến nguồn nước ngọt.

c] Nói và nghe

Bài tham khảo

Nước sạch có một vai trò hết sức quan trọng để tạo nên sự sống của tất cả những sinh vật. Nước sạch quan trọng là vậy, nhưng hiện nay, thế giới vẫn phải đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch và nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.

Năm 2008, Liên Hợp Quốc [LHQ] công bố báo cáo mang tên: “Tương lai 2008” [State of Future 2008], dự báo về những thách thức với loài người trong tương lai. Theo đó, ngoài giá lương thực và năng lượng tăng cao, thì cùng với vấn đề thay đổi khí hậu, khan hiếm nước ngọt cũng là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại trong những năm tới. Theo số liệu thống kê của LHQ, hiện nay khoảng 20% dân số thế giới sống tại 30 quốc gia đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sinh hoạt và con số này trong năm 2025 được dự báo sẽ lên tới 30%.

Việc khan hiếm nguồn nước sạch, điều kiện vệ sinh không đảm bảo sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân và làm phát sinh một loạt các bệnh liên quan đến nguồn nước như tiêu chảy, dịch tả, thương hàn, v.v. Theo số liệu thống kê, khoảng 2 triệu người, trong đó hầu hết là trẻ em, bị chết hàng năm do mắc bệnh tiêu chảy hoặc bệnh tả. Ngoài ra việc thiếu nước sạch sẽ làm ảnh hưởng đến nhiều hệ sinh thái và việc cung cấp nguồn sống cho người dân trên toàn thế giới.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến nguồn tài nguyên nước cạn kiệt, một vài nguyên nhân chính bao gồm:

Một là sự tăng trưởng dân số và kinh tế là một nhân tố quan trọng dẫn đến tình trạng khan hiếm nguồn nước. Theo ước tính của LHQ, dân số thế giới năm 2050 sẽ đạt tới 9 tỷ người, như vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên mà việc tiếp cận với nguồn nước sạch ngày càng khó hơn.

Hai là nhu cầu nước dùng cho nông nghiệp tăng cao, càng làm cạn kiệt nguồn nước. Theo thống kê, hoạt động nông nghiệp của thế giới hiện sử dụng 70% lượng nước khai thác, trong khi đó 60% lượng nước này bị sử dụng không hiệu quả. Do tình trạng và nhu cầu tưới tiêu của nông nghiệp lại không ngừng tăng lên cùng với sự phát triển dân số.

Ba là rác thải gây ô nhiễm, khí hậu biến đổi và ô nhiễm môi trường từ nhiều nguồn khác cũng khiến nguồn nước sạch khan hiếm dần. Có những dự báo cho rằng, khí hậu toàn cầu ấm dần lên nên lưu lượng nước nhiều con sông ở châu Á và châu Phi có thể giảm từ 15-50%. Hơn nữa, nước băng tan không bổ sung cho nguồn nước ngọt, mà thường chảy ra biển thành nước mặn.

Năm là việc sử dụng và quản lý tài nguyên nước không hợp lý. Sự cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước cũng như sự khan hiếm nguồn nước ngày càng trầm trọng do chưa thực sự có các biện pháp quản lý tốt nguồn tài nguyên nước. Tài nguyên nước hiện vẫn chưa được công nhận giá trị đầy đủ và công tác quản lý còn lỏng lẻo. Hầu hết các quốc gia đều chưa có nhiều hệ thống giám sát thích hợp cho cả khối lượng lẫn chất lượng nước và đặc biệt là việc sử dụng nước lãng phí.

Những nguyên nhân trên đã gây ra tình trạng cạn kiệt nguồn tài nguyên nước, dẫn theo đó là những hệ lụy không nhỏ đối với đời sống của con người. Để khắc phục tình trạng trên, cần thực hiện những giải pháp sau:

Nghiên cứu các phương pháp để biến nguồn nước không đủ tiêu chuẩn thành nước sạch. Phương pháp khử mặn nước biển, các dự án tái chế nguồn nước đã qua sử dụng cũng được các nhà khoa học đầu tư nghiên cứu.

Ngoài ra, các biện pháp như cải thiện các phương thức sử dụng nước, đặc biệt là tưới tiêu; đổi mới và xây dựng mới các cơ cấu sản xuất và phân phối nước sạch; bảo vệ môi trường, phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ và chống ô nhiễm các nguồn nước, nâng cao ý thức sử dụng nguốn nước cũng được đề cập tới để đảm bảo có thể khắc phục được phần nào tình trạng khan hiếm nguồn nước đang diễn ra.

Vai trò của nước sạch là vô cùng quan trọng với cuộc sống mỗi người, vì thế hãy cùng chung tay xây dựng và bảo vệ môi trường nước trong sạch, không bị ô nhiễm cũng chính là bảo vệ sức khỏe của mỗi người chúng ta.

d] Kiểm tra và chỉnh sửa

– Lắng nghe những góp ý của thầy cô và các bạn

– Chỉnh sửa và hoàn thiện bài làm của mình.

Tham khảo các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Cánh diều hay khác:

Thực hành tiếng Việt trang 78 – 79

Soạn Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ trang 45

a] Vấn đề thảo luận ở đây là nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện. Nêu lên ý kiến của các cá nhân và trao đổi, thảo luận để thống nhất trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. b] Để thảo luận trong nhóm về những nguyên nhân dẫn đến kết quả của một sự việc, sự kiện, các em cần: - Xác định sự việc, sự kiện. - Nêu kết quả của sự việc, sự kiện. - Chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến kết quả của sự việc, sự kiện. - Trao đổi, thảo luận về nguyên nhân mà các thành viên trong nhóm nêu ra; thống nhất ý kiến trong nhóm.

Bài tập:  Chọn một trong hai vấn đề sau để thảo luận: - Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm? - Vì sao cuối học kì I, lớp em được tuyên dương là lớp đứng đầu khối 6?

a] Chuẩn bị

- Lựa chọn vấn đề cần thảo luận: Nguyên nhân nào làm cho nước sạch ngày càng khan hiếm? - Thu thập các thông tin và xác định nguyên nhân: + Số nước sạch không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. + Số lượng nước sạch được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng do nhu cầu của con người và dân số tăng. + Ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước sạch, chưa khai thác hợp lí. - Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ. - Xem lại các yêu cầu nói và nghe trong thảo luận nhóm.

b] Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý: + Kết quả của sự khan hiếm nước sạch: con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước. + Nguyên nhân dẫn đến sự khan hiếm nước sạch: Số nước ngọt không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Số lượng nước ngọt được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng do nhu cầu của con người và dân số tăng. Ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước ngọt, chưa khai thác hợp lí. + Nguyên nhân quan trọng là do ý thức sử dụng của con người. - Lập dàn ý: + Mở đầu: Hiện nay nước sạch ngày càng khan hiếm, cuộc sống của con người bị ảnh hưởng. + Nội dung chính:  Số nước sạch không phải là vô tận và đang ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Số lượng nước sạch được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày ngày càng tăng do nhu cầu của con người và dân số tăng. Ý thức sử dụng của con người còn phung phí nước sạch, chưa khai thác hợp lí. Con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước. + Kết thúc: Có rất nhiều nguyên nhân, nếu chúng ta không ý thức hơn trong việc sử dụng nước ngọt thì sự sống của loài người sẽ bị hủy diệt.

c] Nói và nghe

Như các bạn đã biết, thế giới đang xảy ra bùng nổ dân số. Chính vì có quá nhiều người trên trái đất mà nước ngọt để sử dụng không phải vô tận. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc nước sạch ngày càng khan hiếm và do đó mà cuộc sống của con người bị ảnh hưởng. Chúng ta biết rằng các châu lục được bao quanh bởi đại dương rộng lớn. Thế nhưng đó là nước mặn – nước mà con người không thể sử dụng. Lầm tưởng của chúng ta đó là nghĩ số nước ngọt là vô tận. Nước sạch đã ít mà chúng lại ngày càng bị nhiễm bẩn bởi chính con người gây ra. Những rác thải sinh hoạt thải trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ,… đã khiến nguồn nước sạch ô nhiễm. Dân số đang bùng nổ nên nhu cầu về nước sạch lại tăng cao. Các bạn thử hình dung xem một ngày mình không có nước sạch để sử dụng thì sẽ khủng khiếp như nào? Để sản xuất lương thực thực phẩm cho con người cần sử dụng một lượng khổng lồ nước ngọt. Thiếu đi nước, cây cối sẽ khô cằn, vạn vật chết khô. Nước sạch đã ít mà ý thức sử dụng của con người còn thấp. Trong sinh hoạt hàng ngày thì phung phí nước ngọt, chưa khai thác một cách hợp lí. Mọi người khi rửa tay, khi tắm vặn vòi nước thật lớn mà chúng ta đâu có sử dụng hết chỗ nước ấy. Hay khi uống nước, chúng ta cứ rót đầy cốc nhưng chỉ uống một nửa rồi lại đổ chỗ nước thừa kia. Con người không thể sinh sống mà thiếu đi nước sạch được, Thẳng thắn hơn là chúng ta phụ thuộc vào nước sạch thì mới có thể tồn tại được. Nếu nhân loại không biết thay đổi ý thức bản thân, hạn chế lãng phí, sử dụng một cách tiết kiệm thì chúng ta sẽ không thể tồn tại được. Vậy như tôi vừa trình bày thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch. Và phần lớn đến từ con người. Nếu chúng ta không ý thức hơn trong việc sử dụng nước ngọt thì sự sống của loài người sẽ bị hủy diệt.

Trái Đất của chúng ta có 4 đại dương to lớn nhưng có một sự thật rằng: nước sạch đang dần trở nên khan hiếm. Cứ 10 người trên toàn thế giới thì có bốn người không có đủ nước sạch để uống. Cứ 5 trẻ em trên toàn thế giới thì có một trẻ không có đủ nước cho nhu cầu hằng ngày và trẻ em ở hơn 80 quốc gia sống trong các khu vực dễ bị tổn thương về nước ở mức cao. Nhu cầu sử dụng nước sạch trên toàn cầu đã tăng gấp sáu lần trong 100 năm qua và đang tiếp tục tăng. Cho tới năm 2050, hơn một nửa dân số toàn cầu được cho là sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, phát sinh khi nhu cầu vượt quá các nguồn nước sẵn có. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước sạch, do khí hậu biến đổi, thiên tai, bùng nổ dân số, sự nóng lên của Trái Đất. Tuy nhiên, một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng dẫn đến tình trạng này là do sự lãng phí và khai thác nguồn nước quá mức của con người. Những công trình xây dựng, những cuộc khai thác tập trung vào tài nguyên nước quá nhiều của chúng ta đã gián tiếp làm hao mòn và cạn kiệt nguồn nước sạch. Những nguyên nhân này gây nên tác động khủng khiếp đến con người và hệ sinh thái. Vậy phải làm thế nào để bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch trên Trái Đất? Rất nhiều hành động được đề xuất có thể giúp các nhà quản lý nguồn nước và những cơ quan có vai trò xây dựng chính sách. Khôi phục rừng ngập mặn giúp bảo vệ bờ biển khỏi xói lở, nước biển dâng cũng như giảm độ mặn của đất thượng nguồn, nước mặn và nước ngầm. Xây dựng và áp dụng các chính sách có tính đến việc quản lý hoạt động của chu trình nước nói chung. Tái chế nước và tăng lượng nước ngọt nhân tạo sẽ giúp giảm áp lực đối với nguồn nước ngọt hiện có. Nhưng có lẽ quan trọng nhất vẫn là cải thiện và nâng cao ý thức của con người. Con người khi dừng lại những hành động khai thác và sử dụng một cách bừa bãi thì ắt hẳn sẽ giảm thiểu được sự khan hiếm nước ngọt. Với vai trò là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, em hiểu và ý thức được trách nhiệm của bản thân. Chúng ta hãy chung tay sử dụng một cách tiết kiệm và khoa học nhất có thể để bảo vệ nguồn nước sạch.

d] Kiểm tra và chỉnh sửa

Video liên quan

Chủ Đề