Sahaja yoga là gì

Loay hoay với việc nên viết về điều gì thì được một người bạn hỏi về việc chia sẻ về thiền vậy là trong đầu tôi nhớ lại bao điều về quá trình đến với thiền của mình. Mỗi lớp thiền, mỗi bài thiền đều giúp tôi hiểu hơn, cảm nhận sâu sắc hơn về chính mình về cuộc sống.

Lần đầu tiên tôi đi học một khóa thiền cũng cách đây tầm 6-7 năm, hồi đó chỉ đơn giản được một người bạn giới thiệu, thấy thú vị, có một số cảm nhận lạ nên tham gia một thời gian. Sau đó, tôi có tìm hiểu về thiền hay còn gọi là Zen và lúc đó vẫn nghĩ thiền là ngồi yên, hít thở nói chung rất chi “cao siêu” và tuy có làm được nhưng chắc không dễ lắm. Thế rồi dần dần tôi đã đi vào quá trình học và thực hành thiền thường xuyên. Thiền giúp tôi thay đổi nhiều điều trong bản thân, sâu sắc hơn và trầm lắng hơn.

Theo dòng thời gian, lớp học đầu tiên đó, tôi vẫn nhớ ở một ngôi nhà nhỏ, lớp thường có hơn chục người, mọi người khá vui vẻ, hòa đồng, ở đó vừa thiền vừa học về các cấu trúc năng lượng, về dòng năng lượng dương âm, về luân xa [tôi cũng không nhớ rõ mình bắt đầu biết về luân xa từ đây hay trước đó] và một vài nghi thức kĩ thuật. Ở đó, lần đầu tiên tôi được hướng dẫn để khai tâm, để khai mở dòng chảy của Kundalini. Đó là lần đầu tiên tôi đến với Sahaja Yoga – một kỹ thuật Yoga thiền tác động đến dòng năng lượng của cơ thể, đến Kundalini. Cảm nhận hồi đó khá ngây ngô và vô tư, thấy hay hay thú vị và đúng là có cảm nhận khác biệt trong một lần thực hành chữa với bạn, cảm nhận rõ vùng ngực của người bạn đó có dòng năng lượng nóng ấm hơn khi rà theo cột sống, và cũng chỉ có lần đó là cảm nhận rõ. Dần dần, học nhiều kĩ thuật hơn, có áp dụng, có điều vì nhiều lý do, một phần lớn là lười, ngại, không có người đi cùng nữa nên tôi bỏ dần.

Sau đó, tôi tiếp tục tìm hiểu qua sách vở, hỏi han và tiếp tục tự thiền ở nhà theo phương pháp đó một thời gian, vẫn có gì đó bên trong nhắc nhở, nuối tiếc rồi để dòng chảy cuốn đi, tôi để sự lưu luyến của bản thân lắng lại ở sâu để đi theo những điều bên ngoài.

Theo thời gian, với câu hỏi cứ lớn dần “Tôi là ai?” “Tôi sẽ làm gì trong đời?” và nhiều điều khác về cuộc sống xung quanh, tôi đi tìm sự hỗ trợ, câu trả lời từ bên ngoài, nhiều điều tuyệt vời đến và rồi dần dần tôi hiểu rằng cần bắt đầu từ chính mình, lúc tôi hiểu ra điều này cũng là lúc tôi quay lại với Sahaja Yoga.

Lần này, chủ động hơn khi được biết về Music of Joy, một buổi ca nhạc rất thú vị của các Sahaja Yogi từ Úc, tôi đăng kí tham gia và thật sự đã hòa mình theo nhịp điệu, lời ca, không khí nồng ấm, vui tươi từ những người bạn Úc đưa đến. Sau đó, tôi lựa chọn quay lại với  Sahaja Yoga. Lần này, cảm nhận lớp học được tổ chức bài bản hơn, đã có sự kết nối với cộng đồng Sahaja Yogi quốc tế. Nhiều kĩ thuật, nhiều bài giảng sâu sắc hơn. Gần 4 tháng học, qua từng cấp độ, dần dần tôi học tiếp đến lớp Collective. Rất vui là mẹ tôi đã tham gia một thời gian, cũng có những cảm nhận và đã có cách nhìn khác về thiền định, chấp nhận, hiểu và vui vẻ hơn với thiền.

