Vì sao khi thực hiện kế hoạch na va, mỹ viện trợ lên đến 73% tổng chi phí chiến tranh ở đông dương.

Kế hoạch Navarre hay Kế hoạch 09 là một tài liệu hoạch định chiến lược quân sự do Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương Henri Navarre [1898-1983] vạch ra năm 1953, nhằm xoay chuyển cục diện Chiến tranh Đông Dương. Mục tiêu của kế hoạch này là trong vòng 2 năm sẽ giúp thực dân Pháp "kết thúc chiến tranh trong danh dự".

 

Chân dung tướng Henri Navarre trên trang bìa của tuần báo Time.

Ngày 7 tháng 5 năm 1953, Đại tướng Henri Navarre được chính phủ Đệ Tứ Cộng hòa Pháp bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy Quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thay cho người tiền nhiệm Raoul Salan [1899-1984], với hy vọng tướng Navarre có thể xoay chuyển cục diện chiến tranh Đông Dương để kết thúc cuộc chiến theo điều khoản có lợi cho Pháp trong vòng hai năm [hay còn gọi là ''kết thúc chiến tranh trong danh dự'', bảo toàn thể diện cho đội quân thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai]. Đây được xem là kế hoạch tham vọng nhất của Pháp nhằm đảm bảo quyền cai trị tại Đông Dương[1].

Ngày 19 tháng 5, Navarre đến Sài Gòn để nhậm chức, trở thành vị Tổng chỉ huy thứ bảy của Quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông tham chiến ở Đông Nam Á này. Ngày 3 tháng 7, Navarre trở về thủ đô Paris sau gần một tháng nghiên cứu thực địa tại Đông Dương và trình lên Bộ Quốc phòng Pháp một bản kế hoạch chi tiết theo hai bước:

  1. Trong giai đoạn mùa đông năm 1953 và mùa xuân năm 1954, quân đội Pháp giữ thế phòng ngự chiến lược tại miền bắc Việt Nam [Tonkin, "Bắc Kỳ"] bằng cách tập trung một lực lượng cơ động lớn quanh khu vực đồng bằng Sông Hồng để chống trả các cuộc đột kích của bộ đội chủ lực Quân đội nhân dân Việt Nam; thực hiện tiến công chiến lược để "bình định" miền Trung [Annam, ''Trung Kỳ''] nhằm chiếm lấy 3 tỉnh đồng bằng thuộc Liên khu V do Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cai quản; tăng cường lực lượng quân bản xứ người Việt cũng như thành lập một lực lượng cơ động khác có năng lực chiến đấu cao nhằm tiêu diệt bộ đội chủ lực của Quân đội nhân dân Việt Nam hoạt động trên tất cả khu vực kể trên.
  2. Trong giai đoạn thu - đông năm 1954, sau khi đã hoàn thành tất cả mục tiêu đề ra cho bước 1, người Pháp sẽ chuyển lực lượng ra chiến trường Bắc Bộ, thực hiện tiến công chiến lược, qua đó giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đàm phán với những điều kiện có lợi cho Pháp nhằm kết thúc chiến tranh. Nếu phía Việt Nam tiếp tục từ chối đàm phán, quân Pháp sẽ tập trung các lực lượng mạnh nhất của họ để hủy diệt hoàn toàn bộ đội chủ lực của Quân đội Nhân Dân Việt Nam[2].

Để thực hiện hóa chiến lược trên, Kế hoạch Navarre lập ra 3 trọng tâm: phát triển quân đội Liên hiệp Pháp trên quy mô lớn, chuyển một số đơn vị quân đồn trú thành các lực lượng cơ động chiến lược, và yêu cầu thêm viện binh từ Pháp. Navarre có hướng dẫn chi tiết trong bản kế hoạch của ông về những công việc cần chuẩn bị:

  • Đẩy nhanh tiến độ thi hành chính sách trao quyền độc lập danh nghĩa cho các chư hầu thuộc Liên hiệp Pháp, biến họ thành các chính phủ bù nhìn tương tự như chính thể Quốc gia Việt Nam ở miền Nam Đông Dương. Từ đó, cải cách quân đội viễn chinh Pháp vùng Viễn Đông thành Quân đội Liên hiệp Pháp. Điều này sẽ giúp Navarre giải quyết vấn đề thiếu hụt lực lượng chiến đấu mà hạn chế tối thiểu việc chiêu mộ công dân Pháp nhập ngũ, nhờ đó giải tỏa bớt những căng thẳng trong lòng nước Pháp.
  • Thành lập lực lượng cơ động chiến lược để thoát khỏi tình trạng phòng ngự thụ động và đảm bảo lợi thế trên mặt trận bình định hậu phương của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Trên thực tế, kế hoạch Navarre dựa trên những ý tưởng mà cố Thống chế Jean de Lattre de Tassigny - cựu Tổng tư lệnh Quân viễn chinh Pháp, từng đề xuất để phù hợp với diễn biến của cuộc chiến.

Ngày 30 tháng 6 năm 1953, chính phủ Đệ Tứ Cộng hòa Pháp đề nghị Hoa Kỳ tăng thêm viện trợ quân sự [gấp hai lần so với trước, chiếm 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương]; và được chấp nhận. Tuy nhiên, người Mỹ không chấp nhận số kinh phí khổng lồ lên đến 100 tỉ franc để thực hiện hóa kế hoạch của Navarre[3]. Cuối cùng, Thống chế Alphonse Juin phải chấp nhận lược bớt các hoạt động tại Lào để giảm bớt chi phí.

Từ năm 1953, Navarre đã tổ chức tổng cộng 84 tiểu đoàn quân bản xứ thuộc Quân đội Quốc gia Việt Nam [được xem là chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp, do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng]. Đến năm 1954, con số trên được tăng gấp đôi lên thành 168 tiểu đoàn, tương đương 300.000 lính [chưa kể binh sĩ người Việt thuộc biên chế quân đội viễn chinh Pháp]. Đồng thời, ông cũng tổ chức 27 liên tiểu đoàn cơ động[4], bao gồm một sư đoàn lính dù.

Đồng thời tăng thêm 12 tiểu đoàn bộ binh tại Đông Dương hòng tập trung ở mặt trận Bắc Bộ một lực lượng cơ động gồm 44 tiểu đoàn [trong tổng số 84 trên toàn Đông Dương]; và ra sức tăng cường lực lượng bản xứ người Việt trong quân đội Quốc Gia Việt Nam.

Từ tháng 9 năm 1953, Bộ tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam nhận được một bản sao kế hoạch Navarre do Liên Xô cung cấp.[5]

  1. ^ Võ Nguyên Giáp's Memoir: Điện Biên Phủ_Rendezvous with history [p.64].
  2. ^ Võ Nguyên Giáp's Memoir [p.74].
  3. ^ Võ Nguyên Giáp's Memoir: Điện Biên Phủ_Rendezvous with history [p.65].
  4. ^ Chú thích của đại tướng Võ Nguyên Giáp_tổng tư lệnh Quân đội Nhân Dân Việt Nam: nguyên tiếng Pháp là Groupement mobile, đơn vị liên tiểu đoàn cơ động [GM] tương đương với cấp trung đoàn, nhưng được quân đội Pháp đổi tên để phù hợp mục đích quân sự của họ. Một GM thường được hợp thành từ ít nhất 3 tiểu đoàn trở lên.
  5. ^ Võ Nguyên Giáp's Memoir: Điện Biên Phủ_Rendezvous with history [p.73].

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Kế_hoạch_Navarre&oldid=68523114”

Em nêu hoàn cảnh của chiến dịch ra nhé 

rồi em nêu tổng số vốn của Mĩ ra là 1,1 tỷ dola 

ý 2 

em nghĩ là có nên ủng hộ khoong , chị nghĩ là có , nhưng phải giữ vững quyền tự chủ và toàn vẹn lãnh thổ 

vì vai trò của Mĩ ở LhQ và trên tgio , em nêu ra nhé 

nhuwg âm mưu của Mĩ phỉa kiên quyết giữ vững lập trường không làm sân sau cho Mĩ

81 điểm

Phương Lan

Khi Pháp thực hiện kế hoạch Na-va, Mĩ viện trợ lên đến 73% chi phí chíến tranh ở Đông Dương vì nhằm mục đích? A. Biến Đông Dương thành “sân sau” B. Độc chiếm Đông Dương. C. Kéo dài và mở rộng cuộc chiến tranh.

D. Thể hiện sức mạnh quân sự.

Tổng hợp câu trả lời [1]

Đáp án C Trước tình thế ngày càng sa lầy và thất bại của Pháp, Mĩ can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương, ép Pháp phải kéo dài và mở rộng chiến tranh. Một trong những biện pháp của nước này là tăng cường viện trợ Pháp lên đến 73% chi phí chiến tranh ở Đông Dương, ra sức tăng cường ngụy quân, đưa lực lượng này lên đến 334000 quân vào đầu năm 1954.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác? A. Năm 1929, ở nước ta liên tiếp xuất hiện ba tổ chức cộng sản. B. Tháng 8-1925, công nhân xưởng Ba Son tiến hành bãi công. C. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Tháng 6-1925, Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên được thành lập.
  • Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước diễn ra vào thời gian nào? A. Ngày 25/4/1976. B. Ngày 25/5/1976. C. Ngày 25/4/1977 D. Ngày 21/11/1975.
  • Nội dung đường lối cải cách – mở của của Trung Quốc hướng tới mục tiêu A. biến Trung Quốc thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ, văn minh. B. biến Trung Quốc thành quốc gia có tiền lực quân sự hàng đầu thế giới. C. biến Trung Quốc thành con rồng kinh tế thế giới. D. biến Trung Quốc thành cường quốc kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới.
  • “Tăng cường hệ thống phòng thủ trên đường số 4, lập hành lang Đông – Tây“, đó là âm mưu của Pháp trong chiến dịch nào A. Biên giới thu đông 1950 B. Điện Biên Phủ 1954 C. Việt Bắc thu đông 1947 D. Hoà Bình 1951.
  • Sau đại thắng mùa Xuân 1975, tình hình nhà nước ở nước ta như thế nào? A. tồn tại một hình thức tổ chức nhà nước khác nhau ở mỗi miền. B. Nhà nước trong cả nước đã thống nhất. C. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ hai miền. D. Tồn tại sự chia rẽ trong nội bộ mỗi miền.
  • Ngày 12 - 3 - 1945, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị A. Thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân. B. Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta C. Thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. D. Sắm vũ khí đuổi thù chung.
  • Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định vấn đề gì? A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”. B. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”. C. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”. D. “Đại hội thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
  • Ý nào sau đây không phải là ý nghĩa của cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội ngày 6/1/1946 ở nước ta sau cách mạng tháng Tám năm 1945? A. Phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân, phát xít. B. Giáng một đòn mạnh vào âm mưu lật đồ, chia rẽ của kẻ thù. C. Thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc D. Nâng cao uy tín của Đảng và Nhà nước ta trên trường quốc tế
  • Những năm đầu sau khi Liên Xô tan rã, Liên bang Nga thực hiện chính sách đối ngoại ngả về phương Tây với hi vọng A. thành lập một liên minh chính trị ở châu Âu. B. nhận được sự ủng hộ về chính trị và sự viện trợ về kinh tế. C. tăng cường hợp tác khoa học-kĩ thuật với các nước châu Âu. D. xây dựng một liên minh kinh tế lớn ở châu Âu.
  • Sự kiện nào đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của chiến lược "Chiến tranh cục bộ" ? A. Chiến thắng mùa khô 1965 - 1966 B. Chiến thắng mùa khô 1966 - 1967. C. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968. D. Chiến thắng Plâyme, Đất Cuốc, Bàu Bàng.

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Video liên quan

Chủ Đề