Vì sao siêu xe về việt nam lại đắt

Việt Nam là một trong số những quốc gia có mức giá siêu xe nhập khẩu cao bậc nhất khu vực và cả trên thế giới. Vậy lý do gì khiến những dòng xe nhập khẩu vào Việt Nam có giá cao như vậy?

Khi có ý định mua xe, phần lớn khách hàng chỉ quan tâm tới giá bán của nhà sản xuất mà không biết rằng, mức giá đó được cấu thành bởi một phần không nhỏ của cơ số các loại thuế – phí, ít khi được nói tới.

Trên thực tế, giá bán niêm yết của các nhà sản xuất đã bao gồm trong đó đủ loại thuế, phí. Tuy nhiên, giá bán đưa ra bởi các đại lý bán xe mới chỉ là một phần của câu chuyện. Ngoài giá bán lẻ, khách hàng còn phải trả thêm một loạt các loại phí to phí nhỏ khác nữa, ví như phí đăng kiểm, phí trước bạ, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển số,…

Mới đây, Bộ Tài chính đã tổ chức lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo thông tư hướng dẫn thu phí thử nghiệm khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu; phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, lệ phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng đối với xe ôtô từ 7 chỗ ngồi trở xuống.

Theo đó, sẽ có hai mức phí thử nghiệm tiêu thụ nhiên liệu đối với ô tô từ 7 chỗ ngồi trở xuống. Cụ thể, xe sử dụng nhiên liệu xăng chịu mức phí 16 triệu đồng/phép thử/lần; xe sử dụng nhiên liệu dầu diesel chịu mức phí 16,5 triệu đồng/phép thử/lần.

Như vậy, hai mức phí mới kể trên sẽ góp phần khiến cho danh sách thuế – phí hiện tại mà một chiếc ô tô đang phải gánh, trở nên dài thêm một chút.

Chưa kể, còn hàng loạt các loại phí khác chưa được liệt kê hết như: Phí thu qua trạm thu phí BOT, Phí bảo hiểm trách nhiệm dân sự, Phí bảo hiểm vật chất, Phí xăng dầu, Phí thử nghiệm khí thải, Phí thử nghiệm mức tiêu thụ nhiên liệu, Phí cấp giấy chứng nhận dán nhãn năng lượng,…

Trong một báo cáo gần đây, PGS. TS Trần Đình Thiên cho biết người Việt đang “gánh” tỷ lệ thuế phí/GDP cao gấp từ 1,4 đến 3 lần các nước khác trong khu vực.

Trung bình trong giai đoạn 2007-2012, tỷ lệ thuế và phí của Việt Nam là 21,6% GDP. Trong khi Trung Quốc là 17,3%, Thái Lan và Malaysia là 15,5%, Indonesia là 12,1% và Ấn Độ chỉ là 7,8%.

Vấn đề thuế, phí hiện nay tại Việt Nam đang còn khá nhiều bất cập. Không chỉ riêng chiếc ô tô phải “hứng chịu” hàng tá các loại thuế – phí, hạt gạo, quả trứng, con gà hay trái dưa,… cũng đang lâm vào tình cảnh tương tự…

Theo Tri thức trẻ

Mới nhất Xem nhiều International
XeDiễn đànHỏi đáp
{{#is_first}}
{{#thumbnail_url}} {{/thumbnail_url}}
{{/is_first}} {{^is_first}}
{{/is_first}}

Không chỉ xe nhập khẩu, kể cả xe sản xuất trực tiếp tại Việt Nam thì giá bán cũng ngang bằng với giá xe tương tự ở nước ngoài. [Nguyễn Bảo]

Trong khi mức thu nhập của Việt Nam lại thua xa họ [điển hình như Thái Lan]. Câu hỏi này ấp ủ trong tôi đã lâu mà chưa tìm ra lời giải đáp, xin các bác, các anh chỉ giáo giúp!

Quảng cáo

Tag

Suốt nhiều thập niên qua, với lý do để xây dựng ngành công nghiệp ô tô trong nước, người dân phải mua xe đắt gấp nhiều lần so với các nước trên thế giới.

Có loại xe phải đóng hơn 30 tỉ đồng thuế, phí

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, xe nhập từ Indonesia trong 10 tháng của năm có giá trung bình 12.480 USD/chiếc [tương đương gần 300 triệu đồng]. Tuy nhiên, để đến tay người tiêu dùng, một chiếc xe nhập có giá vốn 300 triệu đồng, dung tích 2.0 - 2.5L phải chịu 50% thuế tiêu thụ đặc biệt [TTĐB] [150 triệu đồng], 10% chi phí bán hàng và 10% thuế giá trị gia tăng [VAT].

Như vậy, giá đưa ra đại lý thấp nhất là 510 triệu đồng chưa bao gồm các chi phí marketing, phí trước bạ 10 - 15% tùy địa phương, phí đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, phí cấp biển số, bảo hiểm... Các khoản này đội thêm khoảng hơn 100 triệu đồng nữa. Đến tay khách hàng, giá đã đội lên hơn gấp đôi. Nhưng đó là với xe nhập từ các nước trong khối ASEAN được hưởng thuế nhập khẩu 0%.

