Vì sao hiv lây qua quan hệ tình dục

Nếu bạn vừa xét nghiệm dương tính với HIV, bạn dường như không muốn nghĩ về việc quan hệ tình dục. Một số người nhiễm HIV cảm thấy tội lỗi hoặc xấu hổ. Họ sợ lây nhiễm cho bạn tình và cho rằng quan hệ tình dục khi nhiễm HIV là quá rủi ro. Phản ứng này rất phổ biến, đặc biệt nếu bạn bị nhiễm HIV qua quan hệ tình dục. Nhưng không có lý do nào tại sao bạn không thể. Người nhiễm HIV có quyền quan hệ tình dục và yêu giống như những người khác. Và có nhiều cách để có quan hệ tình dục thỏa mãn và an toàn.

Bài viết nhằm mục đích giúp người bị nhiễm HIV và bạn của họ [không bị nhiễm] có cái nhìn cởi mở hơn về tình dục an toàn khi nhiễm HIV

1. Bị HIV có nên hôn nhau không?

Hầu hết việc hôn nhau với người HIV là hoàn toàn an toàn. Vì các nghiên cứu cho thấy virus HIV không có trong nước bọt. Có một rủi ro là nếu một trong hai bạn bị vết thương [có chảy máu, dịch] ở miệng, Thì nụ hôn sâu kiểu Pháp có thể lây truyền HIV nhưng theo các chuyên gia thì khả năng lây cực kì nhỏ. Do vậy đừng quá e dè khi trao cho nhau một nụ hôn nhé. Và dĩ nhiên sự âu yếm và ôm thậm chí là thủ dâm là hoàn toàn an toàn.

Hôn nhau hoàn toàn an toàn. Chỉ là nên thận trọng một chút khi một trong 2 bạn có vết thương ở miệng.

2. Tình dục an toàn khi nhiễm HIV

Có một điều rằng HIV lây qua đường tình dục không an toàn. Nhưng không có nghĩa rằng người bị nhiễm HIV không thể có đời sống tình dục khỏe mạnh.

Bao cao su nam và nữ làm giảm đáng kể khả năng truyền HIV cho bạn tình. Nếu cả hai bạn đều bị nhiễm HIV, bạn vẫn cần sử dụng biện pháp bảo vệ. Bời vì HIV có những chủng loại khoác nhau. Bạn có thể bị nhiễm một chủng loại HIV khác từ bạn tình. Điều này có thể làm cho bệnh của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí là bạn phải thay đổi thuốc.

Nên giảm thiểu quan hệ tình dục bằng đường miệng, hoặc nếu có cũng nên sử dụng những bảo vệ. Còn những điều khác thì sao? HIV chỉ có trong một số chất dịch cơ thể: máu, tinh dịch, dịch tiết âm đạo và hậu môn. Để lây nhiễm cho người khác, những chất lỏng đó phải xâm nhập vào cơ thể của người đó, thường là qua màng nhầy hoặc vết cắt.

Vì vậy, bạn có thể thỏa mãn tình dục với nhau một cách an toàn, bằng tay hoặc cơ thể của mình. Miễn là bạn cẩn thận về việc những chất lỏng đó sẽ đi đâu. Bạn có nhiều khả năng lây truyền HIV khi bạn có nhiều bạn tình, mắc các bệnh lây truyền qua tình dục khác khác hoặc sử dụng thuốc tiêm.

Bạn đang lo lắng làm sao để kéo dài cuộc yêu giúp bạn tình “lên đỉnh”? Khám phá ngay video để được bác sĩ giải đáp bí quyết tốt nhất nhé!

3. Điều trị như phòng ngừa

Một trong những cách quan trọng nhất bạn có thể bảo vệ bản thân và bạn đời là sử dụng thuốc điều trị HIV. Điều trị bằng thuốc kháng vi-rút [ART] có thể khiến virus khó nhân lên và lây lan trong cơ thể bạn. Nó có thể làm giảm tải lượng virus HIV đến mức không phát hiện được bằng xét nghiệm.

Nếu tải lượng virus của bạn xuống mức không thể phát hiện được bằng xét nghiệm thì một số nghiên cứu cho thấy bạn có rất ít hoặc không có nguy cơ truyền HIV cho người khác. Tuy nhiên, không nên dựa vào chỉ một phương thức bảo vệ. Dù tải lượng virus thấp, bạn vẫn nên sử dụng thêm biện pháp bảo vệ khác [vd bao cao su]. Mặc dù không một hình thức bảo vệ nào hiệu quả 100%.  Nhưng kết hợp chúng có thể tăng cường khả năng phòng thủ của bạn.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Những điều nên làm sau khi phơi nhiễm HIV

4. Thuốc ARV có vai trò bảo vệ bạn tình của bạn [người không bị nhiễm]

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng điều trị ARV cho người còn lại [không bị nhiễm] có hiệu quả phòng ngừa cho họ.

4.1 Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm [PEP]

Nếu nghĩ rằng mình đã tiếp xúc với HIV [ví dụ như bao cao su bị rách]. Bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay. Bạn có thể dùng thuốc kháng vi-rút trong 28 ngày để ngăn chặn virrus. Nói chung là hiệu quả, nhưng phải bắt đầu trong vòng 72 giờ càng sớm càng tốt.

>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Nghi nhiễm HIV có nên đi xét nghiệm ngay?

4.2 Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm [PrEP]

Những người âm tính với HIV có thể uống thuốc chống HIV mỗi ngày để ngăn ngừa nhiễm HIV. Và chắc chắn phải dưới sự giám sát của bác sĩ. Đây được gọi là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm. Thông thường đây là những người có nguy cơ nhiễm HIV tương đối cao [ví dụ, vì họ có bạn tình với HIV, họ có nguy cơ phơi nhiễm tình dục hoặc họ dùng chung dụng cụ tiêm chích ma túy]. Cách dùng này dường như cực kỳ hiệu quả nếu được sử dụng đều đặn hàng ngày.

Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học, bị HIV không còn là án tử nữa. Thay vào đó, những kì thị xung quanh, những mặc cảm của chính người bệnh mới chính là điều gây khó khăn. Hãy sẵn sàng để thảo luận về những lo lắng và mối quan tâm của bạn về tình dục an toàn khi nhiễm HIV.

Tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm kiếm các nhóm hỗ trợ trong khu vực. Đừng để HIV khiến cuộc sống của bạn bị trì hoãn. Người bị HIV vẫn có quyền được yêu thương và có một đời sống tình dục khỏe mạnh như bao người khác.

BS. Võ Triều Lý, khoa Nhiễm E, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, cho biết có nhiều nguyên nhân khiến tỷ lệ này tăng cao. Cụ thể hành vi quan hệ tình dục trong nhóm MSM khá phức tạp. Về mặt sinh học, quan hệ tình dục qua đường hậu môn dẫn đến khả năng lây nhiễm HIV cao nhất do niêm mạc hậu môn mỏng, niêm mạc trực tràng có nhiều mao mạch, dễ bị tổn thương, chảy máu. Bộ phận này cũng không có các tuyến tiết chất nhờn để bôi trơn nên dễ bị trầy xước trong quá trình quan hệ.

 Ảnh minh họa

Thông qua các tổn thương, virus HIV sẽ xâm nhập từ người nhiễm HIV sang người lành. Mặt khác, họ có xu hướng quan hệ tình dục không an toàn theo nhóm, thường xuyên thay đổi bạn tình, tiêm chích ma tuý, không chỉ quan hệ tình dục với nam mà còn cả với nữ. Đường lây của nhóm này thường chồng chéo nên tình trạng khó kiểm soát hơn. Ngoài ra, những người này thường mắc kèm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như giang mai, sùi mào gà, lậu… Những bệnh lý này góp phần gia tăng nguy cơ lây nhiễm HIV.

BS. Võ Triều Lý cho hay, trước đây, khoa Nhiễm E có lượng bệnh nhân điều trị nội trú cao, sau đó giảm xuống vì đối tượng dùng ma túy giảm dần. Hiện nay, số lượng bệnh nhân nội trú tăng trở lại đáng kể mà chủ yếu thuộc nhóm MSM. Hiện tại, trong khoảng 70 bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối điều trị tại khoa Nhiễm E, số bệnh nhân nữ chưa đến 10 người.

Trong số các bệnh nhân nam còn lại, khoảng 1/3 trường hợp lây nhiễm do quan hệ tình dục khác giới, tiêm chích ma túy. 2/3 trường hợp lây nhiễm HIV qua đường quan hệ tình dục đồng giới.

