Vì sao phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà

Vì sao phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà

Lớp 9

Công nghệ

Công nghệ - Lớp 9

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAPSGK

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 9: tại đây

Sách giải bài tập công nghệ 9 – Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà giúp HS giải bài tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng kĩ thuật và vận dụng được vào thực tế cần khơi dậy và phát huy triệt để tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập:

(trang 51 sgk Công nghệ 9): Kiểm tra dây dẫn điện

– Dây dẫn điện trong nhà có nên dùng dây trần không? Tại sao?

– Kiểm tra những dây dẫn có cũ không, có những vết nứt hở cách điện không? Nếu có cần xử lí như thế nào?

Trả lời:

– Dây dẫn điện trong nhà không nên dùng trong nhà để đảm bảo tính an toàn. Sau một thời gian dài sử dụng dây dẫn điện có thể gặp một số hỏng hóc như bị chuột cắn, nứt, gãy dây sẽ để hở phần lõi điện sẽ có khả năng gây nguy hiểm cao.

– Đối với những dây dẫn đã cũ thì cách tốt nhất là thay toàn bộ nhưng sẽ tốn kém và phức tạp. Do đó ta có thể tìm những đoạn dây bị hỏng và dùng băng dính cách điện để dán lại các chỗ đã bị nứt.

(trang 52 sgk Công nghệ 9): Kiểm tra các ống cách điện luồn dây dẫn xem có chắc chắn hay bị giập vỡ không? Nếu bị giập vỡ cần xử lí như thế nào?

Trả lời:

Với những ống cách điện luồn dây dẫn bị giập vỡ ta có thể mua mới và thay thế được một cách dễ dàng và thuận tiện. Hoặc chúng ta có thể dùng băng dính cách điện cùng màu ống cách điện để dán lại phần bị giập. Vừa đảm bảo an toàn, vừa đảm bảo tính thẩm mĩ.

(trang 52 sgk Công nghệ 9): Hãy đưa ra những cách khắc phục (cột B) cho các trường hợp (cột A):

Trả lời:

A B
Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ. Mua mới công tắc
Mối nỗi dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc lỏng. Tắt cầu giao, tháo công tắc và dùng tô vít để nối lại cho chắc chắn.
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra. Dùng tô vít để vặn lại cho chặt hơn.

(trang 53 sgk Công nghệ 9): Tại sao không thể dùng dây đồng có cùng kích thước thay cho dây chì của cầu chì cháy.

Trả lời:

Bởi vì tác dụng của cầu chì là nếu dòng điện vượt quá mức an toàn thì dây chì sẽ bị đứt, dòng điện sẽ bị ngắt. Nếu thay bằng dây đồng thì cường độ chịu dòng điện của dây đồng mạnh hơn, dòng diện sẽ không bị ngắt và có khả năng gây ra cháy nổ.

Câu 1 trang 53 sgk Công nghệ 9: Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

Lời giải:

Để mạng điện trong nhà sử dụng được an toàn và hiệu quả, chúng ta cần phải kiểm tra mạng điện theo định kì và tiến hành thay thế hoặc sửa chữa các bộ phận, thiết bị hư hỏng nhằm phòng ngừa các sự cố đáng tiếc xảy ra, đảm bảo an toàn cho người và tài sản.

Câu 2 trang 53 sgk Công nghệ 9: Khi kiểm tra, bảo dưỡng mạng điện, cần phải kiểm tra những phần tử nào của mạng điện?

Lời giải:

– Kiểm tra dây dẫn điện.

– Kiểm tra cách điện của mạng điện.

– Kiểm tra các thiết bị điện: cầu dao, công tắc, cầu chì, ổ cắm điện và phích điện.

– Kiểm tra các đồ dùng điện.

– Lưu ý trước khi kiểm tra cần cắt điện.

Câu 3 trang 53 sgk Công nghệ 9: Viết báo cáo thực hành về kiểm tra an toàn điện các đồ dùng điện của gia đình?

Lời giải:

BÁO CÁO THỰC HÀNH VỀ KIỂM TRA AN TOÀN ĐIỆN CÁC ĐỒ DÙNG ĐIỆN CỦA GIA ĐÌNH

Họ và tên: PHẠM QUANG CHIẾN

LỚP: 9A1

BẢNG BÁO CÁO

THIẾT BỊ TÌNH TRẠNG CÁCH KHẮC PHỤC
Bóng đèn Bụi, bẩn nhưng vẫn sử dụng tốt Lau chùi
Ống luồn dây điện Bị giập một số chỗ Tháo dỡ và mua mới lắp đặt
Dây điện Hở dây một số chỗ Dùng băng dính cách điện
Ổ cắm Bụi, bẩn Lau chùi

Câu hỏi: Tại sao cần phải kiểm tra định kỳ về an toàn điện của mạng điện trong nhà?