Giảm bớt các loại phí thì người tiêu dùng Việt mới có xe giá rẻ

Ảnh: Ngọc Dương - Đồ họa: Đông Xuân

Còn với xe nhập từ EU, theo lộ trình cam kết trong Hiệp định Thương mại tự do EU - Việt Nam [EVFTA], thuế nhập khẩu ô tô về 0% sau 9 - 10 năm. Hiện tại, mức thuế nhập khẩu đang được áp dụng tới 70% chưa kể các loại thuế, phí khác.

Ví dụ chiếc BMW có giá vốn 1 tỉ đồng, cộng thêm 70% thuế nhập khẩu, 60% thuế TTĐB [loại xe trên 3.0L], 10% VAT và chi phí bán hàng… Giá tại đại lý đã lên hơn 3 tỉ đồng, chưa tính chi phí đăng ký xe, gấp 3 lần so với giá gốc.

Chúng ta nên sớm bỏ bảo hộ sản xuất ô tô trong nước, nhưng phải đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp cố gắng nội địa hóa linh kiện để đánh giá đúng thuế tiêu thụ đặc biệt, giúp ô tô Việt có thể cạnh tranh với ô tô giá rẻ từ các nước trong khu vực ASEAN

Các dòng xe siêu sang nhập từ Mỹ, Đức, Anh... thì thuế và phí rất cao, muốn lăn bánh phải bỏ thêm từ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng. Chẳng hạn, với chiếc Rolls-Royce Cullinan có giá niêm yết tại Mỹ khoảng 7,4 tỉ đồng, thuế nhập khẩu 80% [xe dung tích trên 6.0L], đẩy giá xe sau thuế nhập khẩu lên 13,32 tỉ đồng.

Từ đây, thuế TTĐB cho loại xe từ 6.0L phải đóng 150% [19,98 tỉ đồng] trên giá xe đã cộng thuế nhập và cộng thêm 10% VAT. Tổng cộng chiếc Rolls-Royce Cullinan có giá tăng thành 36,63 tỉ đồng. Chưa hết, nếu cộng thêm các khoản phí trước bạ đóng tại Hà Nội là 12% hơn 4,2 tỉ đồng [của mức 36,63 tỉ đồng], phí bảo hiểm 5% và các loại phí khác... Như vậy, để lăn bánh chiếc siêu xe trên, người mua phải trả hơn 42 tỉ đồng, trong đó các khoản phí, thuế phí chiếm hơn 30 tỉ đồng.

Một nhà nhập khẩu xe hơi từ Mỹ, có showroom tại TP.HCM, cho biết: “Chính các loại thuế, phí cao ngất ngưởng khiến xe siêu sang, siêu xe thời gian qua về Việt Nam giảm hẳn. Phân khúc này không còn sôi động như thời điểm giữa năm 2016”.

Muốn bán rẻ cũng không dễ

Gánh nặng thuế, phí nên cho dù sau gần 2 năm Việt Nam chính thức bỏ thuế nhập khẩu xe hơi từ 30% về 0% từ các nước trong khu vực ASEAN [từ 1.1.2018], người tiêu dùng Việt Nam vẫn chưa sở hữu được xe giá rẻ. Thay vào đó, xe nhập từ Thái Lan và Indonesia đang “bao sân” thị trường ô tô hạng trung tại Việt Nam. Đặc biệt, VinFast, thương hiệu xe hơi Việt đưa ra chính sách “3 không”: không tính khấu hao, giá không tính lãi và không tính chi phí tài chính nhằm bán xe giá thấp cho người tiêu dùng Việt cũng bị nhiều loại phí “ngáng chân” ngay sau khi chiếc xe xuất xưởng.

Theo công bố từ VinFast, giá bán xe của hãng này đang chịu lỗ gần 300 triệu đồng cho mỗi chiếc Lux A2.0 bán ra, trong khi đó vẫn phải hoàn thành mọi nghĩa vụ thuế với nhà nước như các hãng xe khác trên thị trường. Cụ thể, hãng này đưa ra bảng tính chi tiết các khoản hình thành giá xe gồm chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, marketing và các khoản thuế. Theo đó, giá thành [chi phí sản xuất + chi phí bán hàng, marketing] để sản xuất một chiếc Lux A2.0 là 980,6 triệu đồng. Tuy vậy, mức giá trước thuế hãng đưa ra là 713,7 triệu đồng. Như vậy, để sản xuất ra chiếc Lux A nói trên, VinFast đang chịu lỗ khoảng 267 triệu đồng.