"Hành vi sử dụng rượu bia, ma túy, chất kích thích, thói quen không sử dụng bao cao su đã làm gia tăng nguy cơ nhiễm HIV trong nhóm này. Hơn thế, bản thân người MSM có nhu cầu quan hệ tình dục lớn nhưng nhiều người chủ quan, không chủ động bảo vệ sức khỏe cho bản thân và bạn tình", bác sĩ Lý cho biết.

Yếu tố còn lại khiến tình trạng bệnh nhân HIV thuộc nhóm MSM gia tăng liên quan vấn đề cảm xúc. Thông thường, dù biết có nguy cơ rất cao lây nhiễm HIV, những người này không muốn sử dụng các biện pháp bảo vệ, đặc biệt là bao cao su vì không đạt đến cảm xúc trong quan hệ.

Bác sĩ Lý cho biết, khó khăn lớn nhất trong việc điều trị HIV ở nhóm MSM là có bệnh lý lây truyền qua đường tình dục đi kèm như giang mai, sùi mào gà… "Một số bệnh thuộc chuyên khoa đặc thù, chúng tôi cần hội chẩn liên chuyên khoa để đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất cho bệnh nhân. Chẳng hạn, bệnh nhân bị viêm võng mạc do virus CMV cần được hội chẩn với khoa Mắt để điều trị kịp thời, tránh nguy cơ mù lòa vĩnh viễn cho người bệnh", bác sĩ Lý nói.

Tuy hình thái bệnh HIV/AIDS có sự thay đổi từ người tiêm chích ma túy, mại dâm sang MSM, song mỗi nhóm đều có bệnh cảnh và khó khăn riêng. Với người tiêm chích ma túy, nguy cơ lớn nhất là khi họ lên cơn nghiện, những hành động không kiểm soát có thể vô tình khiến nhân viên y tế bị phơi nhiễm.

Ngoài ra, nhóm này cũng có tình trạng đồng nhiễm virus viêm gan B và C. Các bác sĩ cần đánh giá tình trạng viêm gan cẩn thận nhằm lựa chọn thuốc điều trị thuốc kháng virus HIV [thuốc ARV] phù hợp và lên kế hoạch điều trị bệnh lý viêm gan virus đi kèm.

Với những người thuộc nhóm MSM, việc chăm sóc cho họ tương đối ít căng thẳng hơn do đa phần họ có trình độ học vấn tốt, ít liên quan sử dụng ma túy. Vì vậy, nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế giảm đáng kể.

Với sự phát triển của khoa học, chúng ta có thuật ngữ mới là dự phòng trước phơi nhiễm HIV - PrEP - đang góp phần giảm đáng kể tỷ lệ nhiễm HIV. Tuy nhiên, bác sĩ Lý khuyến nghị đây không phải là thần dược như nhiều người lầm tưởng.

"Thuốc kháng siêu vi nói chung và thuốc dự phòng trước phơi nhiễm PrEP nói riêng phải được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Việc dùng và điều trị không đúng chỉ định, đặc biệt là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc. Khi đó, nếu bệnh nhân dương tính với HIV, việc điều trị trong tình trạng kháng thuốc sẽ trở nên phức tạp hơn rất nhiều", bác sĩ Lý phân tích.

Chuyên gia này cho biết PrEP thường được chỉ định chủ yếu cho nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới, người hoạt động mại dâm, người chuyển giới. Trước đó, những trường hợp nguy cơ cao sẽ được bác sĩ thăm khám, xét nghiệm tầm soát HIV và chỉ định thuốc phù hợp. Trong quá trình sử dụng PrEP, người dùng sẽ được kiểm tra HIV định kỳ.

"Bệnh nhân đến bệnh viện phải được chăm sóc như người không bị nhiễm HIV, nghĩa là không có sự kỳ thị, phân biệt đối xử. Bệnh nhân HIV/AIDS rất cần được tác động tâm lý tích cực, thấu cảm từ xã hội, động viên từ gia đình. Đến với cơ sở y tế, bệnh nhân nhiễm HIV giai đoạn cuối như sắp rơi xuống vực thẳm được nắm tay kéo lên. Trong cuộc chiến giành sinh mạng cho bệnh nhân, nhân viên y tế tốn nhiều sức lực và đôi khi có thể bị tổn thương như phơi nhiễm với mầm HIV, lao nhưng với chúng tôi, điều quan trọng hơn cả là có thêm một sinh mạng được cứu sống", bác sĩ Triều Lý nói.

Video liên quan

Chủ Đề