Tôi đã học được nhiều điều, có nhiều kỉ niệm vui và vui đáng nhớ nhất là lần tham gia cùng cả nhóm tổ chức Music Of Joy năm 2014 tại Hà Nội. Cảm nhận không khí tưng bừng, cùng nhau lên kế hoạch, check năng lượng, làm đồ handmade, hỗ trợ tổ chức, ăn uống, xếp sắp và buổi biểu diễn đã diễn ra thật tuyệt vời, mọi người đều rất vui, tràn đầy năng lượng. Tôi được thấy những gia đình Sahaja Yogi, từ bố mẹ con cái, thành viên nhỏ nhất của đoàn mới có 2-3 tuổi, một bé gái rất xinh xắn, tất cả cùng thiền sáng sớm, tham gia các nghi lễ trong một niềm hân hoan, an bình. Tôi được thấy những người bạn của tôi trong nhóm Collective hết mình tham gia tổ chức, cuồng nhiệt khi nhảy múa hát hò và tràn đầy cảm xúc trong buổi lễ, khi chào tạm biệt chia tay. Nhiều điều đã diễn ra trong hơn một tuần ngắn ngủi. Viết ra tôi càng cảm nhận mình đã may mắn thế nào khi được tham gia tất cả với vai trò là người tham dự ở một năm và năm sau là tham gia tổ chức.

Sahaja Yoga đã cho tôi nền tảng của việc thiền định hàng ngày, giúp mẹ tôi hiểu hơn về giá trị của thiền định, giúp cho tôi có kiến thức và cảm nhận về dòng chảy năng lượng trong cơ thể, khai mở dòng năng lượng trong tôi, bắt đầu cho một quá trình điều chỉnh dòng năng lượng, đặc biệt là Kundalini. Sahaja Yoga cũng là nơi cho tôi học rất nhiều điều về sự chia sẻ, tình yêu thương, về các lễ nghi, về màu chàm, một màu thật đặc biệt và có phần ngược với màu cam trong tôi. Cùng với các bài học, bài thiền của Sahaja Yoga đã giúp tôi có thể cân bằng dần và điều chỉnh lại sau một chút mất cân bằng sau buổi TLH lần đầu tiên.

Sahaja Yoga đã giúp tôi rất nhiều cho quá trình phát triển tiếp sau, xin cảm ơn mẹ Mataji,  người sáng lập Sahaja Yoga, cảm ơn những người bạn, người anh chị đã giúp đỡ, chia sẻ cho tôi rất nhiều. Xin chúc cho các bạn sẽ ngày càng vững vàng hơn trong quá trình phát triển những giá trị bên trong.

Đánh thức bản năng bằng Sahaja yoga

Sahaja yoga là môn thiền nhằm đánh thức nguồn năng lượng tiềm ẩn bên trong mỗi con người [Kundalini], là cách để khám phá giá trị bản thân. Nó giúp ta giảm stress hiệu quả và nếu duy trì đều đặn thì chúng ta sẽ có một tinh thần minh mẫn, một cơ thể khỏe mạnh

Sáng chủ nhật, theo lịch đã hẹn, tôi đến Công ty Ishan trên đường Hoàng Văn Thụ - TPHCM. Trong văn phòng công ty khoảng 20 m2, chị Vân Giang đang theo dõi ba học viên chìm trong trạng thái thiền: chân xếp bằng, lưng thẳng, lòng bàn tay để ngửa trên hai gối, hai mắt khép hờ. Họ như hoàn toàn tách biệt khỏi thế giới xung quanh. Không gian hoàn toàn tĩnh lặng, có thể nghe được cả tiếng kim đồng hồ quay... Khám phá bản thân Là trưởng đại diện của một công ty Ấn Độ tại TPHCM, chị Giang có dịp sang công tác tại xứ sở là cái nôi của các loại hình yoga nhiều lần. Chính tại đây, chị đã biết đến Sahaja yoga. Nhận thấy được công dụng của môn thiền này, chị đã đề nghị Hội đồng Sahaja Thế giới đưa bộ môn này vào VN kể từ năm 2006. Chưa có thiền đường chính thức, chị phải mượn tạm văn phòng công ty làm nơi hướng dẫn cho bạn bè, người thân và tất cả những ai quan tâm vào mỗi sáng chủ nhật. Chia sẻ ý kiến của chị, Thanh Phong, 20 tuổi, sinh viên Đại học Bách khoa TPHCM, cho biết Sahaja đã giúp bạn điều trị bệnh suyễn sau một năm chuyên cần tập luyện. Mỗi khi bệnh xuất hiện lúc trời trở lạnh, Phong chỉ cần thiền khoảng 15 phút là tìm lại được cảm giác dễ chịu. Bệnh suyễn của Phong giờ đây gần như khỏi hẳn mà không cần phải uống thuốc. Còn đối với Thái Duy, 28 tuổi, lập trình viên tại TPHCM, kể từ khi tập Sahaja, Duy cảm thấy dễ làm chủ bản thân hơn, suy nghĩ chín chắn hơn, các quyết định đưa ra sáng suốt hơn.

Ông Shantanu Srivastava, Tổng Giám đốc Công ty Ishan, đã tập Sahaja từ lâu, ông hiểu rất rõ tác dụng của bộ môn này. Ông cho biết đã chứng kiến những trường hợp người tập Sahaja bỏ được rượu, thuốc lá, có người khỏi được các bệnh đau đầu, khớp, xoang... Khi tôi hỏi cần tập bao lâu để đạt được hiệu quả, ông cười giải thích: Bạn đừng mong có kết quả tức thì chỉ sau vài ngày tập luyện. Nhưng nếu cứ tập đều đặn, tuân thủ theo đúng các quy tắc thì dần dần, mọi bệnh tật trong cơ thể sẽ bị đẩy lùi và bạn sẽ có một thể xác và tinh thần hoàn toàn khỏe mạnh”. Đơn giản nhưng không dễ Theo chị Giang, tập Sahaja rất đơn giản do những động tác rất an toàn và dễ thực hiện. Hơn nữa, người tập sau khi được hướng dẫn có thể tự tập tại nhà và chỉ cần đến gặp người hướng dẫn theo định kỳ để được tư vấn hoặc học thêm những kỹ thuật mới. Tuy nhiên, cái khó trong bộ môn yoga này là nó đòi hỏi mỗi người tính kiên nhẫn, chuyên cần mà không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Để việc tập luyện phát huy hiệu quả, người tập nên thực hiện hai lần mỗi ngày, vào sáng sớm trước khi mặt trời mọc và trước khi đi ngủ, mỗi lần từ 20 đến 30 phút. Chị Giang cho biết, ở VN hiện mới chỉ có hơn 10 người tập thành công Sahaja yoga. Theo Sahaja từ 16 năm nay, Celia Tanaka, một nhân viên ngành du lịch khách sạn người Philippines đang làm việc tại Hà Nội, cũng cho rằng điều quan trọng là cần phải ý thức dành ra mỗi ngày vài phút tập luyện. Còn Thanh Phong từng giới thiệu Sahaja cho bạn bè mình, nhưng với thói quen “thức khuya dậy muộn” của nhiều thanh niên hiện nay thì không phải ai cũng theo được đến cùng. Ngoài ra, chị Giang cũng lưu ý, Sahaja tuy dễ tập nhưng những người mới vẫn cần được hướng dẫn và áp dụng đúng những gì đã học, chứ không nên chỉ tham khảo sách báo, Internet rồi làm theo, vì tập không đúng phương pháp nhiều khả năng gây ra trạng thái tinh thần bất ổn.

Hiện tại, chị Giang vẫn dành thời gian vào mỗi sáng chủ nhật để hướng dẫn miễn phí cho những ai quan tâm đến bộ môn yoga thiền này. Độc giả quan tâm có thể liên hệ chị Celia Tanaka tại Hà Nội, e-mail: và chị Đào Vân Giang tại TPHCM, e-mail: để được hướng dẫn tập luyện.

Kim Vân

Video liên quan

Chủ Đề