Hiện tổng đầu tư cho dự án VinFast tính đến hết năm 2020 khoảng 97.408 tỉ đồng [4 tỉ USD]. Tuy nhiên, tính riêng chi phí lãi vay hằng năm là 6.565 tỉ đồng và chi phí khấu hao là 4.600 tỉ, toàn bộ số tiền này chưa được tính vào giá thành xe Lux của hãng xe Việt này. Thực tế, mức giá “3 không” của xe Lux A2.0 ở thời điểm hiện tại thấp hơn so với mức hãng công bố khi ra mắt xe cách đây 1 năm [1,5 tỉ đồng, bao gồm VAT] do công ty đã nội địa hóa được nhiều linh kiện và tối ưu hóa các quy trình sản xuất…

Với giá bán hãng công bố ô tô Lux A là 713,7 triệu đồng, thuế TTĐB là 40% [đối với xe có dung tích động cơ dưới 2.0L] trên giá thành thêm 285,48 triệu đồng, đẩy giá sau thuế TTĐB của chiếc Lux A là 999,18 triệu đồng.

Cộng với thuế VAT 10%, xe này sau thuế sẽ có giá lên 1,09 tỉ đồng. Như vậy, dù không có thuế nhập khẩu thì chỉ hai loại thuế TTĐB và thuế VAT đã chiếm gần 54% giá xe sản xuất trong nước khi đến tay người tiêu dùng.

Không chịu lớn thì bảo hộ mãi làm gì?

Ông Nguyễn Minh Đồng, chuyên gia ô tô từ Công ty Devitec Consult - tư vấn công nghệ kỹ thuật Đức - Việt, nhận định chính sách duy trì thuế TTĐB và thuế VAT của Việt Nam nhằm bảo hộ ngành sản xuất ô tô trong nước đã kéo dài gần 30 năm qua.

Tuy nhiên đến nay Việt Nam vẫn chưa sản xuất được gì, kể cả những linh kiện bình thường như bố thắng, niềng xe... Ông Đồng đưa ra ví dụ, một chiếc ô tô ở Việt Nam giá bán thấp nhất cũng khoảng 350 triệu đồng thì cũng chiếc xe tương tự ở Malaysia giá chỉ chưa đến 150 triệu đồng, hay ở Ấn Độ chỉ khoảng 110 triệu đồng.

“Điều này cho thấy chính sách thuế, phí của Việt Nam đã khiến người tiêu dùng trong nước chịu thiệt. Đáng nói hơn, ngành công nghiệp ô tô phải được nhà nước ủng hộ nhưng phương pháp và chính sách ủng hộ thời gian qua chưa đúng. Nên tập trung đưa ra chính sách khuyến khích các đơn vị sản xuất linh kiện, phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành ô tô”, ông Đồng nhấn mạnh.

Chẳng hạn, với những linh kiện đòi hỏi kỹ thuật và nguồn vốn cao thì chỉ đánh thuế nhập khẩu thấp. Riêng các linh kiện kỹ thuật đơn giản, nguồn vốn đầu tư không cao thì tăng thuế nhập khẩu. Sau đó dần dần công nghiệp phụ trợ phát triển cũng như thu hút thêm các doanh nghiệp nước ngoài tham gia đầu tư sản xuất ngay tại Việt Nam.

Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cho rằng ngành công nghiệp ô tô trong nước đang chịu áp lực cạnh tranh cực kỳ cao. Việt Nam tham gia vào muộn, nên đòi hỏi trình độ phát triển đồng đều và nhiều khó khăn hơn.

Ông Doanh lấy ví dụ, trung bình một chiếc ô tô phải có 28.000 chi tiết. Chúng ta phải lựa chọn nên sản xuất cái gì và nhập cái gì, quan trọng là phải có chiếc ô tô giá thành rẻ cho người tiêu dùng Việt.

“Áp lực bội chi ngân sách khiến Bộ Tài chính không thể giảm thu thuế TTĐB với nhóm hàng xe cộ, cho dù theo quan điểm của nhiều người, mặt hàng đó không còn là xa xỉ nữa. Theo tôi, chúng ta nên sớm bỏ bảo hộ sản xuất ô tô trong nước, nhưng phải đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp cố gắng nội địa hóa linh kiện để đánh giá đúng thuế TTĐB, giúp ô tô Việt có thể cạnh tranh với ô tô giá rẻ từ các nước trong khu vực ASEAN. Bất luận thế nào, phải giảm bớt các khoản thu thuế TTĐB trong cái rổ linh kiện lắp ráp thành chiếc xe. Một ngành công nghiệp không chịu lớn thì bảo hộ mãi làm gì”, ông Lê Đăng Doanh nói.

Chính sách bảo hộ chỉ áp dụng khi mang lại lợi ích thật sự cho người tiêu dùng và nền kinh tế. Nếu không mang lại lợi ích gì thì phải xem xét và thay đổi, thậm chí bãi bỏ ngay. Nếu giá giảm, người dân có thể tiếp cận sở hữu phương tiện này nhiều hơn cũng có thể đóng góp vào mức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.

Ông Nguyễn Minh Đồng

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề