Vì sao hiv gây hội chứng suy giảm miễn dịch

Virus HIV có tính chất nguy hiểm cao khiến nhiều người lo lắng nếu như nhiễm phải. Bởi khi chúng xâm nhập vào cơ thể người sẽ truyền theo đường máu lan đi khắp cơ thể làm suy giảm hệ miễn dịch ở người. Từ đó, khiến cho chúng ta không còn khả năng chống lại các loại vi khuẩn, virus từ bên ngoài vào. Vậy HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Virus HIV gây suy giảm hệ miễn dịch ở người

Nguồn gốc gây ra hội chứng gây suy giảm hệ miễn dịch ở người

Căn nguyên dẫn đến hội chứng suy giảm miễn dịch ở người chính là virus Human immunodeficiency virus mà chúng ta vẫn thường gọi là virus HIV. Kích thước của chúng vô cùng nhỏ chỉ bằng đầu mũi kim nhưng bên trong có thể chứa được khoảng 16000 con. Sức ảnh hưởng của loại virus này đối với hệ thống miễn dịch của con người là rất lớn sẽ dẫn đến bất hoạt hệ thống miễn dịch vô cùng nguy hiểm.

Theo như nghiên cứu thì virus HIV chỉ có thể phát triển và sinh sản ở bên trong tế bào sống. Tính chất đặc trưng là các men sao chép ngược và khả năng ái tính cao đối với các tế bào của hệ miễn dịch ví dụ như: lympho T helper [T-CD4], tế bào đơn nhân, các đại thực bào cũng như một số tế bào có thụ thể [tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho toàn thân,...] Chính vì vậy, nếu virus xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám dính vào màng tế bào miễn dịch của người sau đó mới bắt đầu tấn công vào bên trong.

Nguyên lý hoạt động đó là virus sẽ dùng men sao chép ngược để tiến hành tổng hợp ra các vật liệu trung gian. Tiếp đến, chúng sẽ tận dụng những cấu trúc sẵn có của tế bào sống của người bệnh để làm phương tiện để tổng hợp ra nhiều virus HIV hơn nhờ vào quá trình phân bào. Tế bào gốc của chúng ta sẽ bị hỏng cấu trúc và chết đi nhường chỗ cho siêu vi mới sinh sản. Sau đấy, virus HIV mới sẽ lại đến các tế bào khác trong cơ thể và lặp lại quy trình như vậy. Bạn đã biết HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao rồi chứ?

Bệnh lây truyền HIV thông qua nhiều con đường khác nhau

> Hiv Là Gì

Đường lây truyền của bệnh HIV

Việc lây truyền virus HIV là do có sự tiếp xúc với chất dịch cơ thể. Trong đó phải kể đến máu, nước bọt tinh dịch, dịch tiết âm đạo, dịch tiết ra từ vết thương, da hay niêm mạc, sữa mẹ có chứa virus HIV hoặc các tế bào đã bị nhiễm. Khi nồng độ virus HIV trong cơ thể đủ cao, chúng sẽ lây truyền sang người khác thông qua các đường truyền khác nhau. 

Bên cạnh đó, Hội chứng suy giảm miễn dịch ở người sẽ không lây truyền thông qua tiếp xúc thông thường khi chúng ta làm chúng việc tại cơ quan, trường học hay sinh hoạt tại nhà.

Những con đường chính lây truyền HIV đó là:

  • Lây qua đường tình dục thông qua dịch tiết của cơ quan sinh dục, dịch trực tràng hoặc miệng qua quá trình quan hệ tình dục.

  • Lây nhiễm khi sử dụng chung bơm kim tiêm có dính máu hoặc tiếp xúc với dụng cụ có virus HIV.

  • Lây nhiễm từ mẹ sang con thông qua việc sinh hoặc cho con bú.

  • Lây nhiễm khi truyền máu hoặc phẫu thuật có liên quan đến ghép tạng.

Tiến triển của sự suy giảm hệ miễn dịch khi nhiễm virus HIV

Trong vài tuần đầu tiên sau khi nhiễm trùng nguyên phát, cơ thể của người bệnh sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch dịch thể cũng như miễn dịch tế bào. Trong đó:

  • Miễn dịch dịch thể: Xuất hiện trong vòng vài tuần ngay sau khi phơi nhiễm. Lúc này, cơ thể của người bệnh sẽ sản xuất ra kháng thể có khả năng chống lại virus HIV. Nhưng các kháng thể không thể sẽ kiểm soát hoàn toàn khả năng nhiễm bệnh của con người vì các dạng của virus HIV sẽ có sự biến đổi liên tục.

  • Miễn dịch tế bào: Khả năng miễn dịch qua trung gian có vai trò vô cùng quan trọng hơn giúp người bệnh có thể kiểm soát mức độ cao phơi nhiễm HIV [thường là trên 106 bản sao/mL]. Trong khi đó, quá trình sao chép ngược sẽ là điều kiện thuận lợi để virus HIV mới xuất hiện. 

Sau 6 tháng lây nhiễm, nồng độ virus HIV sẽ xuất hiện trong huyết tương với số bản sao của ARN HIV/mL khá ổn định với mức trung bình khoảng 30.000 đến 100.000 bản sao/mL. Giá trị của virus càng cao thì số lượng tế bào T-CD4 sẽ càng giảm xuống mức nghiêm trọng từ đó dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch ở người và chuyển sang giai đoạn AIDS.

Nguy cơ cung như mức độ nghiêm trọng của hội chứng suy giảm miễn dịch ở người sẽ được xác định bởi 2 yếu tố chính đó là

  • Số lượng T-CD4

  • Nguy cơ tiếp xúc với mầm bệnh cơ hội

Đối với một số bệnh nhiễm trùng, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội sẽ đặc biệt tăng cao khi mà T-CD4 dưới ngưỡng 200/μL. Đối với các bệnh khác là dưới 50 /μL. Cụ thể như sau:

  • Lượng T-CD4 < 200/μL: người bệnh sẽ có cơ mắc Viêm phổi do Pneumocystis jirovecii, viêm màng não mô cầu do cryptococcus, viêm não do toxoplasma.

  • Lượng T-CD4 < 50/μL: Người bệnh có nguy cơ mắc cytomegalovirus [CMV] và Nhiễm trùng phức tạp Mycobacterium avium [MAC]

Nếu con số này ở mức trung bình thì cứ mỗi khi số lượng ARN virus trong huyết thanh tăng lên gấp khoảng 3 lần đối với những bệnh nhân chưa được điều trị, thì nguy cơ chuyển sang AIDS hoặc tử vong là rất cao. Chính vì thế mà chúng ta cần phải thăm khám sớm để có lộ trình điều trị phù hợp.

Nồng độ virus quyết định việc lây truyền virus từ người bệnh sang người lành

Nguyên tắc của điều trị bệnh HIV/AIDS

Bệnh nhân nghi ngờ nhiễm HIV cần phải được chẩn đoán và có phương pháp điều trị càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ phơi nhiễm. Để điều trị bệnh HIV cần phải dựa trên những nguyên tắc sau đây:

  • Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội bất cứ khi nào có xuất hiện các dấu hiệu với  phác đồ kháng retrovirus [ARV] và phải có chỉ định của bác sĩ.

  • Điều trị kháng retrovirus phải được thực hiện kết hợp với các biện pháp chăm sóc và hỗ trợ về y tế, tâm lý cũng như xã hội.

  • 3 loại thuốc ARV quan trọng phải có mặt trong điều trị HIV đó là Highly Active Antiretroviral Therapy – HAART. 

  • Bệnh nhân cần phải tuân thủ theo phương pháp điều trị bệnh của bác sĩ với phác đồ kháng retrovirus. Với tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV khiến chúng không thể chữa khỏi được hoàn toàn. Khả năng miễn dịch của người bệnh sẽ được phục hồi nhưng vẫn phải điều trị dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn cơ hội.

  • Việc có sử dụng thuốc kháng retrovirus để điều trị hay không cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng cũng như miễn dịch mỗi 3 - 6 tháng. 

> Thế nào là HIV? Tại sao xét nghiệm hiv 3 tháng âm tính 6 tháng dương tính?

Điều trị bệnh theo đúng nguyên tắc để hạn chế sự phát triển của virus

Bạn đã biết HIV gây hội chứng suy giảm miễn dịch vì sao rồi chứ? Hãy phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp nhé.

AIDS - Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải

AIDS [Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải, viết tắt từ Acquired Immunodeficiency Syndrome hay từ Acquired Immune Deficiency Syndrome của tiếng Anh; còn gọi là SIDA theo cách viết tắt từ Syndrome d'ImmunoDéficience Acquise của tiếng Pháp] hay bệnh liệt kháng là một hội chứng của nhiều bệnh nhiễm trùng [ví dụ: lao, viêm phổi, nấm], mà người nhiễm HIV gặp phải do hệ miễn dịch của cơ thể bị tổn thương hoặc bị phá hủy nặng nề. Các bệnh này được gọi là các bệnh nhiễm trùng cơ hội. AIDS được coi là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV. Tuy nhiên, mỗi người khi mắc AIDS sẽ có những triệu chứng khác nhau, tùy theo loại bệnh nhiễm trùng cơ hội mà người đó mắc phải, và khả năng chống đỡ của hệ miễn dịch mỗi người.

Hội chứng: nhóm các biểu hiện [triệu chứng] như: sốt, tiêu chảy, sụt cân, nổi hạch... do một căn bệnh nào đó gây ra.

Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch là hệ thống phòng ngự bảo vệ cơ thể chống lại các mầm bệnh từ ngoài xâm nhập vào cơ thể, suy giảm miễn dịch là tình trạng hệ miễn dịch trở nên yếu, giảm hoặc không có khả năng chống lại sự tấn công của các tác nhân gây bệnh.

Mắc phải: Không do di truyền mà do bị lây nhiễm trong cuộc sống Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng đến cuối năm 2009 sẽ có 37,2 triệu người lớn và 2,2 triệu trẻ em sống với HIV. Trong năm 2004, 4,9 triệu người đã bị nhiễm và 3,1 triệu chết vì AIDS. Từ năm 1981, AIDS đã giết 23,1 triệu người trong tổng cộng 79,9 triệu trường hợp. Ở Châu Phi, tuổi thọ đã giảm trong các thập kỉ vừa qua chỉ vì tử vong do AIDS và ung thư Kaposi, một khối u xuất hiện ở bệnh nhân AIDS, hiện nay là khối u phổ biến nhất được báo cáo ở các nước hạ Sahara.

AIDS được lưu ý lần đầu tiên ở những người đàn ông đồng tính luyến ái và những người tiêm ma tuý vào tĩnh mạch vào thập niên 1980. Sang thập niên 1990 hội chứng này đã trở thành một dịch toàn cầu và vào năm 2004 58 phần trăm người bị AIDS là phụ nữ. Mặc dù những người đồng tính luyến ái nam và những người gốc Phi tiếp tục hứng chịu tỉ lệ AIDS theo đầu người cao nhất, phần lớn nạn nhân hiện nay là những người dị tính luyến ái nam và nữ, và trẻ em, ở các nước đang phát triển.

Triệu chứng

HIV được lây truyền qua các dịch cơ thể, như máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và sữa mẹ. Nó gây bệnh bằng cách gắn vào các tế bào T giúp đỡ CD4+ [còn gọi là limpho bào T4], một loại bạch cầu tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch chống lại nhiễm trùng và ung thư. Khi số lượng tế bào T CD4+ giảm, người đó dễ mắc một số bệnh mà cơ thể người khoẻ mạnh bình thường đủ sức chống lại. Các bệnh nhiễm trùng cơ hội này là nguyên nhân tử vong chính ở người mắc AIDS. HIV cũng nhiễm vào các tế bào não, gây một số rối loạn thần kinh.

Trước đây việc một người đã chuyển sang giai đoạn AIDS hay chưa được xác định dựa trên các bệnh cơ hội và các biểu hiện của chúng ở người nhiễm HIV. Ngày nay, chẩn đoán dựa vào việc đếm số lượng tế bào CD4+, điều này cho phép đưa ra chẩn đoán sớm hơn.

Nguồn gốc của HIV

HIV [Human Insuffisance Virus] là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. HIV có dạng hình cầu, kích thước rất nhỏ [100-120 nm], không nhìn thấy được bằng kính hiển vi thông thường mà phải dùng kính hiển vi điện tử có độ phóng đại hàng chục ngàn lần. Virus chỉ có thể tăng trưởng và sinh sản bên trong tế bào sống, HIV có ái tính đặc biệt với các tế bào của hệ thống miễn dịch: lympho T giúp đỡ [T4], đại thực bào, tế bào đơn nhân và một số tế bào có thụ thể tương tự T4 như tế bào thần kinh, da và niêm mạc, hạch lympho,...nên khi xâm nhập cơ thể, chúng liền bám dính vào màng tế bào rồi bắt đầu xâm nhập vào trong, chúng"cướp quyền chỉ huy" và dùng các cấu trúc sẵn có của tế bào như phương tiện để sản xuất ra nhiều HIV khác, cho đến khi tế bào bị hư hoàn toàn và chết đi, lúc đó sẽ phóng thích những siêu vi mới sinh sản; các HIV này lại chui vào các tế bào khác phá hoại tiếp, cứ dần dần như thế, hệ miễn dịch bị tiêu diệt lần hồi, cuối cùng suy kiệt, không còn đủ sức chống lại tác nhân gây bệnh xâm nhập, gọi là giai đoạn AIDS và người bệnh sẽ chết ở giai đoạn này.

Hiện nay, người nhiễm HIV được chia làm 4 thời kỳ :

  • Thời kỳ cửa sổ [phơi nhiễm]:Thời kỳ này rất dễ lây lan cho người khác vì số lượng virus trong máu rất cao, nhưng chưa có kháng thể. Người bệnh thường bị sốt, viêm họng, nổi hạch, nhức đầu, khó chịu, phát ban. Do không có triệu chứng đặc hiệu nên thầy thuốc thường hay chuẩn đoán chung là nhiễm siêu vi. Vì vậy, nếu sau khi quan hệ tình dục không an toàn [hay một sự cố nào gây nghi ngờ nhiễm HIV], nạn nhân cần xét nghiệm máu [kỹ thuật PCR] tìm ARN của HIV. Kháng thể kháng HIV xuất hiện trong máu muộn hơn, sau 6 tuần [thông thường là 3 tháng] mới xét nghiệm tìm kháng thể.
  • Thời kỳ nhiễm không triệu chứng: Số lượng tế bào T4 giảm, nhưng lượng T4 không giống nhau ở mỗi người và sự giảm lượng T4 cũng không tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh. Lượng kháng nguyên tăng lên phản ánh sự nhân lên của virus mà hệ thống miễn dịch của cơ thể không khống chế được.
  • Thời kỳ nhiễm có triệu chứng, giai đoạn sớm: Việc chuyển giai đoạn thể hiện qua các triệu chứng: sốt, vã mồ hôi về đêm, tiêu chảy mãn [do HIV xâm nhập tế bào ở niêm mạc ruột], nổi hạch và đau đầu. Có thể có sarcome Kaposi xuất hiện sớm. Bắt đầu mắc các bệnh nhiễm trùng cơ hội như: nhiễm nấm Candida albicans ở niêm mạc miệng, nhiễm khuẩn hô hấp, viêm nha chu.
  • Thời kỳ nhiễm có triệu chứng, giai đoạn muộn: Số lượng tế bào T4 ngày càng giảm thì khả năng mắc bẹnh cơ hội ngày càng tăng. Khi T4 còn 200 tế bào/µL máu thì dễ bị viêm phổi và viêm màng não do Toxoplasma gondii, khi còn 100 tế bào/µL máu thì dễ bị nhiễm nhiều loại: Mycobacterium tuberculosis, nấm Candida albicans ở thực quản, viêm phổi do Herpes virus.

Các biểu hiện của AIDS bao gồm: Nhiễm trùng cơ hội, suy kiệt cơ thể, sarcome Kaposi, u lympho, bệnh về não, viêm chất trắng, viêm phổi kẽ mô lympho. HIV, một retrovirus, có liên hệ chặt chẽ với các virus gây suy giảm miễn dịch ở khỉ [SIV, simian immunodeficiency virus]. SIV là các lentivirus, cũng như HIV, đang gây nội dịch ở nhiều loài khỉ tại Châu Phi, tuy nhiên phần lớn chúng không có triệu chứng. Hầu hết các nhà khoa học tin rằng một hoặc nhiều SIV lây truyền từ sinh vật khác sang loài người vào khoảng đầu thế kỉ 20. Khảo sát tiến hành năm 1999 tại Đại học Alabama nhận thấy rằng HIV-1 rất giống SIV tinh tinh [SIVcpz]. Nguồn gốc động vật, thời gian và địa điểm chính xác của sự lây truyền [hoặc thật sự đã có bao nhiêu lây truyền] hiện vẫn chưa rõ và là đề tài cho các cuộc khảo sát và tranh luận. Cũng có thể cả người và tinh tinh nhiễm từ một nguồn thứ ba.

Giả thuyết lây truyền tự nhiên cho rằng SIV được truyền sang người do sự tiếp xúc tự nhiên giữa loài người và loài khỉ. Một giả thuyết, được gọi là "người thợ săn bị thương" [cut hunter], giải thích bằng sự lây truyền từ máu sang máu khi người đi săn bị thương va chạm vào khỉ cũng bị thương. Một đường khác là việc tiêu thụ thịt sống, được coi là lây truyền theo đường miệng.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã đưa đến giả thuyết là lúc đầu HIV lan rộng ở Tây Phi, nhưng có thể có vài nguồn xuất phát khác, tương ứng với các chủng khác nhau của HIV [HIV-1 và HIV-2]. Mẫu dịch đầu tiên ở người được biết có chứa virus này được lấy vào năm 1959 từ một thuỷ thủ Anh, người này rõ ràng đã nhiễm bệnh ở vùng ngày nay là Cộng hoà Dân chủ Congo. Các mẫu khác gồm các mẫu từ một người đàn ông Mỹ chết năm 1969 và từ một thuỷ thủ Na Uy vào năm 1976. Cái chết do AIDS ở Tây phương được ghi nhận sớm nhất là của BS. Grethe Rask, một nhà phẫu thuật Đan Mạch đã làm việc ở Congo trong đầu thập niên 1970.

Người ta tin rằng HIV được lan rộng qua các hoạt động tình dục, có thể bao gồm giới mại dâm, trong các vùng đô thị đang phát triển nhanh chóng của Châu Phi. Khi những người nhiễm virus - nhưng chưa có triệu chứng - di chuyển, virus này lan từ thành phố này sang thành phố khác; hơn thế nữa, các khách hàng không đã mang virus này tới các lục địa khác.

Một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết cho rằng HIV có thể đã được tạo ra bởi chương trình chủng ngừa bại liệt bằng đường uống [oral polio vaccination, OPV] của Liên Hiệp Quốc vào cuối thập niên 1950. Giả thuyết OPV AIDS biện luận rằng việc dùng các bộ phận cơ thể của khỉ và tinh tinh để bào chế vắc-xin, như là vắc-xin bại liệt, đã cung cấp một cơ chế khả dĩ để đưa SIV vào con người, nhất là khi xét đến sự kiện vắc-xin được áp dụng cho một triệu người, nhiều người trong số đó là các trẻ sơ sinh với hệ miễn dịch còn yếu. Quan điểm này chiếm một thiểu số rất nhỏ trong cộng đồng nghiên cứu HIV.

Hung thủ gây nên bệnh AIDS là virus Human immunodeficiency virus, gọi tắt là HIV. Độc tố bệnh này vô cùng nhỏ, đầu mũi kim có thể chứa được mười sáu nghìn con. Mặc dù nhỏ như thế nhưng nó lại có sức sát thương rất mạnh đối với hệ thống miễn dịch của con người và cuối cùng phá tan hệ thống miễn dịch. Quá trình này được diễn ra như thế nào?

Độc tố bệnh AIDS thông qua hành vi giới tính không an toàn của con người hoặc kim tiêm bị ô nhiễm mà đi vào tĩnh mạch, thâm nhập vào cơ thể. Mục tiêu đầu tiên mà nó công kích là tế bào lympho T có tính bổ trợ [T - helper cell].

Tế bào lympho T có tính bổ trợ đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể. Nó là chất làm hài hòa, có thể truyền tín hiệu hóa học để kích thích cơ thể sản sinh ra kháng thể chuyên dụng chống lại vi khuẩn xâm nhập. Nó còn có thể khống chế sự phát triển của mấy loại tế bào khác trong hệ thống miễn dịch.

Những hạt độc tố bệnh AIDS sau khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cùng với nucleoxit và axit nucleic hợp thành RNA. Trên RNA mang đầy đủ thông tin di truyền của hạt độc tố bệnh. Sự kết hợp này có tính chuyên nhất rất mạnh, giống như một chìa khóa chỉ có thể mở được một ổ khóa, phối hợp rất nghiêm ngặt với nhau. Một khi độc tố kết hợp với thụ thể thì điều đáng sợ sẽ xảy ra. Độc tố bệnh cho RNA xâm nhập vào trong tế bào lympho T có tính bổ trợ, thông qua men ghi nhớ chuyển RNA thành DNA, hợp lại vào trong DNA của tế bào lympho T. Độc tố bệnh DNA sau khi đi vào tế bào lympho T sẽ nằm im ở đó, có thể nằm im trong một thời gian dài. Nhưng vào một dịp nào đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể được kích hoạt để chống lại loại vi khuẩn nào đó mới xâm nhập, tế bào lympho T đã bị cảm nhiễm bèn sinh sôi nảy nở, từ đó mà sản sinh ra vô số hạt độc tố bệnh AIDS. Những hạt độc tố này sẽ được giải phóng ra khỏi các tế bào lympho T. Một mặt, chúng giết chết một lượng lớn tế bào T, làm cho phòng tuyến thứ nhất của hệ thống miễn dịch tan rã; mặt khác, nó tiếp tục công kích các loại tế bào khác của hệ thống miễn dịch, cuối cùng phá hủy triệt để hệ thống này, khiến cho cơ thể mất đi khả năng miễn dịch.

Trong thực tế, bệnh AIDS có tên gọi chính thức là "chứng thiếu miễn dịch tổng hợp". Chính vì nó có thể phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể cho nên mới có tên gọi như thế.

nguồn: wikipedia

Video liên quan

Chủ Đề