Lời giải

Điện trong nhà không phải lúc nào cũng an toàn có khi nó bị hư hỏng, bị hở mạch mà chúng ta không biết. Nó sẽ dẫn đến các tai nạn như giật điện, điện bị cháy,...

Vì vậy để an toàn cho mình và gia đình thì mọi người nên kiểm tra định kì về an toàn điện của mạng điện trong gia đình. Nó sẽ giúp mạng điện trong gia đình bạn an toàn hơn đảm bảo cho cuộc sống mọi người cũng an toàn hơn.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết nội dung bài Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà dưới đây nhé

•Nội dung chính

- Hiểu đươc sự cần thiết phải kiểm tra an toàn cho mạng điện trong nhà.

- Hiểu được cách kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà.

- Kiểm tra được 1 số yêu cầu về an toàn mạng điện trong nhà.

•Mục đích

- Để sử dụng điện an toàn và hiệu quả.

- Sửa chữa thay thế kịp thời các thiết bị hỏng để tránh sự cố đáng tiếc.

•Lưu ý

- Phải tiến hành kiểm tra từng phần tử của mạng điện.

- Trước khi kiểm tra phải ngắt điện.


Mục lục nội dung

1. Kiểm tra dây dẫn điện

2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

3. Kiểm tra các thiết bị điện

4. Kiểm tra các thiết bị điện

1. Kiểm tra dây dẫn điện

• Dây dẫn điện trong nhà thường được sử dụng dây có vỏ bọc cách điện tốt.

• Trong thời gian sử dụng phải kiểm tra định kỳ để phát hiện ra dây dẫn có vết nứt, hở chỗ cách điện.

• Biện pháp khắc phục:

◦ Dây dẫn không buộc lại với nhau, tránh làm tăng nhiệt độ, hỏng lớp cách điện.

◦ Thay dây mới, dùng băng keo quấn cách điện chỗ bị hở.


2. Kiểm tra cách điện của mạng điện

• Kiểm tra các ống luồn dây dẫn.

• Kiểm tra rò điện.

• Nếu bị dập, vỡ thì có thể thay ống nhựa cách điện mới.


3. Kiểm tra các thiết bị điện

a. Cầu dao, công tắc

Hiện tượng

Cách khắc phục

Vỏ công tắc bị sứt hoặc vỡ

Sử dụng băng dính cách điện quấn bao kín vị trí vỏ bị sứt hoặc vỡ.

Thay công tắc mới.

Mối nối dây dẫn của cầu dao, công tắc tiếp xúc không tốt hoặc bị lỏng Sửa lại mối nối đúng theo yêu cầu kĩ thuật của mối nối giữa dây dẫn với phụ kiện
Ốc, vít sau một thời gian sử dụng bị lỏng ra Sử dụng tua vít vặn chặn các ốc, vít lại

Bảng 1. Cách kiểm tra thiết bị cầu dao, công tắc

Kí hiệu

Trạng thái làm việc

Hướng chuyển động của núm đóng cắt

Lên xuống

Sang ngang

1

Đóng

0

Cắt

Bảng 2.Vị trí đóng - cắt của cầu dao, công tắc

Kết luận:Khi kiểm tra các thiết bị cần kiểm tra: Vỏ; mối nối dây dẫn điện với phụ kiện; các ốc, vít; hướng chuyển động của núm đóng cắt của thiết bị.

b. Cầu chì

Khi kiểm tra cần chú ý:

• Cầu chì được lắp đặt ở dây pha, bảo vệ các thiết bị điện.

• Cầu chì phải có nắp che.

• Kiểm tra số liệu định mức của cầu chì với yêu cầu làm việc của mạng điện.

c. Ổ cắm điện và phích cắm điện

• Phích cắm điện: Võ, chốt cắm phải chắc chắn, đảm bảo tiếp xúc tốt với các cực của ổ cắm điện.

• Các dây nối vào ổ cắm điện, phích cắm điện phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

• Sử dụng nhiều loại ổ cắm điện khác nhau cho nhiều cấp điện áp khác nhau để tránh nhầm lẫn.

• Không đặt ổ cắm điện ở những nơi ẩm ướt nóng quá hoặc nhiều bụi.


4. Kiểm tra các thiết bị điện

• Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện: các bộ phận cách điện bằng cao su, chất dẻo phải nguyên vẹn. nếu vỡ phải thay ngay.

• Kiểm tra dây dẫn và các mối nối: không bị hở, rạn nứt. kiểm tra kĩ chỗ nối vào phích cắm và chỗ nối vào đồ dùng điện. nếu gãy có thể gây đoản mạch.

• Kiểm tra các bộ phận của đồ dùng điện.

• Phải kiểm tra định kì và sửa chữa các đồ dùng điện kịp thời.